Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lịch sử Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Người Phật Tử Śrī Lanka Chiến Thắng Sự Cải Đạo Như Thế Nào »»

Lịch sử Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Người Phật Tử Śrī Lanka Chiến Thắng Sự Cải Đạo Như Thế Nào

Donate

(Lượt xem: 7.430)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Người Phật Tử Śrī Lanka Chiến Thắng Sự Cải Đạo Như Thế Nào

How Lankan Buddhists won the battle against proselytization

Nguồn: (Menafn - NewsIn.Asia) By P. K. Balachandran / Ceylon Today
(MENAFN - NewsIn.Asia) By P.K.Balachandran/Ceylon Today
Các tín đồ Phật giáo Sri Lanka [01] đã hứng chịu sự tấn công liên tục và trực diện từ các nhà truyền giáo Cơ đốc (Christian) trong thời kỳ cai trị của người Bồ Đào Nha và Hà Lan trong gần ba thế kỷ (1505 đến 1796). Do sự thiếu cân bằng quyền lực, nhiều Phật tử đã bị ép buộc hoặc bị lôi kéo cải đạo sang Công giáo La Mã (Roman Catholicism) dưới thời người Bồ Đào Nha cai trị và theo chủ nghĩa Calvinism [02] dưới thời Hà Lan. Nhưng bằng cách áp dụng nhiều chiến thuật khác nhau, được uyển chuyển điều chỉnh để phù hợp với sự cân bằng quyền lực tại bất kỳ thời điểm nào, các Phật tử Lankan vẫn tiếp tục đánh bại các cuộc tấn công của họ và cố gắng bảo tồn Phật giáo là tôn giáo chủ yếu của quốc đảo này.
Sri Lankan Buddhists came under a sustained and frontal assault by Christian missionaries during Portuguese and Dutch rule for nearly three centuries (1505 to 1796). Given the adverse balance of power, many Buddhists compelled or enticed to convert to Roman Catholicism under the Portuguese and to Calvinism under the Dutch. But by the adoption of a variety of tactics, tailored to suit the power-equation at any given point of time, Lankan Buddhists kept blunting the attack and managed to preserve Buddhism as the dominant religion of the island.
Ngài James Emerson Tennent, Bộ trưởng bộ Thuộc địa Tích Lan (Ceylon) từ năm 1841 đến năm 1850, phân tích nguyên nhân giúp các Phật tử Sinhala [03] cuối cùng đã thành công chính là một trong những phẩm chất bẩm sinh của họ. Trong cuốn sách Cơ đốc giáo ở Tích Lan (Christianity in Ceylon | John Murray, London, 1850), Tennent nói: ‘Dưới tác động của các nhà truyền giáo Cơ đốc, họ (những người theo đạo Phật) hoàn toàn không phải là chất dẻo như tính chất được mô tả - nghĩa là có khả năng đúc thành bất kỳ hình dạng nào hoặc giữ lại [hình dạng] vĩnh viễn sau bất kỳ sức ép nào - mà là một chất lỏng được tạo ra có hình dạng của nó giống như hình dạng của bình mà nó có thể được đổ vào, mà không có bất kỳ thay đổi nào về chất lượng hoặc bất kỳ thay đổi nào về đặc tính của nó.' [04]
Sir James Emerson Tennent, Colonial Secretary from 1841 to 1850, traces the ultimate success of the Sinhala Buddhists to one of their innate qualities. In his book Christianity in Ceylon (John Murray, London, 1850), Tennent says: ' In the hands of the Christian missionary they (the Buddhists) are by no means the plastic substance which such a description would suggest – capable of being molded into any form or retaining permanently any casual impression – but rather an yielding fluid which adopts its shape to that of the vessel into which it may happen to be poured, without any change in its quality or any modification of its character.'
Bản chất của cuộc tấn công vào Phật giáo Sinhala và những cách khéo léo mà các Phật tử đối phó đã vượt qua mối đe dọa cải đạo được giáo sư P.V.J. Jayasekera mô tả bằng hình ảnh trong cuốn sách của ông: Đối đầu với chủ nghĩa thực dân Vol: 1 1796-1920 (Vijitha Yapa, 2017). Jayasekera sử dụng thuật ngữ 'chủ nghĩa thực dân Cơ đốc’ cho sự cai trị của người Bồ Đào Nha và Hà Lan vì cả Cơ đốc giáo và chủ nghĩa thực dân như một hệ thống kinh tế-chính trị đi đôi với nhau. Chương trình nghị sự của thực dân là thực hiện đồng thời quyền kiểm soát chính trị, kinh tế và tinh thần đối với các đối tượng của chúng (giới tín đồ Phật Giáo). Thật vậy, yếu tố tâm linh và vật chất thế tục được tăng cường bổ trợ lẫn nhau.
The nature of the assault on Sinhala-Buddhism and the ingenious ways in which the Buddhists tackled and overcame the threat are graphically described by Prof.P.V.J.Jayasekera in his book: Confrontations with Colonialism Vol:1 1796-1920 (Vijitha Yapa, 2017). Jayasekera uses the term 'Christian colonialism' for Portuguese and Dutch rule as both Christianity and colonialism as a politico-economic system went hand in hand. The agenda of the colonialists was to exercise political, economic and spiritual control over their subjects simultaneously. Indeed, the spiritual and the temporal reinforced each other.
Tư tưởng 'chủ nghĩa thực dân Cơ đốc' bắt nguồn từ lời khẳng định của Giáo hoàng Innocent IV vào thế kỷ thứ 13 rằng với tư cách là Đại diện của Chúa Kitô, Giáo hoàng có quyền lực không chỉ đối với những người theo đạo Thiên chúa mà còn đối với cả những người ngoại đạo. Thông qua một loạt Sắc lệnh (Papal Bulls) [05] và Sắc chỉ Inter Caeteras [06] từ năm 1455, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã được trao quyền kiểm soát vật chất và tư tưởng đối với các tín đồ và những kẻ ngoại đạo trên toàn thế giới. Họ được ủy quyền để 'đánh bại, nô dịch, làm nhục hoặc khuất phục kẻ không tin để theo đuổi sứ mệnh thiêng liêng.'
The ideology of 'Christian colonialism' was rooted in the assertion of Pope Innocent IV in the 13 th.Century, that, as the Vicar of Christ, the Pope had the power not only over Christians but also over non-believers. Through a series of Papal Bulls and Inter Caeteras from 1455, the Portuguese and the Spanish were given the power to exercise temporal and spiritual control over believers and heathens the world over. They were authorized to 'vanquish, enslave, humiliate or subdue the non-believer in pursuance of the divine mission.'
Ở Sri Lanka, người Bồ Đào Nha đã phá hủy một cách có hệ thống những nơi thờ tự của Phật giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Các luật khắc nghiệt đã được ban hành để ngăn cấm việc thực hành các tôn giáo bản địa. Vào thời điểm đó, các Phật tử Lankan tin rằng sự cứu rỗi có thể đạt được thông qua nhiều con đường và do đó họ đồng ý cải đạo. Thậm chí vua Buvanekabau của Kotte (1458-1550) còn mời những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha (đi truyền giáo ở xứ ông), mặc dù chính ông đã khước từ việc cải đạo.
In Sri Lanka, the Portuguese systematically destroyed Buddhist, Hindu and Islamic places of worship. Harsh laws were enacted to prevent the practice of indigenous religions. At that time, Lankan Buddhists believed that salvation could be reached through multiple paths and therefore allowed the Portuguese to engage in conversion. King Buvanekabau of Kotte (1458-1550) even invited missionaries, though he himself refused to convert.

Bức tranh mô tả người Bồ Đào Nha đang phá hủy một ngôi chùa Phật giáo ở Sri Lanka: Hình ảnh thuộc về Prasanna Weerkkody.

Nhưng cháu trai và người kế vị của ông, Dharmapala (hay còn gọi là Don Juan), đã cải đạo vào năm 1557. Do đó, các Phật tử đã nổi dậy chống lại. Ba mươi vị Tỳ kheo đã tử vì đạo. Có ít nhất mười cuộc nổi dậy nổi tiếng trong 44 năm. Một trong số đó được lãnh đạo bởi Edirille Rala (1594-1596) mà người Bồ Đào Nha mô tả là 'cuộc nổi dậy của quốc gia Sinhalese'. Biên niên sử người Bồ Đào Nha Queroz lưu ý rằng Đại sư Budavance đã đứng đằng sau cuộc nổi dậy ở Sitavaka. Các nhà truyền giáo và nhà thờ bị tấn công. Năm 1630-1631, việc phá hủy tài sản của người Bồ Đào Nha diễn ra trên diện rộng. Để dập tắt nó, người Bồ Đào Nha đã tăng cường phá hủy những nơi thờ cúng Phật giáo và Ấn Độ giáo.
But his grandson and successor, Dharmapala (aka Don Juan), converted in 1557. Put off by that, the Buddhists revolted. Thirty Bhikkus were martyred. There were at least ten popular revolts in 44 years. One of which was led by Edirille Rala (1594-1596) which the Portuguese described as the 'revolt of the Sinhalese nation'. Portuguese chronicler Queroz noted that a saintly monk 'Budavance' was behind the uprising in Sitavaka. Missionaries and churches were attacked. In 1630-1631, destruction of Portuguese properties was extensive. To put it down, the Portuguese stepped up destruction of places Buddhist and Hindu worship.
Điều thú vị là nhiều thủ lãnh của các cuộc nổi dậy như Edirille Rala, Kangara Arachchi và Nikapitiya Bandara lại là những người đã cải đạo! Nhiều người đã cải đạo vì lý do này hay lý do khác nhưng cuối cùng cũng đã nổi dậy hoặc quay trở lại với niềm tin cũ của họ. Điều này khiến người Bồ Đào Nha (và sau đó là người Hà Lan) lấy làm thất vọng và cho rằng việc cải đạo một người Phật tử Sinhalese thực sự chẳng có nghĩa lý gì. Ngay cả 50 năm sau, khi người Bồ Đào Nha thiết lập sự cai trị ở bờ biển phía Tây, họ đã phá hủy hàng loạt các ngôi chùa Phật giáo vì thấy công tác truyền giáo (cải đạo) đã không mang lại kết quả. Thất vọng với việc cải đạo người lớn, người Bồ Đào Nha tập trung vào trẻ em trong các trường học mà họ thiết lập.
Interestingly, many of the rebel leaders like Edirille Rala, Kangara Arachchi and Nikapitiya Bandara were themselves converts! Many who converted for one reason of the other eventually revolted or relapsed to their old faith. This made the Portuguese (and later the Dutch) despair that conversion of a Sinhalese meant nothing really. Even 50 years after the establishment of Portuguese rule on the West coast, they were busy destroying Buddhist temples showing that missionary activity had not borne fruit. Disappointed with adult conversion, the Portuguese concentrated on children in the schools they set up.

Bức phù điêu mô tả việc tấn phong vua cho the Kotte King Don Juan Dharmapala bởi Hoàng đế Portugal sau khi ông ấy cải đạo sang Thiên Chúa Giáo vào năm 1557.
The symbolic crowning of the Kotte King Don Juan Dharmapala by the King of Portugal after his convesion to Christianity.
Người Hà Lan áp dụng luật
Dutch Used Laws
Người Hà Lan (Dutch), giới cai trị Sri Lanka từ năm 1658 đến năm 1796 ngay sau người Bồ Đào Nha, ít bạo lực hơn nhưng hợp pháp hơn trong việc truyền đạo của họ. Người Hà Lan sử dụng luật pháp được hỗ trợ bởi một hệ thống trừng phạt khắc nghiệt. Phép rửa tội là cần thiết để thừa kế tài sản. Các cuộc hôn nhân phải được đăng ký kết hôn trong nhà thờ. Nhiều Phật tử đã phải cải đạo ngay trên giường bệnh nhằm để lại tài sản cho người thừa kế. Bằng chứng của một người không chịu cải đạo không được chấp nhận trước tòa án.
The Dutch, who ruled Sri Lanka from 1658 to 1796 immediately after the Portuguese, were less violent but more legalistic in their proselytization. The Dutch used laws backed by a system of harsh punishments.. Baptism was needed to bequeath property. Marriages had to be registered in church. Many Buddhists had to convert on the death bed to bequeath their property to their heirs. A non-convert's evidence was not admissible in court.
Các trường học được thành lập chủ yếu với mục đích cải đạo và các hiệu trưởng phải tuân thủ lệnh thực hành chính sách Cơ đốc giáo hóa học sinh. Thống đốc các tỉnh Hà Lan (Disawes) cùng với các linh mục người Hà Lan đi kiểm tra trường học bốn lần trong một năm với đội hộ tống có vũ trang. Những hiệu trưởng bỏ bê nhiệm vụ bị trừng phạt nghiêm khắc. Tiền phạt nặng và bị cưỡng bách lao động đeo dây xích trong ba tháng. Khi nhận thấy rằng mọi người không tuân lệnh cải đạo, vào năm 1732 người Hà Lan đã ra lệnh yêu cầu tất cả các xã trưởng phải triệt hạ các ngôi chùa Phật giáo trong khu vực của họ. Để thực thi, Hà Lan đã tăng cường hình phạt lên 2000 Rix dollars hoặc bị lao động xiềng xích trong 25 năm.
Schools were established mainly for the purpose of conversion and school masters were made in-charge of adherence to Christian practice. The Governors of the Dutch provinces (Disawes) accompanied by Dutch pastors inspected schools four times a year with armed escorts. Those who neglected their duties were severely punished. Heavy fines and forced labor in chains for three months were the order of the day. On seeing that people were ignoring the Placcaats or orders, the Dutch in 1732 issued an order asking all village headman to eliminate Buddhist temples in their areas. To enforce it, the Dutch enhanced punishment to 2000 Rix dollars or chained labor for 25 years.
Nhưng bất chấp sự khắc nghiệt của các hình phạt, sự thách thức của các Phật tử vẫn tiếp tục cả thụ động lẫn bạo động. Năm 1646, Kottapitiya Appuhamy thuộc (tỉnh) Weligama Korale, nổi dậy. Các nhà sư và cư sĩ công khai chế nhạo các linh mục người Hà Lan. Các lập luận chống Cơ đốc giáo được viết trên lá Ola và trên thân cây để mọi người có thể đọc.
But despite the harshness of the punishments, defiance by the Buddhists continued both passively and violently. In 1646, Kottapitiya Appuhamy of Weligama Korale, rebelled. Monks and Silvatas (lay preachers) openly mocked Dutch pastors. The put up anti-Christian arguments written on Ola leaves on tree trunk so that people could read.
Các nhà sư và cư sĩ của quận Galle và Matara tích cực đấu tranh không mệt mỏi, điều này khiến nhà truyền giáo nổi tiếng Dòng Tên ‘Goan Jesuit missionary’ là Cha Jacome Gonsalves nói rằng các Phật tử của Galle và Matara cực kỳ trung kiên với Phật giáo. Các cuộc nổi dậy ở phía nam cũng được sự hỗ trợ đầy đủ của các nhà sư Kandyan. Hội đồng Nhà thờ quận Galle của Hà Lan tuyệt vọng đã viết thư cho Amsterdam (thủ đô Hà Lan) vào năm 1736 rằng: 'Người bản xứ có ác cảm với Cơ đốc giáo và gắn bó với chủ thuyết tà giáo (Heathenism.)'
Monks and lay preachers from Galle and Matara were particularly active, which made the famous Goan Jesuit missionary Fr.Jacome Gonsalves say that the Buddhists of Galle and Matara were particularly attached to Buddhism. The southern rebels had the full support of the Kandyan monks also. A desperate Dutch Galle district Church Council wrote to Amsterdam in 1736 saying: 'The native has an aversion to Christianity and is attached to Heathenism.'
Các Phật tử đã cực lực tranh đấu để phục hồi chùa Kelaniya Raja Maha Viharaya [07], nơi Đức Phật đã từng đến thăm và bị người Hà Lan chiếm đóng. Người Hà Lan đã lấy đá của ngôi chùa để xây dựng Pháo đài Colombo. Năm 1647, Vua Rajasinghe II (1629-1687) của Kandyan yêu cầu người Hà Lan di dời ngôi chùa nhưng họ đã phớt lờ. Sau đó, Vua Wimaladharmasirya II (1687-1707) đã xin phép cho các Phật tử ít nhất được thờ phượng ở đó. Nhưng người Hà Lan không cho phép thờ và sùng bái ngẫu tượng [08]. Người Hà Lan chỉ nhượng bộ sau 140 năm cai trị tức là vào năm 1780, khi họ quyết định rằng các cuộc đàn áp không có hiệu quả với những người theo đạo Phật Sinhalese.
The Buddhists fought hard for the recovery of the Kelaniya Raja Maha Viharaya, which the Buddha had visited and which the Dutch occupied. The Dutch had used the temple's stones to build the Colombo Fort. In 1647, the Kandyan King Rajasinghe II (1629-1687) asked the Dutch to vacate the temple but he was ignored. Subsequently, King Wimaladharmasirya II (1687-1707) asked for permission to Buddhists to at least worship there. But the Dutch would not allow idolatry. The Dutch relented only 140 years later in 1780, when they decided that persecution would not work with the Sinhalese Buddhists.
Tác giả: P.K.Balachandran/Ceylon Today | Chuyển ngữ: Tâm Diệu
(The painting at the top shows the Portuguese destroying a Buddhist temple in Sri Lanka: Picture credit goes to Prasanna Weerkkody)
Bản gốc tiếng Anh: https://menafn.com/1101168268/How-Lankan-Buddhists-won-the-battle-against-proselytization


Chú Thích:

[01] Tiếng Việt xưa gọi là Tích Lan, cũng từng được gọi là Ceylon trước năm 1952 là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo nằm ở phía nam Ấn Độ. Dân số Sri Lanka vào khoảng 20 triệu người. Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo lớn nhất và là quốc giáo của Sri Lanka, với 70,19% dân số là Phật tử vào năm 2012. Phật giáo đã được trao vị trí quan trọng hàng đầu theo Điều 9 của Hiến pháp nước này, có thể bắt nguồn từ nỗ lực đưa tình trạng của Phật giáo trở lại tình trạng mà nó được hưởng trước khi bị thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan phá hủy.

[02] Calvinism là hệ thống thần học và phương pháp ứng dụng đức tin vào nếp sống Cơ Đốc, đặt trọng tâm vào quyền trị vì của Thiên Chúa. Được gọi theo tên của nhà cải cách Jean Calvin, mô hình Cơ Đốc giáo Kháng Cách này đôi khi được gọi là "truyền thống Cải cách" (Reformed), "đức tin Cải cách", hoặc "thần học Cải cách".

[03] Người Sinhala là một dân tộc Ấn-Arya chủ yếu sinh sống trên đảo Sri Lanka. Họ chiếm khoảng 82% dân số Sri Lanka (hơn 15 triệu người), hầu hết theo đạo Phật Nam Tông.

[04] Áp dụng theo tinh thần “tùy duyên bất biến, khế lý, khế cơ, khế thời và khế xứ” của Phật giáo. Tuy có uyển chuyển và linh động một số điểm cho phù hợp, tương thích với tình hình mới nhưng phần chính yếu, cốt tủy của Phật pháp thì luôn được giữ vững, không đổi thay, gọi là bất biến.

[05] Trong tiếng Anh, tông sắc hay sắc lệnh hoặc thánh lệnh được định nghĩa bởi thuật ngữ Papal Bulls. Thuật ngữ này nhằm đề cập đến con dấu chì, bulla, được đính kèm với tài liệu để chứng thực là một sắc lệnh. Sắc lệnh của giáo hoàng là một văn bản chính thức với mục đích thiết lập một dòng tu, làm rõ một học thuyết, phê chuẩn các văn kiện khác, thành lập một trường đại học, triệu tập một công đồng, vv..

[06] Ngày 03 tháng 5 năm 1493, Giáo hoàng Alexander VI ra sắc lệnh lịch sử Inter caetera quy định dùng một đường kinh tuyến chạy dọc từ cực này đến cực kia để phân chia Đại Tây Dương. Sắc lệnh có nội dung công nhận tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha đối với mọi vùng đất mà trước đó chưa từng thuộc quyền của bất kỳ quân chủ Công giáo nào, đồng thời giữ nguyên những quyền lợi trước đây của Bồ Đào Nha. Sắc lệnh có phần thiên vị nên không tồn tại được lâu vì vấp phải sự phản đối của Bồ Đào Nha. Theo yêu cầu của Lisbon, ngay hôm sau, Roma ban tiếp sắc chỉ cũng với tên gọi Inter Caetera trao cho các nhà quân chủ Tây Ban Nha trọng trách loan truyền đức tin về phần phía tây đường kẻ được vẽ “cách 100 dặm về phía tây và phía nam các quần đảo Azore và Cape Verde”, ngược lại, phần phía đông được giao cho các nhà quân chủ Bồ Đào Nha.

[07] Maha Vihara Kelaniya là một ngôi chùa Phật giáo ở Kelaniya, Sri Lanka. Theo biên niên sử cổ đại "Mahavamsa" cho rằng vào năm thứ tám sau khi giác ngộ; Đức Phật đã viếng thăm KelLocation với 500 Tỳ kheo theo lời mời của Vua Maniakkhikha để thuyết pháp.

[08] Ngẫu tượng là thần tượng, cũng là tà thần, là sùng bái ai đó hoặc cái gì đó ngoài Thiên Chúa.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.164.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...