Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Sen nở hiện đời »» Xem đối chiếu Anh Việt: Sen nở hiện đời »»
1.- MỘT NGƯỜI ĐÃ RA ĐI…
Đại sư Milarepa trước khi từ giã cõi đời, đã tuyên bố với các đệ tử rằng:
- Làm người, ai cũng phải sống và ai cũng phải chết. Milarepa đã được sanh ra, và bây giờ Milarepa cũng phải chết!
Nói xong, ngài căn dặn các đệ tử vài lời và sau đó hoan hỷ tắt hơi dần dần và ra đi.
Như vậy chúng ta biết rằng, ai cũng phải sống và rồi ai cũng phải giã biệt cuộc sống này – nhưng vấn đề là, chúng ta nên sống như thế nào và nên chết ra sao?
Người bạn nhỏ của tôi là Lý Thi Ân tức chàng Bom cũng như vậy. Anh ta đã sống đẹp ra sao, như chúng ta đã biết rõ về đời sống của anh và anh đã ra đi tuyệt vời như thế nào.
Tôi xin nhắc lại đôi điều, có thể làm phiền lỗ tai của các bạn, mong các bạn bao dung cho.
Lý Thi Ân năm nay khoảng chừng 42 tuổi. Vì vậy, có nhiều người than thở rằng, anh ta chết khi đang còn quá trẻ, nhưng họ đâu biết rằng, vẫn có rất nhiều người ra đi còn trẻ hơn.
Ví dụ: Đặng Thế Phong, chỉ sống trên đời có 24 năm tuổi, ông sinh năm 1918 và mất năm 1942, là nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho giai đoạn âm nhạc tiền chiến. Anh mất năm 24 tuổi và chỉ để lại ba nhạc phẩm: Đêm thu, Con thuyền không bến, và Giọt mưa thu.
Nguyễn Nhược Pháp, mất năm 24 tuổi (1914 - 1938) là nhà thơ trữ tình của ViệtNam, con trai của nhà báo, dịch giả, học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Tác phẩm để lại: Gồm những tuyệt tác văn học đáng kể.
Ngài Vivekananda là một đạo sư, đệ tử của Ngài Râmakrishna lừng danh ở Ấn Độ và cả thế giới, vậy mà Ngài Vivekananda chỉ sống 39 năm, còn Ngài Râmakrishna thì chỉ mới 49 tuổi đã viên tịch. Nhưng các ngài này đã để lại sự nghiệp lâu dài muôn đời.
Thi hào Kalil Gibran chết khi vừa 49 tuổi với gia tài đồ sộ để lại cho hậu thế.
Vấn đề không phải là chết trẻ hay chết già, mà cái chết của y có ý nghĩa hay không? Có đem đến cho chúng ta một bài học nào không?
Sống ở đời đừng nên tính số lượng năm tháng đọa đày “trần ai cuốc chĩa” trên mặt đất và quấy rầy những người xung quanh. Rồi khi chết để lại một cái xác thối, nếu không có con cháu lo hậu sự thì chắc chắn xã hội sẽ đem chôn ngay tức khắc.
Nhưng chúng ta phải sống như thế nào cho xứng đáng hai chữ “Con người”?
Cuộc sống phải được tính bằng phẩm chất, tức là chúng ta chú trọng việc cống hiến chứ không phải hưởng thụ riêng tư. Vì thế, người xưa bảo: Những người làm quan mà chỉ lo cho bản thân với gia đình là những kẻ “vinh thân phì gia”, nghĩa là bản thân được vinh hiển, gia đình giàu có, phát đạt, thịnh vượng mà thôi!
Phải sống sao cho thỏa ý của mình và làm việc để cống hiến bằng cách này cách kia cho làng xóm, quốc gia, xã hội. Vẫn có những người sống rất đẹp, khi còn sanh tiền đã đem hết công sức để trao tặng cho xã hội tác phẩm xuất sắc về mọi mặt, như y học, kiến trúc, toán học, vật lý… và sau khi qua đời để lại những thành quả phát minh có giá trị lâu dài cho đất nước và cả con cháu. Nói đến những người này, chúng ta không thể tính đếm tuổi thọ của họ. Rằng, hưởng thọ bao nhiêu năm, hưởng dương mấy năm mấy tháng.
Có vài người hỏi: Vậy thì anh Bom tức là Lý Thi Ân đã để lại cái gì?
Tôi xin chân thành trả lời:
- Đời sống của Lý Thi Ân đã cho tôi một bài học lớn và ý nghĩa. Trong cảnh hết sức bi quan, cận kề cái chết, rứa mà anh vẫn ngoan cường chiến đấu với căn bệnh quái ác và hoan hỷ sống vui với mọi người. Lại còn tinh tấn hành trì xưng niệm danh hiệuNam mô A di đà Phật hàng ngày lẫn cả lúc lâm chung. Đó là điều thứ nhất.
Điều thứ hai là: Cái chết của Lý Thi Ân đã cứu độ ai thì tôi không biết – nhưng, thật sự đã cứu độ được tôi, chính tôi, chứ không phải ai hết.
Qua sự ra đi của anh Lý Thi Ân, đã dạy tôi thấm thía bài học Nhân-Duyên-Quả rất sâu sắc. Gieo nhân tu hành thì sẽ gặt lấy quả báo Vãng Sanh! Nhân Quả ngay nơi hiện đời không cần tìm kiếm đâu xa!
Điều thứ ba, đây là điều quan trọng nhất: Anh Lý Thi Ân vãng sanh đã cho tôi thấy một điều rất vi diệu rằng, đức Phật A Di Đà không bỏ rơi chúng sanh nào cả. Một kẻ mà chúng ta không cần biết đời sống ra sao, lý lịch như thế nào, mà khi cất lên sáu chữ Nammô A di đà Phật thì được cứu ngay lập tức! Đây há chẳng phải là mầu nhiệm hay chăng? Mầu nhiệm nhưng không bao giờ xa rời nhân quả. Lý Thi Ân vãng sanh đã củng cố thêm niềm tin vốn có sẵn nơi tôi, chính tôi chứ không phải ai khác!
2.- LÝ THI ÂN ĐÃ VÃNG SANH NHƯ THẾ NÀO?
Ngài Thân Loan thánh nhân nói:
Khi diễn tả về nếp sống và hình thức sinh hoạt của các cư dân ở Tịnh-độ, bản kinh Vô lượng thọ ấy ghi như sau:
“Đó là để phù hợp với cách thức sinh hoạt của các thế giới ở cõi Ta-bà, mà đức Thích-Ca phải diễn tả nhân dân ở Cực Lạc bằng các khái niệm thông thường như “Trời, Người ở Tịnh-độ…“.
Thật ra, mỗi cư dân ở cõi tịnh-độ đều có khuôn mặt cân đối, tư cách đoan chánh, vượt trội hẳn thân thể loài Trời, loài Người nơi cõi này. Cư dân ở Cực Lạc tịnh-độ đều có khả năng dị thường, không phải nhân loại mà cũng không phải phi nhân. Tất cả đều có thân thể tự nhiên phi vật chất tựa như hư không, và họ có thể sử dụng rất nhiều hình thái sinh hoạt (gần như vô giới hạn)”
Cho nên chúng ta không thể sử dụng những từ ngữ “tốt đẹp, sung sướng, tuyệt vời, an vui, bình yên, thanh cao, vĩnh hằng… vân vân” để diễn tả cảnh giới Cực Lạc. Vì sao? Cảnh giới Cực Lạc nằm ngoài những nhận thức của chúng ta, vượt ra ngoài những tri kiến, vọng chấp của những người hiện đang ở trong vòng đối đãi, tục lụy, trói buộc và u mê ám chướng như chúng ta vậy!
Thế mà, một người bạn nhỏ tuổi của chúng ta đã vãng sanh về cõi ấy!
Chuyện xảy ra vào hôm ấy nhằm ngày Rằm tháng Tám vừa mới đây không lâu. Anh Bom tức Lý Thi Ân ra chùa Xuân Quang niệm Phật và tham dự buổi lễ Phóng Sanh.
Ngài trụ trì chùa Xuân Quang là đại đức Thích Phước Thuận luôn luôn lấy tôn chỉ duy nhất của pháp môn Niệm Phật là chuyên sử dụng danh hiệu Nam mô A di đà Phật cho các buổi lễ. Nói là Phóng Sanh, hay là lễ Cầu An, Cầu Siêu, An Vị… tất cả mọi tình huống, Ngài đều hướng dẫn đại chúng thành tâm niệm Phật mà thôi. Điều này có thể làm một số người không quen tỏ ra khó chịu, nhưng rất phù hợp với con đường Niệm Phật Vãng sanh mà chúng tôi quyết chí đi cho đến cùng.
Như vậy anh Bom đã trải qua một ngày ròng niệm Phật, rồi đến tối, gia đình anh lại tổ chức niệm Phật định kỳ hàng tháng, mà anh là chủ nhà nên không thể bỏ qua. Và cả ngày tu niệm liên tục, có thể hơi mệt nên cơ thể dường như chịu đựng quá sức nhất là bệnh trạng của anh.
Khoảng 9 giờ thì mọi việc xong xuôi, đạo tràng đã niệm Phật xong, các anh chị em vui vẻ trò chuyện rồi ai nấy ra về. Còn lại vợ chồng sắp xếp bàn ghế, dọn dẹp nhà cửa. Tất cả đều hoàn tất mỹ mãn.
Giây lát, anh cảm thấy mệt mỏi nên đi nghỉ. Một lúc sau, anh bảo vợ là chị Hồ Thị Ái Phương rằng: “Sao anh thấy nhức đầu, khó chịu”, nói thì nói, nhưng vẫn không ngớt niệm Phật liên hồi, gần như để trấn áp cơn đau. Chị Phương lấy máy đo huyết áp thì đã lên tới chỉ số 18. Uống thuốc điều hòa huyết áp xong thì thấy vẫn còn đau nhức.
NGÀI THÍCH THIỀN TÂM DẠY:
Người tu pháp môn Tịnh Độ phải luôn nhớ rằng, khi bệnh phải uống thuốc và phải đến bệnh viện, nhưng vẫn gia tâm niệm Phật nhiều hơn. Luôn luôn tỉnh giác vô thường và mong mỏi sự cứu độ của đức Phật A Di Đà. Chớ nên buông thả vì một sơ sót của mình sẽ di lụy đến việc ở lại thế gian, không thể giải thoát được!
Chị vợ vội vã gọi xe cấp cứu và vẫn cùng chồng xướng niệm Nam mô A di đà Phật.
Vì bầy con còn nhỏ không thể giúp đỡ gì được, chị Phương đành một mình đưa chồng lên xe cấp cứu. Anh Bom biết chắc là mình nhân cơ hội này để có thể vãng sanh nên anh cứ niệm Phật lớn tiếng, miệng liên tục phát ra sáu tiếng Nam mô A di đà Phật không dừng nghỉ.
Khi xe cấp cứu đến bệnh viện thì anh có lẽ không còn nhiều hơi sức, đành thì thào niệm Phật mà đôi môi vẫn mấp máy.
Biết chắc rằng, giờ phút lâm chung đã cận kề, nhưng lòng anh Bom vẫn không xao động, rối loạn, vẫn kiên cường bám chặt sáu tiếng hồng danh, quyết không rời xa. Kể cũng đáng nể phục.
Anh Bom đã vãng sanh vào khoảng thời gian đó.
Ngài Thích Phước Thuận xác quyết: Chỉ cần an trú trong hồng danh và nhớ tưởng đến đức Phật thì ngay trong một sát-na cũng đủ vãng sanh, đâu cần đến 10 tiếng cho rườm rà!
Công việc còn lại là của thế gian. Theo thủ tục bệnh viện, người ta phải mang anh Bom vào phòng Citi, rồi lấy máu để xét nghiệm, khám rất kỹ vân vân... Cuối cùng bệnh viện tuyên bố rằng, bệnh nhân không qua khỏi.
Chị Phương vẫn theo lời anh dặn lúc sinh tiền, là bất cứ chuyện gì xảy ra, cũng vẫn niệm Phật giúp anh, nhất là những giờ phút như thế này.
Chị liền điện thoại cho thầy Phước Thuận và tất cả anh chị em trong đạo tràng. Sau đó, thầy đồng ý mang anh Bom về an trí tại chùa để tiếp tục niệm Phật.
Khi tôi ghé chùa thì thấy anh Bom đang nằm trong chánh điện, trước bàn thờ Phật, cả người phủ kín bằng tấm vải vàng chỉ chừa lại khuôn mặt. Đằng sau, một đạo tràng mấy trăm người đồng thanh xưng niệm Nam mô A di đà Phật...
Tôi thành kính đảnh lễ đức Phật xong rồi cũng đảnh lễ anh Bom, một người vừa vãng sanh về thế giới của đức A DI ĐÀ theo chí nguyện của mình.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.223.160 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập