Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Trích từ Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật »» Xem đối chiếu Anh Việt: TỔNG QUAN »»

Trích từ Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật
»» Xem đối chiếu Anh Việt: TỔNG QUAN

Donate

(Lượt xem: 9.698)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

TỔNG QUAN

INTRODUCTION





I. Tổng quan
General introduction
1.
1.
Quyển sách này là một tuyển tập rộng rãi từ các nguồn kinh điển Phật giáo. Bạn sẽ tìm thấy ở đây những đoạn văn có thể truyền cảm hứng, hướng dẫn và thách thức mình. Nhìn chung, chúng đưa ra một bức tranh về truyền thống tuyệt vời này như nó đã được sống qua nhiều thế kỷ. Chào mừng bạn!
This book offers a selection from a broad range of Buddhist texts. You will find here passages that may inspire, guide and challenge you. Overall, they give a picture of this great tradition as it has been lived down the centuries. Welcome!
Bạn có thể quen thuộc với một vài sắc thái của Phật giáo, hoặc nó có thể là khá mới đối với bạn. Đạo Phật thường được liệt kê trong số các ‘tôn giáo’ của thế giới. Điều này không phải là không phù hợp, mặc dù nó không phải là ‘tôn giáo’ theo nghĩa là tập trung vào một ‘Thượng Đế Nhất Thần’ được xem như là đấng sáng tạo thế gian, nhưng nó chấp nhận tồn tại nhiều hạng thần linh khác nhau trong tiến hóa tâm linh, và nhấn mạnh con người có tiềm năng chuyển hóa tâm linh toàn diện. Tuy mang các sắc thái ‘tôn giáo’, dù vậy, Phật giáo đồng thời cũng bao hàm các sắc thái nổi bật về tâm lý, triết học và đạo đức.
You may be familiar with some aspects of Buddhism, or it may be quite new to you. It is generally included among the ‘religions’ of the world. This is not inappropriate, for while it is not a ‘religion’ in the sense of being focussed on a ‘God’ seen as the creator of the world, it does accept various kinds of spiritual beings, and emphasizes the potential in human beings for great spiritual transformation. As well as its ‘religious’ aspects, though, Buddhism has strong psychological, philosophical and ethical aspects.
Cứu cánh của Phật giáo là thấu hiểu những cội rễ khổ đau nhân sinh, làm bật rễ và xóa bỏ chúng, tạo lập một tiềm năng tươi sáng cho thiện tính vốn được xem là bị che lấp bởi những tập quán xấu thâm căn cố đế của tư duy, xúc cảm và hành động. Hiện đang dấy lên mối quan tâm đến việc sử dụng ‘chánh niệm’ – hầu như là tâm điểm của Phật giáo – giúp mọi người giải quyết những vấn đề như căng thẳng, trầm cảm tái diễn và đau mình liên tục. Chẳng hạn như Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (UK National Health Service) đề nghị thực hành chánh niệm như một phương tiện giúp những người bị trầm cảm không bị những suy nghĩ tiêu cực lôi kéo trở lại vào một giai đoạn trầm cảm khác (xem phần giới thiệu *Th.138).
Its aim is to understand the roots of human suffering, and to undermine and dissolve these, building on a bright potential for goodness that it sees as obscured by ingrained bad habits of thought, emotion and action. There is currently a surge of interest in the uses of ‘mindfulness’ – something central to Buddhism – in helping people to deal with such things as stress, recurrent depression, and ongoing physical pain. The UK National Health Service, for example, recommends mindfulness practice as a way to help depressed people from being drawn by negative thoughts back into another episode of depression (see *Th.138 introduction).
Giáo lý nhà Phật nói rất nhiều về khổ đau, điều này trước đây đã khiến một số người xem nó là bi quan. Nhưng nói về khổ đau là để giúp cho mọi người học cách vượt qua nó, thông qua những phương pháp giúp mang lại định tĩnh và an lạc, và tống khứ những căng thẳng tích lũy. Bất kỳ hình tượng khéo tạc nào về đức Phật cũng cho thấy Ngài với nụ cười hiền hòa của trạng thái an nhiên trầm lặng.
Buddhist teachings talk a lot about suffering, which in the past has made some people see it as pessimistic. But the point of talking about suffering is to help one learn how to overcome it, through methods that help bring calm and joy, and a letting go of accumulated stresses. Any well-made image of the Buddha shows him with a gentle smile of calm repose:
Đức Phật giảng dạy theo đường hướng không đòi hỏi tín điều, mà bằng sự phản tỉnh và chiêm nghiệm. Phật pháp bao gồm những giáo thuyết và học lý khác nhau, nhưng hầu hết hết thảy đều là một tập hợp những pháp hành giúp chúng ta:
The Buddha taught in a way that did not demand belief, but reflection and contemplation. It has its various teachings and doctrines, but most of all it is a set of practices that helps one:
— hành xử một cách cẩn trọng và từ ái hơn, vì lợi ích và hạnh phúc chân thật cho chính mình và cho mọi người,
• to behave in a more considerate and kindly way, for the true benefit and happiness of oneself and others,
— học tập để trưởng dưỡng thái độ, tâm thái tích cực và hữu ích hơn, mang lại sự định tĩnh, tinh thần tỉnh táo và sức mạnh nội tâm, nhận ra và loại bỏ những nguyên nhân gây ra căng thẳng,
• to learn to nurture more positive and helpful attitudes and states of mind, which bring calm, mental composure and inner strength, and to recognize and let go of the causes of stress,
— phát triển nhận thức trí tuệ hơn về bản chất cuộc đời, bao gồm những giới hạn và tiềm năng của con người.
• to develop a wiser understanding of the nature of life, including human limitations and human potential.
2. Niên đại và ảnh hưởng của Phật giáo
2. The age and influence of Buddhism
Lịch sử Phật giáo trải khoảng 2.500 năm kể từ khởi nguyên của nó tại Ấn-độ với Siddhattha Gotama, 1 thông qua sự truyền bá của mình mà đến với hầu hết các vùng của châu Á, và rồi trong thế kỷ thứ XX và XXI lan đến phương Tây. Giáo sư Richard Gombrich của Đại học Oxford cho rằng đức Phật là ‘một trong những nhà tư tưởng sáng chói nhất của mọi thời đại’2, có ‘những tư tưởng khả dĩ góp phần giáo dục mọi thiếu nhi, trên toàn thế giới’, ‘sẽ làm cho thế giới trở thành một nơi văn minh hơn, vừa hòa ái hơn vừa mẫn tiệp hơn’, và với Phật giáo, chí thiểu về mặt con số, là ‘phong trào lớn nhất trong toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại’ (trang 304). Mặc dù cơ đồ của nó có thăng trầm theo từng thời đại, hơn một nửa số nhân quần trên hoàn cầu này hiện đang sống ở các khu vực mà Phật giáo đang hoặc đã từng là một truyền thống văn hóa ưu thắng.
The history of Buddhism spans around 2,500 years from its origin in India with Siddhattha Gotama,1 through its spread to most parts of Asia and, in the twentieth and twenty first centuries, to the West. Professor Richard Gombrich of Oxford University holds that the Buddha was ‘one of the most brilliant and original thinkers of all time’,2 whose ‘ideas should form part of the education of every child, the world over’, which ‘would make the world a more civilized place, both gentler and more intelligent’ (p. 1), and with Buddhism, at least in numerical terms, as ‘the greatest movement in the entire history of human ideas’ (p. 194). While its fortunes have waxed and waned over the ages, over half the present world population live in areas where Buddhism is, or has once been, a dominant cultural tradition.
3. Phương pháp luận dung hợp giáo lý trong Phật giáo
3. Buddhism as containing different ways of exploring its unifying themes
Trong một truyền thống cổ xưa, một truyền thống mà thiếu thẩm quyền trung ương, không có gì ngạc nhiên khi những khác biệt lại được phát triển theo thời gian, để rồi áp dụng tuệ giác của Phật theo nhiều phương hướng khác nhau. Các truyền thống khác nhau được phát triển ở Ấn-độ, và sau đó tiếp tục diễn tiến khi Phật giáo lan rộng ra khắp châu Á. Trong lịch sử Phật giáo, trong khi các truyền thống khác nhau dấn bước vào các cuộc tranh luận phản biện, thì họ vẫn tôn trọng và ảnh hưởng lẫn nhau, do đó rất hiếm có xung đột vật lý giữa họ, và nếu có xảy ra thì chủ yếu là do các yếu tố chính trị.
In an ancient tradition, and one that lacks a central authority, it is not surprising that differences developed over time, which applied the Buddha’s insights in a variety of ways. The different traditions developed in India, and then further evolved as Buddhism spread throughout Asia. In Buddhist history, while the different traditions engaged in critical debate, they were respectful of and influenced each other, so that physical conflict between them has been rare, and when it has occurred it has been mainly due to political factors.
Tập sách này chứa đựng những giáo lý từ ba truyền thống Phật giáo tổng quát hiện diện ở châu Á. Nó cố gắng minh họa đặc biệt những gì mà các truyền thống này có chung với nhau nhưng đồng thời cũng cho thấy những trọng điểm và giáo lý đặc trưng của các mỗi truyền thống.
This book contains teachings from the three main overall Buddhist traditions found in Asia. It seeks to particularly illustrate what they have in common but also to show their respective emphases and teachings.
4. Tổ chức nội dung của sách
4. The organization of this book
Sách được chia thành ba phần chính: I) cuộc đời và bẩm tánh của đức Phật, II) Pháp (Dhamma/Dharma), hay giáo lý Phật giáo, và III) Tăng-già (Saṅgha) hay hội chúng tu đạo. Mỗi chương, trừ phần đầu, được chia thành ba phần, gồm các đoạn văn tuyển dịch từ văn hiến của ba truyền thống Phật giáo chính: Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa (Mahāyāna) và Kim cang thừa (Vajrayāna).
This book is divided into three main parts: i) the life and nature of the Buddha ii) the Dhamma/Dharma, or Buddhist teachings, and iii) the Sangha or spiritual community. Each chapter except the first is divided into three sections, containing selected passages from the texts of the three main Buddhist traditions: Theravāda, Mahāyāna and Vajrayāna.
Mỗi đoạn được tiêu chí bằng một chữ cái chỉ cho truyền thống mà nó xuất phát – Th., M. và V. tương ứng – và một con số, để dễ tham chiếu chéo. Các đoạn văn trong chương đầu, về cuộc đời đức Phật, được tiêu chí bằng chữ L. Bạn có thể duyệt qua và đi sâu vào nội dung sách ở phần mà mình thích, hoặc khởi đọc từ đầu. Để tham chiếu ngược lại tài liệu trong phần giới thiệu, các số chỉ đoạn theo sau các chữ cái liên quan được sử dụng: GI. (General Introduction) chỉ cho Tổng luận (trong phần Dẫn luận, Introduction); LI. (Introduction on the Life of the historical Buddha), đoạn Giới thiệu cuộc đời đức Phật lịch sử; SI (Introduction to the Saṅgha), chỉ đoạn Giới thiệu về Tăng-già; và ThI., MI., và. VI. lần lượt chỉ các phần Giới thiệu về các trích đoạn từ Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa (Mahāyāna) và Kim cang thừa (Vajrayāna). Vì vậy, chẳng hạn, MI.3 chỉ cho phần 3 của giới thiệu Đại thừa (Mahāyāna).
Each of the passages is labelled with a letter to show what tradition it comes from – respectively Th., M. and V. – and a number, for ease of cross-referencing. Passages in the first chapter, on the life of the Buddha, are labelled with the letter L. You can either browse and dip into the book where you like, or read it from the beginning. For referring back to material in the introductions, section numbers preceded by relevant letters are used: GI. for General introduction, LI. for Introduction on the life of the historical Buddha, SI. for Introduction to the Sangha, and ThI., MI., and VI. respectively for the Introductions to the selections from Theravāda, Mahāyāna and Vajrayāna Buddhism. So, for example, MI.3 refers to section 3 of the Mahāyāna introduction.
Lưu ý rằng, trong các đoạn trích dịch, khi tài liệu được thêm vào trong dấu ngoặc tròn, thì đây là phần giải nghĩa. Còn khi tài liệu được thêm vào trong dấu ngoặc vuông, thì đây là phần tóm lược của đoạn đã được bỏ qua.
Note that, in the translations, where material is added within round brackets, this is for clarification of meaning. Where material is added within square brackets, this is to briefly summarise a section of the passage that has been omitted.
5. Phật và chư Phật
5. The Buddha and Buddhas
Từ ngữ Anh "Buddhism" (Phật giáo) cho thấy chính xác rằng tôn giáo này được đặc trưng bởi sự sùng kính ‘đức Phật’, ‘chư Phật’ hay ‘Phật quả’. ‘Phật’ không phải là danh từ đặc xưng, mà là một danh hiệu miêu tả mang ý nghĩa là ‘vị Tỉnh Thức’ (hay Giác ngộ). Điều này ngụ ý rằng hầu hết mọi người được xem là đang ngủ theo nghĩa tâm linh – không ý thức được vạn vật thực sự là như thế nào. Vị được gọi là ‘đức Phật’ chỉ cho đức Phật được biết đến trong lịch sử, Phật Gotama. Tuy nhiên, từ những thời đầu tiên, Phật giáo đã đề cập đến những vị Phật khác đã tồn tại trên mặt đất trong những thời đại xa xưa, hoặc những vị sẽ như vậy trong tương lai; truyền thống Đại thừa (Mahāyāna) cũng nói về nhiều vị Phật hiện đang tồn tại trong các phương khác của vũ trụ. Tất cả những vị Phật như vậy được gọi là ‘Chánh đẳng chánh giác’ (Pāli. sammā-sambuddhas, Sanskrit. 3 Samyak- sambuddha: vị đã hoàn toàn tỉnh thức), mặc dù chỉ được xem là xuất hiện hy hữu trong vũ trụ bao la và vô thủy. Phổ biến hơn là các vị ‘Phật’ theo nghĩa thấp hơn, những vị đã giác ngộ bản tính của thực tại bằng cách thực hành theo hướng dẫn của một vị Chánh đẳng chánh giác như Phật Gotama. Phật giáo Kim cang thừa (Vajrayāna) cũng công nhận một số người như là những hóa thân thị hiện trên trần thế của chư Phật từ các quốc độ Phật khác.
The English term ‘Buddhism’ correctly indicates that the religion is characterized by a devotion to ‘the Buddha’, ‘Buddhas’ or ‘Buddha-hood’. ‘Buddha’ is not a proper name, but a descriptive title meaning ‘Awakened One’ or ‘Enlightened One’. This implies that most people are seen, in a spiritual sense, as being asleep – unaware of how things really are. The person known as ‘the Buddha’ refers to the Buddha known to history, Gotama. From its earliest times, though, Buddhism has referred to other Buddhas who have lived on earth in distant past ages, or who will do so in the future; the Mahāyāna tradition also talks of many Buddhas currently existing in other parts of the universe. All such Buddhas, known as ‘perfectly awakened Buddhas’ (Pāli sammā-sambuddhas, Sanskrit3 samyak- sambuddha), are nevertheless seen as occurring only rarely within the vast and ancient cosmos. More common are those who are ‘buddhas’ in a lesser sense, who have awakened to the nature of reality by practising in accordance with the guidance of a perfectly awakened Buddha such as Gotama. Vajrayāna Buddhism also recognizes certain humans as manifestations on earth of Buddhas of other world systems known as Buddha-lands.
Vì từ ngữ ‘Phật’ không chỉ riêng cho một cá nhân duy nhất, đức Phật Gotama, nên Phật giáo ít tập trung vào đấng sáng lập hơn như Ki-tô giáo. Điểm trọng yếu trong Phật giáo là dựa vào các giáo pháp của (chư) Phật, và sự ‘thức tỉnh’ hay ‘giác ngộ’ mà những giáo pháp này hướng đến. Tuy vậy, người Phật tử thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Cồ-đàm (Gotama) là bậc thầy vĩ đại và là một gương mẫu cho mục đích tối hậu mà tất cả Phật tử tầm cầu, hẳn là vì thế mà những hình ảnh của Ngài có thể tồn tại nhiều hơn bất cứ nhân vật lịch sử nào khác.
As the term ‘Buddha’ does not exclusively refer to a unique individual, Gotama Buddha, Buddhism is less focussed on the person of its founder than is, for example, Christianity. The emphasis in Buddhism is on the teachings of the Buddha(s), and the ‘awakening’ or ‘enlightenment’ that these are seen to lead to. Nevertheless, Buddhists do show great reverence for Gotama as a supreme teacher and an exemplar of the ultimate goal that all Buddhists strive for, so that probably more images of him exist than of any other historical figure.
6. Pháp (Dhamma/Dharma)
6. The Dhamma/Dharma
Suốt trong lịch sử lâu dài, Phật giáo đã vận dụng tính chất đa diện của giáo lý và phương tiện để giúp mọi người trước hết phát triển một nhân cách định tĩnh hơn, hoàn hảo hơn và từ ái hơn, và sau đó ‘tỉnh thức’ ra khỏi những vô minh vọng tưởng che mờ: những vọng tưởng tạo dẫn đến chấp thủ rồi gây ra đau khổ cho chính ta và những người mà ta liên hệ.
In its long history, Buddhism has used a variety of teachings and means to help people first develop a calmer, more integrated and compassionate personality, and then ‘wake up’ from restricting delusions: delusions which cause grasping and thus suffering for an individual and those they interact with.
Sự hướng dẫn cho quá trình chuyển hóa này là ‘Pháp’ (Pāli. Dhamma, trong Sanskrit là Dharma): có nghĩa là các chuẩn mực của thực tại và quy luật trật tự vũ trụ được (chư) Phật khám phá; đó là những giáo lý Phật dạy, con đường hành trì Phật đạo, và cứu cánh của Phật đạo: Niết-bàn phi thời gian (Pāli. nibbāna, Sanskrit. nirvāṇa). Do đó, Phật giáo chủ yếu bao gồm hiểu biết, hành trì và chứng ngộ Pháp.
The guide for this process of transformation has been the ‘Dhamma’ (in Pāli, Dharma in Sanskrit): meaning the patterns of reality and cosmic law-orderliness discovered by the Buddha(s), Buddhist teachings, the Buddhist path of practice, and the goal of Buddhism: the timeless nirvana (Pāli nibbāna, Sanskrit nirvāṇa). Buddhism thus essentially consists of understanding, practising and realizing Dhamma.
7. Tăng
7. The Sangha
Những nhân vật chính yếu đảm trách truyền thừa Phật giáo là các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni lập thành Tăng lữ Phật giáo (Saṅgha) hay ‘Cộng đồng tu đạo’. Từ khoảng một trăm năm sau khi Phật Gotama diệt độ, một số dị biệt nảy sinh trong Tăng-già, dần dần phát triển thành một số hội chúng phái biệt, mỗi phái tuân hành theo một bộ luật tu đạo khác nhau chút ít, và hình thành các hệ tư tưởng khác nhau. Trong một số ngữ cảnh, từ ngữ tăng-già (saṅgha) hàm nghĩa “Tăng già Cao quý" (Noble Sangha, Hán dịch là Thánh Tăng), chỉ các vị xuất gia hay tại gia giác ngộ hoàn toàn hoặc một phần.
The most important bearers of the Buddhist tradition have been the monks and nuns who make up the Buddhist Saṅgha or monastic ‘Community’. From approximately a hundred years after the death of Gotama, certain differences arose in the Sangha, which gradually led to the development of a number of monastic fraternities, each following a slightly different monastic code, and to different schools of thought. In some contexts, the term saṅgha refers to the ‘Noble’ Sangha of those, monastic or lay, who are fully or partially awakened.
8. Ba truyền thống Phật giáo chính và những mối tương quan
8. The three main Buddhist traditions and their relationship
Tất cả các nhánh của Tăng lữ mang dấu ấn truyền thừa giới pháp truy nguyên từ một trong những hệ tu đạo sơ kì; nhưng trong những trường phái tư tưởng sơ kì, chỉ có phái được gọi là Thượng tọa bộ (Theravāda) còn duy trì cho đến ngày nay. Danh xưng này chỉ ra rằng đây là bộ phái chủ ý tuân theo ‘giáo thuyết’ của chư ‘Thượng Tọa’ (hay Trưởng Lão) (Pāli. Thera) từ đại hội kết tập được tổ chức ngay sau khi đức Phật diệt độ, nhằm bảo toàn giáo lý chính thống. Mặc dù giáo lý này chẳng còn tĩnh tại, nhưng vẫn còn gần với những gì chúng ta biết về các giáo lý sơ kì của Phật giáo, và đã kiên trì trọng thị mục đích chứng đắc giải thoát bằng những nỗ lực tự thân, xem Pháp như thầy.
All branches of the monastic Sangha trace their ordination-line back to one or other of the early fraternities; but of the early schools of thought, only that which became known as the Theravāda has continued to this day. Its name indicates that it purports to follow the ‘teaching’ of the ‘Elders’ (Pāli Thera) of the council held soon after the death of the Buddha to preserve his teaching. While it has not remained static, it has kept close to what we know of the early teachings of Buddhism, and preserved their emphasis on attaining liberation by one’s own efforts, using the Dhamma as guide.
Vào khoảng đầu kỷ nguyên Cơ-đốc, một phong trào đã diễn ra, dẫn tới một phong cách mới của Phật giáo được biết đến như là Mahāyāna, hay ‘Đại thừa’. Đại thừa công khai chú trọng hơn nữa vào tâm từ bi, phẩm tánh vốn là tâm điểm của ‘Bồ-tát đạo’ dẫn đến quả vị Chánh đẳng chánh giác nhằm giải thoát vô lượng chúng sanh. Đại thừa cũng bao quát sự sùng kính đối với một số nhân vật, đại khái là các Thánh giả cứu độ, mà sự lễ bái các vị này có thể giúp con người chuyển hóa chính mình. Đại thừa cũng khởi xướng một loạt các điểm triết lý phức tạp, quảng diễn những điểm hàm ẩn trong các giáo lý nguyên thủy. Theo thời gian, trong lẫn ngoài Ấn-độ, bản thân Đại thừa đã sản sinh ra nhiều tông phái, chẳng hạn như Thiền Tông (Zen).
Around the beginning of the Christian era, a movement evolved which led to a new style of Buddhism known as the Mahāyāna, or ‘Great Vehicle’. The Mahāyāna puts more overt emphasis on compassion, a quality which is the heart of its ‘bodhisattva path’ leading to complete Buddhahood for the sake of liberating countless sentient beings. The Mahāyāna also includes devotion to a number of figures whose worship can help people to transform themselves – holy saviour beings, more or less. It also offers a range of sophisticated philosophies, which extend the implications of the earlier teachings. In the course of time, in India and beyond, the Mahāyāna produced many schools of its own, such as Zen.
Một nhóm Đại thừa phát triển vào thế kỷ thứ sáu ở Ấn-độ, được gọi là Mantrayāna, hay ‘Chân ngôn (Mantra) Thừa’. Thừa này đại thể tương đồng với Đại thừa về mặt giáo lý, và sử dụng nhiều kinh điển Đại thừa, nhưng đã phát triển một loạt các pháp hành trì mới mẻ đầy uy lực để đạt được những mục tiêu của Đại thừa, chẳng hạn như chuyên tâm tụng niệm các Chân ngôn (mantra) và hành quán tưởng. Điểm đặc trưng của Chân ngôn thừa là sử dụng các kinh điển thuộc hệ gọi là mật tục (tantra), chuyển tải các hệ thống nghi quỹ phức tạp, bao gồm các biểu tượng và tu quán, và kể từ cuối thế kỷ thứ bảy hình thức của thừa này được gọi là Vajrayāna, hay ‘Kim cang (Vajra) thừa’. Phổ thông được dịch là ‘kim cang’ hay ‘lưỡi tầm sét’, kim cang (vajra) là một biểu tượng của tính bất khả hoại và sức mạnh của tâm tỉnh giác. Từ ‘Kim cang thừa’ được dùng trong tác phẩm này là một từ ngữ phổ thông chỉ cho truyền thống cưu mang nó và đồng thời cũng chỉ cho các yếu tố của Đại thừa mà nó nhấn mạnh.
One Mahāyāna group which developed by the sixth century in India, is known as the Mantrayāna, or the ‘Mantra Vehicle’. It is mostly the same as the Mahāyāna in its doctrines, and uses many Mahāyāna texts, but developed a range of powerful new practices to attain the goals of the Mahāyāna, such as the meditative repetitions of sacred words of power (mantra) and visualization practices. It is characterised by the use of texts known as tantras, which concern complex systems of ritual, symbolism and meditation, and its form from the late seventh century is known as the Vajrayāna, or ‘Vajra Vehicle’. Generally translated as ‘diamond’ or ‘thunderbolt’, the vajra is a symbol of the indestructibility and power of the awakened mind. ‘Vajrayāna’ is used in this work as a general term for the tradition which includes it as well as the elements of the Mahāyāna it emphasizes.
Trong khi Phật giáo hiện giờ chỉ là một tôn giáo thiểu số nằm ở biên giới của Ấn-độ hiện đại, thì sự truyền bá vượt ngoài Ấn-độ có nghĩa là nó đang hiện diện trong ba khu vực châu Á:
While Buddhism is now only a minority religion within the borders of modern India, its spread beyond India means that it is currently found in three areas in Asia:
— Phật giáo Nam phương, khu vực mà Thượng tọa bộ được hiện hành, cùng với một số yếu tố được kết hợp từ Đại thừa: Sri Lanka, và bốn vùng Đông Nam Á – Thái-lan, Miến-điện (Burma/Myanmar), Cambodia, Lào. Bộ phái này cũng hiện diện thiểu số ở nam phần Việt Nam, tỉnh Vân Nam của Trung Hoa (tiếp giáp bắc Lào), Mã-lai (Malaysia), Nam Dương (Indonesia), nhiều vùng ở Bangladesh và Ấn-độ, và gần đây ở Nepal. Trong sách này, chúng ta gọi là ‘Thượng tọa bộ’.
• Southern Buddhism, where the Theravāda school is found, along with some elements incorporated from the Mahāyāna: Sri Lanka, and four lands of Southeast Asia – Thailand, Burma/Myanmar, Cambodia, Laos. It also has a minority presence in the far south of Vietnam, the Yunnan province of China (to the north of Laos), Malaysia, Indonesia, in parts of Bangladesh and India, and more recently in Nepal. In this book, it is referred to as ‘Theravāda’.
— Phật giáo Đông Á, trong khu vực này hiện diện Phật giáo Đại thừa hệ Hán truyền: Trung Hoa (kể cả Đài Loan, không kể các khu vực thuộc Tây Tạng và Mông-cổ), Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nó cũng hiện diện thiểu số trong những người gốc Hoa ở Nam Dương (Indonesia) và Mã-lai (Malaysia). Trong sách này, đơn giản chúng ta chỉ gọi là ‘Đại thừa’.
• East Asian Buddhism, where the Chinese transmission of Mahāyāna Buddhism is found: China (including Taiwan) except for Tibetan and Mongolian areas, Vietnam, Korea, Japan. It also has a minority presence among people of Chinese background in Indonesia and Malaysia. In this book, it is simply referred to as ‘Mahāyāna’.
— Phật giáo Trung Á, khu vực hiện diện của Phật giáo hệ Tạng truyền, hệ kế thừa Phật giáo Ấn-độ hậu kỳ. Ở đây, mô thức Chân ngôn thừa/Kim cang thừa của Đại thừa là hình thức ưu thắng: các khu vực có người Tây Tạng trong Trung Hoa đương đại và Ấn-độ, cũng như các khu vực có người Tây Tạng và các tộc khác ở Nepal; Mông-cổ, Bhutan, một phần của Nga (Buryatia và Kalmykia), và giờ đây với sự hưng khởi của hệ này tại một số nơi ở Indonesia. Trong sách này, chúng ta gọi là ‘Kim cang thừa’, mặc dù trong đó hàm chứa nhiều ý tưởng chủ yếu của Đại thừa chung với Phật giáo Đông Á.
• Central Asian Buddhism, where the Tibetan transmission of Buddhism, the heir of late Indian Buddhism, is found. Here the Mantrayāna/Vajrayāna version of the Mahāyāna is the dominant form: Tibetan areas within contemporary China and India, and Tibetan and other areas in Nepal; Mongolia, Bhutan, parts of Russia (Buryatia and Kalmykia), and now with a resurgence of it among some in Indonesia. In this book, it is referred to as ‘Vajrayāna’, though it shares many central Mahāyāna ideas with East Asian Buddhism.
Các hệ này có thể được xem như ba nhánh chính của một gia tộc. Có ‘những nét chung gia tộc’ xuyên suốt cả ba nhánh, mặc dù có một số đặc điểm và hình thức đặc trưng hơn, và đôi khi đặc hữu, của một trong ba nhánh. Hơn nữa, ‘gia tộc’ này vẫn đang bành trướng. Kể từ thế kỷ XIX, với một sự bột phát trong hậu bán thế kỷ XX, Phật giáo, dưới nhiều hình thức châu Á của mình, cũng đang lan rộng ở châu Âu, châu Mỹ, Úc và Tân Tây-lan (New Zealand), cũng như đang hồi sinh ở Ấn-độ.
These can be seen as like the three main branches of a family. There are ‘family resemblances’ across all three branches, though certain features and forms are more typical of, and sometimes unique to, one of the three branches. Moreover, the ‘family’ is still expanding. Since the nineteenth century, with a large boost in the second half of the twentieth century, Buddhism has, in many of its Asian forms, also been spreading in Europe, the Americas, Australia and New Zealand, as well as being revived in India.
9. Số Phật tử trên thế giới
9. The number of Buddhists in the world
Số lượng Phật tử trên thế giới xấp xỉ như sau: Phật giáo Theravāda, 150 triệu; Phật giáo Đại thừa Đông Á, khoảng 360 triệu; Phật giáo Kim cang thừa, 18 triệu. Còn có khoảng 7 triệu Phật tử ngoài châu Á. Tổng cộng vào khoảng 535 triệu Phật tử. Tuy nhiên, phía Đông Á, các sắc thái của Phật giáo cũng được nhiều người tiếp cận, nhưng họ không dứt khoát tự nhận là ‘Phật tử’.
The number of Buddhists in the world is approximately as follows: Theravāda Buddhism, 150 million; East Asian Mahāyāna Buddhism, roughly 360 million; Vajrayāna Buddhism 18 million. There are also around 7 million Buddhists outside Asia. This gives an overall total of around 535 million Buddhists. It should be noted though that, in East Asia, aspects of Buddhism are also drawn on by many more who do not identify themselves as exclusively ‘Buddhist’.
Peter Harvey
Peter Harvey

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.98.111 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...