Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Đức Phật bàn về Chính trị học, Kinh tế học và Thuật lãnh đạo đất nước »»

Tu học Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Đức Phật bàn về Chính trị học, Kinh tế học và Thuật lãnh đạo đất nước

Donate

(Lượt xem: 4.541)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Đức Phật bàn về Chính trị học, Kinh tế học và Thuật lãnh đạo đất nước

Buddha on Politics, Economics, and Statecraft

Lời người dịch: Tác giả William J. Long là Giáo sư khoa Chính trị học tại Đại học Georgia State (Hoa Kỳ). Nguyên tác của bản dịch là Buddha on Politics, Economics, and Statecraft (Chương 3 trang 35-50) trong tác phẩm A Buddhist Approach to International Relations - Radical Interdependence do Nhà Xuất Bản Palgrave Macmillan Cham ấn hành năm 2021.

Tác phẩm có thể truy cập tại https://doi.org/10.1007/978-3-030-68042-8. Phần chú thích và tài liệu tham khảo của bản dịch xin xem trong nguyên tác trang 46- 50.

Tóm lược
Abstract:
Chương này phác thảo về lý thuyết kinh tế và chính trị của giáo lý Phật giáo, bao gồm những khái niệm về các mối quan hệ giữa các quốc gia, nó dựa trên sự hiểu biết độc đáo về bản chất của thực tại. Một số độc giả có thể ngạc nhiên khi nghe rằng có một lý thuyết về chính trị học trong giáo lý của Đức Phật. Nhưng thực ra, Đức Phật đã nói một cách bao quát về chính trị, trái ngược với sự khẳng định của Max Weber, người nổi tiếng đã xác quyết rằng Phật giáo là "một tôn giáo có vị thế phi chính trị và phản chính trị một cách quá đặc biệt". Mặc dù mục tiêu quan trọng trong giáo lý của Đức Phật là giải thoát của cá nhân từ các đau khổ đang lan tràn. Đức Phật coi chính trị là quan trọng, nhưng không đặt nó quá nặng vì giá trị nội tại, nhưng vì nó tạo ra một môi trường ngoại tại có thể tạo điều kiện hoặc cản trở cho việc theo đuổi hạnh phúc cá nhân, nó được định nghĩa như là sự thăng tiến tâm linh và thành tựu của minh triết về bản chất đích thực của bản ngã và thế giới. Mặc dù được hiểu rõ nhất như là một phần mở rộng của giáo lý của Ngài bàn về việc giải thoát cho con người, Đức Phật cũng là một triết gia quan trọng về chính trị và xã hội nguyên thủy. Giáo lý về xã hội của Đức Phật song hành với tư tưởng về dân chủ hiện đại, nền kinh tế thị trường hỗn hợp và chủ thuyết quốc tế ở phương Tây. Chương này phác thảo về lý thuyết chính trị và kinh tế của Đức Phật bao gồm cả những tư duy của Ngài về thuật lãnh đạo đất nước và các khả năng cho trật tự quốc tế.
This chapter outlines doctrinal Buddhist political and economic theory including its notions about interstate relations, which are based on its unique understanding of the nature of reality. Some readers may be surprised to hear that there exists a theory of politics in Buddha’s teachings. But in fact, Buddha spoke extensively about politics, contrary to the assertion of Max Weber who famously asserted that Buddhism was “a specifically a-political and anti-political status religion.” Although the overriding goal of Buddha’s teachings is the liberation of individuals from pervasive suffering, Buddha considered politics as important, not so much for its intrinsic value, but because it created an external environment that can facilitate or impede an individual’s pursuit of happiness, defined as spiritual advancement and achievement of wisdom about the true nature of oneself and the world. Although best understood as an extension of his teachings on human liberation, Buddha was also an original social and a significant political philosopher. Buddha’s social teachings parallel modern democratic thought, mixed market economics, and cosmopolitan internationalism in the West. This chapter outlines Buddha’s political and economic theory, including his thoughts about statecraft and the possibilities for international order.

Đức Phật bàn về Chính trị học

Kinh điển Phật giáo buổi sơ thời đề cập đến một số vấn đề quốc tế, kinh tế và chính trị. Khi mục đích chính trong giáo lý của Đức Phật là giải thoát cá nhân ra khỏi các đau khổ đang lan tràn, giáo lý của Ngài cũng thừa nhận sự tương thuộc của cá nhân với xã hội, thể chế chính trị và kinh tế. Giáo lý của Đức Phật đã tìm cách dung hoà những mối quan hệ này một cách xây dựng. Mặc dù ở phương Tây phần lớn là không biết đến, Đức Phật là một triết gia nguyên thủy và quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hội và một triết gia dân chủ mang tinh thần nhân bản và duy lý. (Ling 1981) .
Early Buddhist literature2 addresses several political, economic, and international issues. While the primary purpose of Buddha’s teachings is the liberation of individuals from pervasive suffering, his teachings also acknowledge the interdependence of the individual with society, polity, and economy. Buddha’s teachings sought to mediate these relationships constructively. Although largely unknown in the West, Buddha was an original and important social, political, and economic philosopher, and a rationalistic, humanistic, and democratic one at that (Ling 1981).
Các yếu tố chính trong viễn kiến về quy phạm của Đức Phật đối với chính trị là gì? Đức Phật thấy chính trị không phải là một mục đích tự tại nhưng hoặc là một công cụ có thể cung cấp các điều kiện thuận lợi hoặc là những trở ngại có hại cho sự thăng tiến của cá nhân. Đức Phật công nhận rằng chính phủ là cần thiết để đem lại trật tự và phúc lợi xã hội và các giá trị, nội dung và tiến trình của nó phải phù hợp với "giáo pháp". "Giáo Pháp" (dhamma trong tiếng Pali) có nhiều ý nghĩa, nhưng ở đây đề cập đến các lời dạy của Đức Phật và sự hành trì giáo pháp, mà nó mang lại như là các quy luật tự nhiên hoặc phổ quát, chẳng hạn như luật duyên khởi và đau khổ, đó là kết quả từ sự vô minh về chân lý cơ bản này. Những quy luật này không do Đức Phật tạo ra, có hoặc không có Ngài thì quy luật cũng vận hành, nhưng Đức Phật đã khai mở những quy luật này và khuyến nghị là chúng ta kiểm chứng và hành động cho phù hợp; không qua đức tin mù quáng, nhưng qua một tiến trình đánh giá thuần lý của con người. Một hệ thống chính trị được tổ chức phù hợp với những chân lý cơ bản này có thể giảm thiểu các hình thức đau khổ cho tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt là cho những người kém may mắn nhất mà sự đau khổ có thể dể nhận ra là lớn lao nhất và nó đóng một vai trò tích cực trong việc cá nhân đạt đến các hình thức cao hơn trong hạnh phúc.
What are the essential elements of Buddha’s normative vision for politics? Buddha saw politics not as an end in itself but as an instrument that could either provide favorable conditions or create harmful obstructions for individuals’ personal advancement. Buddha recognized that government is necessary to provide social order and welfare and that its values, content, and processes should be consistent with the “dharma.” “Dharma” (dhamma in P¯ali) has many meanings but here refers to the teachings of Buddha and their realization, which are offered as universal or natural laws—such as the law of dependent arising and the suffering that results from ignorance of this basic truth. These laws are not created by Buddha, they operate with or without him, but Buddha revealed these laws and recommended that we examine them and act accordingly; not through blind faith, but through a process of rational human assessment.3 A political system organized consistent with these basic truths could minimize the manifest forms of suffering for all members of society—especially for the least fortunate whose visible suffering is greatest—and play a positive role in an individual’s attainment of higher forms of well-being.
Khi nói rằng việc thực hành chính trị phải phù hợp với giáo pháp vì tính chính thống của nó, điều đó có nghĩa là gì? Một nguyên tắc cơ bản của giáo pháp liên quan đến chính trị là sự bình đẳng và phẩm giá của tất cả các cá nhân. Đức Phật nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều có giá trị cố hữu và khả năng giác ngộ, được gọi là "Phật tánh". Trái ngược với giáo lý Bà la môn đang thịnh hành, Đức Phật bác bỏ hệ thống giai cấp và lập luận rằng các đức hạnh được phân phối đồng đều, không theo thứ bậc qua xã hội. Đức Phật xác định: "Hiện nay, vì cả hai đức tính tốt và xấu được bậc trí giả chê trách và khen ngợi, nó lan tràn trong bốn đẳng cấp mà không phân biệt, bậc trí giả không nhận ra lời chê trách về đẳng cấp thuộc về Bà la môn là nhiều nhất ... [bất cứ ai cũng có thể] trở nên được giải thoát ... nhờ vào các đặc điểm của giáo pháp" (DN, 27, 2012 trang 408). giáo pháp được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người bất kể đến giai cấp, địa vị xã hội hay hoàn cảnh kinh tế. Bởi vì người dân và nhà lãnh đạo đều bình đẳng trước giáo pháp, các định chế chính trị nên phản ánh chân lý cơ bản này. Vì đã đến lúc những điều này là những nhận thức về xã hội mang tính đột phá thực sự.
What does it mean to say that political practices must be consistent with the dharma for their legitimacy? A fundamental principle of the dharma relevant to politics is the equality and dignity of all individuals. Buddha stressed that all human beings have an inherent worth and capacity for enlightenment, so-called, “Buddha nature.”4 In contrast to the prevailing Brahmin teachings, Buddha rejected the caste system and argued that virtues were distributed equally, not hierarchically, across society. Buddha states: “Now since both dark and bright qualities, which are blamed and praised by the wise, are scattered indiscriminately among the four castes, the wise do not recognize the claim about the Brahmin caste being the highest … [anyone can] become emancipated … by virtue of dharma” (DN, 27, 2012 at p. 408). The dharma applies equally to everyone regardless of class, social status, or economic circumstance. Because citizen and ruler alike are equal under the law of dharma, political institutions should reflect this basic truth. For it’s time these were truly groundbreaking social insights.
Giáo lý của Đức Phật cũng phản ánh nguyên tắc về bình đẳng khi Ngài quy định rằng chế độ quân chủ, hình thức cai trị chiếm ưu thế trong lúc Ngài còn sinh tiền, phải nên dựa trên sự đồng thuận của dân chúng (không phải là quyền thiêng liêng), nó được tiến hành với sự tham vấn với người bị trị, không phân biệt trong việc áp dụng về công lý và phù hợp với giáo pháp. Tuy nhiên, dân chủ là hình thức cai trị mà sự bình đẳng là tối quan trọng, và tăng đoàn, một sự sáng tạo chính trị riêng của Đức Phật, (sangha, dòng tu của Tăng và Ni trong tiếng Pali và Sankrit), được điều hành bởi sự bình đẳng nghiêm ngặt trong các quy luật về quy y, tham gia, quản lý và hoà giải tranh chấp.
Buddha’s teachings also reflect the principle of equality when he prescribes that monarchy, the dominant form of government during his lifetime, should be based on popular consent (not divine right), conducted in consultation with the governed, even-handed in the application of justice, and conform to the dharma. Democracy, however, is the form of government where equality is paramount, and Buddha’s own political creation, the sangha (the order of monks and nuns in P¯ali and Sanskrit), is governed by strict equality in its rules for admission, participation, administration, and dispute resolution.
Bởi vì sự bình đẳng và thiện tánh tối hậu của mỗi cá nhân (và bởi vì họ tất cả đều đau khổ), Đức Phật dạy rằng mỗi người trong số họ đều xứng đáng với lòng từ bi của chúng ta, và ở mức độ tối thiểu, họ không nên bị hại bởi nhà nước. Bất bạo động hoặc vô hại (ahimsa trong tiếng Sankrit và Pali) là một hệ quả tự nhiên tất yếu của lời dạy của Đức Phật về sự bình đẳng của con người và là cơ sở của việc bảo vệ các quyền cá nhân. Có lẽ ví dụ trực tiếp nhất của nguyên tắc này đối với chính trị là lời khuyên của Đức Phật được Ngài lặp đi lặp lại rằng, một nhà lãnh đạo liêm chính phải tuân theo các giới luật đạo đức về việc không giết hại, không trộm cắp, không nói dối, v.v. Khẳng định hơn, nhà lãnh đạo thành công phải chứng minh lòng từ bi và quan tâm thông qua các thực hành lòng tử tế, bình đẳng, kiên nhẫn và rợng lượng. Bất bạo động và bình đẳng là nền tảng của lòng công bằng xã hội trong Phật giáo, và chính phủ hoàn hảo đòi hỏi việc bảo vệ về đạo đức và pháp lý chống lại việc sử dụng tùy tiện quyền lực. Đức Phật, giống như những bậc quốc phụ của nước Mỹ, lo ngại về sự nguy hiểm của chế độ chuyên chế.
Because of the equality and ultimate goodness of every individual (and because they all suffer), Buddha taught that they are each worthy of our compassion and, at a minimum, should not be harmed by the state. Nonviolence or non-harm (ahimsa in Sanskrit and Pa¯li) is a natural corollary to Buddha’s teachings on the equality of human potential and the basis of the protection of individual rights.5 Perhaps the most direct example of this principle to politics is Buddha’s repeated admonition that a righteous ruler must follow the ethical precepts of no killing, no stealing, no lying, etc. More affirmatively, the successful leader must demonstrate compassion and care through the practices of kindness, equanimity, patience, and generosity. Nonviolence and equality are the bedrocks of Buddhist social justice, and good government requires moral and legal protection against the arbitrary use of power. Buddha, like America’s founding fathers, was concerned about the danger of tyranny.
Đặc điểm thứ ba trong giáo lý chính trị của Đức Phật là tinh thần khoan dung đối với các cấu hình chính trị khác nhau và phương cách thực dụng và không theo giáo điều (theo nghĩa này là "tự do" hoặc "đa nguyên") đối với các vấn đề chính trị. Thay vì công khai tán thành một hình thức đặc biệt của chính phủ, khi Ngài dành thiện cảm và tư vấn cho các nước cộng hòa các vương quốc như nhau, Đức Phật ngụ ý rằng, việc quản trị hoàn hảo có thể nhận được nhiều hơn là một hình thức của chính phủ, nhưng nó phải cho phép tối đa hóa hạnh phúc cá nhân của người dân (được định nghĩa theo một cách vượt ra khỏi sự hưởng lạc thú nhục dục đơn thuần và bao gồm việc tự thực hiện) và giảm thiểu đau khổ của họ. Việc này cho phép người dân trau dồi lòng từ bi, khoan nhẫn, rộng lượng, tập trung thiền định và trí huệ trong khi ngăn cản tham lam, sân hận và vô minh. Đức Phật đã không cổ vũ công khai về một hình thức duy nhất của chính phủ, và ở một cấp độ, Ngài thừa nhận rằng các loại chế độ khác nhau có thể được coi như là chính thống, nếu tinh thần của người cai trị và bị trị phù hợp với giáo pháp.
The third feature of Buddha’s political teachings is a tolerance for different political configurations and a pragmatic and non-doctrinaire (“liberal” or “pluralistic” in this sense) approach to political questions. Rather than overtly endorsing a particular form of government, Buddha, in befriending and advising republics and monarchs alike, implies that good governance can take more than one form but must allow for the maximization of individual happiness of its citizens (defined in a way that goes beyond mere sensual enjoyment to include self-realization) and that minimizes their suffering, allowing them to cultivate compassion, patience, generosity, meditative concentration, and wisdom while discouraging greed, hatred, and ignorance. Buddha did not explicitly advocate for a single form of government, and, at one level, recognized that different types of regimes could be considered legitimate if the spirit of the ruler and the ruled was in accordance with the dharma.
Tuy nhiên, Đức Phật chỉ ra một sự ưu tiên về các hình thức dân chủ và đại nghị của chính phủ. Trong giáo lý và giới luật của Ngài, Đức Phật tán thành các nguyên tắc dân chủ như sự tham gia của người dân và tự do bày tỏ ý kiến; thảo luận, tham vấn, xây dựng sự đồng thuận; bỏ phiếu và tôn trọng sự đồng ý của người dân; minh bạch thông qua các cuộc họp đối mặt và tranh luận công khai; tính ưu việt của tinh thần trọng pháp và chính phủ được giới hạn. Chúng ta thấy những tiền đề này trong sự tán thành của Đức Phật đối với nguyên tắc cộng hòa trong kinh điển và sự kết hợp của các nguyên tắc dân chủ thành các quy tắc chi phối xã hội riêng dành cho các tăng ni theo giới luật của Đức Phật. Giáo lý của Đức Phật có liên quan trực tiếp đến nền chính trị đương đại và tương thích với sự cai trị của một nhà nước dân chủ hiện đại. Tư duy về chính trị của Đức Phật tương đồng với tư tưởng về tự do dân chủ của phương Tây với sự nhấn mạnh về quyền bình đẳng, bảo vệ chống lại chuyên chế thông qua sự bình đẳng trước pháp luật, và việc quản trị có tham gia thảo luận.
Nonetheless, Buddha indicated a preference for democratic and representative forms of government. In his teachings and prescriptions, Buddha endorsed democratic principles such as citizen participation and free expression of opinion; deliberation, consultation, and consensus-building; voting and respect for popular consent; transparency via face-to-face meetings and public debate; primacy of the rule of law and limited government. We see these predilections in Buddha’s endorsement of republican principles in the s¯utras and the incorporation of democratic principles into the rules governing Buddha’s own society of monks and nuns in the vinaya. Buddha’s teachings are directly relevant to contemporary politics and are compatible with the governance of a modern democratic state. Buddha’s political thinking parallels Western liberaldemocratic thought with its emphasis on equal rights, protection against tyranny via equality before the law, and participatory and deliberative governance.
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa nền dân chủ theo “giáo pháp” và nềndân chủ tự do của phương Tây là việc nhấn mạnh của Phật giáo đến các bổn phận cá nhân đối với tha nhân cũng nhiều như các quyền cá nhân, các nghĩa vụ vượt quá việc tuân thủ pháp luật. Khi nền dân chủ tự do đề cập rất ít về những phẩm chất đạo đức của những gì tạo nên sự quản trị hoàn hão vượt qua các giá trị về bình đẳng về cơ hội và bảo vệ sự lựa chọn của cá nhân và thay vì tập trung vào tiến trình của việc quản trị hoàn hão không thực chất (Garfield 2001), "nền dân chủ theo giáo pháp" mô tả một nghĩa vụ rõ ràng cho mối quan tâm đối với tha nhân và cả với thiên nhiên. Về cơ bản, trong nền dân chủ dựa theo giáo pháp, các cá nhân có nhiệm vụ không chỉ để tránh hạn chế tự do của tha nhân, nhưng cố gắng phát triển ý thức trách nhiệm và mối quan tâm phổ quát đối với chúng sinh và thế giới tự nhiên. Mặc dù nhiệm vụ này là trách nhiệm của mọi người, các định chế chính trị và các nhà lãnh đạo nên phản ánh những nguyên tắc này, và chính sách nên khuyến khích việc gây tiêm nhiểm và thực hành chúng. Sự nhấn mạnh về trách nhiệm cũng như quyền bắt nguồn trực tiếp từ bản thể học cơ bản trong thuyết tương thuộc và nhân quả. của Phật giáo Hai lý thuyết cho rằng duy trì cuộc sống của chúng ta không tách rời nhau mà tương thuộc sâu xa. Thích Nhất Hạnh, nhà văn và nhà sư Phật giáo đương đại, nắm bắt được sự khác biệt này trong bối cảnh của Hoa Kỳ khi ông nhận xét: "Chúng ta có bức tượng Nử thần Tự do ở bờ biển phía Đông. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải tạo nên một bức tượng về Trách nhiệm ở bờ biển phía Tây để đối trọng với Tự do. Tự do mà không có trách nhiệm thì không phải là tự do đích thực.” (Hạnh 2006, trang 137). "Tự do" trong tư tưởng Phật giáo nghĩa là tự do từ xiềng xích của sự vô minh tự tạo, không phải là sự theo đuổi lợi ích "bản ngã" không kiềm chế.
The most important distinction between “dharmic” democracy and Western liberal democracy is Buddhism’s emphasis on one’s individual duties to others as much as one’s individual rights, duties that exceed compliance with the law. Where liberal democracy has little to say about the moral qualities of what constitutes good governance beyond the values of equality of opportunity and protection of individual choice and instead focuses on the process of good governance not the substance (Garfield 2001), “dharmic democracy” delineates a clear duty of care owed to others and to the natural world as well. Fundamentally, in dharmic democracy individuals have a duty not only to avoid abridging other’s freedoms, but to strive to develop a sense of universal responsibility and concern for all human beings and the natural world. Although this duty is everyone’s responsibility, political institutions and their leaders should reflect these principles, and policy should encourage their inculcation and practice. The emphasis on responsibilities as well as rights follows directly from Buddhism’s underlying ontology of dependent origination and a theory of causation that maintains our lives are not separate but deeply interdependent. Contemporary Buddhist writer and monk, Thich Nhat Hanh, captured this difference in the context of the United States when he remarked: “We have the Statute of Liberty on the East Coast. I think we have to make a Statute of Responsibility on the West Coast to counterbalance Liberty. Liberty without responsibility is not real liberty” (Hanh 2006 at p. 137). “Freedom” in Buddhist thought means freedom from the chains of self-grasping ignorance, not the unbridled pursuit of “self” interest.

Đức Phật bàn về Kinh tế học
Buddha on Economics
Cũng giống như khi Đức Phật có những điều quan trọng để nói về chính trị học, Ngài đã đưa ra nhiều nhận thức sâu sắc và thực tế về các vấn đề kinh tế trong các kinh điển. Những giáo lý này mang đến sự hướng dẫn về cách làm thế nào để thăng tiến tâm linh và hạnh phúc vật chất có thể tương thích và hỗ trợ nhau.
Just as Buddha had important things to say about politics, he offered numerous profound and practical insights on economic matters throughout the s¯utras. These teachings provide guidance on how spiritual advancement and material well-being could be compatible and mutually supportive.
Mục đích của hoạt động kinh tế trong Phật giáo là cung cấp cơ sở vật chất cần thiết cho các cá nhân để tận hưởng một cuộc sống thoải mái, do đó, giải thoát để họ theo đuổi các hình thức cao hơn về hạnh phúc. Sản xuất, tiêu thụ và phân phối của các cải vật chất phải làm giảm bớt đau khổ và cung cấp phúc lợi bền vững và công việc xứng đáng cho tất cả các thành viên của xã hội thông qua việc sử dụng khôn ngoan các nguồn lực khan hiếm. Quan điểm này về hoạt động kinh tế như một phương tiện hướng tới các mục đích cao cả hơn trái ngược với Kinh tế học cổ điển hoặc tân cổ điển phương Tây, nơi chỉ tập trung vào hạnh phúc vật chất và sản xuất, tiêu thụ và phân phối được thiết kế để tối đa hóa "tiện ích" hoặc "phúc lợi" của cá nhân thông qua sản xuất và tiêu thụ vật liệu ngày càng tăng, và trong cách tổng hợp, để làm tăng trưởng Tổng quốc nội Sản phẩm (GDP), qua những hạn chế về nguồn lực.
The purpose of economic activity in Buddhism is to provide the necessary material basis for individuals to enjoy a comfortable life, thus freeing them to pursue higher forms of well-being. Production, consumption, and distribution of material goods should reduce suffering and provide sustainable welfare and dignified work for all members of society through the wise use of scarce resources. This view of economic activity as a means toward higher ends contrasts with classical or neoclassical Western economics where the focus is on material well-being alone and production, consumption, and distribution are designed to maximize an individual’s “utility” or “welfare” through ever-increasing material production and consumption, in the aggregate, to grow Gross Domestic Product (GDP), under resource constraints.
Giống như chính trị, Phật giáo coi sinh hoạt kinh tế là một phần của cuộc sống trong sự phù hợp với giáo pháp và do đó, xem chính trị như là một phần của khuôn khổ đạo đức rộng lớn hơn mà nó không thể bị tách rời. Nhờ vào học thuyết tương thuộc triệt để, hoạt động kinh tế nhất thiết phải là một phần của một tổng thể lớn hơn, một phần quan trọng, nhưng chỉ là một phần, và nó phải được giữ hài hòa với các khía cạnh gia đình, xã hội, môi trường và tâm linh của cuộc sống. Trong kinh tế học Phật giáo, không có "yếu tố phí tổn do ngoại cảnh". Tiến bộ kinh tế, đối với bản thân hay xã hội, không phải là một mục đích tự tại, mà là một phần của tiến trình rộng lớn hơn về thăng tiến cá nhân và xã hội.
Like politics, Buddhism treats economic life as part of living in accordance with the dharma and therefore views it as part of a larger ethical framework from which it cannot be separated.6 By virtue of the doctrine of radical interdependence, economic activity is necessarily part of a larger whole, an important part, but only a part, and it must be kept in harmony with familial, social, environmental, and spiritual aspects of life. In Buddhist economics, there are no “externalities.” Economic progress, for oneself or society, is not an end in itself but part of broader process of personal and social advancement.
Tuy nhiên, Đức Phật cảnh báo chống lại việc bỏ qua các nhu cầu vật chất và tránh theo đuổi vật chất, và khuyến nghị là tiến bộ trong hạnh phúc vật chất và tinh thần được cân bằng - cái gọi là "Trung đạo" giữa khổ hạnh làm hủy hoại thể xác và niềm đam mê vật chất khiến cho nghiền nát tâm hồn như là con đường dẫn đến hạnh phúc. Mục tiêu của kinh tế học Phật giáo là mang lại an toàn về vật chất, ổn định kinh tế cho cá nhân, xã hội và tăng trưởng bền vững. Nhà nước phải đảm bảo nhu cầu vật chất của các cá nhân dưới hình thức "bốn yếu tố cần thiết": thực phẩm, quần áo, chỗ ở và thuốc men, vì chúng tạo thành nền tảng cho việc theo đuổi khác như phát triển đạo đức và tiếp thu minh triết.
Nonetheless, Buddha warned against ignoring physical needs and eschewing material pursuits, and recommended balanced progress in material and spiritual well-being—a so-called “Middle Way” between physically destructive asceticism and soul-crushing material indulgence as the way to happiness. The goal of Buddhist economics is to provide material security and economic stability for individuals and society and sustainable growth. The state must guarantee the physical needs of individuals in the form of the “four essentials”: food, clothing, shelter, and medicine, as these constitute the foundation for other pursuits such as moral development and the acquisition of wisdom.
Giáo lý về kinh tế của Đức Phật không phải là chống lại sự giàu có. Ngài dạy rằng không có đau khổ nào phát sinh từ việc trải nghiệm hoặc hưởng thụ các đối tượng của các giác quan. Vấn đề với của cải vật chất phát sinh từ ảo tưởng phổ biến của chúng ta mà nó hiểu sai về bản chất đích thực của các hiện tượng trong cỏi luân hồi như đã thảo luận trong Chương 2. Đó là, chúng ta quên đi bản chất vô thường của những lạc thú vật chất và lầm lạc khi nghĩ rằng chúng là một nguồn gốc đích thực của hạnh phúc lâu dài. Đó là sự tham ái và chấp thủ của chúng ta vào những đối tượng phù du (và chính chúng ta) dựa trên sự sợ hãi, gian tham và vô minh về bản chất của thực tại mà nó dẫn đến đau khổ. Vấn đề không nằm ở các đối tượng của các giác quan hoặc là sự hưởng thụ bắt nguồn từ chúng, mà từ nhận thức sai lầm về bản chất vô thường của chúng và việc theo đuổi các đối tượng vật chất như là nguồn hạnh phúc tối cao cho bản ngã mà cuối cùng nó cũng không tồn tại. Do đó, sự giàu có không cản trở con đường của sự giải thoát, nhưng sự ràng buộc vào sự giàu có thì có.
Buddha’s economic teachings are not anti-wealth. He taught that no suffering arises from experiencing or enjoying objects of the senses. The problem with material wealth arises from our pervasive delusion that misapprehends the real nature of phenomena in our samsaric existence as discussed in Chapter 2. That is, we forget the impermanent nature of material pleasures and are misled into thinking they are a true source of lasting happiness. It is our craving and grasping at evanescent objects (and ourselves) based on fear, greed, and the underlying ignorance of the nature of reality that leads to suffering. The problem lies neither with the objects of the senses nor the enjoyment derived from them, but from misperception of their impermanent nature and the pursuit of material objects as the supreme source of happiness for a self that also ultimately does not exist. Wealth, then, does not stand in the way of liberation, but the attachment to wealth does.
Đối với cư sĩ, Đức Phật khuyên việc thụ đắc tài sản và thịnh vượng vật chất thông qua đức tính siêng năng, cẩn trọng, tinh thần doanh nhân và khả năng tháo vát vượt khó khăn, nhưng Ngài cũng cổ vũ các giá trị như là quan tâm và chăm sóc tha nhân, không gây hại, rộng lượng, và cuối cùng, không ràng buộc với của cải vì là vô thường và không có khả năng mang lại hạnh phúc lâu dài. Không bị ràng buộc có nghĩa "là sở hữu và sử dụng của cải vật chất, nhưng không bị của cải làm sở hữu hoặc sử dụng" (Sizemore và Swearer 1993 trang 1).
For laypeople, Buddha recommended the acquisition of wealth and material prosperity through industry, frugality, entrepreneurship, and resourcefulness, but he also advocated for values such as concern and care for others, non-harm, generosity, and, eventually, nonattachment to wealth given its impermanence and inability to provide lasting happiness. To be nonattached “is to possess and use material things but not be possessed or used by them” (Sizemore and Swearer 1993 at p. 1).
Tiêu thụ, giống như của cải, không bị Đức Phật ngăn cản, mà người ta nên lưu tâm đến các rủi ro liên quan đến nó. Bởi vì loài người có những ham muốn gần như không giới hạn, Đức Phật khuyến khích sự điều độ trong tiêu thụ mà người ta có thể phân biệt các nhu cầu vật chất và mong muốn. Để hướng dẫn trong việc phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn, Đức Phật liệt kê những thứ sau đây nên dùng tiền để chi tiêu: thực phẩm, quần áo và chỗ ở; chăm sóc cha mẹ; chửa trị cho thân nhân và khách; bố thí khi tưởng nhớ người quá cố; cúng dường; và các khoản thanh toán cho nhà nước (AN, 3:45, 2012).
Consumption, like wealth, is not discouraged by Buddha, but one should remain mindful of its associated risks.7 Because humankind has virtually unlimited desires, Buddha encouraged moderation in consumption that can distinguish material needs and wants.8 As guidance in making this distinction between needs and wants, Buddha listed the following things money should be spent on: food, clothing, and shelter; attending to parents; treating relatives and guests; alms in memory of the departed; religious offerings; and payments to the state (AN, 3:45, 2012).
Tóm lại, đối với các cá nhân, Đức Phật khuyên về một cuộc sống quân bình, thoát khỏi những đau khổ của cả nghèo đói và thụ hưởng và được hướng dẫn bởi trí tuệ, phân biệt và chánh kiến. Phương cách này có thể dẫn đến một ý nghĩa sâu xa hơn của sự mãn nguyện, mà Đức Phật nói đó là "hình thức cao nhất của sự giàu có" (Dhp. 204, 2007). Trong Phật giáo, điều quan trọng là thái độ và hành động của một người về sự giàu, không phải là mức độ giàu có. Không ràng buộc là thái độ thích hợp đối với sự giàu có, mà nó có thể được trau dồi bằng cách thụ đắc của cải qua các phương tiện liêm chính, sử dụng nó với mức độ vừa phải, và phát triển lòng toại nguyện và chia sẻ của cải một cách rộng lượng, nhưng khôn ngoan (SN, 99, 2000).
In short, for individuals, Buddha advised a balanced life, free from the sufferings of both poverty and indulgence and guided by wisdom, discernment, and right view. This approach can lead to a deeper sense of contentment, which Buddha said is “the highest form of wealth” (Dhp. 204, 2007). In Buddhism, it is one’s attitudes and actions about wealth, not the level of wealth, that is important. Nonattachment is the appropriate attitude toward wealth, which can be cultivated by acquiring wealth through righteous means, consuming it with moderation, and developing contentment and sharing wealth generously, but wisely (SN, 99, 2000).
Đối với nhà nước, tình trạng nghèo đói là mối đe dọa chính đối với sự thăng tiến của cá nhân và xã hội và cung cấp đầy đủ trong bốn điều kiện vật chất cho tất cả mọi người là mục đích đầu tiên của một hệ thống kinh tế chính trị. Cả cá nhân và nhà nước đều có nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy phúc lợi của mọi người dân. Đối với cá nhân, nghĩa vụ quan tâm đến tha nhân này bắt nguồn từ sự phát triển của các trạng thái tâm trí cao hơn như lòng quảng đại và từ bi và tôn trọng bình đẳng và phẩm giá của chúng sinh. Nhưng chỉ có lòng từ thiện thôi là sẽ không đủ để giải quyết vấn đề. Thách thức về nghèo đói phải được giải quyết liên quan đến chính sách của chính phủ một cách có hệ thống, nhất thiết mà nó có thể sử dụng đầy đủ các nguồn lực sản xuất của xã hội (DN, 5, 2012). Nếu nhà nước thiếu quan tâm đến dân chúng, nhà nước có thể mất đi chính danh và tạo ra các căn bệnh xã hội và bất ổn. Nhà nước cũng phải ngăn chặn bất công kinh tế, loại bỏ tham nhũng và bảo vệ môi trường và người tiêu dùng khỏi bị bóc lột. Do đó, giáo lý của Đức Phật hình dung ra một cái gì đó là một vai trò to lớn hơn của nhà nước trong các vấn đề kinh tế so với hầu hết các mô hình kinh tế tự do truyền thống, nhưng việc trị liệu của Ngài không quá khác biệt với chủ nghĩa tự do phúc lợi trong nhiều nền kinh tế thị trường tiên tiến.
For the state, poverty is the primary threat to individual and societal advancement and providing sufficiency in the four material requisites for all is the first purpose of a political-economic system. Both the individual and the state have a duty to protect and promote the welfare of all citizens. For the individual, this duty of care for others flows from the development of higher states of mind such as generosity and compassion and an appreciation for the equality and dignity of all human beings. But charity alone will not fully address the problem. The challenge of poverty must be dealt with systematically, necessarily involving government policy that can fully utilize the productive resources of society (DN, 5, 2012). If the state fails to care for its citizens it could lose its legitimacy and create social pathologies and unrest. The state must also prevent economic injustice, eliminate corruption, and protect the environment and consumers from exploitation. Thus, Buddha’s teaching envisions a somewhat greater role for the state in economic affairs than in most traditional liberal economic models, but his prescription is not too different from the welfare liberalism found in many advanced market economies.
Đối với khu vực tư nhân, Đức Phật thừa nhận rằng sở hữu tài sản tư nhân của cư sĩ là một đáp ứng thực dụng đối với các xu hướng vị kỷ của chúng ta và là một phương tiện hiệu quả để tạo ra động lực khích lệ cho lao động và năng suất (DN, 27, 2012). Ngài công nhận thương mại và tạo lợi nhuận là hoạt động kinh tế cần thiết và hợp pháp. Kinh tế học Phật giáo không hề là cách chống kinh doanh. Các kinh điển khuyến khích tự do kinh tế và tinh thần doanh nhân nếu theo đuổi một cách liêm chính, không gây hại cho tha nhân, và không có gian tham quá mức. Tại các điểm khác nhau trong kinh điển, Đức Phật khuyến khích doanh nhân là trong hành động nên đầy năng lượng, chánh niệm, thuần khiết, tự chủ, ân cần, chính mạng và chú tâm. Thật vậy, các giới thương nhân là một trong những thành phần đầu tiên ủng hộ cho triết học Phật giáo và truyền bá Phật giáo khắp châu Á. Thương nhân được khuyên là nên hành động với sự khôn ngoan, nhạy bén và đáng tin cậy và nên biết thế nào là một mưc lợi thích hợp cho hàng hóa (AN, 1: 116, 2012). Lợi nhuận là chủ yếu và cần thiết nếu chúng được thu dụng một cách thành thực và không có gian lận hoặc lừa đảo. Doanh nhân được khuyến khích nên làm việc chăm chỉ và tránh lười biếng và hiệu năng trong quản lý là được khen ngợi. Một nhà văn đã mô tả ý nghĩa chính trong lời khuyên về kinh tế của Đức Phật trong kinh điển "một cách không thể nhầm lẫn là theo tư sản" (Reynolds 1993 trang 71), một tác giả khác xem đó như là phản ánh các giá trị "loại thương nhân" (Ornatowski 1996 trang 206). Tuy nhiên, việc tạo lợi nhuận không phải là mối quan tâm duy nhất của các nhà sản xuất và thương nhân, vì họ có trách nhiệm với nhân viên của mình xã hội, và cả với thiên nhiên nữa. Và kinh doanh một số hàng hóa bị minh thị cấm đoán, cụ thể là buôn bán vũ khí, con người (buôn bán nô lệ), sát sinh, say xỉn và chất độc (AN, III: 209, 2012).
As for the private sector, Buddha acknowledges that possession of private property by the laity is a pragmatic response to our egocentric tendencies and an efficient means for creating incentives for work and productivity (DN, 27, 2012).9 He recognized commerce and profitmaking as legitimate and necessary economic activities. Buddhist economics is in no way anti-business. The sutras encourage economic freedom and entrepreneurship if pursued righteously, without harm to others, and without excessive greed. At various points throughout the canon, Buddha encourages business people to be energetic, mindful, pure in deed, self-controlled, considerate, right living, and heedful. Indeed, the merchant classes were among the first proponents of Buddhist philosophy and carried Buddhism throughout Asia. Traders are advised to act with wisdom, acumen, and reliability and should know what is an appropriate profit margin for their goods (AN, 1:116, 2012). Profits are essential and necessary if they are obtained honestly and without fraud or cheating. Business people are encouraged to work hard and avoid laziness and managerial efficiency is praised. One writer described the tenor of Buddha’s economic advice contained in the s¯utras as “unmistakably bourgeois” (Reynolds 1993 at p. 71), another as reflecting “merchant type” values (Ornatowski 1996 at p. 206). Profitmaking should not be the only concern of producers and traders, however, as they have responsibilities to their employees,10 society, and the natural world too. And trading in certain goods is explicitly prohibited, namely trade in weapons, living beings (slave trade), butchering, intoxicants, and poisons (AN, III: 209, 2012).
Liên quan đến mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế và môi trường, Đức Phật là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên cổ vũ về một khoa kinh tế học bền vững cho môi trường như một nguyên tắc xã hội thiết yếu. Vì sự tương thuộc sâu đậm và các trách nhiệm đạo đức của chúng ta, mà nó vượt ra khỏi con người cho đến tất cả sinh vật hữu tình và thiên nhiên trong kiếp này và kiếp hậu lai, Đức Phật khuyên nên duy trì mối quan hệ đúng đắn giữa các hoạt động sản xuất và môi trường. Đức Phật khẳng định rằng trong khi tích lũy của cải, loài người phải đối xử với thiên nhiên như một con ong thu thập phấn hoa khi nó vừa không gây hại cho vẻ đẹp của hoa cũng như cho hương thơm và đảm bảo kết quả trong tương lai. Cũng tương tự như vậy, sản xuất kinh tế không được gây hại cho môi trường tự nhiên hoặc an lạc của các thế hệ tương lai, bằng cách phá hủy quyền lực tái tạo của thiên nhiên hoặc vẻ đẹp của nó (Dhp. 2007 trang 49). Phật giáo không xem môi trường là một sự sáng tạo thiêng liêng cho con người khai thác, cũng không được coi là "yếu tố ngoại tại" đối với tiến trình sản xuất. Môi trường cũng phải được đối xử cẩn trọng và không gây hại vì con người và thiên nhiên phụ thuộc nhau.
With regard to the relationship between economic activity and the environment, Buddha was one of the first thinkers to advocate for environmentally sustainable economics as an essential social principle. Because of our deep interdependence and our ethical responsibilities, which extend beyond humans to all sentient beings and the natural world in this and future lives, Buddha advised maintaining a proper relationship between productive activities and the environment. Buddha asserted that in amassing wealth humankind must treat nature as a bee collects pollen in that the bee harms neither the beauty of the flower nor its fragrance and ensures its future fruition. Analogously, economic production must not harm the natural environment or impair the well-being of future generations by destroying nature’s regenerative powers or its beauty (Dhp. 2007 at p. 49). Buddhism does not view the environment as a divine creation for human exploitation, nor is it seen as “external” to the production process. It too must be treated with care and without harm as humans and nature are interdependent.
Kinh tế học Phật giáo khác với các mô hình của phương Tây đang thịnh hành, trong một số chiều kích quan trọng, tuy nhiên, về cơ bản, nó không quá xa lạ với tư duy của phương Tây. Ở mức độ cơ bản, sự khác biệt quan trọng nhất là khi kinh tế học về thị trường tự do xem thế giới vật chất là có thật, thường hằng và nguồn hạnh phúc, thực tại vật chất trong kinh tế học Phật giáo coi nó là vô thường, và nếu xử lý một cách khôn ngoan, xem nó như là nguồn gốc của hạnh phúc ít hơn và là điều kiện tiên quyết cho các hình thức cao hơn của an lạc. Kinh tế học tự do quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng và mong muốn của bản ngã, và kinh tế học Phật giáo là một phương tiện để hỗ trợ các cá nhân trong việc thăng hoa bản ngã và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực đằng sau những ham muốn chưa được kiềm chế của chúng ta thông qua sự phát triển của sự điều độ, tự tại và trí huệ (về bản chất của thực tế). Phương cách của Đức Phật nhấn mạnh đến chính kiến, đó là hiểu biết về bản chất thực sự của cuộc sống của chúng ta, và chính nghiệp, đó là làm việc, thụ đắc tài sản và tiêu dùng phải nhất quán với quan điểm này. Với chánh kiến, người ta nhận ra tính cách vô thường là tối hậu, các bản ngã là không có thực chất và mọi hiện tượng và hiểu biết rằng vật chất không phải là nguồn gốc của hạnh phúc đích thực và bám víu vào chúng sẽ chỉ kéo dài đau khổ của chúng ta. Cuối cùng, từ quan điểm của Phật giáo, tăng sản lượng và tiêu thụ không nhất thiết là một thước đo chính xác cho sự cải thiện an lạc của xã hội hoặc các thành viên của xã hội. Đo lường sự an lạc trong xã hội là đồng nghĩa với việc mở rộng Tổng Sản lượng Quốc gia (GDP) là thiếu sót và phải được thay thế bằng các số liệu toàn diện hơn nhằm xem xét đến một loạt các yếu tố quan trọng hơn nhiều để phát triển cho con người và kiểm tra phẩm chất và tính bền vững của tăng trưởng. Nhiều tổ chức quốc tế đang đi theo chiều hướng này, và trong Chương 5 chúng ta sẽ xét đến việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế này trong các chính sách phát triển về chỉ số về Tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness, GNH) của Bhutan.
Buddhist economics differs from dominant Western models in several important dimensions and yet is not fundamentally estranged from Western thinking. At a fundamental level, the most important difference is that whereas liberal market economics view the material world as real and permanent and the source of happiness, in Buddhist economics material reality is seen as impermanent, and if treated wisely, as the source of lesser happiness and prerequisite to higher forms of well-being. Liberal economics is concerned with satisfying the ever-expanding needs and wants of the self, and Buddhist economics is a means to assist individuals in transcending the self and controlling the negative emotions underlying our untamed desires through the development of moderation, contentment, and wisdom (of the nature of reality). Buddha’s approach emphasizes right view: understanding the true nature of our existence, and right livelihood, working, acquiring wealth, and consuming consistently with this view. With right view, one recognizes the ultimate impermanence and insubstantiality of ourselves and all phenomena and understands that material things are not the source of true happiness and that clinging to them will only perpetuate our suffering. Finally, from a Buddhist perspective, it follows that increasing output and consumption is not necessarily an accurate measure of improvements in the well-being of society or its members. Measuring societal well-being as synonymous with the expansion of GDP is flawed and must be replaced with more holistic metrics that consider a much broader range of factors important to human flourishing and that examine the quality and sustainability of growth. Many international organizations are moving in this direction,11 and in Chapter 5 we will see the application of these economic principles in Bhutan’s Gross National Happiness (GNH) development policies.
Giống như các tư tưởng về chính trị của Đức Phật, lời dạy của Ngài về kinh tế không bắt buộc là một hệ thống kinh tế duy nhất, nhưng tương thích rộng rãi với nền kinh tế thị trường hỗn hợp, hiện đại. Về thị trường hỗn hợp, tôi muốn nói đến niềm tin rằng trong khi các thị trường vận hành hoàn hảo cho nhiều thứ, các thị trường không phải là giải pháp cho tất cả các vấn đề kinh tế, và chính phủ có một số trách nhiệm duy trì trong lĩnh vực kinh tế các giá trị xã hội mà nó vượt quá sự tự do và tinh thần cạnh tranh hợp pháp bao gồm nghĩa vụ quan tâm đến tha nhân và môi trường.
Like Buddha’s thoughts on politics, his economic teachings do not mandate a single economic system, but are broadly compatible with a modern, mixed market economy. By mixed market, I mean the belief that while markets do many things well, they are not the answer to all economic problems, and that the government has some responsibility to uphold in the economic sphere societal values that exceed liberty and legal competition to include a duty of care for others and the environment.
Vì vậy, bất chấp sự khác biệt giữa kinh tế học Phật giáo và kinh tế học tự do, những khảo hướng này có nhiều điểm chung và một cuộc thảo luận có ý nghĩa là có thể giữa hai triết lý liên quan đến các vấn đề kinh tế quan trọng hiện nay như nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập, tính bền vững, quan hệ doanh nghiệp và chính phủ, và vai trò của nhà nước với những nước khác (Daniels 2005). Điều quan trọng là cả kinh tế học Phật giáo và chủ nghĩa tư bản theo thị trường tự do cùng chia sẻ một khảo hướng thực dụng và hợp lý đối với các vấn đề kinh tế mà nó công nhận về vai trò của cả hai khu vực công và tư. Giống như khi Đức Phật bàn về chính trị học, kinh tế học Phật giáo không phải là giáo điều và gợi ý rằng các hệ thống kinh tế phải linh hoạt và về mặt phả văn hóa phải phù hợp cho đúng lúc và nơi cụ thể (Welford 2007). Khả năng thích ứng này cũng mở ra cánh cửa để xem xét sự liên quan có thể hiện nay của giáo lý kinh tế của Đức Phật đối với cuộc sống hiện đại.
So, despite the differences between Buddhist and liberal economics, these approaches have much in common and a meaningful discussion is possible between the two philosophies regarding important contemporary economic issues such as poverty and income inequality, sustainability, business–government relations, and the role of the state among others (Daniels 2005). Importantly, both Buddhist economics and liberal market capitalism share a rational and pragmatic approach to economic issues that recognizes a role both for the public and private sector. Much like Buddha on politics, Buddhist economics is not doctrinaire and suggests that economic systems must be flexible and culturally appropriate for a particular time and place (Welford 2007). This adaptability also opens the door to a consideration of the possible contemporary relevance of Buddha’s economic teachings to modern life.
Đức Phật bàn về các mối quan hệ quốc tế và thuật lãnh đạo đất nước.
Buddha on International Relations and Statecraft
Quan niệm Phật của giáo về chính trị khi phục vụ cho lợi ích chung mở rộng đến lĩnh vực quốc tế nơi mà nhân loại và sự tương thuộc cơ bản của chúng ta cuối cùng vượt qua các rào cản quốc gia, chủng tộc và các rào cản khác, mà nhiều nhất chỉ là các sự phân biệt theo quy ước. Điều này không có nghĩa là nhà nước phải tàn lụi trong Phật giáo. Các quốc gia, giống như việc định danh thông thường về "bản ngã" của chúng ta như là các thực thể cá nhân riêng biệt, có thể hoạt động hiệu quả cho đến khi nào mà người ta nhận ra tính chất dựa trên danh nghĩa, trao đổi và phụ thuộc của chúng và tránh bám víu chúng như nó có tính chất thực tại cố hữu . Các quốc gia có thể phục vụ một chức năng quan trọng bằng cách cung cấp các tiện ích công cộng cho công bằng. Cũng tương tự như vậy, một hệ thống các quốc gia cùng chí hướng có thể "tồn tại" và hoạt động hiệu quả, nếu người ta nhận ra và không đánh mất đi tầm nhìn về bản chất liên kết sâu xa hơn của tất cả mọi thứ.
The Buddhist conception of politics as serving the common good extends to the international realm where our humanity and fundamental interdependence ultimately transcend national, racial, and other barriers, which are, at most, only conventional distinctions. This is not to say that the state must wither away in Buddhism. States, like our conventional designation of our “selves” as distinctive individual entities, can function effectively as long as one recognizes their nominal, transactional, and dependent nature and avoids grasping at them as inherently real. States can serve an important function by equitably supplying public goods. Likewise, a system of such like-minded states can “exist” and function effectively, if one recognizes and does not lose sight of the deeper, interconnected nature of all things.
Do đó, thuật lãnh đạo đất nước theo Phật giáo là một phần mở rộng ra quốc tế về các nguyên tắc chính trị và kinh tế của Phật giáo theo tinh thần bình đẳng, hài hòa, phúc lợi xã hội, bất bạo động, hòa giải và trao đổi thương mại theo quyền lợi hỗ tương, đó là những gì đã được tóm tắt ở trên như là quy luật phù hợp với giáo pháp, đôi khi được gọi là "công chính" trong giáo luật Phật giáo. Đức Phật thảo luận về thuật lãnh đạo đất nước chủ yếu qua các dụ ngôn, khi giới thiệu khái niệm về nhà lãnh đạo thế giới (cakkavatti trong tiếng Pali, cakravartin trong tiếng Sankrit), là người sẽ mang lại tinh thần lãnh đạo gương mẫu cho các quốc gia trong hệ thống quốc tế. Các cakkavatti là một vị Phật thấp hơn hoặc thế tục, người cung cấp phúc lợi vật chất (nhiều hơn phúc lợi tinh thần) của nhân loại. Bằng ví dụ và sự rộng lượng (không chinh phục bằng bạo lực), người cai trị này (một cá nhân hoặc là một cơ quan đại diện) thiết lập một chính phủ lý tưởng với sự đồng ý của người bị trị, theo sau là một loạt các các quốc gia hiến định và dân chủ tương tự dựa trên các nguyên tắc chung. Mạng lưới lỏng lẻo này của các quốc gia lý tưởng sẽ tạo thành một hệ thống chính trị quốc tế để nhằm phục vụ lợi ích cho hòa bình và thịnh vượng trên toàn thế giới. Người ta có thể thấy chắc chắn tương đồng ở đây là viễn kiến của Kant về hòa bình vĩnh cứu giữa các quốc gia đại nghị cùng chí hướng và với lý thuyết hòa bình dân chủ và các khái niệm về một "xã hội quốc tế" và chủ thuyết quốc tế trong các tác phẩm về quan hệ quốc tế tại phương Tây hiện đại
Thus, Buddhist statecraft is an international extension of Buddhist political and economic principles of equality, harmony, social welfare, nonviolence, conciliation, and mutually beneficial commercial exchange what has been summed up above as ruling in accord with the dharma, sometimes called “righteousness” in the Buddhist cannon.12 Buddha discusses statecraft mostly in parables,13 introducing the concept of world-ruler (cakkavatti in Pali, cakravartin in Sanskrit), who would provide exemplary leadership for states in the international system. The cakkavatti is a lesser or worldly Buddha that provides for the material welfare (more than the spiritual welfare) of mankind.14 By example and generosity (not violent conquest), this ruler (either a single individual or a representative body) establishes an ideal government with the consent of the governed which is followed by a series of similar democratic and constitutional states based on shared principles. This loose network of ideal states would constitute an international political system that served the interests of worldwide peace and prosperity. One can see certain parallels here with Kant’s vision of perpetual peace among like-minded representative states and with democratic peace theory and notions of an “international society” and cosmopolitanism in modern Western IR writings.
Mối quan hệ quốc tế theo Phật giáo bắt đầu bằng việc thành lập một nhà nước chính nghĩa, được cai trị bởi sự đồng thuận của người bị trị với các chính sách phù hợp với giáo pháp. Chính phủ này sẽ hoạt động vì lợi ích của người dân với sự cẩn trọng, công bằng vô tư, khoan dung và thúc đẩy bình đẳng vể phúc lợi vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội. Theo cách nói hiện đại, tấm gương sẽ là một nhà nước phúc lợi dân chủ được khai sáng đảm bảo tự do và an ninh kinh tế và thúc đẩy bình đẳng, khoan dung và quan tâm đến dân chúng (Jayatilleke1967). Theo thời gian, mô hình này sẽ mở rộng một cách tự nhiên và lây lan hoặc "giao du" đến các nơi khác trên thế giới, thông qua phép ẩn dụ của Phật giáo khi nói về “Pháp luân", giống như lời dạy ban đầu của Đức Phật, sau khi giác ngộ, Ngài đã khởi động bánh xe của việc hướng dẫn tâm linh. Các quốc gia khác này lần lượt sẽ thiết lập các quốc gia tương tự với các nguyên tắc cai trị và hiến pháp tương tự. Hệ thống quốc tế sẽ không phải là đế chế tập trung, mà là một sự kết hợp uyển chuyển của các quốc gia xoay quanh một thực thể nguyên mẫu (Tambiah 1976).
Buddhist IR begins with the establishment of a righteous state, ruled by consent of the governed with policies consistent with the dharma. This government would work for the interest of its people with care, impartial justice, tolerance, and the equal promotion of material and spiritual welfare of society’s members. In modern parlance, the exemplar would be an enlightened democratic welfare state guaranteeing freedom and economic security and promoting equality, tolerance, and care for its citizens (Jayatilleke 1967). In time, this model would extend naturally and infectiously or “travel” to other parts of the world, via the Buddhist metaphor of a rolling “Wheel of Dharma,” much like Buddha’s initial teaching after his enlightenment set in motion a wheel of spiritual guidance. These other countries, in turn, would establish similar states with analogous governing principles and constitutions. The international system would not be centralized empire, but a loose constellation of states revolving around an archetypal entity (Tambiah 1976).
Trong việc liên quan đến các quốc gia khác, thù địch và xâm lược bị cấm đoán và việc đào luyện tình thân thiện và lân quốc và trao đổi thương mại với quyền lợi hỗ tương được tán thành, cả hai nhằm để phù hợp với giáo pháp và dựa trên cơ sở nhanh chóng và hiệu quả, có nghĩa là, xâm lược không phục vụ cho quyền lợi vị kỷ trong trường kỳ. Đức Phật khuyên, "Hận thù không bao giờ chấm dứt bởi hận thù trên thế gian này. Hận thù chấm dứt bởi lòng từ bi, đây là quy luật ngàn đời" (Dhp. 2007 trang 105). Một quốc gia có thể duy trì quân đội cho mục đích phòng thủ nhưng bất bạo động được cho là lý tưởng cao cả hơn và Đức Phật khuyên chống lại việc sử dụng chiến tranh như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế (King 2013). Nguyên tắc đạo đức đầu tiên trong Phật giáo là kềm chế sát sinh hay tổn thương bất kỳ chúng sinh nào. Có rất ít hoặc không có sự hỗ trợ cho "chiến tranh chính nghĩa" trong Phật giáo (Jerryson 2013; Jayasuriya 2009). Đức Phật nói rằng các cuộc chiến chỉ kéo dài xung đột trong tương lai. Theo như ghi nhận, Ngài cũng lên tiếng phản đối việc buôn bán vũ khí như là "mưu sinh bất chánh".
In relating with other states, hostility and aggression is forbidden and the cultivation of friendliness and neighborliness and mutually beneficial commerce is endorsed, both to conform with the dharma and on grounds of expediency and efficacy, that is, aggression does not serve one’s selfinterest in the long run. Buddha counseled, “Hatred never ceases by hatred in this world. Hatred ceases by love—this is the ancient law” (Dhp. 2007 at p. 105).15 A state could retain its army for defensive purposes but nonviolence is thought to be the higher ideal and Buddha counseled against the resort to war as a means of settling international disputes (King 2013).16 The first ethical principle in Buddhism is to refrain from killing or injuring any sentient being. There is little or no support for “just war” in Buddhism (Jerryson 2013; Jayasuriya 2009). Buddha said that wars only perpetuate future conflict. As noted, he also spoke out against the trading in weapons as “wrong livelihood.”
Tóm lại, trong các vấn đề đối ngoại, nhà nước có nghĩa vụ không gây hấn và hợp tác với các quốc gia khác trên tinh thần thân hữu và bình đẳng vì lợi ích chung của nhân loại. Giống như tất cả lời khuyên của Đức Phật, lời khuyên này được đưa ra vì những lợi ích thiết thực, nó củng cố từng nhà nước một và khuyến khích mối liên kết chung của nhân loại mà sẽ đơm hoa kết trái trong hòa bình và thịnh vượng quốc tế. Học thuyết chính trị của Đức Phật về bình đẳng, dân chủ, chủ quyền toàn dân và các thể chế chính trị để phục vụ cho lợi ích chung về mặt vật chất và tinh thần tìm thấy sự thành tựu tối hậu của chúng trong một mạng lưới của các quốc gia trên toàn thế giới mà mỗi hành động tuân theo những nguyên tắc này. Do đó, trong Phật giáo, các quốc gia có thể tồn tại, nhưng chúng là những hiện vật do con người tạo ra vì lợi ích cho nhân loại rộng lớn hơn.
In sum, in foreign affairs, the state has the obligation not to commit aggression and to cooperate with other states in a spirit of friendliness and equality for the common good of mankind. Like all Buddha’s advice, this admonition was offered for its practical benefits—it strengthened both the individual state and encouraged common bond of humanity that would bear fruit in international peace and prosperity. Buddha’s political doctrine of equality, democracy, popular sovereignty, and political institutions that serve the common good materially and spiritually find their ultimate fulfillment in a worldwide network of states each acting according to these principles. Hence, in Buddhism, states may exist, but they are artifacts that endure for the benefit of a broader humanity.

Kinh nghiệm của Phật giáo về thuật lãnh đạo đất nước: Đế chế Mauryan của vua A Dục và Bhutan đương đại
Empirical Referents for Buddhist Statecraft: Asoka’s Mauryan Empire and Contemporary Bhutan

Phật giáo tại đã định hình cho nhiều nền văn hóa khắp châu Á và gần đây hơn đã trở nên có ảnh hưởng ở phương Tây. Tuy nhiên, tác động chính trị của Phật giáo có phần trầm lặng hơn, bởi vì trật tự của Phật giáo ngay từ buổi đầu, đó à tăng đoàn dân chủ, nó phải tách biệt với chính trị, mặc dù không hoàn toàn tách biệt. Các hảnh giả miệt mài của tăng đoàn được coi là một nguồn tư vấn và gương mẫu cho xã hội và chính thể rộng lớn hơn, nhưng bị giới hạn trong việc tham gia trực tiếp vào tiến trình chính trị. Như vậy, có rất ít trường hợp mà người ta có thể tìm thấy một ví dụ thực nghiệm về một hệ thống chính trị được thành lập thực sự trên các nguyên tắc Phật giáo hoặc thực hành những gì có thể được gọi là thuật lãnh đạo nhà nước theo Phật giáo. Điều này không có nói là Phật giáo đã không được sử dụng bởi các chính trị gia trong quá khứ và hiện tại để che đậy hành động của họ trong lời lẽ hùng biện theo Phật giáo, giống như các truyền thống tôn giáo khác đã được sử dụng, chỉ có điều là một nỗ lực đích thực để sắp xếp các nguyên tắc Phật giáo với thực hành chính trị là khá hiếm. Tôi đưa ra hai trường hợp có thể xảy ra về thuật lãnh đạo nhà nước theo Phật giáo - một xa xưa và một hiện đại để tham khảo. Trường hợp xa xưa là Đế chế Mauryan của vua A Dục, người cai trị đầu tiên của một nhà nước theo Phật giáo, và trường hợp hiện đại là Bhutan đương đại - ví dụ duy nhất hiện đang còn tồn tại của một nhà nước dân chủ bắt nguồn từ hiến pháp, chính trị và kinh tế theo Phật giáo.
Buddhism has shaped many cultures throughout Asia and, more recently, has become influential in the West. Buddhism’s political impact has been more muted, however, in part, because from the start the Buddhist order, the democratic sangha, was to remain apart, although not wholly separate, from politics.17 The devoted practitioners of the sangha were to be considered a source of advice and example to the wider society and polity, but refrain from participating directly in the political process. So, there are few instances where one can find an empirical example of a political system founded truly on Buddhist principles or practicing what might be called Buddhist statecraft. This is not to say that Buddhism has not been used by politicians past and present to cloak their actions in Buddhist rhetoric, much as other religious traditions have been used, only that an authentic effort to align Buddhist principles with political practice is quite rare. I offer two possible cases of Buddhist statecraft— one ancient and one modern (an alpha and omega)—for consideration. The ancient case is the Mauryan Empire of King Asoka, the first ruler of a Buddhist state, and the modern case is contemporary Bhutan—the only extant example of a democratic state that is rooted constitutionally, politically, and economically in Buddhism.18

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.235.138 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...