Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Văn hóa Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Điểm sách: “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” »»

Văn hóa Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Điểm sách: “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường”

Donate

(Lượt xem: 6.154)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Điểm sách: “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường”

Điểm sách: “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” Của Tác giả Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ

Đọc xong tác phẩm này trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phật Pháp đi vào đời của người thanh niên trẻ trí thức Phật Tử Tâm Thường Định, ở nhiều lãnh vực, đặc biệt là lãnh vực đem Đạo vào Đời ở trường học Hoa Kỳ. Với chừng ấy việc mà hai học giả Phật tử này đã giới thiệu qua, thiết tưởng tôi không cần phải lặp lại nữa, tôi sẽ điểm qua tác phẩm cũng như Tác giả dưới một khía cạnh khác của một người xuất gia.

Tác phẩm chia ra 4 chương rất riêng biệt rõ ràng. Đó là: Giáo dục - Quê hương - Đạo Pháp - Văn Học Nghệ Thuật. Nhìn cách dàn dựng tác phẩm của Tác giả, chúng ta thấy được Tâm Thường Định muốn đặt nặng vấn đề nào trước vấn đề nào sau rồi. Thật vậy, trong 362 trang này, phần viết về Giáo Dục chiếm hết 143 trang, phần Quê Hương 73 trang, phần Đạo Pháp chiếm 59 trang và phần cuối cùng viết về Văn Học Nghệ Thuật chiếm 81 trang. Như vậy nếu đi lần lượt từ nhiều đến ít thì phần Giáo Dục chiếm ưu thế, kế đến là Văn Học Nghệ Thuật, thứ ba là Quê Hương và cuối cùng là Đạo Pháp. Nếu nói về lượng là như vậy, nhưng chúng ta nên hướng về phẩm như Tác Giả đã phân chia để giới thiệu thì hay hơn.

Nếu xem phần tiểu sử của Tác giả, thì ta biết rằng Anh sinh ra đời tại Nhơn Lý, Bình Định, trong một Gia Đình nông dân hay ngư dân thì đúng hơn vào năm 1976, năm ấy cũng là năm tôi sắp ra trường ở bậc Đại Học tại Nhật Bản. Mười lăm năm sau (1991) Anh sang Hoa Kỳ định cư theo diện đoàn tụ gia đình, ở tuổi 15 đã xa quê, nghĩa là học chưa xong bậc Trung học. Khi đến Mỹ, chắc rằng Tâm Thường Định phải khó khăn lắm với ngôn ngữ Anh Văn để tiếp tục vào học Trung Học của Hoa Kỳ. Thế mà sau 23 năm (1991-2014) Anh đã học xong các trường Trung học, Đại học, Cao học và Tiến sĩ về Giáo Dục Học, thì phải nói Anh là một người con dân Bình Định có nghị lực quá phi thường. Xin tán thán Tâm Thường Định về phương diện này. Bởi lẽ nhiều cha mẹ Việt Nam lo cho con cái của mình là không biết rành tiếng Việt, hay nói tiếng Việt không bỏ dấu v.v… thì khi đọc sách này quý vị sẽ thấy rằng khả năng tự học và trau dồi Việt ngữ của Tâm Phường Định phải nói là phi thường. Trong phần viết về Quê Hương, Anh đã điểm qua thân thế của Ba và Mẹ Anh cũng bình thường như bao nhiêu người nông dân Việt Nam khác, nhưng Anh được thành công như vậy là chính nhờ sự cố gắng vượt bực của Anh và đặc biệt là môi trường giáo dục tốt của Hoa Kỳ cũng như của hai ngôi chùa: Kim Quang tại Sacramento, nơi cố Hòa Thượng Thích Thiện Trì Trụ Trì; và ngôi chùa Quang Nghiêm ở Stockton, nơi Hòa Thượng Thích Minh Đạt đang làm Viện Chủ. Cả hai nơi này có hai Gia Đình Phật Tử và chính ở môi trường này, Anh đã thành danh chi mỹ.

Chắc quý vị trong chúng ta nhiều người cũng đã nghe nói đến Phó Thủ Tướng Đức, Ông Dr. Philipp Rösler sinh năm 1973 tại Ba Xuyên và là một cô nhi trong Cô Nhi Viện ở Sóc Trăng. Thế mà qua hoàn cảnh giáo dục của nước Đức, Ông ta đã được cha mẹ nuôi cho ăn học thành Bác sĩ Y Khoa và trở thành một chính trị gia của Đảng FDP có tiếng một thời tại xứ Đức này. Chỉ có một điều là Ông xa quê còn quá nhỏ, không nhớ và nói được tiếng Việt, nhưng xuất xứ vẫn là một người Việt Nam. Như vậy môi trường Giáo Dục rất là quan trọng, cộng thêm với khả năng và ý chí của một con người, chúng ta sẽ làm nên tất cả, nếu chúng ta muốn. Nhiều khi cha mẹ lo lắng cho con cái quá nhiều, nhưng nếu nó không biết tự lo cho thân nó thì kết quả cũng không đi đến đâu cả. Tục ngữ Đức nói rằng: “Trái táo rụng cách xa gốc cây táo không bao xa”; hay Việt Nam chúng ta cũng có những câu tục ngữ như: “Lá rụng về cội”, “Cóc chết 3 năm cũng sẽ quay đầu về núi” là thế. Điển hình là ở phần Quê Hương, Tâm Thường Định cũng như Phó Thủ Tướng Đức đã cho vợ con mình trở lại quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình để thăm mồ mả của Ông bà, Tổ tiên. Điều này đối với những bậc cha mẹ còn tại thế hay những người thân thuộc đã ra đi về với Phật với Chúa cũng rất hài lòng. Vì lẽ: “Cây có cội và nước có nguồn” là vậy.

Tâm Thường Định ảnh hưởng Như Lai Thiền của Thiền Sư Nhất Hạnh, Thiền Sư căn cứ vào An Ban Thủ Ý Kinh về Chánh Niệm của hơi thở để dạy cho người Tây Phương rất thành công. Ngoài ra Tác giả cũng ảnh hưởng Tổ Sư Thiền của Thiền Sư Thích Thanh Từ không ít. Đặc biệt là Thiền của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ở thế kỷ thứ 13 của Việt Nam mình, không phải là Thiền khán thoại đầu hay Thiền công án như của Tào Động và Lâm Tế Tông của Trung Hoa hay Nhật Bản, mà chỉ thuần túy là Thiền Nam Tông và Bắc Tông đặc biệt của Việt Nam. Qua sự truyền dạy của hai vị Thiền Sư trên cũng như Đệ tử của hai Ngài, từ đó Tâm Thường Định qua phương pháp giáo dục của mình, đã mang Thiền học vào học đường, vào nhà tù của Hoa Kỳ để hướng dẫn thực tập. Và kết quả qua các bài thuyết trình hay viết về giáo dục, Tác giả đã thành công không nhỏ ở phương diện này.

Ngày chúng tôi mới vào nhập học năm thứ nhất, phân khoa Giáo Dục Đại Học Teikyo Nhật Bản vào năm 1973, có một vị Giáo thọ hỏi các tân sinh viên rằng: “Các Anh chọn ngành Giáo Dục để học. Vậy Giáo Dục là gì vậy?” cả lớp sinh viên người Nhật và chúng tôi đều nhìn nhau và Thầy tiếp: “Giáo là dạy, dục là mong muốn, dưỡng nuôi để trưởng thành”, “Ồ!” Cả lớp đều la lớn lên như vậy. Điều ấy hẳn đúng, cũng giống như các vị Giảng sư hay Thầy giáo đi giảng Pháp và dạy học, có nghĩa là giảng hay dạy cái gì người học cần hiểu, chứ không phải giảng hay dạy cái điều của mình hiểu. Bởi lẽ mình hiểu khác và người nghe hiểu khác. Mà điều căn bản của Giáo Dục là làm sao cho người nghe hiểu được điều mình nói và đem áp dụng vào cuộc sống. Ấy mới là điều quan trọng và Tâm Thường Định đã thành công ở phương diện Giáo Dục học đường này.

Với Quê hương, Mẹ già, đường xưa lối cũ v.v… Tác giả cũng đã chia sẻ cho độc giả nhiều câu chuyện rất hay, nhất là tình Mẹ. Ở trên thế gian này có rất nhiều loại tình, nhưng không có tình nào bằng tình Mẹ cả. Sâu hơn đại dương và cao hơn núi Thái. Trong nhiều tiểu luận Tác giả cũng đã viết về người Cha thân yêu của mình; nhưng không ý vị bằng tình Mẹ như Anh đã mô tả. Lâu nay văn sĩ nào viết về Mẹ cũng hay và tôi chưa thấy người nào viết về Cha thành công như viết về Mẹ.

Về Đạo Pháp thì Anh viết về Cố Hòa Thượng Thích Thiện Trì, Hòa Thượng Thích Minh Đạt, Hòa Thượng Thích Tịnh Từ, Cố Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn và đặc biệt là tư tưởng Thiền của Vua Trần Nhân Tông. Rất tiếc là phần này Anh viết rất ít so với những phần khác. Tuy nhiên Anh viết với tâm cảm của một người Phật tử thuần thành đối với Đạo. Bởi vì: “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng. Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền” là vậy. Do Gia Đình Phật Tử và nhờ môi trường của Gia Đình Phật Tử mà Tác giả mới có được ngày hôm nay. Do vậy chúng ta không có gì bi quan hết, mà hãy lạc quan như người Phật Tử Nhật Bản đã nêu lên bốn điều quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, mà Hòa Thượng Thích Thái Hòa đã lặp lại là: “Việt Nam có một vị vua sau khi chiến thắng lẫy lừng hai lần quân Nguyên Mông sang xâm chiếm vào năm 1285 và 1288, sau đó nhà vua lại xuất gia tầm đạo, trở nên Điều ngự Giác Hoàng; thứ hai là quả tim bất diệt của Hòa Thượng Thích Quảng Đức vào năm 1963; thứ ba là không có nước Phật Giáo nào trên thế giới có một Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất cả hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông như Việt Nam; và điều thứ tư rất quan trọng là chỉ Việt Nam mới có tổ chức Gia Đình Phật Tử. Chỉ điểm qua 4 điểm này thôi, chúng ta cũng đủ hãnh diện là một người Phật Tử Việt Nam rồi.

Phần cuối Tác giả viết về Văn Học Nghệ Thuật. Ở đây Tác giả đã trích và bình nhiều thơ văn của Ngài Tuệ Sỹ, nhạc và đạo ca của Phạm Thiên Thư, nhạc Trịnh Công Sơn, Từ Đàm Quê Hương Tôi của Văn Giảng v.v… rồi tham dự những đêm giao hưởng của nhạc và thơ … Nói chung thì Tác giả rất giỏi về nghệ thuật viết văn, làm thơ, bình thơ, thưởng thức âm nhạc, hội họa v.v… Riêng tôi thì mù tịt về việc này. Trong đầu tôi chứa đến mấy trăm bài thơ, nhưng cho đến bây giờ trên 70 tuổi và gần 50 năm sống ở ngoại quốc rồi, tôi chưa làm được một bài thơ nào ra hồn, mặc dầu tôi rất thích đọc và học thơ như: Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tế Xương v.v…; nếu có, thì sau này khi viết sách tôi dựa theo lối dịch cổ văn ra Việt ngữ, và từ đó làm thơ lục bát hay song thất lục bát nhưng không được hay lắm. Quý vị có thể tìm đọc trong tác phẩm thứ 67 của tôi: “Vua Là Phật, Phật Là Vua” hay tác phẩm thứ 68 nhan đề là “Tư Tưởng Phật Giáo Qua Thi Ca Của Nguyễn Du” thì sẽ rõ những điểm yếu của tôi. Ở đây Tác giả quyển “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” thì khác, làm thơ tiếng Việt rất có hồn mà dịch ra tiếng Anh lại còn ăn khớp với nội dung nữa. Nhiều khi Anh dùng tục ngữ ca dao cũng nhiều và có lần tôi điện thoại để hỏi Tác giả: “Câu này không biết là do Anh viết hay tục ngữ của nước nào vậy?” Anh trả lời đó là tục ngữ của Phi Châu. Câu ấy như thế này: “Nếu bạn muốn đi nhanh thì hãy đi một mình và nếu bạn muốn đi xa thì hãy cùng đi chung”. Quả là tuyệt vời! Việc này tôi có thể ứng dụng vào việc Đạo cũng rất hay. Bởi lẽ theo tôi nghĩ rằng: Việc chung của Giáo Hội nó nặng như tảng đá ngàn cân, nếu một mình mình thì chắc rằng sẽ không nhích nổi tảng đá kia; nhưng nếu muốn di chuyển đi xa hơn vị trí cũ thì phải cần nhiều nhân lực mới kham nổi. “Đông tay vỗ nên kêu” là vậy.

Tôi thấy Anh say sưa nơi thơ của Ngài Tuệ Sỹ, chìm sâu vào nhạc của Phạm Duy và Đạo Ca của Phạm Thiên Thư. Nghe người khác hát còn biết được bài hát kia ở giai điệu nào v.v… tất cả những việc này tôi xin chịu thua. Bởi lẽ không rành về những lãnh vực này thì không nên múa rìu qua mắt thợ. Tôi chỉ tự hỏi rằng với tuổi đời của Tác giả chưa đến 50 mà có nhiều tài như vậy, thì chúng ta cũng đáng hãnh diện là người Việt Nam da vàng đã không hỗ danh khi đem chuông đi đánh xứ người. Bởi lẽ Tác giả đã không vị kỷ chỉ lo cho mình, cho gia đình mình mà còn lo cho tổ chức Gia Đình Phật Tử, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với những tù nhân trong các trại tù và hướng họ về Chánh Niệm, giúp đỡ cho nhiều quỹ từ thiện khác nhau v.v…

Để kết luận bài điểm sách và điểm về Tác giả của quyển sách này, tôi xin dùng câu tục ngữ của người Nga để giới thiệu đến quý vị như sau: “Hạnh Phúc là những gì người ta đang có chứ không phải là những gì người ta đi tìm”. Vậy quý vị, nếu ai đó muốn có hạnh phúc thì cũng nên đọc sách này để tâm mình được an và thân được như ý.

Kính chúc tất cả Quý độc Giả có được một mùa Xuân như ý.

Viết xong lời điểm sách này vào lúc 16:00 ngày 8 tháng 5 năm 2021 tại thư phòng của Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc.


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.45.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...