Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lì Hì Pì Nì Báo Ơ »»
Hôm nay nhất định phải viết một bài gửi về đăng báo tết, nhưng viết gì bây giờ, tìm mãi không ra đề tài. Ba đêm rồi ngủ với tập giấy trắng và cán bút, định bụng hễ "yên sĩ" đến lúc nào là vồ ngay lấy cứ không để cho chạy thoát. Nhưng đã ba đêm nay, chẳng hiểu vì sao mà yên sĩ không thèm đến, thật là bẽ bàng cho giấy, bút và cả cái thân tôi, nằm khắc khoải đợi chờ.
Có lẽ phải gò, phải làm ráp đi bắt yên sĩ như nhà đoan đi bắt thuốc phiện lậu chăng? Khốn nỗi vừa cầm đến giấy, bút là bắt đầu ngáp, mắt cứ dim díp buồn ngủ hệt như những tên nghiện đang chờ giờ. Nói dóc thế chứ từ thuở bé chỉ mới nghe bảo rằng người nghiện ngáp mà chưa bao giờ được trông thấy ai nghiện, cũng như chưa thấy rõ cái bàn đèn nó ra làm sao. Một bận nghe đồn có chú chệt ở đầu phố nghiện, giả vờ đến la cà làm quen với cô con gái, nhưng tới nhà mấy lần mà lần nào cũng chờ, chờ mãi chẳng thấy gì cả đành phải ra về vậy. Gục mặt vào tay (không biết các nhà văn đại tài họ viết như thế nào, cái phận tốt đen như mình nằm ngủ nhàu cả giấy mà chẳng ra câu nào), nếu chí quật cường không mạnh thì có lẽ đã kéo chăn lên tận cổ, tắt cái đèn ở đầu giường ngủ một giấc đến sáng, khỏe biết mấy nhưng tình trạng này kéo dài thì bài báo tết của tôi sẽ không bao giờ thành hình.
Đã thế phòng bên cứ nghe vang tiếng lóc cóc, bà chị đang đánh máy tác phẩm của bà ấy, thỉnh thoảng ngừng tay uống nước bà ấy lại không quên hỏi vọng qua, chỉ sợ mình ngủ mất:
- Thế nào, viết xong chưa?
Người ta chỉ là tốt đen, chứ có phải ai cũng nhảy một bước lên tốt đỏ cả đâu. Hơn nữa mình lại còn là giáo sư trường "Lười", bận việc chết đi ấy.
- Bận gì biết rồi, lại phải hỏi.
Nhưng thôi đành vậy, viết lăng nhăng ấy mà.
Độ ấy tôi được cử ra phụ trách ban văn hóa cho hội Liên Hiệp Phụ Nữ mà mọi người vẫn gọi tắt là hội Lờ Hờ Pờ Nờ, do đấy chúng tôi tinh nghịch gọi trẹo sang là hội Lì Hì Pì Nì. Cái tên này về sau lại đâm ra phổ thông nhất.
Ban văn hóa gồm tất cả có ba đứa, Thanh, Cầm và tôi. Công việc của chúng tôi khá bận rộn, nào là đi dự các hội nghị, về làm báo cáo, mở lớp huấn luyện cho phụ nữ Huyện, Tỉnh, ngoài ra còn phải làm một tờ báo, cơ quan hò hát của chị em Pì Nì. Công việc làm báo chiếm rất nhiều thì giờ, vì nhà in có một mà các thứ cần phải in cho cả toàn khu thì quá nhiều. Do đấy mỗi lần đưa báo đi in là thế nào cũng phải có một đứa đi theo ăn ở tại nhà in cho đến ngày quảy báo về cơ quan mình.
Tết năm ấy chúng tôi nhất định cố gắng làm tờ báo tết cho thật đặc biệt, cố tranh đấu bằng tất cả mọi cách, trong sự tranh đấu gồm có nụ cười nghiêng thành đổ nước, có lý thuyết "Cụ Các Mác nói rằng…", mạnh hơn tí nữa thì có cãi nhau và nếu cần thì có đấu võ với bất cứ một cơ quan hoặc cá nhân nào dám cả gan tranh giành in báo mình trước.
Sau khi viết bài, đi xin bài, đi thuê họa sĩ vẽ tranh bìa xong, kiểm điểm lại có đủ các mục từ chính trị, đạo đức, văn hóa, nấu bếp, nói phét, vừa cù vừa năn nỉ thiên hạ cười hộ… Đâu vào đấy cả rồi thì Thanh, một trong ba đứa có tấm thân "đồ sộ" nhất, được cử đi lên nằm lại nhà in. Tôi với Cầm ở nhà lo chạy tiền và còn bao nhiêu chuyện khác phải lo.
Mặc dầu sự có mặt "đồ sộ " của Thanh, tài thuyết chính trị của nàng khá cao, nụ cười của nàng khá duyên dáng và đôi mắt của miền sông Hương núi Ngự, báo vẫn bị chậm như thường.
Khi báo được quảy về đến nhà thì than ôi đã 28 tết. Chạy quanh vùng đi tìm mấy nhà phát hành đều bị họ từ chối nguây nguẩy bảo rằng muộn quá rồi, không thể nào nhận được. Mọi người đều lo sửa soạn về quê ăn Tết.
Ai cũng có quê, nào là quê cha, quê tổ, quê mẹ, quê vợ, quê chồng, quê nhân tình, quê vị hôn phu, hôn thê, quê bạn bè và quê v.v…, vì thế không một nhà phát hành nào bằng lòng nhận cái của nợ ấy nữa.
Thanh và Cầm chạy ngược chạy xuôi nhưng đều vô ích. Một nghìn tờ báo vẫn nằm lù lù ra đấy nhất định không chịu nhích bước nào.
Hội nghị họp bất thường để tìm kế hoạch. Chị hội trưởng mặt nhăn như cái bị rách, chị hội phó cũng thở ra thở vào không kém vì hai chị, người thì có quê chồng, người thì quê vị hôn phu, chương trình đã định sẵn.
Chiều nay là các chị phải khởi hành để kịp đêm giao thừa ngồi cạnh bếp lửa báo cáo chuyện tâm tình và vạch kế hoạch yêu đương sang năm mới.
Hai cô Thanh và Cầm cũng có quê này, quê nọ, ai cũng đã dự định sẵn từ lâu. Ngay đến anh liên lạc (vị đại biểu nam giới độc nhất trong cơ quan, lười như hủi) mà cũng có quê vợ để về thăm.
Mọi người đã hình dung ra trước mắt những cảnh quàng vai, cầm tay âu yếm, hoặc những chiếc bánh chưng xanh nóng hổi, những nồi thịt kho béo ngậy và gì gì nữa. Riêng mình tôi thì xui xẻo, chẳng có quê ai để mà về, đã thế lại còn bị ốm từ hai hôm nay. Nằm trùm chăn trên giường làm cho thiên hạ đã bực mình càng thêm khó chịu. Họ tôi nghiệp, họ thắc mắc, họ lo sợ. Sợ ngộ nhỡ con bé chết lăn quay ra đấy thì phải tính chuyện chôn cất, hết cả du dương ba ngày tết.
Đống báo nằm một góc, không rên, không sốt nhưng nhất định không chịu đi. Tôi nằm một góc, sốt ầm ầm, rên hừ hừ.
Sau một hồi thảo luận rất lâu, chị hội trưởng quyết định rằng mỗi người ai đi về vùng nào phải mang một ít báo để đặt ở các đại lý vùng ấy. Nhưng cái vùng xa nhất, lớn nhất, nhiều độc giả nhất thì chẳng có ai đi cả, thế mới nguy.
Đợi mãi chẳng nghe người nào đưa thêm ý kiến gì, tôi bực mình ngóc dậy xin xung phong. Thấy mặt tôi đỏ như người mới tập uống rượu, mắt lừ đừ như con cá bị rời khỏi nước, chị hội phó gạt đi:
- Thôi, cô Minh đang ốm đi làm sao được.
- Được mà, cho em đi, ốm nằm nhà cũng không khỏi, đi cho nó vui, tại thấy mọi người đều có chỗ đi mà em chẳng biết đi đâu nên buồn mới đâm ốm ra đấy chứ.
Chị hội trưởng thấy tôi nói sao mà có lý, có lẽ lần nầy là lần đầu tiên chị mới nhận thấy như thế chăng? Ý chị hội trưởng đã muốn bằng lòng nhưng còn ngần ngừ vì lương tâm cắn rứt.
- Minh đang ốm mặt đỏ gay lên thế kia, đi rồi ngộ nhỡ ốm nặng nữa thì sao?
- Thì chết là cùng chứ sao, như thế kỳ báo sau các chị sẽ có tài liệu để kể, các chị sẽ mang Minh ra tuyên dương công trạng, thế là báo có chắc một bài khỏi phải chạy đi xin ai cả.
Các chị cười đồng ý và hội nghị giải tán.
Sự xung phong của tôi thật đáng giá như làm ba cảnh chùa, tha hồ mà để phúc lại cho con cháu, hẳn thế. Nhưng nếu đi thì tôi phải tung chăn dậy thay quần áo đi ngay, đêm nay ngủ lại giữa đường ngày mai dậy sớm, như thế chiều ba mươi mới kịp bán báo ra cho các bà các cô mua về đọc tết.
Tuổi trẻ quả thật là hăng hái một cách bất cần, bây giờ giá bố có sống dậy năn nỉ cũng chưa chắc đã chịu đi.
Chỉ độ nửa giờ sau tôi lên đường với Cầm.
Cầm đi cùng một lối nhưng đến độ nữa đường thì Cầm sẽ rẽ đi lên miệt núi, tôi xuống miệt chợ.
Chúng tôi làm một cái cáng bằng hai cái đòn tre, giữa đặt một tấm tre đan, sắp báo lên trên, luôn với hai bị quần áo rồi cứ thế khênh đi đứa trước đứa sau, hệt như những người phu khênh đá.
Đi vừa được năm cây số, trời đang nắng ráo bỗng kéo mây đen một lúc, gió trở lạnh rồi trời lấm tấm mưa. Thế là mặc dầu đang ốm tôi phải cởi tấm áo khoác ra để đắp lên báo, Cầm cũng làm theo tôi. Đi một đoạn nữa, trời mưa nặng hạt thêm, tôi lại cởi nốt cái áo ấm, cái áo trấn thủ mà càng mặc lâu thì càng ấm, ai dã từng mặc áo trấn thủ chắc đều biết cái giá trị của nó. Chiếc áo trấn thủ nầy là một kỷ niệm độc nhất do một cô bạn gởi biếu vì thương hại con bé mùa đông không có gì mặc cho ấm.
- Trời còn mưa nữa thì chắc phải tìm chỗ trú thôi Minh ạ, kẻo ướt hết báo.
- Tìm một điếm canh nào vậy, nhưng lạy trời mưa ngắn thôi chứ kéo dài đêm nay chúng mình phải ngủ lại trong điếm với ba trăm số báo thì chết!
May quá trời động lòng thương hại nên hạt mưa nhẹ dần.
Hết lo mưa thì đến buồn đường dài, tôi đang muốn làm cái gì cho qua bớt thì giờ cho đường bớt dài nhất, nhưng con đường men ruộng bao la quá, trời lại về chiều, có ai nhìn buổi chiều mà không cảm thấy bơ vơ. Hát mãi chán quá, tôi bàn với Cầm sắp mấy chồng báo dài ra hình một cái hòm nhỏ, đắp áo lên trên, bên ngoài nữa phủ một tấm khăn, chẳng ai biết được cái gì, người ta sẽ tưởng là một cái hòm thật.
Vừa động thấy ai đi đằng xa đến thì đằng này chúng tôi tru tréo lên khóc kể, tuy chẳng có giọt nước mắt nào nhưng một vài giọt mưa còn lại cũng đủ hóa trang. Thi sĩ chẳng bảo nước mưa là nước mắt của trời đấy ư?
Chúng tôi kể lể nào là:
- Hu hu em ơi, (gọi bằng em vì cái hòm nhỏ không thể gọi bằng anh hay chị được), sao tết nhất đến nơi mà em chẳng ở lại mà em lại chết đi, hu hu!
Có người xuống xe đạp, có người dở nón chào rất cảm động. Phải đợi lúc nào họ đi thật xa mới dám lăn ra cười.
Cứ thế chúng tôi đi đến nửa đường, trời tối mịt. Cảm phục mãi cái sáng kiến bất hủ ấy, nhờ thế mà quên nhọc mệt, quên đường dài, đến con ma ốm cũng phải buồn cười mà nhường bước.
Đêm ấy chúng tôi ngủ lại ở quán trọ, hai đứa mà chỉ có độc nhất một chiếc chiếu không chăn, không màn, kéo lên đắp đầu thì lạnh chân, kéo xuống chân thì lạnh đầu.
Hai giờ sáng không ngủ được, tôi chỉ muốn lên đường nhưng bên ngoài trời còn tối đen, đành phải nằm đợi. Mải năm giờ, lúc trời mờ mờ chúng tôi chia tay nhau. Cầm rụt rè hỏi:
- Bây giờ mỗi đứa một đường thì Minh bảo phải làm sao cho quên đường dài?
- Đi ngang các hàng quán thì Cầm cứ cất giọng lanh lảnh mà rao "Lì Hì Pì Nì báo ơ, đọc xong thì trẻ hóa già, già hóa trẻ, xấu hóa đẹp, béo hóa gầy, người dốt mấy cũng hóa ra thông minh, Lì Hì Pì Nì báo ơ!"
Cầm cười ngần ngại sợ một mình không đủ can đảm, thì ra ở đời, ngay đến nghịch cũng cần có bạn, chẳng cứ gì cái mục rượu ngon mới tìm đến bạn hiền.
Báo bán kịp hôm ba mươi tết, năm ấy tôi đã ăn một cái tết rất ngon lành ở trong nhà một bà mẹ… thiên hạ.
MĐHT
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.198.108 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập