Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Văn hóa, nhân dân và những người cầm quyền »» Xem đối chiếu Anh Việt: Văn hóa, nhân dân và những người cầm quyền »»
Một người bạn khi trao đổi với tôi than phiền rằng văn hóa Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Tàu nhiều quá, và rằng những người Tàu ngày càng trở nên “khó chơi”. Quan điểm riêng của mỗi người là do chính người ấy cân nhắc đưa ra, tôi không lạm bàn, nhưng ngay trong cách thức trình bày quan điểm ấy, tôi nhận ra có sự nhập nhằng, nhầm lẫn giữa các khái niệm tuy rất gần nhau nhưng lại có phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Trước hết, văn hóa của một dân tộc là những gì được dân tộc ấy chọn lọc, tích lũy và truyền lại qua nhiều thế hệ. Vì thế nó thể hiện rất rõ những đặc thù của mỗi dân tộc trong quá trình chọn lọc. Người Tàu có cách nhận thức khác biệt với người Việt Nam, nên nền văn hóa của họ nhất định phải có sự khác biệt với văn hóa Việt. Những điểm tương đồng hoặc giống nhau trong những nền văn hóa ở cùng một khu vực, vùng miền là điều tất nhiên phải có, nhưng không thể vì những điểm giống nhau đó mà quên đi những khác biệt thể hiện nét đặc thù của văn hóa mỗi dân tộc. Người Việt tuy sử dụng cùng loại chữ viết với người Tàu, nhưng trong suốt quá trình lịch sử chưa từng đọc nó theo cách của người Tàu. Chúng ta sáng tạo ra hệ thống âm Hán Việt mà người Tàu hoàn toàn không có, và sử dụng âm Hán Việt để thể hiện chữ Hán mỗi khi cần thiết phải đọc lên hay ngâm vịnh thi ca. Cách đọc Hán Việt này được ông cha ta bảo lưu qua nhiều thế hệ, trong khi ngay trên đất Trung Quốc thì âm đọc của nhiều chữ viết đã thay đổi rất nhiều qua từng triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh... Nếu không thấy được những khác biệt đặc thù thì chúng ta có thể nhìn đâu cũng thấy “văn hóa Tàu”, trong khi thực chất đó là những gì do chính ông cha ta chọn lọc.
Chẳng hạn, anh bạn nói trên cũng than phiền rằng đi vào các đền chùa miếu mạo cứ thấy toàn chữ Tàu, rõ ràng là chịu ảnh hưởng của Tàu rất mạnh. Thật ra, chẳng có người Tàu nào mong muốn hoặc thúc ép ta dùng chữ Hán để viết các câu đối liễn trong đình chùa như nhiều người tưởng tượng và cho rằng họ muốn “Hán hóa”, để rồi từ đó lên tiếng kêu gọi phải “thoát Trung”... Những điều nói trên là lựa chọn của chính người Việt chúng ta, nhưng là của thế hệ ông cha ta từ nhiều thế kỷ trước, mà khi ấy thì cái gọi “chữ Việt” ngày nay vẫn còn ở mãi bên trời Tây, chưa thác sinh vào đất Việt. Điểm tự hào của chúng ta là ở những nét văn hóa cổ, những ngôi đình chùa xưa vẫn còn giữ được đến ngày nay. Mà xưa đến thế, nếu không viết bằng chữ Hán thì viết bằng chữ gì? Hơn nữa, tầng lớp trí thức ngày xưa đều đọc được chữ Hán, thì đối với họ những câu chữ ấy đâu có xa lạ như với chúng ta ngày nay? Chính vì thế, ngày nay khuynh hướng dùng chữ Việt thay thế trong các ngôi chùa mới xây dựng đã ngày càng chiếm ưu thế. Đó cũng là lựa chọn của dân ta ngày nay, nhưng cũng không nên vì thế mà cho rằng ông cha ta ngày trước có gì sai lầm. Chỉ là điều hoàn toàn tự nhiên trong những bối cảnh lịch sử khác nhau mà thôi. Hoàn cảnh lịch sử đã khác đi, sự lựa chọn của dân ta cũng sẽ khác đi, đâu cần phải kêu gọi “thoát Trung” bằng cách bỏ chữ Hán? Ngược lại, cái khuynh hướng kêu gọi “bỏ chữ Hán” một cách thiếu chọn lọc đang đe dọa làm tổn thương nghiêm trọng đến di sản văn hóa thực sự do ông cha ta truyền lại, bởi rất nhiều yếu tố trong đó muốn hiểu được, nắm vững được thì không thể không học chữ Hán.
Hiểu về văn hóa đã không đúng, nếu hiểu về “người Tàu” cũng không đúng nữa thì quan điểm của anh bạn tôi sẽ càng thêm sai lầm. Như đã nói trên, “văn hóa Trung quốc” là do nhiều thế hệ người dân Trung quốc chọn lọc và lưu giữ lại, trong khi “người Tàu” theo cách nói thông thường sẽ chỉ đến những người Tàu của thế hệ hiện nay mà thôi. Một quá trình chọn lọc tất nhiên chỉ muốn giữ lại toàn những cái hay, cái tốt, nhưng một lát cắt của thực tại trong từng thời điểm thì tất nhiên phải cho ta thấy là có cả những điều tốt lẫn xấu, hay và dở xen lẫn nhau. Cũng vậy, dân tộc Việt có thể được mô tả với những tính chất tốt đẹp như cần cù, chịu khó, hiếu học, yêu nước, hiếu kính tổ tiên. v.v... nhưng nếu ta nhìn người Việt một cách khách quan trong hiện tại, ta cũng không thể phủ nhận có rất nhiều thói quen, tập tính xấu... Và nói rộng ra thì con người ở bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới này cũng vậy thôi. Ngay trong bản thân mỗi người chúng ta cũng đã có những khuynh hướng tốt, xấu xen lẫn nhau rồi. Nếu ta sống không biết kiềm chế, hướng thiện, thì các tính xấu sẽ tha hồ phát triển. Ngược lại, người Phật tử biết “lấy giới làm thầy” thì chắc chắn sẽ mỗi ngày một hoàn thiện bản thân hơn trước. Khi hiểu được thực tế như vậy, chúng ta sẽ thấy việc duy trì một định kiến không tốt với “người Tàu”, “người Mỹ”, “người Pháp” v.v... đều là điều không đúng và hoàn toàn thiếu khách quan, thiếu công bằng, bởi trong bất kỳ nhóm người nào cũng đều sẽ có kẻ xấu người tốt, không thể nào “vơ đũa cả nắm”.
Cuối cùng, khi đưa ra phát biểu “người Tàu ngày càng khó chơi” thì anh bạn tôi đã nhầm lẫn nghiêm trọng giữa người Tàu (hay nhân dân Trung quốc) với những người cầm quyền (administration) ở đất nước Trung quốc hiện tại. Trong một chừng mực nào đó, mọi chính quyền trên thế giới đều được cho là hướng đến dân chủ, đến quyền làm chủ thật sự của người dân. Mục tiêu này càng được đến gần thì chính quyền ấy sẽ càng gần gũi với dân, có thể xem lại đại diện cho dân. Tuy nhiên, cho dù mơ ước của toàn nhân loại đều như thế, thì trong thực tế vẫn còn không ít những khoảng cách xa xôi. Chẳng hạn, nước Mỹ được xem là tiên phong trong xây dựng dân chủ với biểu tượng “nữ thần tự do” mà rất nhiều người ngưỡng mộ, nhưng trong kết quả bầu cử vừa qua thì tổng thống đắc cử Donald Trump lại là người nhận được ít phiếu bầu của người dân Mỹ hơn so với đối thủ là bà Clinton. Thiết chế “đại cử tri” của các nhà lập pháp Mỹ nhằm cân bằng quyền lựa chọn giữa các tiểu bang đông dân với các tiểu bang ít dân, nhưng cuối cùng đã tạo cơ hội cho một người có ít sự ủng hộ từ quần chúng hơn lại trở thành người đứng đầu chính quyền. Như vậy, dù nói thế nào đi nữa thì “những người cầm quyền” hiện tại ở Mỹ vẫn không thể được xem là “đại diện” cho toàn dân Mỹ. Và trong thực tế, điều này hiện nay vẫn đúng với hầu như mọi chính quyền trên thế giới, bởi họ có thể chiếm được một đa số ủng hộ thì cũng không tránh khỏi một thiểu số phản đối.
Những điều “khó chơi” của “người Tàu” được anh bạn tôi nhắc đến thực chất là những hành vi gây hấn gần đây của nhà cầm quyền Trung quốc trên biển Đông, và nhìn ngược lại trong quá khứ với lịch sử những cuộc xâm lăng bị ông cha ta đẩy lùi, thì vẫn phải quy kết đó là hành vi của những người cầm quyền trong từng thời điểm, chứ không thể xem đó là hành động của nhân dân Trung quốc. Ngay cả những người lính Trung quốc trong quá khứ phải có mặt trong đoàn quân xâm lược Việt Nam, thì chưa hẳn – thậm chí có thể nói chắc chắn không phải – là lựa chọn một cách tự nguyện của họ.
Sự nhầm lẫn giữa các khái niệm về văn hóa, nhân dân và những người cầm quyền sẽ khiến chúng ta có những định kiến hoàn toàn không đúng về một dân tộc, làm tổn thương nghiêm trọng những tình cảm tốt đẹp giữa người và người luôn có thể dành cho nhau.
Tuy nhiên, lý thuyết dù sao cũng vẫn là lý thuyết, và người ta chỉ có thể tin được vào một lập luận nào đó sau khi đã trải nghiệm nó trong thực tế cuộc sống. Vì thế, câu chuyện có thật sau đây của một du học sinh Việt Nam trên đất Trung quốc sẽ là một minh họa rõ nét, giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa những khái niệm nêu trên, và nhất là sẽ có một nhận thức đúng thật, công bằng hơn đối với văn hóa Tàu và người Tàu, bởi trong thực tế họ luôn có thể trở thành những người bạn tốt của chúng ta, bất chấp việc những người cầm quyền trên đất nước họ đang làm gì và đã làm gì.
Bài viết được du học sinh này đăng trên Facebook và cũng đồng thời gửi trực tiếp đến cho Ban Biên Tập Rộng Mở Tâm Hồn.
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.91.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập