Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Nghiên cứu Phật học »» Xem đối chiếu Anh Việt: Luận về Nghiệp và Tái sinh theo quan điểm của Phật giáo »»

Nghiên cứu Phật học
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Luận về Nghiệp và Tái sinh theo quan điểm của Phật giáo

Donate

(Lượt xem: 3.633)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Luận về Nghiệp và Tái sinh theo quan điểm của Phật giáo

Introduction: The Central Place of the Ideas of Karma and Rebirth in Buddhist Thought

Dẫn nhập: Vai trò chính của nghiệp và tái sinh trong tư tưởng Phật giáo

Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật, nó cũng là một phần của Bà la môn giáo và Kỳ na giáo, nhưng không phổ quát: Triết lý Thiên định (Ājīvikas) tin là tái sinh được thúc đẩy bởi một động lực của định mệnh phi cá nhân, và đúng hơn là thuộc về nghiệp cá nhân; những người theo thuyết duy vật phủ nhận vấn đề nghiệp và tái sinh; và giới hoài nghi thấy không có cơ sở để khẳng định hoặc phủ nhận vấn đề.
While beliefs in karma and rebirth were common in the Buddha’s day, as part of Brahmanism and Jainism, they were not universal: Ājīvikas believed in rebirth driven by an impersonal force of destiny, rather than personal karma; materi alists denied karma and rebirth; and sceptics saw no basis for either affirming or denying them.
Các niềm tin về nghiệp và tái sinh là một chủ đề chính trong Phật giáo, nhưng Đức Phật được miêu tả là có kiến thức cá nhân về vấn đề nhờ dựa vào thiền định, thay vì chỉ đơn giản là chấp nhận niềm tin này từ môi trường văn hóa của Ngài. Ngài được truyền tụng là đã thức tỉnh về vấn đề này vào đêm Ngài giác ngộ (Trung bộ kinh, MN I.247-249). Từ một trạng thái tĩnh lặng tuyệt vời trong thiền định, chánh niệm và nhạy cảm, Ngài đã phát triển ba mặt của tuệ giác: hồi ức về vô số tiền kiếp của mình; nhìn thấy sự tái sinh của tha nhân theo nghiệp của họ và sự hủy diệt những ô uế tâm linh mà nó nằm trong sâu thẳm và làm cho tâm trí không tỉnh thức và ràng buộc với nhiều lần việc tái sinh, nhờ thế để đạt được tình trạng Bất Tử, Niết bàn nirvāṇa (Pāli gọi là nibbāna).
Karma and rebirth beliefs are a central theme in Buddhism, but the Buddha is por trayed as having meditation-based personal knowledge of them, rather than simply having accepting them from his cultural environment. He is said to have awakened to them on the night of his enlightenment (MN I.247–249). From a state of great medita- tive calm, mindfulness, and sensitivity he developed the ‘threefold knowledge’: memory of many of his countless previous lives; seeing the rebirth of others according to their karma; and the destruction of the deep-seated spiritual taints which keep the mind unawakened and bound to repeated rebirths, so as to attain the Deathless, nirvāṇa (Pāli nibbāna).
Sự tái sinh của chúng sinh tùy theo phẩm chất trong hành động của họ, những việc thiện dẫn đến tái sinh trong tương đối an lạc hơn, và những việc ác dẫn đến tái sinh trong khổ ưu hơn, điều này chứng tỏ bằng cách nào mà chúng sinh chuyển động trong một vài cảnh giới của cuộc sống hữu tình, họ trải nghiệm qua tuổi già, bệnh tật, cái chết và nhiều hình thức khác của sự khổ, (dukkha Pāli; Skt duḥkha): nỗi đau về thể xác và tinh thần, dù rõ ràng hay vi tế, đặc biệt là khi người ta phản ứng đối với chúng bằng bám chấp hoặc ác cảm.
The rebirth of beings according to the quality of their actions—good actions leading to relatively more pleasant rebirths, and bad ones leading to the more unpleasant ones— showed how beings moved within the many realms of sentient existence, experiencing ageing, sickness, death, and many other forms of dukkha (Pāli; Skt duḥkha): physical and mental pains, whether obvious or subtle, especially when one responds to them with grasping or aversion.
Trong khi tham ái và vô minh xác định một người được tái sinh, một người được tái sinh bằng cách nào được xem là việc họ tùy thuộc vào nghiệp của họ, việc làm có chủ ý của họ. Cho dù là thiện hay ác, những hành động này đều quan trọng, vì chúng để lại dấu vết tâm linh mà nó định hình cho cá tính, giai đoạn của cuộc sống và các việc tái sinh trong tương lai.
While craving and ignorance determine that a person is reborn, how a person is reborn is seen to depend on their karma, their intentional actions. Whether good or bad, these matter, for they leave a trace on the psyche which shapes character, life-scenarios, and future rebirths.
Đối với Đức Phật, khuôn mẫu điển hình của loại chánh kiến đưa đến kết luận về số phận tốt đẹp trong vòng tái sinh, nếu không được trình bày ở bình diện về minh triết cho giải thoát, đó là:
For the Buddha, the epitome of the kind of right view that conduces to a good destiny in the round of rebirths, if not being pitched at the level of liberating wisdom, is:
Có bố thí, cúng dường, tự nguyện hy sinh, những việc này là đáng giá; có quả và tình trạng chín muồi của các việc làm thiện và ác; có thế giới này, và có thế giới bên kia [thế giới này không phải là không thực, và người ta đến một thế giới khác sau khi chết]; có cha mẹ [thật là tốt đẹp khi kính trọng cha mẹ, những người đã tạo ra con người trong thế gian]; có những chúng sinh tự phát sinh [cũng có những loại tái sinh, chẳng hạn như trên những cõi trời, trong đó chúng sinh sinh ra mà không có cha mẹ]. Trong thế gian này, có những người từ bỏ và người vị Bà la môn đang đi đúng lối, tu tập tinh cần, họ chỉ rõ ra thế giới này và thế giới bên kia sau khi họ thực hiện cả hai bằng các cao kiến của chính họ. (Trung bộ kinh, MN III.72)
There is gift, there is offering, there is (self-)sacrifice [i.e., these are worthwhile]; there is a fruit and ripening of actions that are well done and ill done; there is this world, there is a world beyond [this world is not unreal, and one goes to another world after death]; there is mother and father [it is good to respect parents, who established one in the world]; there are spontaneously arising beings [there are also kinds of rebirth, such as in the heavens, in which beings arise without parents]; there are in this world renunciants and brahmins who are faring rightly, practising rightly, and who proclaim this world and a world beyond having realized them by their own higher-knowledge. (MN III.72)
Phủ nhận điều này là khuôn mẫu điển hình của tà kiến (Trung bộ kinh, MN I.402), như đã được nhà duy vật Ajita Kesakambalī diễn tả (Trường bộ kinh, DN I.55).
To deny this is the epitome of wrong view (MN I.402), as expressed by the materialist Ajita Kesakambalī (DN I.55).
Bản chất của nghiệp
The Nature of Karma
Trong lời dạy của Đức Phật, hiểu biết và cải thiện về nghiệp hoặc hành động của một người (Pāli kamma, Skt karma) giúp cho người ta:
In the Buddha’s teaching, understanding and improving one’s karma or action (Pāli kamma, Skt karma) help one to:
(1) sống nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc đời hiện tiền;
(1) live more happily in the present life;
(2) tránh tái sinh xấu hơn là làm kiếp người và đạt được việc tái sinh làm người hoặc vào được cõi thiên đàng, mà tự nó có hạnh phúc hơn và nhiều cơ hội hơn cho việc phát triển tâm linh và
(2) avoid a subhuman rebirth and attain a human or heavenly rebirth which is happier in itself and with more opportunities for spiritual development; and
(3) phát triển các hành vi tinh thần dựa trên sự minh triết mà nó có thể cắt đứt tất cả các việc tái sinh.
(3) develop the kind of wisdom- based mental actions that can cut off all rebirths.
Trong tất cả những trường hợp này, đạo đức học là chủ yếu. Đối với Đức Phật, phẩm chất đạo đức của sự thúc đẩy đằng sau hành động là chìa khóa để cho chúng sinh là tốt hay xấu, không phải là sự phù hợp với các lễ nghi hoặc giai cấp, như trong Bà la môn giáo (Gombrich 2006: 67-70; 2009: 19-44). Lễ nghi chỉ hữu ích nếu nó giúp phát triển các tâm thái thiện; do đó, những việc như đảnh lễ và tụng kinh Phật đóng một vai trò.
In all of this, ethics is central. For the Buddha, the ethical quality of the impulse behind an action was the key to its being good or bad, rather than its conformity with ritual or class norms, as in Brahmanism (Gombrich 2006: 67–70; 2009: 19–44). Ritual is only helpful if it helps develop wholesome states of mind; hence things such as bowing and chanting Buddhist texts have a role.
Hơn nữa, trái ngược với Kỳ na giáo, về bản chất, Đức Phật thấy nghiệp chủ yếu là thuộc về tâm linh. Đó là sự thúc đẩy hoặc ý định đằng sau một hành động: 'Này các chư tăng, đó là cố ý, ý chí (cetanā), mà ta gọi là nghiệp; bằng mong muốn, người ta hành động qua thân, khẩu hoặc tâm' (Tăng chi bộ kinh, AN III.415).
Moreover, in contrast with the Jains, the Buddha saw karma as essentially mental in nature. It is the volitional impulse or intention behind an act: ‘It is volition (cetanā), O monks, that I call karma; willing, one acts through body, speech or mind’ (AN III.415).
Ngay cả nghĩ về việc làm ác tự nó là một nghiệp xấu (về tinh thần), đặc biệt là khi một người mang nhiệt huyết cho một suy nghĩ như vậy, thay vì chỉ để cho nó thông qua. Cân nhắc buông bỏ một ý nghĩ như vậy là một nghiệp tốt về tinh thần. Động lực tâm lý đằng sau một hành động là 'nghiệp', mà sau đó nó đặt ra một chuỗi các nguyên nhân lên đến đỉnh điểm trong một quả nghiệp an lạc hoặc khổ ưu. Các việc làm phải có chủ ý nếu chúng tạo ra quả nghiệp: như Kỳ Na giáo tin là nếu vô tình giẫm lên côn trùng thì không có hậu quả như vậy.
Even thinking of doing some bad action is itself a bad (mental) karma, especially when one gives energy to such a thought, rather than just letting it pass. Deliberately letting go of such a thought is a good mental karma. The psychological impulse behind an action is ‘karma’, which then sets going a chain of causes culminating in a pleasant or unpleasant karmic result. Actions must be intentional if they are to generate karmic results: accidentally treading on an insect does not have such an effect, as Jains believe.
Bản chất của Cetanā
The Nature of Cetanā
Cetanā được dịch nhiều cách khác nhau là `ý muốn`, 'cố ý', 'tự nguyện' và 'ý định'. Tuy nhiên, nó không phải là "ý muốn", như một yếu tố nằm bên ngoài các tâm thái có điều kiện khác, hoàn toàn "tự do", mà tự nó là một trạng thái có điều kiện và đang tạo ra điều kiện. Vì nó là động lực thúc đẩy dẫn ngay đến hành động, cetanā không phải là 'ý định' theo nghĩa của một kế hoạch, một quyết tâm để làm điều gì đó trong tương lai, mà nó có thể hoặc không thể thực sự được thực hiện (như trong 'ý định của tôi là đến thăm anh ấy hôm nay, nhưng một cái gì đó đã xảy đến, vì vậy tôi không thể'). Điều đó nói rằng, quyết tâm thực hiện một hành động trong tương lai tự nó là một việc làm về tinh thần trong hiện tại, nó sẽ có ý riêng của nó.
Cetanā is variously translated as ‘will’, ‘volition’, and ‘intention’. It is not ‘will’, though, as a factor that stands outside other conditioned mental states, totally ‘free’, but is itself a conditioned and conditioning state. As it is the impulse that immediately leads to action, cetanā is not ‘intention’ in the sense of a plan, a resolve to do something in the future, which may or may not actually be done (as in ‘my intention was to visit him today, but something came up, so I could not’). That said, resolving to do an action in the future is itself a present mental action, which will have its own cetanā.
Maria Heim (2014: 42) đồng ý rằng, nó không có nghĩa là ý định thực hiện một hành động trong tương lai, nhưng sử dụng 'ý định' như là việc dịch thuật nó theo một mặt khác. Nói chung, 'ý nguyện' là một lối dịch thuật khả thi, với động từ liên quan 'muốn', để dịch ceteti. "Tự nguyện" có thể thiếu một cái gì đó của sự hướng về mục tiêu đầy đủ của 'ý định', nhưng 'ý định' lại thiếu sức thúc đẩy của 'tự nguyện'.
Maria Heim (2014: 42) agrees it does not mean an intention to do a future action, but otherwise uses ‘intention’ as its translation. ‘Volition’ is a generally workable translation, with the related verb ‘wills’, to translate ceteti. ‘Volition’ may lack something of the full goal-directedness of ‘intention’, yet ‘intention’ is lacking in the impelling force of ‘volition’.
Kinh Mi Tiên vấn đáp, Milindapañha (61) nói: "Tâu Đại vương, có ý chí / dự định (cetayita), là đặc điểm của cetanā và một đặc tính là pha trộn (abhisankharaṇa)." Sau đó, một so sánh giải thích rằng, như ai đó có thể 'pha chế' một thức uống có chất độc hoặc ngon miệng sẽ gây bệnh hoặc làm hài lòng người uống nó, vì vậy một người 'thông qua ý chí, đã muốn (cetanāya cetayitvā)' một việc làm bất thiện hoặc thiện, sẽ được tái sinh vào địa ngục hoặc thiên đàng; và tương tự như vậy, đối với một người xúi giục hành động theo cách tương tự. Đó là, cetanā tập hợp các yếu tố trong một hành động dẫn đến quả nghiệp trong tương lai.
The Milindapañha (61) says: ‘Being willed/intended (cetayita-), sire, is the characteristic of cetanā and a characteristic is concocting (abhisankharaṇa-).’ A simile then explains that just as someone might ‘concoct’ a poison or a delightful drink that would afflict or please those who drink it, so one who ‘through volition, having willed (cetanāya cetayitvā)’ an unwholesome or wholesome action, would be reborn in a hell or heavenly rebirth; and likewise for someone inspired to act in the same way. That is, cetanā brings together factors in an action that leads to future karmic results.
Phật âm, Buddhaghosa, luận sư thuộc phái Nguyên thủy (còn gọi là Trưởng lão bộ), định nghĩa cetanā như sau:
The Theravādin commentator Buddhaghosa defines cetanā thus:
'Muốn' (cetayatī ti), do đó là cetanā; 'nó kết hợp nhau' (abhisandahatī ti) là ý nghĩa. Đặc điểm của nó là tâm thái của cetanā. Chức năng của nó là hướng tới việc tích nghiệp (āyūhana). Nó biểu hiện như sự phối hợp (saṃvidahana-). Nó hoàn thành chức năng của nó và các chức năng khác, khi một học viên lão thành, một thợ mộc cả, v.v. làm. Nhưng hiển nhiên, khi nó xảy ra trong tâm thái xúi giục (ussāhana- bhāvena) của các tâm thái có liên quan đến công việc cấp thời, nhớ lại và vân vân. (Duy thức nhị thập tụng, Viṃśatikā-kārikā, Vism. 463).
‘It wills’ (cetayatī ti), thus it is cetanā; ‘it puts together’ (abhisandahatī ti) is the meaning. Its characteristic is the state of cetanā. Its function is directing towards (āyūhana-1). It is manifested as co-ordination (saṃvidahana-). It accomplishes its own and others’ functions, as a senior pupil, a head carpenter etc. do. But it is evident when it occurs in the state of the instigation (ussāhana-bhāvena) of associated states in connection with urgent work, remembering and so on. (Vism. 463)
Đó là việc cetanā tập hợp và thu xếp các phẩm chất tinh thần khác nhau và hướng chúng đến một mục tiêu nhất định được hoàn thành bởi một hành động (xem Heim 2014: 41 n.18). Heim tóm tắt: 'Đó là một hoạt động đầy năng động trong việc thu thập và làm linh hoạt hơn là một trạng thái, quyết định, lựa chọn hoặc khuynh hướng' (2014: 105), đó là:
That is, cetanā gathers together and organizes various mental qualities and directs them towards a certain objective accomplished by an action (see Heim 2014: 41 n. 18). Heim summarizes, ‘It is a dynamic activity of collecting and animating rather than a state, decision, choice or inclination’ (2014: 105), that is:
vấn đề phối hợp nhiều yếu tố tinh thần khác. . . [mà nó] đóng góp vào tư tưởng liên quan về đạo đức và cơ sở trong những cách phức tạp không giới hạn trong việc cân nhắc thuần lý hoặc các sức thu hút khác nhau, mà còn viện dẫn sự nhạy cảm, gốc rễ của động lực, các khả năng, năng khiếu, năng lượng, chức năng. Một mô tả như vậy vượt ra ngoài các quan niệm hiện đại về ý định được cấu trúc như là sự kết hợp giữa niềm tin và ham muốn và một số loại của mối quan hệ giữa chúng với nhau (2014: 106).
a matter of coordinating quite a large number of other mental factors . . . [which] contribute to morally relevant thought and agency in complex ways not limited to either rational deliberation or various appetitive forces, but invoking sensibilities, motivational roots, faculties, aptitudes, energies, functions. Such a depiction stretches considerably beyond modern conceptions of intention construed as a combination of belief and desire and some kind of relation between them. (2014: 106)
Trong kinh tạng Nikāya Pali định nghĩa uẩn thứ tư trong ngủ uẩn (khandhas), 'hành uẩn' (saṅkhārā), theo nghĩa cetanā, là: 'sáu loại của cetanā này: ý chí (sañcetanā) liên quan đến các hình thức của nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức, những cetanā này (hầu hết là ngay tức thời) bị quy định bởi sự tiếp xúc do giác quan (phassa) (Tương ưng bộ kinh, SN III.63).
The Pāli Nikāyas define the fourth of the five khandhas, ‘constructing activities’ (saṅkhārā), in terms of cetanā, as: ‘these six classes of cetanā: volition (sañcetanā-) regarding visual forms, sounds, smells, tastes, tangibles and mind-objects’, these cetanās being (most immediately) conditioned by sensory contact (phassa) (SN III.63).
Tuy nhiên, trong Vi diệu pháp, Abhidhamma, các hành uẩn (số nhiều) được giải thích là cetanā cùng với một số tiến trình bắt đầu hành động hoặc chỉ đạo, uốn nắn và định hình cho cá tính (ví dụ: Bodhi 1993: 91).
In the Abhidhamma, though, the constructing activities (note the plural) are explained as cetanā along with a number of processes that initiate action or direct, mould, and give shape to character (e.g. Bodhi 1993: 91).
Trong số này là những tiến trình mà nó là các thành phần của tất cả các tâm thái, chẳng hạn như tiếp xúc của giác quan và chú ý, những tiến trình làm gia tăng các tâm thái như vậy, chẳng hạn như nhiệt huyết, hỷ lạc hoặc mong muốn hành động, những tiến trình hướng thiện về mặt đạo đức, chẳng hạn như trong chánh niệm và có ý nghĩa về kết hợp đạo đức, và những tiến trình 'bất thiện', chẳng hạn như tham lam, sân hận và si mê (ví dụ: Bodhi 1993: 76–91). Một chọn lọc của các tâm thái này là những gì cetanā tập hợp nhau trong việc thực hiện một hành động, một nghiệp.
Among these are processes which are ingredients of all mind states, such as sensory contact and attention, ones which intensify such states, such as energy, joy, or desire-to-do, ones which are ethically ‘wholesome’, such as mindfulness and a sense of moral integrity, and ‘unwholesome’ ones, such as greed, hatred, and delusion (e.g. Bodhi 1993: 76–91). A selection of these states are what cetanā brings together in carrying out an action, a karma.
Hơn nữa, trong phái Nguyên Thuỷ (Bodhi 1993: 77–78) và Nhất thiết hữu bộ (A tỳ đàm câu xá, AKB II.24) Abhidhammas, cetanā là một yếu tố tâm linh phổ quát, nó xảy ra trong mọi loại tâm thái, bao gồm cả trong tâm thái của các vị A-la-hán, những người không tạo ra quả nghiệp nữa và những kết quả là quả nghiệp trong quá khứ và không tạo ra nghiệp mới. Vì thế, trong khi tất cả các cetanā đều hướng về một cái gì đó là chủ ý, các hình thức của cetanā thiếu các yếu tố thu thập và hướng đến việc tạo ra quả nghiệp. Chú giải Bộ Pháp tụ, Atthasalini Asl. 111 giải thích:
Further, in the Theravāda (Bodhi 1993: 77–78) and Sarvāstivāda (AKB II.24) Abhidhammas, cetanā is a universal mental factor, thus occurring in every kind of mind state, including those of arahants, who generate no more karmic results, and ones that are the result of past karma and make no new karma. Thus while all cetanā is directed towards something—it is intentional—some forms of cetanā lack the factors of collecting and directing that generate karmic results. Asl. 111 explains:
Chức năng của nó là hướng tới việc tích nghiệp (āyūhana); không có cetanā trong bốn cảnh giới [bao gồm cả hành động của một vị A-la-hán] mà không có đặc tính là có ý định (cetayita). Tất cả đều có đặc tính là có ý định, nhưng chức năng của việc hướng tới chỉ liên quan đến những gì là thiện hay bất thiện; một khi vai trò điều hướng (các tình trạng liên kết) đến việc thiện hay bất thiện đạt được, các trạng thái liên quan còn lại chỉ đóng một phần trong vai trò. Nhưng tự nguyện (cetanā) là cực kỳ mạnh mẽ; nó tạo ra một sự khích động hai mặt (diguṇa- ussāhā), một nỗ lực gấp đôi (diguṇa- vāyāmā).
Its function is directing towards (āyūhana-); there is no cetanā in the four planes of existence [including actions of an arahant] that does not have the characteristic of being intended (cetayita-). All have the characteristic of being intended, but the state of the function of directing towards is only in regard to what is wholesome or unwholesome; once the role of directing (associated states) towards wholesome and unwholesome action is attained, there is only a partial role for the remaining associated states. But volition (cetanā) is exceedingly energetic; it makes a twofold instigation (diguṇa-ussāhā-), a twofold effort (diguṇa-vāyāmā).
Điều này được giải thích có nghĩa là cetanā giống như một người trồng trọt hướng dẫn cho những người khoẻ mạnh trong mùa thu hoạch, hoặc phối hợp một vị đại đệ tử hoặc tướng lãnh, là người kích động cho người khác bằng cách chính họ hành động (Chú giải Bộ Pháp tụ, Atthasālinī, Asl. 111-112).
This is explained to mean that cetanā is like a cultivator directing strong men at harvest time, or a coordinating chief disciple or general, who incites others by acting themselves (Asl. 111–112).
Mối quan hệ giữa quả nghiệp của một hành động và đánh giá về mặt đạo đức của hành động
The Relation between the Karmic Results of an Action and Ethical Assessment of the Action
Một việc ác được xem là có quả nghiệp xấu, tức là khổ ưu, nhưng có những kết quả này không phải là nó làm cho nó 'xấu'. Do đó có pháp thoại (Trung bộ kinh, MN I.389-391, Trường bộ kinh, DN I.163, Tương ưng bộ kinh, SN V.104) về:
A bad action is seen to have bad, i.e. unpleasant, karmic results, but its having these results is not what makes it ‘bad’. Hence there is talk (MN I.389–391, cf. DN I.163, SN V.104) of:
1. Hành động tối đen và với việc đang chín muồi tối đen (kammaṃ kaṇhaṃ kaṇha- vipākaṃ)': việc 'tạo ra một hoạt động (saṅkhāraṃ abhisaṅkharoti)' của khẩu hay tâm mà nó là "gây phiền não (sabyābajjahaṃ)", và do đó được tái sinh trong một thế giới "phiền não" như địa ngục, với những tiếp xúc gây phiền não, cảm giác đau đớn và phiền não. Tăng chi bộ kinh, AN II.234 giải thích các hành động đen tối là giết chóc, trộm cắp, tà dâm, nói dối và dùng rượu.
(1) ‘Action that is dark and with a dark ripening (kammaṃ kaṇhaṃ kaṇhavipākaṃ)’: one ‘generates an activity (saṅkhāraṃ abhisaṅkharoti)’ of body speech or mind that is ‘afflictive (sabyābajjahaṃ)’ and hence is reborn in an ‘afflictive’ world such as hell, with afflictive contacts and afflictive, painful feelings. AN II.234 explains dark actions as killing, stealing, sexual misconduct, lying, and taking intoxicants.
2. "Hành động quang minh (sukkaṃ) với sự đang chín muồi tươi sáng": tạo ra những hoạt động không phiền não, để được tái sinh trong một thế giới vô ưu, chẳng hạn như cõi trời. Tăng chi bộ kinh, AN II.234 giải thích các hành động sáng sủa như tránh việc giết chóc, v.v.
(2) ‘Action that is bright (sukkaṃ) with a bright ripening’: generating unafflictive activities, so as to be reborn in an unafflictive world, such as a heaven. AN II.234 explains bright actions as abstention from killing etc.
Điều này làm rõ rằng trong khi bản chất của việc nghiệp đang chín mùi của một hành động tương ứng với bản chất của hành động, việc này không xác định bản chất của nó. Một hành động 'đen tối' không được tính là đen tối vì nó có quả nghiệp đen tối; đúng hơn, nó có một kết quả đen tối bởi vì tự nó là đen tối: gây ra phiền não ở đây và bây giờ. Việc nó có quả nghiệp xấu là một dấu hiệu của bản chất đen tối, phiền não, bất thiện của nó, nhưng không phải là tiêu chuẩn cho việc nó là bất thiện ngay từ đầu.
This makes clear that while the nature of an action’s karmic ripening corresponds to the nature of the action, it does not determine its nature. A ‘dark’ action is not to be counted as dark because it has a dark karmic result; rather, it has a dark result because it is itself dark: causing affliction here and now. Its having dark karmic results is a sign of its dark, afflictive, unwholesome nature, but not the criterion for its being unwholesome in the first place.
Tuy nhiên, các đoạn kinh văn khác hầu như không bỏ qua việc đề cập đến quả nghiệp, qua hình thức những kinh nghiệm an lạc hoặc bất toại - có lẽ là các yếu tố bổ sung thúc đẩy hoặc làm nản lòng cho các hành động - tất nhiên là liên quan đến những hậu quả tức thời (không thuộc về nghiệp) của hành động đối với tha nhân và chính mình.
Nevertheless, other passages hardly neglect to mention karmic results, in the form of pleasant or unpleasant experiences—perhaps as additional motivating or demotivating factors for the actions—and of course do concern themselves with the immediate (non-karmic) effects of actions on both others and oneself.
Những việc thiện và bất thiện và các cội rễ của nó
Wholesome and Unwholesome Actions and Their Roots
Trong Phật giáo, người ta nên tránh những việc làm mà nó bị bậc thông tuệ chỉ trích (Tăng chi bộ kinh, AN I.89) và việc 'thiện' thường được gọi chung là kusala (Pāli, Skt kuśala): bắt nguồn từ sự minh triết và do đó là 'thiện xảo' trong việc tạo ra một tâm thái thăng hoa nơi hành giả, hoặc 'thiện' ở chỗ nó liên quan đến một tâm thái lành mạnh (Cousins 1996; Harvey 2000: 42–4 3).
In Buddhism, one should avoid actions criticized by the wise (AN I.89) and a ‘good’ action is generally referred to as kusala (Pāli, Skt kuśala): informed by wisdom and thus ‘skilful’ in producing an uplifting mental state in the doer, or ‘wholesome’ in that it involves a healthy state of mind (Cousins 1996; Harvey 2000: 42–43).
Một hành động 'xấu' là akusala: 'bất thiện / không khéo léo'. Tiêu chuẩn chính cho một việc "bất thiện" là nó dẫn đến việc làm hại cho bản thân, tha nhân hoặc cả hai (Trung bộ kinh, MN I.415-416), và nó là "phá hoại đến minh triết thuộc về trực giác, liên quan đến đau khổ, không dẫn tới niết bàn" (Trung bộ kinh, MN I.115).
A ‘bad’ action is akusala: ‘unwholesome/unskilful’. Key criteria for an action being ‘unwholesome’ is its conducing to the harm of oneself, of others, or of both (MN I.415–416), and its being ‘destructive of intuitive wisdom, associated with distress, not conducive to nirvāṇa’ (MN I.115).
Cũng tương tự, một việc "thiện" không gây ra bất kỳ tác hại nào như vậy, nhưng dẫn đến sự phát triển của các tâm thái thiện lành (Trung bộ kinh, MN II.114). "Tác hại" đối với chính mình có liên quan ở đây là tổn hại tinh thần hoặc vật chất nếu việc làm này phát sinh từ sự thù hận bản thân.
Correspondingly, a ‘wholesome’ action does not conduce to any such harm, but does conduce to the growth of wholesome states of mind (MN II.114). The ‘harm’ to oneself that is relevant here is spiritual harm, or material harm if this arises from selfhatred.
Trong các khía cạnh khác, một việc làm mang lại lợi ích cho tha nhân với cái giá mà chính mình phải trả là thiệt hại vật chất cho mình, chắc chắn không phải là bất thiện. Do đó, người ta nên tránh "những hành động tham ô và có hại (sandosa- vyāpatti) của ý định bất thiện (akusala- sañcetanikā) với những hậu quả thương đau (dukkhudrayā), đang chín muồi (thuộc về nghiệp) trong đau khổ (dukkha- vipākā)', và làm "những có lợi với thiện ý, với những hậu quả hạnh phúc, đang chín muồi trong hạnh phúc" (Tăng chi bộ kinh, AN V.292-2 97).
In other respects, an act that benefits others at the expense of material harm to oneself is certainly not unwholesome. Thus one should avoid ‘corrupt and harmful (sandosa-vyāpatti) actions of unwholesome volition (akusala-sañcetanikā) with painful consequences (dukkhudrayā), (karmically) ripening in suffering (dukkha-vipākā)’, and do ‘beneficial actions of wholesome volition, with happy consequences, ripening in happiness’ (AN V.292–297).
Trong một cuộc khảo sát phân tích chi tiết mà tôi đã tiến hành (Harvey 2011) về các yếu tố có liên quan đến việc làm bất thiện / bất thiện xảo trong Kinh điển Pāli, tóm tắt của tôi là các yếu tố này có liên quan đến:
In a detailed analytical survey that I conducted (Harvey 2011) of the factors related to an unwholesome/unskilful actions in the Pāli Canon, my summary was that they involved:
1. chú ý, ăn thiếu sáng suốt,
1. unwise attention, feeding
2. chấp trước/ gian tham/ hận thù/ ác ý, si mê/ vô minh, mà vừa là 'bất thiện' và là gốc rễ làm kéo dài
2. attachment/greed/covetousness, hatred/ill-will, delusion/ignorance, which are both ‘the unwholesome’ and are roots that sustain
3. 'bất thiện': những việc làm bất thiện cụ thể là do thân, khẩu hoặc tâm,
3. ‘the unwholesome’: specified unwholesome actions of body, speech, or mind,
4. không có thiện ý, và cố ý,
4. that are of unwholesome volition, and intentional,
5. mà nó là đen tối, tham ô, có lỗi / có thể đáng chê trách (sāvajjaṃ) (theo người thông tuệ), khi nó
5. that are dark, corrupt, with fault/blameable (sāvajjaṃ) (by the wise), as they
6. mang lại đau đớn và tổn thương cho chính mình hoặc tha nhân
6. bring pain and injury to oneself or to others
7. theo cách được kỳ vọng bởi chánh định về các sự kiện trước mắt của tình huống,
7. in a way that is anticipated by correct perception of the immediate facts of the situation,
8. mà như thế người ta không nên gây ra cho người khác những gì mà mình không muốn gây ra cho chính mình
8. such that one should not inflict on another what one would not like inflicted on oneself
9. và bị chỉ trích bởi những người thông tuệ,
9. and are criticized by the wise,
10. như là việc không được làm,
10. as not to be done,
11. và điều đó, như quả nghiệp, nó mang lại tác hại đen tối và thương đau trong kiếp này và kiếp sau này cho tác nhân, cũng như
11. and that, as a karmic result, bring dark harm and pain in this and later lives to the agent, as well as
12. các xu hướng về tính bất thiện,
12. unwholesome character tendencies,
13. gây vô minh và đưa người ta ra khỏi niết bàn.
13. obscuring wisdom and moving one away from nirvāṇa.
Các việc thiện có những phẩm chất ngược lại.
Wholesome actions have the opposite qualities.
Trong Kinh Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi Sutta) có một đoạn kinh (Trung bộ kinh, MN I.46-47) xác định các việc bất thiện và thiện điển hình và làm rõ những gì nằm ở gốc rễ của những việc đó:
In the Sammādiṭṭhi Sutta is a passage (MN I.46–47) that identifies typical akusala and kusala actions and makes clear what lies at the root of such actions:
Này các thiện hữu, khi một cao đồ hiểu được điều bất thiện (akusalañ) và gốc rễ của điều bất thiện (akusala- mūla-), việc thiện và gốc rễ của điều thiện, theo cách mà anh ta là người có chính kiến, có quan điểm thẳng thắn, người hoàn toàn tin tưởng vào Giáo Pháp và đã đạt đến Giáo Pháp chân chính này.
When, friends, a noble-disciple understands the unwholesome (akusalañ) and the root of the unwholesome (akusala-mūla-), the wholesome and the root of the wholesome, in that way he is one of right view, whose view is straight, who has perfect confidence in the Dhamma and has arrived at this true Dhamma.
Và bất thiện là gì? . . . Giết hại sinh linh là bất thiện; lấy những gì không được cho là bất thiện; dục lạc tà dâm là bất thiện; nói lời gian trá là bất thiện; nói lời gây chia rẽ là bất thiện; lời nói cay nghiệt là bất thiện; nói phù phiếm là bất thiện; gian tham là bất thiện; ác ý là bất thiện; tà kiến là bất thiện. Điều này được gọi là bất thiện.
And what is the unwholesome? . . . Killing living beings is the unwholesome; taking what is not given is the unwholesome; misconduct in sensual pleasures is the unwholesome; false speech is the unwholesome; divisive speech is the unwholesome; harsh speech is the unwholesome; frivolous chatter is the unwholesome; covetousness is the unwholesome; ill-will is the unwholesome; wrong view is the unwholesome. This is called the unwholesome.
Và gốc rễ của điều bất thiện là gì? Tham lam là gốc rễ của bất thiện; hận thù là gốc rễ của bất thiện; vọng tưởng là gốc rễ của bất thiện. Điều này được gọi là gốc rễ của bất thiện.
And what is the root of the unwholesome? Greed is a root of the unwholesome; hatred is a root of the unwholesome; delusion is a root of the unwholesome. This is called the root of the unwholesome.
Và thiện là gì? Xa rời từ . . [mười hành động trên]. Điều này được gọi là thiện.
And what is the wholesome? Abstention from . . . [the above ten actions]. This is called the wholesome.
Và gốc rễ của thiện là gì? Không tham là gốc rễ của thiện; không sân là gốc rễ của thiện; không si là gốc rễ của thiện. Điều này được gọi là gốc rễ của thiện.
And what is the root of the wholesome? Non-greed is a root of the wholesome; non-hate is a root of the wholesome; non-delusion is a root of the wholesome. This is called the root of the wholesome.
Trong đoạn kinh này, " bất thiện" được giải thích là bao gồm các việc làm cụ thể của thân và khẩu mà nó được công nhận rộng rãi là có hại cho tha nhân, cộng với các tâm thái mà nó có khả năng sau này dẫn đến những việc có hại như vậy.
In this passage, ‘the unwholesome’ is explained as consisting of specific actions of body and speech that are widely recognized as harmful to others, plus mental states that are likely later to lead to such harmful actions.
Tham, sân và si được trình bày ở đây như là những nguyên nhân nội tại của "điều bất thiện", mặc dù không phải là tiêu chuẩn để đặt tên cho một cái gì đó là "bất thiện". Tuy nhiên, bản thân chúng là bất thiện (Tăng chi bộ kinh, AN I.201).
Greed, hatred, and delusion are presented here as the inner causes of ‘the unwholesome’, though not the criteria for labelling something as ‘the unwholesome’. They are, though, themselves unwholesome (AN I.201).
Liên quan đến bản chất của tham, sân và si: (1) tham lam (lobha) bao gồm một loạt các trạng thái từ khao khát nhẹ nhàng đến toàn diện, hám lợi, háo danh và cố chấp vào ý tưởng; (2) hận thù (Pāli dosa, Skt dveṣa) bao gồm sự cáu kỉnh nhẹ thông qua sự tức giận và oán giận bùng cháy; và (3) si mê (moha) được thể hiện trong sự ngu si, bối rối, hoang mang, buồn tẻ, ăn sâu nhận thức sai lầm, nghi ngờ lầm lạc về các vấn đề đạo đức và tâm linh, và quay lưng lại với thực tế bằng cách che giấu nó khỏi chính mình.
As regards the nature of greed, hatred, and delusion: (1) greed (lobha) covers a range of states from mild longing up to full-blown lust, avarice, fame-seeking, and dogmatic clinging to ideas; (2) hatred (Pāli dosa, Skt dveṣa) covers mild irritation through to burning anger and resentment; and (3) delusion (moha) is expressed in stupidity, confusion, bewilderment, dull states of mind, ingrained misperception, specious doubt on moral and spiritual matters, and turning away from reality by veiling it from oneself.
Đối với những mặt đối nghịch của những điều này:
As to the opposites of these:
(1) không tham (alobha) bao gồm các trạng thái từ những động lực hào phóng nhỏ bé cho đến sự thôi thúc mạnh mẽ để từ bỏ những thú vui trần tục;
(1) non-greed (alobha) covers states from small generous impulses through to a strong urge for renunciation of worldly pleasures;
(2) không sân (adosa) bao gồm tình thân thiện thông qua nhẫn nhịn khi đối mặt với sự khích bác nặng nề, và lòng từ bi và yêu thương sâu đậm đối với tất cả chúng sinh; và
(2) non-hatred (adosa) covers friendliness through to forbearance in the face of great provocation, and deep loving-kindness and compassion for all beings; and
(3) không si ((adosa) bao gồm sự trong sáng trong tâm trí thông qua nhận thức sâu xa nhất về thực tế.
(3) non-delusion (amoha) covers clarity of mind through to the deepest insight into reality.
Trong khi phân đoạn này diễn đạt một cách tiêu cực, ba điều này không chỉ đơn thuần là việc thiếu đi sự đối nghịch của chúng. Chúng là những trạng thái tích cực dưới hình thức chống tham lam (rộng lượng và từ bỏ), chống thù hận (từ bi và từ bi) và chống si mê (trí tuệ).
While phrased negatively, these three are more than the mere lack of their opposites. They are positive states in the form of anti-greed (generosity and renunciation), anti-hatred (loving-kindness and compassion), and anti-delusion (wisdom).2
Các hành động thuộc về quả nghiệp ('công đức')
Karmically Fruitful (‘Meritorious’) Actions
Các việc thiện được cho là 'tốt đẹp' (kalyāṇa) và là hoặc có phẩm chất của công đức, puñña (Pāli, Skt puṇya), thuật ngữ này là tĩnh từ hoặc là danh từ. Là một tĩnh từ, Lance Cousins coi đó là 'phẩm chất của một hành động tạo phước hoặc tốt lành (1996: 153), trong khi là một danh từ 'nó được áp dụng hoặc cho một hành động mang lại vận may hoặc cho kết quả hạnh phúc trong tương lai của một hành động như vậy' (1996: 155). Như vậy, chúng ta thấy là:
Good actions are said to be ‘beautiful’ (kalyāṇa) and to be, or have the quality of, puñña (Pāli, Skt puṇya), which term is either an adjective or noun. As an adjective, Lance Cousins sees it as the ‘fortune-bringing or auspicious quality of an action’ (1996: 153), while as a noun ‘it is applied either to an act which brings good fortune or to the happy result in the future of such an act’ (1996: 155). Thus we see:
Này các chư tăng, đừng sợ trước công đức , puññas; điều này là một chỉ định cho hạnh phúc, cho những gì là an lạc, thu hút, thân mến và thú vị, nói như vậy là công đức, puññas. Bản thân ta biết rằng sự chín muồi của công đức, puññas, được thực hiện trong một thời gian dài, nó được trải nghiệm trong một thời gian dài là vui thú, thu hút, thân yêu và thú vị. (It. 14-15, Tăng chi bộ kinh, AN IV.88-89)
Monks, do not be afraid of puññas; this, monks, is a designation for happiness, for what is pleasant, charming, dear and delightful, that is to say, puññas. I myself know that the ripening of puññas done for a long time are experienced for a long time as pleasant, charming, dear and delightful. (It. 14–15, cf. AN IV.88–89)
Puñña thường được dịch đơn giản là 'công đức' (tĩnh từ) hoặc (danh từ). Tuy nhiên, 'công đức' ngụ ý là xứng đáng được khen thưởng, khen ngợi hoặc biết ơn, nhưng 'công đức' , puñña, đề cập đến là một cái gì đó có sức mạnh tự nhiên của riêng nó để tạo ra kết quả của hạnh phúc; nó không phụ thuộc vào bất cứ ai ban phát những gì là do 'xứng đáng'.
Puñña is usually, rather limply, translated as ‘meritorious’ (adjective) or ‘merit’ (noun). However, ‘meritorious’ implies being deserving of reward, praise, or gratitude, but puñña refers to something with a natural power of its own to produce happy results; it does not depend on anyone to give out what is due to the ‘deserving’.
Trong thần học Ki tô giáo, "công đức" đề cập đến như một việc thiện, nó được xem là có yêu cầu được phần thưởng trong tương lai từ Đức Chúa đầy ân sủng, một ý tưởng không phù hợp với Phật giáo.
In Christian theology, ‘merit’ referred to a good deed seen to have a claim to a future reward from a graceful God, an idea that ill fits Buddhism.
Một hành động có công đức (puñña) là 'tốt lành', 'may mắn' hoặc 'hiệu quả', khi nó thanh lọc tâm trí và do đó dẫn đến vận may trong tương lai (McDermott 1984: 31-58). Từ puṇya trong tiếng Sankrit có thể bắt nguồn từ gốc puṣ, 'phát triển, hưng thịnh, thịnh vượng', hoặc pū, 'làm sạch hoặc thanh lọc, tinh luyện hoặc làm sáng'; do đó, phái Nguyên Thuỷ chú giải 'puñña' bằng cách nói 'nó làm sạch và thanh lọc sự sống liên tục' (Vimānavatthu commentary Vv- a. 10; Bodhi 1990 A tỳ đàm câu xá, AKB IV.46a–b).
A puñña action is ‘auspicious’, ‘fortunate’, or ‘fruitful’, as it purifies the mind and thus leads to future good fortune (McDermott 1984: 31–58). The Sanskrit word puṇya may derive from the root puṣ, ‘to thrive, flourish, prosper’, or pū, ‘to make clean or clear or pure or bright’; hence a Theravāda commentary explains ‘puñña’ by saying ‘it cleanses and purifies the life-continuity’ (Vv-a. 10; Bodhi 1990, cf. AKB IV.46a–b).
Hiệu quả của việc dịch từ 'công đức' là tạo ra một hình ảnh phẳng đơn thuần, không khích lệ về khía cạnh này của Phật giáo, thay vì truyền đạt một hành động thăng hoa và đáng ngưỡng mộ. Phải thừa nhận rằng 'công đức', puñña, tự nó sẽ không mang lại thức tỉnh, khi tuệ giác là cần thiết cho việc này, nhưng nó giúp chuẩn bị nền tảng cho việc này.
The effect of the translation ‘merit’ is to produce a flattened, dispirited image of this aspect of Buddhism, rather than conveying an uplifting and admirable action. Admittedly, puñña alone will not bring awakening, as wisdom is needed for this, but it does help prepare the ground for this.
Vì danh từ 'công đức', puñña, đề cập đến sức mạnh của việc thiện như hạt giống cho trái hạnh phúc trong tương lai, một việc dịch thích hợp là `(một hành động) có quả nghiệp', với 'nghiệp quả' là tĩnh từ. Tăng đoàn, Saṅgha, được mô tả là ruộng phước, phước điền' tốt nhất, tức là nhóm người tốt nhất để `gieo trồng' việc cúng dường và xem như quả tốt của việc bố thí; do đó, 'nó giống như các ruộng là các vị A-la-hán; những thí chủ giống như những nông gia. Bố thí giống như gieo hạt giống, (và) từ đó nảy sinh hoa trái' (Chuyện Ngạ Qủy, Petavatthu, Pv. I.1).
As the noun puñña refers to the power of good actions as seeds for future happy fruits, an appropriate translation is ‘(an act of) karmic fruitfulness’, with ‘karmically fruitful’ as the adjective. The Saṅgha is described as the best ‘field of puñña’, i.e. the best group of people to ‘plant’ a gift ‘in’ as regards good results of the gift, hence ‘like fields are the arahants; the givers are like farmers. The gift is like the seed, (and) from this arises the fruit’ (Pv. I.1).
Để bảo vệ việc dịch thuật trên, khi quả nghiệp có thể là các việc thiện hoặc ác, và công đức, puñña, chỉ liên quan đến việc thiện, từ 'trái cây' trong tiếng Anh cũng có thể chỉ có nghĩa là trái cây ăn được, ngon miệng như táo, mà không đề cập đến những loại không ăn được, khó chịu. Người ta có thể sử dụng việc dịch 'hưởng lợi do nghiệp', nhưng điều này thiếu một âm điệu gây cảm hứng thăng hoa.
In defence of the above translation, while karmic results can be of either good or bad actions, and puñña relates only to good actions, the English word ‘fruit’ can also mean only edible, pleasant fruit such as apples, without referring to inedible, unpleasant ones. One might use the translation ‘karmically beneficial’, but this lacks a tone of inspiring uplift.
Trái ngược với công đức, puñña, là thất đức, apuñña, mà người ta có thể thấy theo đó có nghĩa là '(hành động) của nghiệp gây hại' hoặc 'có hại về mặt nghiệp', tức là không tạo ra trái cây ngọt, mà chỉ có vị đắng. Một từ đồng nghĩa với thất đức, apuñña là pāpa, trong khi thường được dịch là 'ác' hoặc 'xấu', thực sự có nghĩa là 'vô sinh', 'cằn cỗi', 'có hại' (Cousins 1996: 156) hoặc 'mang lại vận rủi'.
The opposite of puñña is apuñña, which one can accordingly see as meaning a ‘(act of) karmic harm’ or ‘karmically harmful’, i.e. producing no pleasant fruits, but only bitter ones. A synonym for apuñña is pāpa, which, while often translated as ‘evil’ or ‘bad’, really means that which is ‘infertile’, ‘barren’, ‘harmful’ (Cousins 1996: 156) or ‘bringing ill fortune’.
Phật tử rất quan tâm đến việc thực hiện các hành động 'tạo quả nghiệp'; vì công đức, puñña, là một 'kho báu' không thể phá hủy, nó không giống như hàng hóa thuộc về vật chất (Tiểu bộ kinh, Khuddakapāṭha, Khp. 7).
Buddhists are keen to perform ‘karmically fruitful’ actions; for puñña is an unlosable ‘treasure’, unlike physical goods (Khp. 7).
Các kinh văn buổi sơ thời có đề cập đến ba "cơ sở để tạo quả nghiệp" (puñña- kiriya- vatthus): bố thí (dāna - đặc biệt bằng cách cúng dường cho chư tăng), trì giới (sīla) và thiền định (Trường bộ kinh, DN II.218).
The early texts refer to three ‘bases for effecting karmic fruitfulness’ (puñña-kiriya-vatthus): giving (dāna—especially by giving alms to monastics), ethical discipline (sīla), and meditative cultivation of wholesome qualities (DN II.218).
Các kinh văn về sau này bổ sung: thể hiện lòng lòng tôn kính, hoạt động hỗ trợ, chia sẻ nghiệp quả, hoan hỷ trước quả nghiệp của tha nhân, hoằng pháp, nghe pháp, và bày tỏ chính kiến (Trường bộ kinh, DN a III.999).
Later texts add: showing respect, helpful activity, sharing karmic fruitfulness, rejoicing at the karmic fruitfulness of others, teaching Dhamma, listening to Dhamma, and straightening out one’s views (DN-a III.999).
Bất kỳ việc bố thí nào cũng được xem là có nghiệp quả, thậm chí bố thí với hy vọng được đền đáp, hoặc bố thí hoàn toàn để có được nghiệp quả của việc bố thí. Tuy nhiên, một động cơ thuần khiết hơn được xem là dẫn đến một quả nghiệp tốt hơn.
Any act of giving is seen as karmically fruitful, even giving in the hope of some return, or giving purely to get the karmic result of giving. A purer motive, however, is seen as leading to a better karmic result.
Do đó, thật là đặc biệt tốt đẹp khi bố thí với những động cơ như đánh giá cao việc bố thí như giúp hỗ trợ một lối sống thánh thiện, hoặc sự tĩnh lặng và niềm vui mà việc bố thí tự nhiên mang lại (Tăng chi bộ kinh, AN IV.60-63).
Thus it is particularly good to give from motives such as the appreciation of a gift as helping to support a holy way of life, or of the calm and joy that giving naturally brings (AN IV.60–63).
Trong khi một việc bố thí hậu hĩ thường được xem là có nhiều phước báo hơn một việc bố thí khiêm tốn, một tấm lòng thuần khiết cũng có thể bù đắp cho một việc bố thí đơn sơ, vì 'nơi nào có một tấm lòng của đức tin tĩnh lặng và an lạc (citta-pasāde), không có việc bố thí nào là nhỏ' (Kinh Tiền thân, Jat. II.85).
While a large gift is generally seen as more auspicious than a small one, purity of mind can also make up for the smallness of a gift, for ‘where there is a heart of calm and joyful faith (citta-pasāde), no gift is small’ (Jat. II.85).
Thực vậy, một người không có gì để bố thí có thể làm việc thiện bằng cách đơn giản là hoan hỷ trước sự bố thí của người khác. Tất nhiên, nguyên tắc tương tự cũng ngụ ý một cách hợp lý rằng, nếu một người hoan nghênh bằng lời nói hoặc ủng hộ tinh thần việc bất thiện của người khác, người đó đang tự mình làm việc bất thiện. Đối với các khía cạnh khác của quả nghiệp, xem Harvey (2000: 17–23).
Indeed, a person with nothing to give can act auspiciously by simply rejoicing at another person’s giving. The same principle, of course, logically implies that if one verbally or mentally applauds someone else’s unwholesome action, one is performing an unwholesome action oneself. For other aspects of karmic fruitfulness, see Harvey (2000: 17–23).
Mức độ nghiêm trọng của các việc thiện và ác
Degrees of Gravity of Good and Bad Actions
Các hành vi bố thí có lẽ là những việc điển hình nhất được thấy để tạo ra quả nghiệp, nhưng mức độ của hành động này phụ thuộc vừa vào tấm lòng thanh khiết của thí chủ và vừa vào phẩm hạnh của người nhận (Trung bộ kinh, MN III.255-257).
Acts of giving are perhaps the most typical ones seen to generate karmic fruitfulness, but the degree of this depends both on the purity of mind of the giver, and the virtue of the recipient (MN III.255–257).
Người ta nói rằng bố thí cho súc vật mang lại phước gấp trăm lần, cho người vô hạnh gấp ngàn lần, cho người đức hạnh bình thường gấp trăm ngàn lần, và cho người thuộc một trong bậc cao tăng có một kết quả vô lượng. Đức hạnh và sự phát triển tâm linh của người nhận bố thí được xem là có tác dụng nhân rộng khi bố thí tạo ra một kết nối đầy cảm hứng với các tâm thái tốt đẹp, nó tạo ra nhiều an lạc trong thí chủ để có tác dụng thanh tẩy mạnh mẽ. Các kinh điển Đại thừa bổ sung rằng việc cấp dưỡng cho cha mẹ hoặc bệnh nhân là đặc biệt lợi lạc.
It is said that a gift to an animal yields a hundredfold, to an unvirtuous human a thousandfold, to an ordinary virtuous human a hundred thousandfold, and to a person of one of the Noble stages, it has an immeasurable fruit. The virtue and spiritual development of the recipient is seen to have this multiplying effect as giving to them makes an inspiring connection to an embodiment of wholesome states, which engenders much joy in the giver so as to have a powerful purifying effect. Mahāyāna texts add that it is particularly beneficial to give gifts to one’s parents or the sick.
Cũng tương ứng như vậy, người ta xem là tồi tệ, và tạo ra nhiều quả nghiệp xấu hơn, khi cố ý làm hại một chúng sinh có phẩm hạnh hơn. Cũng có khi được cho là bất thiện hơn khi sát hạt côn trùng, chim hoặc động vật lớn hơn một súc vật nhỏ hơn, vì việc này đòi hỏi nhiều sức lực và ý chí hơn. Giết người là tồi tệ hơn, và giữa con người, giết một người nhiều phẩm hạnh còn tệ hơn.
Correspondingly, it is seen as worse, and generating more bad karmic results, to intentionally harm a more virtuous being.4 It is also said to be more unwholesome to kill a larger insect, bird, or animal than a smaller one, as this requires more force of action and volition. It is worse to kill a human, and amongst humans, it is worse to kill a more virtuous person.
Trong bất kỳ trường hợp nào, hành động này trở nên tồi tệ hơn bởi những ô trược nặng nề hơn nằm đằng sau nó. Người ta có thể tóm tắt điều này bằng cách nói rằng việc bất thiện làm cho tồi tệ hơn tùy theo sức mạnh hay sự bại hoại của ý định mà nó là một biểu hiện (Harvey 2000: 52).
In any case, the act is made worse by stronger defilements lying behind it. One can summarize this by saying that an unwholesome act is made worse according the strength or perversity of the volition of which it is a manifestation (Harvey 2000: 52).
Những cực trọng nghiệp là cố ý giết mẹ hoặc cha, hoặc một vị A-la-hán, làm đổ máu của Đức Phật, hoặc gây ra sự phân hoá tăng đoàn. Những hành động như vậy chắc chắn dẫn đến sự tái sinh trong địa ngục trong một đại kiếp vô định. Điều này phải được xem như là vì những việc làm này là làm hại cho những người mà người ta nên rất mực tôn kính.
The most heinous actions are to deliberately kill one’s mother or father, or an arahant, to shed the blood of a Buddha, or cause a schism in the monastic Saṅgha. Such acts definitely lead to one’s next rebirth being in hell for the remainder of an aeon.5 This must be seen as because such acts harm those for whom one should have great respect.
Các khía cạnh khác của việc ác ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng và quả nghiệp của nó. Nó cần phải là có chủ ý (Harvey 1999, 2007a), và tồi tệ hơn nếu người ta hoàn toàn tự kiểm soát được mình; sẽ là ít tệ hơn nếu người ta không rõ hoặc nhầm lẫn về việc liệu một chúng sinh có bị tổn hại hay không, và điều tệ nhất là khi người ta biết tường tận về tác hại của việc làm của một người nhưng không thấy bất cứ điều gì sai trái trong đó, để người ta không kềm chế hoặc hối hận về hành động đó (Harvey 2000: 52–58).
Other aspects of a bad action affect its seriousness and karmic effect. It needs to be intentional (Harvey 1999, 2007a), and is worse if one is full control of oneself; it is less bad if one is unclear or mistaken about whether a living being is being harmed, and is worst when one fully knows the harmful effect of one’s action but does not see anything wrong in it, so that one does not hold back on or regret the act (Harvey 2000: 52–58).
Hối hận về việc xấu (hoặc tốt) và quyết tâm không tái phạm làm giảm quả nghiệp khi nó làm giảm động lực tâm lý từ hành động (Harvey 2000: 26-28). Tuy nhiên, trong khi có cảm giác đau đớn khi nghĩ về một hành động trong quá khứ có thể là một phần của quả nghiệp, cảm giác tội lỗi nặng nề được coi là có liên quan đến việc trách oán (bản thân), và xem như một trạng thái ray rứt không có lợi cho sự tĩnh lặng, quang minh và do đó cải thiện được tâm linh.
Regretting a bad (or good) action, and resolving not to do it again, lessens its karmic result as it reduces the psychological impetus from the act (Harvey 2000: 26–28). However, while painful feelings at the thought of a past act may be part of its karmic result, entertaining heavy guilt feelings is seen as associated with (self-)hatred, and as an anguished state which is not conducive to calm, clarity, and thus spiritual improvement.
Chia sẻ quả nghiệp
The Sharing of Karmic Fruitfulness
Tất cả các truyền thống Phật giáo đều chấp nhận ý tưởng cho rằng những hậu quả lợi lạc của những việc thiện, quả nghiệp hay "công đức" của việc này, nó có thể chia sẻ với tha nhân. Điều này xảy ra một cách điển hình khi chia sẻ về quả nghiệp với một người thân quá cố bằng các hành vi hậu hĩ cho tăng đoàn trong tu viện.
All Buddhist traditions accept the idea that the beneficial effects of good actions—their karmic fruitfulness or ‘merit’—can be shared with others. Typically this is done by sharing with a dead relative the karmic fruitfulness of acts of generosity to the monastic Saṅgha.
Trong truyền thống Nguyên thủy, một hành động tạo quả nghiệp có thể không chỉ được thực hiện bằng cách đồng cảm (anumodanā) với việc gây phước của một người nào đó, mà còn bởi phẩm chất hứa hẹn việc gây phước của một việc làm (patti, những gì đã đạt được), nó được hồi hướng hoặc chia sẻ với một chúng sinh khác. Có một lần một vị Bà la môn hỏi Đức Phật, nếu việc cúng dường được dâng cho cho một vị Bà la môn với hy vọng rằng chúng được hồi hướng cho một người thân quá cố thực sự là có lợi cho người chết không. Ngài trả lời rằng người chết sẽ chỉ được lợi lạc nếu tái sinh thành ngạ quỷ, petas (Pāli; Skt pretas), vì những người này sống bằng thức ăn thối rữa nơi cảnh giới của họ hoặc do những gì được dâng cúng do thân nhân và bạn bè (Tăng chi bộ kinh, AN V. 269-272, Miln. 294).
In Theravāda tradition, a karmically fruitful act may not only be performed by empathizing (anumodanā) with someone else’s auspicious deed, but also by the auspicious quality of an act (patti, what has been gained) being transferred to or shared with another being. The Buddha was once asked by a brahmin if gifts given to a brahmin in the hope that they are transferred on to a deceased relative actually do benefit the dead. He replied that the dead will benefit only if reborn as departed ghostly beings known as petas (Pāli; Skt pretas), for these live either on the putrid food of their realm or on what is provided by gifts from relatives and friends (AN V.269–272, cf. Miln. 294).
Cũng tương tự như vậy, kinh Chuyện các Ngạ quỷ, Petavatthu, mô tả một số trường hợp mà phẩm vật cúng dường khi được nêu danh một ngạ quỷ đang đau khổ, peta, để họ được tái sinh như một chư thiên do quả nghiệp của việc bố thí. Do đó, các nghi lễ của phái Nguyên thủy dành cho người quá cố bao gồm việc cho dâng cúng thực phẩm cho các sư tăng và hồi hướng quả nghiệp cho người quá cố, hoặc bất cứ tổ tiên nào khác có thể họ là ngạ qủy, petas, với hy vọng rằng điều này sẽ làm giảm nhẹ đi số phận của họ như ngạ qủy, petas, hoặc giúp họ tái sinh tốt hơn.
The Petavatthu accordingly describes a number of instances where a gift is given in the name of a suffering peta, so that they attain rebirth as a god due to the karmic fruitfulness of the giving. Theravāda rites for the dead therefore include the feeding of monks and the transference of the karmic fruitfulness to the deceased, or whatever other ancestors may be petas, in the hope that this will ease their lot as petas or help them to a better rebirth.
Trong một bản kinh khác trong buổi sơ thời, Đức Phật nói rằng thật là sáng suốt khi hỗ trợ cho các sư tăng và cúng dường cho chư thiên sở tại, để họ dành ưu ái cho thí chủ (Trường bộ kinh, DN II.88). Chư thiên được coi là có ít cơ hội để tự mình làm những việc gây phước, nhưng có thể hưởng lợi lạc từ việc hồi hướng công đức, mà việc này giúp cho thân nhân trong tái sinh thiêng liêng; đổi lại, người ta hy vọng rằng họ sẽ sử dụng bất kỳ quyền lực nào mà họ có để hỗ trợ và bảo vệ cho Phật giáo và thí chủ. Một người trẻ mới xuất gia như một sa di hoặc bậc cao tăng cũng sẽ chia sẻ quả nghiệp của việc này với mẹ của họ. Ở đây, nghiệp quả của bà sẽ đến từ hành động 'dâng hiến' con trai của mình cho tăng giới, và bà hoan hỉ trước hành động tạo phước của con mình.
Another early text has the Buddha say that it is wise to support monks and to dedicate the gift to the local gods, so that they will look with favour on the donor (DN II.88). The gods are seen as having less opportunity to do auspicious deeds themselves, but can benefit from transferred karmic fruitfulness, which helps maintain them in their divine rebirth; in return, it is hoped that they will use whatever powers they have to aid and protect Buddhism and the person making the donation. A boy ordaining as a novice or full monk will also share the karmic fruitfulness of this act with his mother. Here, her karmic fruitfulness will come from both the act of ‘giving up’ her son to the monkhood, and her rejoicing at his auspicious act.
Với sự nhấn mạnh của Phật tử về ý tưởng cho rằng ai đó chỉ có thể tạo ra quả nghiệp bằng hành động của chính họ, ý tưởng 'hồi hướng' là bất thường một cách tiềm tàng. Để tránh sự bất thường như vậy, các chú giải của phái Nguyên thủy đã phát triển một cách giải thích chính thống, và Phật tử Tây Tạng cũng có ý tưởng tương tự.
Given the Buddhist stress on the idea that someone can only generate karmic fruitfulness by their own deeds, the idea of ‘transferring’ it is potentially anomalous. To avoid such an anomaly, the Theravāda commentaries developed an orthodox interpretation, and Tibetan Buddhists have a similar idea.
Điều này là không có quả nghiệp nào thực sự được hồi hương, nhưng thực phẩm v.v. được cúng dường dành cho các sư tăng, để họ thay cho thí chủ cúng cho tổ tiên hoặc chư thiên, họ lo cho việc cúng dường với tài vật của thí chủ. Miễn là họ đồng ý với sự đóng góp này bằng cách ủy nhiệm hoan hỉ cho việc này, chính họ sẽ tạo ra quả nghiệp. Khi một chúng sinh khẳng định rằng việc làm của người khác là tốt, đặc biệt nếu việc này được thực hiện khi thay mặt cho họ, họ trực tiếp làm một việc tâm linh tốt đẹp cho riêng họ.
This is that no karmic fruitfulness is actually transferred, but that the food, etc. donated to monks is dedicated, by the performer of the auspicious donation, to an ancestor or god, so that the donation is done on their behalf, with their property. Provided that they assent to this donation-by-proxy by rejoicing at it, they themselves generate karmic fruitfulness. By a living being affirming someone else’s action as good, particularly if it is done on their behalf, they directly perform a positive mental action of their own.
Ý tưởng về việc chia sẻ quả nghiệp giúp sửa đổi bất kỳ xu hướng nào trong thuyết về nghiệp để khuyến khích cho mọi người 'tích lũy' quả nghiệp cho chính họ, giống như để dành một loại tiền phi vật chất trong ngân hàng.
The idea of sharing karmic fruitfulness helps to modify any tendency in the karma doctrine to encouraging people to ‘amass’ karmic fruitfulness for themselves, like a kind of non-physical money in the bank.
Quả nghiệp có thể và nên được chia sẻ với tha nhân. Ví dụ, bố thí tạo quả nghiệp; sau đó, khi điều này được chia sẻ với tha nhân, có một hành động quảng đại khác tạo ra nhiều quả nghiệp hơn được chia sẻ: càng chia sẻ nhiều nghiệp quả, thì càng có nhiều nghiệp quả, không giống như tiền bạc hay của cải vật chất, và hạnh phúc gia tăng trên thế gian! Chia sẻ quả nghiệp là một cách để lan tỏa các lợi ích của nghiệp trong những việc thiện cho tha nhân, nó như một cử chỉ bày tỏ thiện chí.
Karmic fruitfulness can and should be shared with others. Giving, for example, generates karmic fruitfulness; then when this is shared with others, there is another generous act which generates more karmic fruitfulness: the more karmic fruitfulness is shared, the more there is of it—unlike with money or material goods—and happiness increases in the world! Sharing karmic fruitfulness is a way of spreading the karmic benefits of good deeds to others, as a gesture of goodwill.
Điều này được thể hiện trong cách so sánh theo truyền thống để giải thích về sự chia sẻ như vậy: thắp sáng nhiều ngọn đèn từ một ngọn đèn.
This is expressed in the traditional simile to explain such sharing: lighting many lamps from one.
Trong truyền thống Đại thừa, Bồ tát ở giai đoạn đầu tiên trong thập địa được khuyến khích cống hiến thiện nghiệp của họ cho Phật quả tương lai của bản thân và tha nhân. Sự hồi hướng như vậy (pariṇāmanā) được xem là có thể bởi vì quả nghiệp là “không" và vốn nó không "thuộc về" bất kỳ "chúng sinh" riêng biệt nào.
In Mahāyāna traditions, bodhisattvas on the first of the ten stages are urged to dedicate their good karma to the future buddhahood of themselves and others. Such transfer (pariṇāmanā) of karmic fruitfulness is seen as possible because karmic fruitfulness is ‘empty’ and does not inherently ‘belong’ to any particular ‘being’.
Trong Đại thừa, nguyện vọng luôn là quả nghiệp được chia sẻ với tất cả chúng sinh, và điển hình là để giúp cho chúng sinh đạt được giác ngộ. Con người nên hồi hướng công đức vì lợi ích của tha nhân và cho chúng sinh trong những tái sinh bất hạnh. Họ cũng nên hồi hướng công đức cho chư Phật và chư Bồ tát nhằm gia tăng sự cải thiện và đức hạnh của họ, (Kinh Tập Yếu, Śikṣāsamuccaya, Ss. 205-206).
In the Mahāyāna, the aspiration is usually that karmic fruitfulness is shared with all beings, and typically to help them attain enlightenment. Humans should transfer it for the benefit of other humans, and beings in unfortunate rebirths. They should also transfer it to buddhas and bodhisattvas with a view to increasing their perfections and virtues (Ss. 205–206).
Tuy nhiên, để đổi lại, Bồ tát và Phật được coi việc hồi hướng cho tín đồ, những người mả họ cầu xin như vậy trong đức tin. Bồ tát Tích thiên, Śāntideva, ca ngợi sự chuyển nghiệp quả trong chương cuối cùng (X) của kinh Nhập Bồ Tát Hạnh , Bodhicaryāvatāra, với mong ước rằng, nhờ thiện nghiệp được tạo ra bởi việc sáng tác bài thơ này, con người và những chúng sinh khác sẽ thoát khỏi những phiền não khác nhau và được ban cho đạo đức, đức tin, trí tuệ và từ bi.
In turn, though, bodhisattvas and buddhas are seen as transferring it to devotees who ask for such help in faith. Śāntideva praises the transfer of karmic fruitfulness in the final chapter (X) of his Bodhicaryāvatāra, aspiring that, by the good karma generated by his writing this poem, humans and other beings should be free from various afflictions and be endowed with morality, faith, wisdom, and compassion.
Trong câu 56 (Kinh Tập Yếu. Śikṣāsamuccaya, Ss. 256-2 57), Ngài Tịch Thiên thậm chí còn cầu nguyện để những đau khổ của thế gian chín muồi trong Ngài: Ngài gánh lấy nghiệp xấu của tha nhân, không chỉ cho họ quả nghiệp của mình. Làm sao có thể đạt được điều này? Có lẽ bằng cách hoàn toàn đồng cảm với một người đã làm ác, người ta trở nên đồng tình với việc làm của họ và có thể tạo ra nghiệp xấu cho chính mình; và kinh nghiệm được đồng cảm và thấu hiểu có thể giúp người khác suy ngẫm về những việc ác trong quá khứ của họ, hối hận các việc này và do đó làm nhẹ quả nghiệp của họ.
In verse 56 (cf. Ss. 256–257), he even prays that the sufferings of the world should ripen in him: that he should take on the bad karma of others, not just give them his karmic fruitfulness. How might this be possible? Perhaps by totally empathizing with a person who has acted badly, one becomes attuned to their actions and may generate some bad karma for oneself; and the experience of being empathized with and understood may help the other person reflect on their own past bad actions, regret them, and so lighten their karmic results.
Ý tưởng của Đại thừa về việc đạt được tái sinh trong cõi Tịnh độ - một cảnh giới do một vị Phật chủ trì, nơi các điều kiện để đạt được giác ngộ là lý tưởng - cũng dựa trên ý tưởng về việc hồi hướng quả nghiệp. Cõi Tịnh độ được xem là nằm ngoài hệ thống bình thường của việc tái sinh, bao gồm cả những tái sinh trên cõi trời, tuỳ theo nghiệp cá nhân. Để được tái sinh làm người không chỉ đòi hỏi sự dâng hiến quả nghiệp của mình cho mục đích này, mà còn phải hồi hương một phần lớn quả nghiệp của vị Phật chủ trì cõi này, bởi người cầu nguyện. Sự "hồi hướng” này có thể được xem như xảy ra do tín đồ hoan hỷ trước những phẩm hạnh cao cả của vị Phật A di đà đến nỗi điều này trở thành một việc làm tâm linh của quả nghiệp to lớn.
The Mahāyāna idea of gaining rebirth in a Pure Land—a realm presided over by a buddha where the conditions for attaining enlightenment are ideal—also draws on the idea of the transfer of karmic fruitfulness. Pure Lands are seen as outside the normal system of rebirths, including heavenly ones, according to personal karma. To be reborn in one requires not only the dedication of one’s own karmic fruitfulness to this end, but also a transfer of some of the huge stock of karmic fruitfulness of a land’s presiding buddha, stimulated by devout prayer. This ‘transfer’ can perhaps be seen as brought about by a devotee’s so rejoicing at the great virtues of the relevant buddha that this becomes a mental act of great karmic fruitfulness.
Có cộng nghiệp không?
Is There Group Karma?
Nghiệp có thể liên quan đến các nhóm người, thay vì chỉ có với một cá nhân, nhưng đến mức độ nào? Vì sự tham gia tự nguyện được đòi hỏi để tạo ra quả nghiệp, nên hành động của người khác chỉ có thể mang lại quả nghiệp cá nhân đến mức mà cá nhân đó đồng thuận về những hành động như vậy hoặc bằng cách nào đó có liên quan đến họ (Payutto 1993: 68). Điều này là do một loại việc làm thuộc về tâm linh. Vì vậy, nếu một người chấp nhận một việc ác hoặc thiện do người khác thực hiện, đây là một việc làm có ý tự nguyên mà nó tạo ra quả nghiệp tương ưng - mặc dù có lẽ không mạnh bằng khi một người mà tự thể chất của họ đứng làm ra việc này.
To what extent can karma relate to groups of people, rather than only to an individual? As volitional involvement is required to generate karmic results, then actions of other people can only bring an individual karmic results to the extent that that individual approves of such actions or is somehow involved in them (Payutto 1993: 68). This is because one kind of action is mental action. So, if one approves of a bad or good action carried out by someone else, this is a volitional action that generates corresponding karmic results—though probably not as strong as for those who physically do the action.
Nếu một người ra lệnh cho ai đó thực hiện một hành động, người đó cũng liên luỵ đến nghiệp như người thực hiện hành động, nếu không muốn nói là hơn thế. Một lần nữa, nếu một nhóm người cùng làm chung việc để hướng tới một mục tiêu chung, ví dụ như cướp ngân hàng, họ cùng chia sẻ quả nghiệp của việc này. Điều đó nói rằng, nếu ai đó bị giết trong quá trình của việc cướp, chỉ những người nhận thức được điều này như là một khả năng, thì họ mới nhận được nghiệp quả của việc giết người.
If one orders someone to do an action, one is as karmically involved as the person who does the action, if not more so. Again, if a group of people work together towards a common goal, e.g. robbing a bank, they share in the karmic results of this. That said, if someone is killed in the course of a robbery, only those who were aware of this as a possibility would get the karmic results of killing.
Điều này có ý nghĩa đối với việc giết chóc do quân đội. Ngài Thế Thân, đưa ra quan điểm của Nhất thiết Hữu bộ, nói rằng, khi quân đội giết người, tất cả những binh sĩ cùng cộng nghiệp như những người trực tiếp đến việc giết chóc, vì bằng cách họ chia sẻ một mục tiêu chung (mà ở đây chắc chắn liên quan đến một việc giết chóc) họ kích động lẫn nhau.
This has implications for killing by an army. Vasubandhu, giving the Sarvāstivāda view, says that when an army kills, all the soldiers are as karmically involved as the ones who directly do the killing, for by sharing in a common goal (which here is bound to involve some killing) they mutually incite one another.
Ngay cả một người nào đó bị buộc phải trở thành một người lính cũng có liên lụy đến nghiệp, trừ khi nào trước đó anh ta đã có quyết tâm, 'Ngay cả khi để cứu mạng sống của tôi, tôi sẽ không giết một chúng sinhcòn sống' (A tỳ đàm câu xá, AKB IV.72cd). Điều đó nói rằng, bạo lực để phòng thủ không ác như bạo lực tấn công, và nếu giết người mà chống lại các luât lệ của việc tham gia, khía cạnh này chỉ liên quan đến nghiệp đối với những người làm hoặc tán thành việc giết này.
Even someone forced to become a soldier is karmically involved, unless he has previously resolved, ‘Even in order to save my life, I shall not kill a living being’ (AKB IV.72cd). That said, defensive violence is not as bad as offensive violence, and if a killing is done against the rules of engagement, this aspect is only karmically relevant for those who do or approve of this kind of killing.
Cũng có liên quan là hành động của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi hành động của những người mà họ có liên kết như thế nào (Tăng chi bộ kinh, AN II.158) hoặc các hành động của toàn xã hội của họ.
Also relevant is how an individual’s actions are influenced by the actions of people with whom they associate (cf. AN II.158) or the actions of their society as a whole.
Trong mức độ nào mà một người cùng liên đới đến ảnh hưởng xấu của người khác, họ có thể làm một loại việc xấu mà nó là chuyện thường tình trong nhóm xã hội của họ.
To the extent that someone goes along with bad influences from others, they are likely to do a kind of bad action that is common within their social group.
Những điều trên có ý nghĩa đối với việc liệu là có một thứ gọi là 'nghiệp của quốc gia' không. Ví dụ, nếu ai đó tán thành những việc ác trong quá khứ của quân đội quốc gia họ, thì họ sẽ tạo ra một số nghiệp ác cho chính họ. Tất nhiên, những người cũng được tái sinh làm người có thể tái sinh là thành viên của thế hệ quá khứ từ trong cùng một quốc gia.
The above has implications for whether there is such a thing as ‘national karma’. For example, if someone approves of the past bad actions of his or her nation’s army, then they will generate some bad karmic results for themselves. Also, of course, people who are reborn as humans may be rebirths of a member of a past generation from the same country.
'Hạt giống' nghiệp và khi chúng sinh ra quả
Karmic ‘Seeds’ and When They Bring Their Results
Các chi tiết chính xác về cách hành động nào mà nó mang lại chi tiết về nghiệp được xem là quá phức tạp đến mức "bất khả tư nghì" ngoại trừ Đức Phật (Tăng chi bộ kinh, AN IV.77), nhưng một số nguyên tắc chung có thể được thảo luận. Theo Vi Diệu Pháp toát yếu, Abhidhammattha - saṅgaha của phái Nguyên Thuỷ và các chú giải nói về:
The precise details of how actions bring karmic details are seen to be so complex as to be ‘unthinkable’ except to a buddha (AN IV.77), but certain general principles can be discussed. The Theravāda Abhidhammattha-saṅgaha and its commentary talks of:
a. nghiệp cực trọng, như những việc xấu ghê tởm hoặc thiện tối hảo như chứng đạt được tầng thiền;
(a) ‘weighty’ karma, such as heinous bad actions or the strong wholesome actions such as attaining jhāna;
b. “cận tử nghiệp" được thực hiện hoặc nhớ gần lúc “cận tử”;
(b) ‘near’ karma done or recalled near the time of death;
c. “thường nghiệp", xảy ra thường xuyên hoặc thường được duy trì;
(c) ‘habitual’ karma, which is done often, or is often dwelt on;
d. quả nghiệp loại khác có gây ảnh hưởng.
(d) otherwise ‘effective’ karma.
a. - d được xem là trình tự ưu tiên về loại nghiệp nào chín muồi trước sau khi chết. Ngoài ra, một số nghiệp chín muồi trong kiếp này, một số trong kiếp sau, một số vào một thời điểm nào đó sau này, nếu chúng có cơ hội, nhưng một số nghiệp nhỏ không bao giờ có cơ hội chín muồi (Bodhi 1993: 203–2 05; Wijeratne và Gethin 2002: 174–177).
(a)–(d) is seen as the order of precedence as to which kind of karma ripens first after death. Also, some karma ripens in this life, some in the next, some at some later time, if it gets the opportunity, but some minor karma never gets the opportunity to ripen (Bodhi 1993: 203–205; Wijeratne and Gethin 2002: 174–177).
Điều này ngụ ý rằng nghiệp không chỉ được xem như là thói quen, vì thường nghiệp chỉ là một loại nghiệp. Các hành động giống như hạt giống, nó có thể có tìềm năng nhiều hơn hoặc ít hơn và cần thời gian để chín, khi mà có các điều kiện phù hợp.
This implies that karma is not seen as just about habits, as habitual karma is only one kind of karma. Actions are more like seeds, which may be more or less potent, and take time to mature, when the conditions are right.
Tuy nhiên, sự suy luận tương tự của một 'hạt giống' có giới hạn của nó, vì hạt giống thường không ảnh hưởng lẫn nhau, trong khi, theo Tăng chi bộ kinh, AN I.249- 253, nói rằng, cùng một việc ác được một người có tâm đạo làm và một người vô đạo làm, nói chung, người vô đạo sẽ có quả nghiệp tệ hại hơn, giống như một nhúm muối trong cốc nước có ảnh hưởng lớn hơn là ảnh hưởng ở sông Hằng.
Yet the analogy of a ‘seed’ has its limits, as seeds do not normally affect each other, while, at AN I.249–253, it is said that the same bad action done by a generally virtuous and an unvirtuous person will have a worse karmic effect on the latter, just as a pinch of salt in a cup of water has a bigger effect than in the Ganges.
Điều này cho thấy rằng những việc thiện có thể "tan loãng" trong hậu quả của những việc ác, ít nhất là để làm cho "hạt giống" của chúng kém mạnh mẽ hơn. Hãy xem kinh A tỳ đàm câu xá, AKB IV.1–127 để biết thêm chi tiết về một cuộc thảo luận theo quan điểm của Nhất thiết Hữu bộ và Kinh lượng bộ về nghiệp mà nó có ảnh hưởng khác nhau đến các truyền thống Đại Thừa.
This suggests that good actions can ‘dilute’ the effect of bad actions, at least so as to make their ‘seeds’ less potent. For a detailed discussion of the Sarvāstivāda and Sautrāntika view of karma, which has had a variable influence on Mahāyāna traditions, see AKB IV.1–127.
Phạm vi của các loại tái sinh
The Range of Kinds of Rebirth
Chu kỳ tái sinh được xem là có liên quan đến vô số kiếp sống qua những khoảng thời gian rộng lớn. Những kiếp sống này có thể ở trong nhiều loại cảnh giới khác nhau. Tái sinh làm người được coi là tương đối hiếm (Tăng chi bộ kinh, AN I.35); trong khi dân số loài người ngày càng tăng, vẫn còn có nhiều tạo vật khác. Phật tử theo Đại thừa nói về việc đã đạt được "tái sinh làm người quý báu" (Guenther 1971: 14-29; cf. Trường bộ kinh, DN III.263-264): một cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển tâm linh cần được sử dụng một cách khôn ngoan và tôn trọng tha nhân. Vì cuộc sống có thể bị thu ngắn bất cứ lúc nào do cái chết, nó không nên bị xáo trộn. Để được tái sinh làm người đòi hỏi nghiệp tốt trong quá khứ.
The cycle of rebirths is seen as involving innumerable lives over vast stretches of time. These lives can be in a variety of kinds of realm. A human rebirth is seen as relatively rare (AN I.35); while the human population has been increasing, there are still many more other creatures. Mahāyāna Buddhists talk of having attained a ‘precious human rebirth’ (Guenther 1971: 14–29; cf. DN III.263–264): a marvellous opportunity for spiritual growth that should be used wisely and respected in others. As it may be cut short at any time by death, it should not be frittered away. To be reborn as a human requires past good karma.
Tái sinh làm súc vật bao gồm các tạo vật hũu tình đơn giản như côn trùng, cùng với cá, chim và thú trên cạn. Cây cối không được kể vào loại tái sinh, mặc dù chúng được coi là có ý thức rất thô sơ dưới dạng nhạy cảm với xúc giác (Luật tạng, Vinaya Piṭaka, Vin.I.155-156).
Animal rebirths include sentient creatures as simple as insects, along with fish, birds, and land animals. Plants are not included as a type of rebirth, though they are seen as having a very rudimentary consciousness in the form of sensitivity to touch (Vin.I.155–156).
Tái sinh là ngạ quỷ, peta (Skt preta), nghĩa đen là 'người đã ra đi', là một sinh vật ma quái đáng tởm sống bên lề thế giới con người do những ràng buộc nặng nề trong trần gian, không giống như những ma quái của văn học phương Tây. Một loại ngạ quỷ, thường được gọi là 'ma đói', được miêu tả là có dạ dày khổng lồ, bị đói và cổ nhỏ mà ít thức ăn được lọt qua.
Rebirth as a peta (Skt preta), literally the ‘departed’, is as a frustrated ghostly being who inhabits the fringes of the human world due to strong earthly attachments, not unlike the ghosts of Western literature. One type of peta, generally known as a ‘hungry ghost’, is portrayed as having a huge stomach, racked by hunger, and a tiny neck that allows little sustenance to pass.
Cảnh giới tồi tệ nhất là địa ngục (niraya), bao gồm một số tái sinh vào địa ngục. Chúng được mô tả là liên quan đến những trải nghiệm bị đốt cháy, cắt, đông lạnh hoặc ăn sống, nhưng được hồi sinh để tái trải nghiệm lại những việc này (ví dụ Trung bộ kinh, MN III.183). Do đó, chúng là những cảnh giới mà trong đó ý thức bị tra tấn trải qua những cơn ác mộng ghê tởm, nơi mọi đối tượng của các giác quan đều thể hiện ghê tởm và xấu xí (Tương ưng bộ kinh SN IV.126).
The worst realm is hell (niraya), comprising a number of hellish rebirths. These are described as involving experiences of being burnt up, cut up, frozen, or eaten alive, yet being revived to re-experience these (e.g. MN III.183). They are, then, realms in which a tortured consciousness experiences abominable nightmares, where every object of the senses appears repulsive and ugly (SN IV.126).
Một số địa ngục tồi tệ hơn những địa ngục khác, nhưng tất cả đều được coi là phù hợp với những việc ác dẫn đến chúng. Trong khi cuộc sống trong địa ngục được tính bằng hàng triệu năm, không có tái sinh nào là vĩnh cửu, để cho một chúng sinh từ địa ngục theo thời gian sẽ lại kiếp người.
Some hells are worse than others, but all are seen as appropriate to the bad deeds that led to them. While life in the hells is measured in millions of years, no rebirth is eternal, so a being from hell will in time reach the human level again.
Cảnh giới ngạ quỷ, peta, và địa ngục là những tái sinh thấp hơn, nơi mà chúng sinh chịu đau khổ nhiều hơn là con người. Đức Phật được xem là có lòng từ bi khi cảnh báo cho mọi người biết về sự nguy hiểm trong những việc làm dẫn đến những tái sinh như vậy. Những cảnh tái sinh cao hơn, may mắn hơn là những cõi của con người và chư thiên, "những vị thần lừng lẫy" hay chư thiên. Tất cả những tái sinh kể trên cộng lại gồm có năm cõi. Đôi khi điều này trở thành sáu, (lục độ luân hồi), bằng cách thêm A Tu La, asuras, được coi là những vị bán thần kiêu hãnh, hung dữ, khao khát quyền lực (được tính trong số những tái sinh thấp hơn).
The animal, peta, and hell realms are the lower rebirths, where beings suffer more than humans. The Buddha is seen as compassionate in having warned people of the danger in actions that lead to such rebirths. The higher, more fortunate realms of rebirth are those of humans and devas, ‘illustrious ones’ or gods. Together all the above rebirths comprise the five realms. Sometimes this becomes six, by adding the asuras, the demi-gods, seen as proud, fierce, power-hungry divine beings (counted among the lower rebirths).
Chư thiên được cho là sống trong hai mươi sáu tầng trời, được nhóm lại theo việc ba phân loại của việc tái sinh. Thấp nhất trong số này là 'cõi dục giới' (kāma- dhātu), bao gồm tất cả các tái sinh được đề cập, bao gồm cả sáu cõi trời thấp nhất. Trong tất cả các cõi này, chúng sinh nhận thức các đối tượng cảm giác theo cách đặc biệt chú ý đến những phẩm chất của việc mong muốn hay không của họ.
The gods are said to live in twenty-six heavens, which are grouped according to a threefold classification of rebirths. The lowest of these is the ‘realm of sense-desire’ (kāma-dhātu), which encompasses all the rebirths mentioned so far, including the six lowest heavens. In all of these realms, beings perceive sensory objects in such a way as to particularly notice their qualities of desirability or undesirability.
Vi tế hơn và 'ở trên' cõi dục giới là 'cõi sắc giới` (rūpa - dhātu). Ở đây chư thiên được đãi lọc hơn ngự trị, những người thường được gọi là Phạm thiên, brahmās, trái ngược với các Chư thiên, devas, trong sáu tầng trời thấp hơn. Trong cõi sắc giới, người ta nói rằng có mười sáu tầng thiên đàng mà nó có tính chất càng tĩnh lặng và thuần khiết hơn. Chúng sinh trong cõi sống này nhận thức được các đối tượng một cách thuần khiết, không có ham muốn nhục dục, và không có giác quan xúc giác, vị giác và khứu giác. Tuy nhiên, họ chịu đựng những ràng buộc và hạn chế khác.
More subtle than and ‘above’ the realm of sense-desire is the ‘realm of (pure, elemental) form’ (rūpa-dhātu). Here dwell more refined gods, who are known in general as brahmās, in contrast to the devas proper of the six lower heavens. In the realm of form there are said to be sixteen heavens of a progressively more refined and calm nature. Beings at this level of existence are aware of objects in a pure way devoid of sensuous desire, and are without the senses of touch, taste, and smell. They suffer from other attachments and limitations, however.
Tinh lọc hơn cõi sắc giới là 'cõi vô sắc giới' (Pāli arūpa- dhātu; Skt ārūpya- dhātu), bao gồm bốn loại tái sinh tinh lọc nhất. Chúng là những "lĩnh vực" tâm linh thuần khiết (āyatana), hoàn toàn không có bất cứ thứ gì có hình dạng hay hình dạng vi tế.
More refined than the form realm is the ‘formless realm’ (Pāli arūpa-dhātu; Skt ārūpya-dhātu), which is comprised of the four most refined types of rebirth. They are purely mental ‘spheres’ (āyatana) completely devoid of anything having even subtle shape or form.
Chúng được đặt tên theo các tâm thái đặc trưng của các Phạm Thiên, brahmās, những vị được tái sinh 'ở đó'. Đầu tiên, họ có kinh nghiệm về 'không gian vô hạn', tức là không gian không có nội dung trong sự mở rộng vô hạn của nó. Thứ hai, họ tập trung vào 'ý thức vô hạn' mà họ có thể chiêm nghiệm được không gian vô hạn.
They are named after the characteristic states of consciousness of the brahmās reborn ‘there’. In the first, they have the experience of ‘infinite space’, i.e. contentless space in its limitless expanse; in the second, they dwell on the ‘infinite consciousness’ which can contemplate infinite space;
Thứ ba, họ trải nghiệm trạng thái 'hư vô' (hoặc hư không) về mức độ tồn tại; cuối cùng, tâm thái an nghỉ của ý thức của họ rất vi tế đến nỗi phạm vi đó là 'phi tưởng phi phi tưởng'. Sự tái sinh cuối cùng này, 'đỉnh cao của sự tồn tại', là hình thức sống cao nhất và vi tế nhất trong vũ trụ, với tuổi thọ khổng lồ là 84.000 đại kiếp. Tuy nhiên, ngay cả điều này cuối cùng cũng kết thúc trong cái chết.
in the third, they experience the apparent ‘nothingness’ (or no-thingness) of their level of existence; in the last, their resting state of consciousness is so subtle that their sphere is that of ‘neither-perception- nor-non-perception’. This last rebirth, the ‘summit of existence’, is the highest and most subtle form of life in the cosmos, with a huge lifespan of 84,000 aeons; and yet even this eventually ends in death.
Tất cả những cõi tái sinh này song song với các loại tâm thái và hành động của con người mà nó được xem được xem là dẫn đến chúng; do đó, Phật giáo có một loại 'tâm lý vũ trụ học' (Gethin 1997; 1998: 112-132).
All these rebirth realms parallel the kinds of human mental states and actions that are seen to lead to them; hence Buddhism has a kind of ‘psychocosmology’ (Gethin 1997; 1998: 112–132).
Quả nghiệp trong kiếp này và các kiếp khác
The Results of Karma in This and Other Lives
Sống một đời đạo hạnh được cho là dẫn đến các việc khác nhau như giàu có qua siêng năng; thanh danh; tự tin vào tất cả các hoạt động xã hội, không sợ bị phiền trách hay trừng phạt; chết không lo âu và tái sinh trong một thế giới tốt đẹp (Trường bộ kinh, DN II.86).
Living an ethical life is said to variously lead to: wealth, through diligence; a good reputation; self-confidence in all kinds of company, without fear of reproach or punishment; dying without anxiety; and rebirth in a good world (DN II.86).
Những việc bất thiện có loại kết quả ngược lại. Phẩm hạnh cũng mang lại một nền tảng tốt để phát triển cảnh thiền tĩnh lặng, mà nó có xu hướng tái sinh trong cõi thiên đàng tương ứng, cũng như chuẩn bị tâm trí cho tuệ giác. Để đạt được niết bàn, một người phải có khả năng thực hiện một hành động siêu việt, cụ thể là đạt được tuệ giác sâu xa về thực tại (Tăng chi bộ kinh, AN II.230-232).
Unwholesome actions have the opposite kind of results. Virtue also gives a good basis for developing the meditative calm of jhāna, which then tends to rebirth in a corresponding heaven, as well as preparing the mind for insight. In order to attain nirvāṇa, a person must be able to perform a transcendental action, namely the attainment of deep insight into reality (AN II.230–232).
Sự chuyển động của chúng sinh giữa các lần tái sinh được coi là bị chi phối bởi nguyên tắc mà chúng sinh là 'người thừa hưởng' việc làm của mình (Trung bộ kinh, MN III.203). Người ta nói rằng trong truyền thống Tây Tạng, những việc làm do hận thù và bạo lực có xu hướng dẫn đến tái sinh trong địa ngục, những việc gắn liền với si mê và vô minh có xu hướng dẫn đến tái sinh thành súc vật, và những việc tham lam có xu hướng dẫn đến tái sinh thành ngạ qủy.
The movement of beings between rebirths is seen as governed by the principle that beings are ‘heir’ to their actions (MN III.203). It is said in the Tibetan tradition6 that acts of hatred and violence tend to lead to rebirth in a hell, acts bound up with delusion and confusion tend to lead to rebirth as an animal, and acts of greed tend to lead to rebirth as a ghost.
Các việc làm của một người hun đúc nên ý thức của họ, biến họ thành một loại người nhất định, để khi chết ngoại hình của họ có xu hướng tương ứng với bản chất mà nó đã được phát triển. Nếu những việc làm ác không đủ nghiêm trọng để dẫn đến tái sinh vào cõi thấp hơn, hoặc sau khi đã làm như vậy, chúng ảnh hưởng đến bản chất của việc tái sinh làm người: keo kiệt dẫn đến nghèo khó, làm tổn thương chúng sinh dẫn đến bệnh tật thường xuyên, và sân hận dẫn đến xấu xí - một phần mở rộng của quá trình theo đó một người tức giận dần dần phát triển những đặc điểm xấu xí trong cuộc sống hiện tại của họ (Trung bộ kinh, MN III.203-206).
A person’s actions mould their consciousness, making them into a certain kind of person, so that when they die their outer form tends to correspond to the type of nature that has been developed. If bad actions are not serious enough to lead to a lower rebirth, or after having already done so, they affect the nature of a human rebirth: stinginess leads to being poor, injuring beings leads to frequent illnesses, and anger leads to being ugly—an extension of the process whereby an angry person gradually develops ugly features during their present life (MN III.203–206).
Tuy nhiên, những người nghèo, bệnh tật hay xấu xí hiện không đổ lỗi cho hoàn cảnh của họ, vì những việc làm của kiếp trước của họ, và điều quan trọng là cách mà họ hành động và cách mà người khác đối xử với họ hiện nay. Nhưng nếu nghiệp xấu có thể dẫn đến nghèo khó, điều đó không giống như nói rằng nghèo không thể phát sinh từ các nguyên nhân khác.
Poor, ill, or ugly people are not to be presently blamed for their condition, however, for the actions of a past life are behind them, and the important thing is how they act and how others treat them now. But if bad karma can lead to being poor, that is not the same as saying that being poor cannot arise from other causes.
Có phải mọi thứ là do nghiệp không?
Is Everything Due to Karma?
Nghiệp được xem là mang lại hậu quả của nó một phần qua các biến cố trên thế gian và hành động của tha nhân. Điều này có nghĩa là tất cả mọi thứ là do nghiệp không? Đối với truyền thống Nguyên thủy, câu trả lời là 'không', hầu hết mọi thứ trong thế giới tri giác và vô tri giác được xem là không phải là do nghiệp, mặc dù chúng bị tuỳ thuộc điều kiện theo những cách khác.
Karma is seen as bringing about its effects partly through events in the world and the actions of other people. Does this mean that everything is due to karma? The answer, for the Theravāda tradition, is ‘no’: most things in the animate and inanimate world are seen as not due to karma, though they are conditioned in other ways.
Tăng chi bộ kinh, AN V.109-110 có nói đến những phiền não về thể xác bao gồm:
At AN V.109–110, it is said that bodily afflictions include:
. . . bệnh tật (ābādhā) có nguồn gốc từ mật, đờm, gió, hoặc sự kết hợp của những thứ này; bệnh tật do thay đổi theo mùa (utu- pariṇāma- jā); bệnh tật do hành vi bất cẩn (visama- parihāra- jā); bệnh là do gắng sức (opakkamikā); hoặc bệnh tật được tạo ra như là quả nghiệp (kamma- vipākānijā).
. . . illnesses (ābādhā) originating from bile, phlegm, wind, or a combination of these; illnesses produced by seasonal change (utu-pariṇāma-jā); illnesses produced by careless behaviour (visama-parihāra-jā); illnesses produced by exertion (opakkamikā7); or illnesses produced as a result of karma (kamma-vipākāni-jā) . . .
Tương ưng bộ kinh, SN IV.229-2 31 liệt kê những điều này như là những nguyên nhân khác nhau của cảm giác (khó chịu) (vedayitāni), nhưng không chính xác khi vì như thế mà nói rằng, 'Bất cứ điều gì người này trải nghiệm, dù dễ chịu hay đau đớn, hay không khó chịu hay cũng không dễ chịu, tất cả những điều đó là do những gì đã gây ra trước đây.'
SN IV.229–231 lists these as the various causes of (unpleasant) feelings (vedayitāni), such that it is incorrect to say, ‘Whatever this person experiences, whether pleasant or painful or neither painful nor pleasant, all that is due to what was done earlier.’
Đoạn kinh này được thảo luận tại kinh Mi tiên vấn đáp, Milindapañha đoạn 134-138, khi vua Milinda mô tả là suy nghĩ sai lầm khi 'tất cả những gì được trải nghiệm đều bắt nguồn từ nghiệp'. Đại đức Na Tiên chỉ ra rằng có những nguyên nhân khác nhau của cảm xúc như trình bày ở trên và phủ nhận rằng nghiệp làm nền tảng cho tất cả. Ví dụ, luồng gió trong cơ thể có thể phát sinh từ một số nguyên nhân vật lý, mặc dù một số nguyên nhân cũng phát sinh do nghiệp trong quá khứ. Nói chung về cảm xúc, Đại đức nói: "nhỏ là những gì được sinh ra từ sự chín muồi của nghiệp, lớn hơn là phần còn lại" (135).
This passage is discussed at Milindapañha 134–138, where King Milinda is described as wrongly thinking ‘all that is experienced is rooted in karma’. The monk Nāgasena points out the various causes of feelings, as above, and denies that karma underlies them all. Bodily winds, for example, can arise from a number of physical causes, though some do also arise due to past karma. On feelings in general, he says, ‘small is what is born of the maturing of karma, greater is the remainder’ (135).
Tất nhiên, chịu đựng bệnh tật của con người, người ta phải được tái sinh làm người, và có nghiệp cho việc này, vì vậy theo nghĩa chung, tất cả các bệnh tật đều có một số do nghiệp nhập vào. Phật tử nhìn nhận cụ thể bệnh di truyền là do nghiệp, vì người ta nhận gen từ cha mẹ nhưng ai là cha mẹ của người đó là quả nghiệp của con người.
Of course, to suffer from human illnesses, one must be reborn a human, and have the karma for this, so in a general sense all illnesses have some karmic input. And genetic illnesses must be seen by a Buddhist as specifically due to karma, as one gets one’s genes from one’s parents but who one’s parents are is a result of one’s karma.
Theo Vi Diệu pháp, Abhidhamma của phái Nguyên Thuỷ, có quan điểm có thể gây mâu thuẫn với ý tưởng cho rằng, có nhiều biến động trên thế gian là không phải là do nghiệp tạo ra. Người ta cho rằng trong bất kỳ phạm vi giác quan nào, ví dụ như thị giác, có một giác quan ý thức theo sau một cách nhanh chóng bởi tâm thức mà nó tạo ý nghĩa và phản ứng trước một đối tượng như vậy.
In Theravāda Abhidhamma, there is a view that is potentially at odds with the idea that there are many events in the world not due to karma. It is held that in any sense channel, e.g. the visual, there is a sense-consciousness rapidly followed by mind-consciousnesses that make sense of and respond to such an object.
Ở đây, điều quan trọng là ý thức ban đầu của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân đều được coi là quả nghiệp trong quá khứ. Làm thế nào điều này có thể được, nếu những gì họ ý thức được nói chung là không phải do nghiệp trong quá khứ? Sự kết hợp của ba câu trả lời khả dĩ có vẻ là thích hợp:
What is important, here, is that the initial eye-, ear-, nose-, tongue- and body-consciousness are all seen as results of past karma.8 How can this be, if what they are conscious of is regarded as generally not due to past karma? A combination of three possible answers seems appropriate:
1. Nghiệp xác định loại chúng sinh nào đó được tái sinh, và vì các loại chúng sinh khác nhau có các loại giác quan khác nhau mà nó nhạy cảm theo những cách khác nhau, ví dụ như thị giác của con người so với thị giác của ruồi hoặc đại bàng, thì hình thức về ý thức của chúng sinh bị ảnh hưởng bởi nghiệp.
1. Karma determines what kind of being someone is reborn as, and as different kinds of beings have different kinds of sense organs, which are sensitive in different ways—e.g. human sight compared to that of a fly or eagle—then the form of a being’s consciousness is influenced by karma.
2. Một cảnh thị giác nào đó có thể không phải do nghiệp trong quá khứ, mà là một người nào đó đang ở một địa điểm đặc biệt để có thể thấy nó có thể là do nghiệp trong quá khứ.
2. A certain visual scene may not be due to past karma, but that a certain person is in a particular location so as to see it can be seen as possibly due to past karma.
3. Ngay cả khi nếu có hai người ở cùng một địa điểm, họ sẽ ghi nhận là có các khía cạnh khác nhau của những gì mà họ đang được xem, ví dụ một người sẽ có xu hướng nhận thấy những khía cạnh an lạc và người kia cho là khổ ưu. Theo nghĩa này, ý thức cảm nhận của họ có thể được xem là quả nghiệp trong quá khứ: nó gạn lọc nhận thức về môi trường xung quanh để chỉ những 'điểm nổi bật được chỉnh sửa' cụ thể mới gây được chú ý.
3. Even if there are two people in the same place, they will notice different aspects of what is available to see, for example one will tend to notice pleasant aspects, and the other unpleasant. It is in this sense that their sense-consciousnesses can be seen as the result of past karma: it filters awareness of the surrounding environment so that only particular ‘edited highlights’ tend to be noticed.
Lời giải thích thứ ba không được đưa ra rõ ràng trong bất kỳ bản kinh văn nào, nhưng rất phù hợp với các ý tưởng khác của Phật giáo. Nó được hỗ trợ bởi một đoạn văn trong Tương ưng bộ kinh, SN I.91- 92, kể lại một câu chuyện về một người đàn ông giàu có do đã cúng dường cho một vị Độc giác Phật trong kiếp trước, nhưng một người keo kiệt không thể tận hưởng những gì của cải có thể mua được vì lý do là sau này ông đã hối hận về sự hào phóng của mình.
The third explanation is not explicitly given in any text, but fits in well with other Buddhist ideas. It is supported by a passage at SN I.91–92, which recounts a tale of a man who is rich due to having given alms to a pacceka-buddha in a past life, but a miser unable to enjoy what wealth might buy due to later having regretted his generosity.
Ở đây, người ta có thể nói là nghiệp trong quá khứ mang lại điều mà người ta chỉ nhận thấy những khía cạnh bất toại, thu hút của thế gian. Thế giới kinh nghiệm của một người được định hình bởi tính cách do nghiệp của một người hun đúc, như trong Tương ưng bộ kinh, SN I.62 có ngụ ý:
Here, one can say, past karma entails that the man only notices unpleasant, unenticing aspects of the world. One’s experienced world is shaped by one’s karma-shaped character, as implied by SN I.62:
Chính trong cái thi hài này mà nó có nhận thức và tâm trí, ta cho là nó nằm ở trong thế gian, và sự thành hình của thế gian, và sự chấm dứt của thế gian, và tiến trình mà nó đi đến sự chấm dứt của thế gian.
It is in this fathom-long carcase, which has perception and mind, that, I declare, lies the world, and the arising of the world, and the cessation of the world, and the course that goes to the cessation of the world.
Điều này có nghĩa là những gì mà người ta ghi nhận ở ngoại giới và cách mà họ định danh và suy nghĩ về nó, tất cả trở thành 'thế gian' đối với một người, nó là do cấu trúc được định hình bởi loại người đó, việc này xuất phát từ sự tham ái và ràng buộc và nghiệp của riêng mình.
That is, what one notices in the outer world, and how one labels and thinks about this— which all becomes ‘the world’ to one—is a construction shaped by the kind of person one is, which comes from one’s cravings and attachments and karma.
Trong Duy Thức học, Yogācāra, một trong những trường phái triết học của Đại thừa, vấn đề liệu là mọi thứ có phải do nghiệp không được đặt ra trong một bối cảnh khác nhau. Điều này là vì nó có giá trị tùy thuộc vào cách mà nó được giải thích – hoặc là
In the Yogācāra, one of the schools of Mahāyāna philosophy, the question of whether everything is due to karma is set in a different context. This is because it holds— depending on how it is interpreted—either that
(a) chỉ là hiện tượng tinh thần hiện hữu, hoặc là
(a) only mental phenomena exist, or that
(b) tất cả những gì chúng ta từng thâm nhập được là luồng kinh nghiệm, với bất kỳ khái niệm nào về thế giới vật chất là một cấu trúc được phóng chiếu.
(b) all we ever have access to is the flow of experience, with any concept of a material world being a projected construct.
Nếu một thế giới vật chất không tồn tại (theo cách giải thích a), thì cơ thể vật chất không tồn tại tách rời khỏi kinh nghiệm của 'cơ thể'. Do đó, không thể có các nguyên nhân vật lý nào trong cơ thể hoặc trong môi trường mà nó có thể là nguyên nhân của cảm xúc hoặc bệnh tật không thuộc về tinh thần. Điều này làm cho nó hợp lý nhất để xem đây là quả nghiệp trong quá khứ.
If a material world does not exist (interpretation a), then a physical body does not exist apart from the experience of ‘body’. Hence there can be no physical causes in the body or environment that could be non-mental causes of feelings or illnesses. This makes it most plausible to see these as the result of past karma.
Thực ra, Duy Thức học coi luồng kinh nghiệm là sự chín muồi của hạt giống nghiệp được tạo ra bởi các hành động trước đây của một người và được lưu trữ trong ālaya- vijñāṇa – “a lại da thức” mà nó là tàng thức, ý thức được tồn trữ, là nền tảng trong mức độ không ý thức của tâm trí – và được chín muồi bởi ảnh hưởng vi tế của vāsanās hoặc 'ấn tượng' được tạo ra bởi sự gắn bó ăn sâu vào trong các cấu trúc tinh thần.
In fact, the Yogācāra sees the flow of experiences as the ripening of karmic seeds generated by one’s previous actions and stored in the ālaya-vijñāṇa—the ‘storehouse consciousness’ that is a background unconscious level of the mind—and matured by the subtle influence of vāsanās or perfuming ‘impressions’ generated by ingrained attachment to mental constructions.
Tuy nhiên, các kinh nghiệm mà nó là một phần của hành động mới, nó không phải là quả nghiệp trong quá khứ, và kinh nghiệm cũng có thể phát sinh từ hành động của các dòng tâm trí khác (Duy thức tam thập tụng, Vims. c.18-20), tức là những chúng sinh khác.
Nevertheless, experiences that are part of new actions are not the result of past karma, and experiences can also arise from the actions of other mind-streams (Vims. vv.18–20), i.e. other beings.
Về cách giải thích b, chúng ta có thể không biết gì về cơ thể và bệnh tật khác hơn là kinh nghiệm tâm linh về chúng, được định hình phần lớn bởi nghiệp trong quá khứ. Chúng ta không có thể biết bất kỳ trình tự nhân quả nào trong "chính cơ thể" mà nó có thể hoạt động độc lập với tâm trí trong việc gây ra các bệnh tật có kinh nghiệm, và dường như kiến thức y học chỉ có thể liên quan đến các đặc điểm có thể trải nghiệm được của 'thuốc' và 'quá trình cơ thể'.
On interpretation b, we can know nothing of the body and illnesses other than the mental experience of them, which is greatly shaped by past karma. We cannot know of any causal sequences in ‘the body itself ’ that could work independently of the mind in causing experienced illnesses, and it would seem that medical knowledge can only relate the experienceable features of ‘medicines’ and ‘bodily processes’.
Tuy nhiên, Duy Thức học không cho rằng tất cả chúng ta đều sống trong thế giới hoàn toàn riêng tư. Sự giống nhau trong "hạt giống" nghiệp của con người có nghĩa là "thế gian" của chúng ta có nhiều điểm chung, mặc dù các loại chúng sinh khác nhau được coi là nhận thức "cùng một đối tượng" rất khác nhau: trong khi con người coi dòng sông là nguồn cho việc rửa và uống, đối với cá đó chính là gia đình, môi trường sống, và đối với 'qủy đói' đó là một dòng mủ và phân không thể làm dịu cơn khát đang tàn phá chúng (Nhiếp đại thừa luận, mahāyāna-saṃgraha, Ms. 2.4). Ý tưởng này ngụ ý rằng có một 'cái gì đó' ngoài tâm trí đang được nhận thức một cách khác nhau, mà nó hỗ trợ cho cách giải thích b.
The Yogācāra does not hold that we all inhabit totally private worlds, though. The similarity in people’s karmic ‘seeds’ means that our ‘worlds’ have much in common, though different types of being are seen as perceiving the ‘same object’ very differently: while humans see a river as a source of washing and drinking, for fish it is just their home environment, and for ‘hungry ghosts’ it is a stream of pus and excrement which cannot assuage their ravaging thirst (Ms. 2.4). This idea does imply that there is an extra- mental ‘something’ that is being perceived differently, which supports interpretation b.
Nghiệp trong quá khứ có loại bỏ tự do hành động trong hiện tại không?
Does Past Karma Remove Freedom of Action in the Present?
Phật giáo cho rằng nghiệp trong quá khứ quyết định cho nghiệp mới trong hiện tại, nhưng đến mức độ nào? Vì cá tính thường gây ảnh hưởng đến những hành động mà người ta làm, và cá tính phần lớn được coi là sản phẩm của các việc làm trong quá khứ, điều này có hạn chế tự do không?
To what extent does Buddhism hold that past karma determines new karma in the present? As character often affects what actions one does, and character is largely seen as a product of past actions, does this limit freedom?
Một đoạn kinh văn có liên quan ở đây là Trung bộ kinh, MN III.169-171 có nói rằng, một chúng sinh được tái sinh trong địa ngục sẽ mất một thời gian rất dài trước khi tái sinh làm người, vì điều này khó hơn một con rùa mù ngẩn cổ nổi trên đại dương, khi nó chỉ nổi lên mặt nước mỗi thế kỷ một lần. Ngay cả khi được tái sinh làm người, người đó sẽ nghèo, xấu, bệnh tật, dị dạng và sẽ cư xử tồi tệ, để trở về lại địa ngục!
A relevant passage here is MN III.169–171, where it is said that a being that is reborn in hell will take a very long time before regaining a human rebirth, for this is harder than a blind turtle putting its neck through ring floating on the ocean, when it only surfaces once a century. Even when a human rebirth is regained, the person will be poor, ugly, ill, or deformed and will behave badly, so as to return to hell!
Trái ngược với điều này, Trung bộ kinh, MN III.177-178 nói rằng một người thông tuệ mà biết giữ gìn giới luật đạo đức sẽ được tái sinh trên thiên đàng và chỉ "một lần trong một thời gian rất dài" sẽ được tái sinh làm người. Khi điều này xảy ra, anh ta sẽ giàu có và đẹp trai, v.v., sẽ cư xử có phẩm hạnh, và trở về lại thiên đàng.
In contrast to this, MN III.177–178 says that a wise man who upholds the ethical precepts will be reborn in a heaven and only ‘once in a very long while’ will he be reborn as a human. When this does occur, he will be rich and handsome, etc., will behave virtuously, and so return to a heaven.
Trong cả hai trường hợp, các ảnh hưởng của nghiệp được xem là kéo dài trong một thời gian rất lâu, và thậm chí là các khuôn mẫu của việc làm thiện và ác. Do đó, các cá tính thúc đẩy những điều này và được xem là tái diễn tương tự: hình thức và chiều hướng của cá tính được xem là tiếp tục qua thời gian.
In both cases, the effects of karma are seen as lasting a very long time, and even the patterns of good and bad actions, and thus the character traits which prompt these, are seen as similarly recurring: the form and directedness of character is seen as continuing over the ages.
Tuy nhiên, một đoạn trong Tương ưng bộ kinh, SN I.93 - 96 có một điểm nhấn khác nhau. Kinh cho rằng một người sinh ra như một kẻ bị xã hội ruồng bỏ, hoặc là thợ săn, hoặc người nghèo, thiếu ăn, ốm yếu, bệnh tật hoặc què quặt (do nghiệp trong quá khứ tương đối xấu), có thể làm ác hoặc thiện, do đó được tái sinh trong địa ngục hoặc thiên đường. Cũng tương tự như vậy đối với một người được sinh ra như một Bà la môn hoặc là quý tộc, giàu có hoặc đẹp trai.
Nevertheless a passage at SN I.93–96 has a different emphasis. It holds that one born as an outcaste, or as a hunter, or poor, ill-fed, ill-featured, diseased, or a cripple (due to relatively bad past karma), may do either evil or good actions, hence being reborn in a hell or heaven. Likewise for a person who is born as a Brahmin or as noble, rich, or good-looking.
Điều này ngụ ý rằng một người không bị mắc kẹt với việc tiếp tục trong việc làm ác hoặc thiện. Do đó, nhìn chung, những đoạn kinh này ngụ ý rằng một kẻ làm ác trong quá khứ chỉ có xu hướng tiếp tục trong điều ác.
This implies that one is not stuck with carrying on in evil—or in good. Together, then, these passages imply that a past evildoer only tends to continue in evil.
Khuôn mẫu có thể được thay đổi, có lẽ bởi một người xấu chịu ảnh hưởng tốt của người khác (hoặc ngược lại), như với Aṅguḷimāla giết người (Trung bộ kinh, MN II.97-105) khi anh ta đối mặt với Đức Phật và tiếp tục trở thành một vị A-la-hán. Việc này cũng có thể được thay đổi bằng cách luôn hành động theo cách tốt nhất mà cá tính hiện tại của một người có thể cho phép. Người ta có thể nghĩ về cá tính của một người có xu hướng được thể hiện trong một khuôn khổ đặc trưng của các việc thiện và bất thiện.
The pattern can be changed, perhaps by a bad person coming under the good influence of others (or vice versa), as with the murderous Aṅguḷimāla (MN II.97–105) when he is confronted by the Buddha and goes on to become an arahant. It may also be changed by consistently acting in the best way one’s current character tends to allow. One can think of a person’s character as tending to be expressed in a characteristic spectrum of wholesome and unwholesome actions.
Theo thời gian, một người làm việc càng hướng về mục tiêu trong khuôn khổ thiện lành, thì cá tính của họ càng phát triển theo chiều hướng thiện, để cho khuôn khổ của họ thay đổi phạm vi bao gồm các việc thiện nhiều hơn và ít bất thiện hơn. Tập trung các việc làm trong khuôn khổ bất thiện có tác dụng ngược lại. Người ta trở thành loại người tự tạo ra chính mình, trong phạm vi một cuộc sống và từ cuộc sống này sang cuộc sống khác.
Over time, the more a person acts towards the wholesome end of the spectrum, the more their character develops in a wholesome direction, so that their spectrum shifts its range to include more strongly wholesome actions and less strongly unwholesome actions. Focusing actions at the unwholesome end of the spectrum has the opposite effect. One becomes the kind of person one makes oneself, within one life, and from life to life.
Một vị A-la-hán là người chỉ hoạt động với một khuôn khổ thiện lành và đã tận diệt các gốc rễ mà nó có thể trở lại với những việc bất thiện. Quả nhiên, trong Tăng kệ và Trưởng lão ni kệ, Therigatha, Thig. 400-447, có kể về một người phụ nữ trước đây đã có một chuỗi tái sinh xấu trong địa ngục hoặc như thú vật, nhưng trở thành một ni sư và sau đó là một vị A-la-hán, một người được giải thoát.
An arahant is one who operates only with a wholesome spectrum, and has destroyed the roots that would have made a return to unwholesome actions possible. Indeed, Thig. 400–447 gives an account of a woman who had previously had a string of bad rebirths in hell or as an animal, but who becomes a Buddhist nun and then an arahant, a liberated person.
Có khuynh hướng tiếp tục trong các khuôn mẫu cá tính cũ được đề ra bởi các việc làm trong quá khứ, mặc dù người ta cũng có thể phá vỡ những điều này. Nếu nghiệp mới chỉ đơn giản là quả nghiệp trong quá khứ, điều này sẽ dẫn đến việc là người ta sẽ bị kết án là luôn luôn lặp lại những sai lầm của quá khứ và sẽ không chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
There is a tendency to carry on in old character patterns set up by past actions, though one can also break out from these. If new karma was simply the result of past karma, this would entail that one would be condemned to eternally repeat the mistakes of the past, and would not be responsible for one’s actions.
Thực ra, Đức Phật đã chỉ trích bất kỳ lý thuyết nào mà nó làm suy yếu ý tưởng về trách nhiệm cho hành động. Chúng bao gồm:
The Buddha in fact criticized any theories that undermined the idea of responsibility for action. These included:
1. Hai hình thức của thuyết định mệnh, mà mỗi một thuyết nhìn thấy tất cả các kinh nghiệm (an lạc, bất toại hoặc trung dung) và các hành động liên quan là do nghiệp quá khứ (pubbe katahetu) hoặc do sáng tạo của Thượng đế (Issara- nimmāna- hetu).
1. Two forms of fatalism, which respectively saw all experiences (pleasant, unpleasant, or neutral) and associated actions as due either to past karma (pubbe katahetu) or the creation of a God (Issara-nimmāna-hetu).
2. Một hình thức của thuyết bất định, mà nó coi tất cả các kinh nghiệm là không có bất kỳ nguyên nhân hay điều kiện nào (ahetu- appaccayā), thuần là do cơ hội (Tăng chi bộ kinh AN I.173-175; xem Trung bộ kinh, MN II.214).
2. A form of indeterminism, which saw all experiences as without any cause or condition (ahetu-appaccayā), being due to pure chance (AN I.173–175; cf. MN II.214).
Đức Phật thấy trong mỗi quan điểm này có ngụ ý rằng, bất kỳ hành động nào, ví dụ như kẻ sát nhân là do nghiệp trong quá khứ (Bộ Ngữ Tông, Kathāvatthu, Kvu. 545-546), hành động của một vị thần, hoặc cơ hội, có lẽ là do cảm giác song hành với những hành vi như vậy mà họ dựa vào. Do đó, Ngài thấy những người có quan điểm như vậy là ủng hộ cho "bất động" (akiriya): nếu một người không chịu trách nhiệm về việc làm của mình, ý chí hành động một cách thiện lành và không phải là một cách bất thiện, sẽ bị tê liệt. Nhưng người ta gần như luôn có một số mức độ của việc lựa chọn.
The Buddha saw each of these views as implying that any action, e.g. being a murderer, is due to past karma (cf. Kvu. 545–546), a deity’s action, or chance, presumably due to the feelings accompanying such acts being so based. He thus saw those who held such views as supporting ‘inaction’ (akiriya): if one is not responsible for one’s actions, the will to act in a wholesome way, and not an unwholesome one, is paralysed. But one nearly always has some degree of choice.
Tuy nhiên, liệu có vấn đề gì không khi Phật giáo coi nghiệp của con người đôi khi 'bắt kịp' với nghiệp thông qua việc làm của người khác không? (ví dụ: Tăng kệ và Trưởng lão ni kệ, Therigatha, Thig. 400 - 447, Tăng chi bộ kinh, AN II.32) Nghiệp trong quá khứ của một người có thể là nguyên nhân khiến họ bị sát hại, bị thương, bị lăng mạ hoặc được cúng dường ít hoặc nhiều.
Is it problematic, though, that Buddhism sees a person’s karma as sometimes ‘catching up’ with them through the actions of other people (e.g. Thig 400–447, AN II.32)? A person’s past karma might be the cause of their being murdered, injured, insulted, or offered poor or good alms food.
Vì vậy, ý tưởng này có làm thoả hiệp đến tự do, và do đó trách nhiệm của người mà họ đem lại quả nghiệp xấu của một người: thí dụ nói về một kẻ giết người, nếu cái chết của nạn nhân là do nghiệp xấu của chính nạn nhân? Tôi nghĩ là không. Nếu X bị Y sát hại do nghiệp của chính X, tự do của Y có thể được duy trì nếu:
So does this idea compromise the freedom, and thus responsibility, of the person who ‘delivers’ a person’s bad karmic result: say of a murderer, if his victim’s death is due to the victim’s own bad karma? I think not. If person X is murdered by Y due to X’s own karma, Y’s freedom can be retained if:
a. Cá tính của X là quả nghiệp trong quá khứ của anh ta và vì thế nên dễ tạo kích động cho Y để giết anh ta, hoặc là
a) X’s character is the result of his past karma and is such as to provoke the easily irritated Y into murdering him, or
b. Do nghiệp của mình, bằng một cách vô ý thức, X tự đặt mình vào trong một hoàn cảnh mà Y cảm thấy thuận lợi khi giết X: lưu ý rằng Moggallāna kẻ sát nhân được coi là đã được ra lệnh bởi những người khổ hạnh ghen tị với thành công của anh ta trong việc cải đạo (Kinh Tiền thân, Jat. V.126), hoặc là
b) Due to his karma, X unconsciously puts himself into a position where Y feels that it is advantageous to murder him: note that Moggallāna’s murder is seen as having been ordered by ascetics jealous of his success in gaining converts (Jat. V.126), or
c. Y có ý định giết một (hoặc những) người nhưng không xác định (ví dụ: do điên rồ, chiến tranh hoặc khủng bố) và nghiệp của X xác định rằng X là người bị giết.
c) Y is intent on killing an unspecified person(s) (e.g. due to madness, war, or terrorism), and X’s karma determines that it is X who is killed.
Trong cả ba trường hợp, Y thực hiện hành động do Y tự chọn (trừ khi nào điên), như nó xảy ra, nghiệp của X mà không có Y là một tác nhân thụ động, không đổ lỗi cho việc trổ nghiệp của X. Vì vậy, không có lý do chính đáng để xem việc làm của một người đôi khi được xác định bởi nghiệp trong quá khứ của người khác.
In all three cases, Y’s self-chosen action (unless mad) fulfils, as it happens, X’s karma, without Y being a passive, blameless agent of X’s karma coming to fruition. So, there is no good reason to see one’s actions as sometimes determined by other people’s past karma.
Đối với Phật giáo, quả nghiệp của một việc làm cụ thể thực sự được nhìn thấy khác nhau, vì vậy nghiệp trong quá khứ không xác định một cách cứng nhắc về một kết quả cố định, được tạo ra theo cách máy móc. Chỉ những hành động có chủ ý mới mang lại nghiệp quả và thậm chí sau đó, kết quả có thể thay đổi tùy theo bản chất của người gây ra, kết quả tồi tệ hơn đối với một người mà họ chưa phát triển về mặt đạo đức và tâm linh (Tăng chi bộ kinh, AN I.249–2 53; Mahā- parinirvāṇa Sūtra, T 12, 374, 38, 549b29–50b18): trong trường hợp này, việc ác 'vang dội' có thể nói như vậy, cùng với các việc khác như vậy, không bị hoà nhập bởi các việc thiện.
For Buddhism, karmic results of a particular action are actually seen to vary, so past karma does not inflexibly determine a fixed result, produced in a mechanical- like way. Only intentional actions bring karmic results, and even then, the result may vary according to the nature of the person that does the act, the results being worse for a morally and spiritually undeveloped person (AN I.249–253; Mahā-parinirvāṇa Sūtra, T 12, 374, 38, 549b29–50b18): in this case, the bad action ‘reverberates’ so to speak, with other such actions, undiluted by many good actions.
Nếu không có sự linh hoạt này, người ta cho rằng sẽ "không có sự sống của cuộc đời thánh thiện, không có cơ hội để xoá tan hoàn toàn đau khổ" (Tăng chi bộ kinh, AN I. 249).
Without this flexibility, it is held that there would be ‘no living of the holy life, no opportunity for the utter destruction of suffering’ (AN I.249).
Sự sám hối không chỉ làm giảm quả nghiệp của việc làm (xấu hay tốt) trong quá khứ, mà khi một người đạt 'nhập quả dự lưu', cái hương vị đầu tiên về niết bàn, họ thoát khỏi bất kỳ việc tái sinh nào ở mức độ thấp hơn là kiếp con người (Tương ưng bộ kinh, SN V.357).
Not only does regret reduce the karmic effect of a (bad or good) past action, but when a person attains ‘stream-entry’, the first glimpse of nirvāṇa, they are free of any rebirths at less than a human level (SN V.357).
Trong khi điều này một phần là do thực tế là từ bây giờ, họ luôn hành động một cách có đạo đức, nhưng cũng phải ngụ ý rằng bất kỳ nghiệp xấu nào trước đây mà nó có thể dẫn đến việc tái sinh xấu thì hiện nay không còn có thể làm như vậy nữa.
While this must be partly due to the fact that they, from now on, always act morally, it must also imply that any previous bad karma that might have led to a bad rebirth can now no longer do so.
Vì vậy, các quả nghiệp không được xác định một cách cứng nhắc chỉ bởi nghiệp trong quá khứ, mà còn cần kết hợp với các điều kiện để thúc đẩy cho sự phát sinh của chúng, và những điều này có thể sửa đổi hình thức và thời điểm phát sinh chúng (Thanissaro 1996: Phần I, B, xem Thanh tịnh đạo, Visuddhimagga,Vism 601-602).
So karmic results are not inflexibly determined by past karma alone, but also need cooperating conditions to foster their arising, and these may modify the form and timing of their arising (Thanissaro 1996: Part I, B, cf. Vism 601–602).
Vấn đề về ý chí tự do
The Question of Free Will
Đối với vấn đề rộng lớn hơn là liệu Phật giáo có chấp nhận "ý chí tự do" trong bối cảnh mà Phật giáo nhìn thấy tất cả các tâm thái, bao gồm cả ý nguyện, như phát sinh từ các hoàn cảnh, ở đây không phải là phạm vi để thảo luận toàn diện về vấn đề này.
As for the broader issue of whether Buddhism accepts ‘free will’ in the context of it seeing all mental states, including volition, as arising from conditions, there is not space here to fully discuss it.
Chỉ cần nói rằng, nếu có một ý chí hay bản ngã là vô điều kiện, nó sẽ là thường hằng và bất biến, và do đó không có khả năng làm bất cứ điều gì, vì sự phát sinh việc thúc đẩy hành động là một sự thay đổi. Nhưng một chúng sinh nằm trong điều kiện có thể có một mức độ tự định hướng, và phẩm chất này có thể phát triển khi chánh niệm tăng lên và giúp suy giảm việc hạn chế các ô trược tâm linh (Harvey 2007b, 2016).
Suffice it to say that if there were a will or self that was unconditioned, it would be permanent and unchanging, and hence not capable of doing anything, as the arising of an impulse to action is a change. But a conditioned being can have a degree of self-direction, and this quality can grow as mindfulness increases and helps the undermining of limiting mental defilements (Harvey 2007b, 2016).
Nghiệp và Thiên đàng
Karma and Nirvāṇa
Trong khi Phật tử cố tránh việc ác và làm việc thiện, thì ngay cả những việc thiện cũng có những hạn chế của nó, vì trong những việc tái sinh tốt đẹp mà nó dẫn đến, vẫn nằm trong phạm vi có điều kiện của cuộc sống, nó có kéo theo đau khổ và cái chết. Dù vậy, thiên đàng là một trạng thái vượt ra ngoài sinh, tử, tái sinh và đau khổ.
While Buddhists aim to avoid bad actions and do good actions, even good actions have their limitations, in that the good rebirths that they lead to are still within the conditioned realm of existences that entail suffering and death. Nirvāṇa, though, is a state beyond birth, death, rebirth, and suffering.
Vì vậy, nghiệp lý tưởng thậm chí không phải là 'sáng', nghiệp thiện /việc thiện.
So the ideal karma is not even ‘bright’, good karma/action.
Do đó, Trung bộ kinh, MN I.390 nói rằng, vượt qua các việc làm mà nó là sáng, tối hoặc hỗn hợp là "hành động không tối cũng không sáng với việc đang chín muồi không sáng hoặc tối, hành động dẫn đến sự hủy diệt hành động": "ý chí từ bỏ" ba loại hành động vừa kể.
Hence MN I.390 says that beyond actions that are bright, dark, or mixed is ‘action that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright ripening, action that leads to the destruction of action’: the ‘volition for abandoning’ the latter three kinds of action.
Tăng chi bộ kinh, AN II.236 giải thích loại hành động này là các yếu tố của Bát chánh đạo, và Tăng chi bộ kinh AN I.263 coi các hành động sinh ra từ không gian tham, không thù hận và không si mê là dẫn đến việc chấm dứt các hành động (tạo nên tái sinh).
AN II.236 explains this kind of action as the factors of the Noble Eightfold Path, and AN I.263 sees actions born of non-greed, non-hatred, and non-delusion as leading to the cessation of (rebirth-fuelling) actions.
Tăng chi bộ kinh AN III.384 -385 thấy niết bàn không tối cũng không sáng, theo nghĩa là việc tái sinh không xấu cũng như không tốt. Do đó, trong khi những việc thiện nói chung dẫn đến những tái sinh an lạc hơn, một số việc làm có tiềm năng dẫn đến việc vượt qua tất cả những việc tái sinh và hình thức đau khổ đa dạng của chúng.
AN III.384–385 sees nirvāṇa as neither dark nor bright, in the sense of neither a bad nor a good rebirth. Thus while wholesome actions generally lead to more pleasant rebirths, some have the potential to lead beyond all rebirths and their diverse forms of suffering.
***
Works Cited
Peter Harvey là giáo sư hồi hưu về khoa Nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Sunderland, Vương quốc Anh, chuyên đề nghiên cứu là giáo lý và thực hành Phật giáo thời sơ khai và đạo đức Phật giáo. Ông là biên tập viên cho Buddhist Studies Review, Journal of the UK Association for Buddhist Studies và là tác giả các cuốn sách An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices (1990; 2013), The Selfless Mind: Personality, Consciousness and Nirvana in Early Buddhism (1995) and An Introduction to Buddhist Ethics: Foundations, Values and Practices (2000).
Bodhi, Bhikkhu (1990) Merit and spiritual growth. In: Nourishing the roots: essays on Buddhist ethics. Kandy: Buddhist Publication Society, 13–17. Available from: http://www.bps.lk/olib/ wh/wh259.pdf
Bodhi, Bhikkhu (ed.) (1993) A comprehensive manual and Abhidhamma: the Abhidhammattha Sangaha: Pali text, translation and explanatory guide. Kandy: Buddhist Publication Society.
Cousins, L. S. (1996) Good or skilful? kusala in canon and commentary. Journal of Buddhist ethics, 3, 136–164.
Nguyên tác của bản dịch là Karma, Chương 1 trang 7 - 28 trong tác phẩm The Oxford Handbook of Buddhist Ethics, Daniel Corort & James Mark Shiels (eds.) do NXB Oxford University Press ấn hành năm 2018.
Gethin, R. (1997) Cosmology and meditation: from the Aggañña Sutta to the Mahāyāna.
History of religions, 36, 183–219.
Gethin, R. (1998) The foundations of Buddhism. Oxford and New York: Oxford University Press. Gombrich, R. F. (2006) Theravāda Buddhism, second edition. London and
New York: Routledge.
Gombrich, R. F. (2009) What the Buddha thought. London: Equinox. Guenther, H. V. (1971) The jewel ornament of liberation. Berkeley: Shambhala.
Harvey, P. (1995) The selfless mind: personality, consciousness and nirvana in early Buddhism. London: Curzon Press.
Harvey, P. (1999) Vinaya principles for assigning degrees of culpability. Journal of Buddhist ethics, 6, 271–291.
Harvey, P. (2000) An introduction to Buddhist ethics: foundations, values and issues. Cambridge: Cambridge University Press.
Harvey, P. (2007a) Avoiding unintended harm to the environment and the Buddhist ethic of intention. Journal of Buddhist ethics, 14, 1–34.
Harvey, P. (2007b) ‘Freedom of the will’ in the light of Theravāda Buddhist teachings. Journal of Buddhist ethics, 14, 35–98.
Harvey, P. (2011) An analysis of factors related to the kusala/akusala quality of actions in the Pali tradition. Journal of the International Society of Buddhist Studies, 33, 175–210.
Harvey, P. (2013) Introduction to Buddhism: teachings, history and practices, second edition. Cambridge: Cambridge University Press.
Harvey, P. (2016) Psychological versus metaphysical agents: a Theravāda Buddhist view of free will and moral responsibility. In: R. Repetti (ed.), Buddhist perspectives on free will: agentless agency? London and New York: Routledge, 158–169.
Heim, M. (2014) The forerunner of all things: Buddhaghosa on mind, intention and agency. Oxford: Oxford University Press.
McDermott, J. P. (1984) Development in the early Buddhist concept of kamma/karma. Delhi: Motilal Banarsidass.
Payutto, P. A. (1993) Good, evil and beyond: kamma in the Buddha’s teaching. Bangkok: Buddhadhamma Foundation Publications. Available from: http://www.buddhanet.net/pdf_file/good_evil_beyond.pdf
Thanissaro (1996) The wings to awakening: an anthology from the Pali Canon. Barre, MA: Barre Center for Buddhist Studies.
Waldron, W. S. (2003) The Buddhist unconscious: the ālaya-vijñāna in the context of Indian Buddhist thought. London and New York: RoutledgeCurzon.
Wijeratne, R. P., and Gethin, R. (2002) Summary of the topics of Abhidhamma and exposition of the topics of Abhidhamma. Oxford: Pali Text Society.
Williams, P. (2009) Mahāyāna Buddhism: the doctrinal foundations, second edition. London and New York: Routledge.
Suggested Reading
Cousins, L. S. (1996) Good or skilful? kusala in canon and commentary. Journal of Buddhist ethics, 3, 136–164.
Gethin, R. (1998) The foundations of Buddhism. Oxford and New York: Oxford University Press, esp. 112–132, 140–146, 215–218.
Harvey, P. (2000) An introduction to Buddhist ethics: foundations, values and issues. Cambridge: Cambridge University Press, esp. 8–66.
Harvey, P. (2011) An analysis of factors related to the kusala/akusala quality of actions in the Pali tradition. Journal of the International Society of Buddhist Studies, 33, 175–210.
Heim, M. (2014) The forerunner of all things: Buddhaghosa on mind, intention and agency. Oxford: Oxford University Press.
Nagapriya (2004) Exploring karma and rebirth. Birmingham: Windhorse.
Payutto, P. A. (1993) Good, evil and beyond: kamma in the Buddha’s teaching. Bangkok: Buddhadhamma Foundation Publications. Available from: http://www.bud dhanet.net/pdf_file/good_evil_beyond.pdf.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.182.217 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...