Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Sau buổi tiệc tùng »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Sau buổi tiệc tùng

Donate

(Lượt xem: 6.014)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Sau buổi tiệc tùng

1- Thạch đến chơi nhà tôi thường xuyên vào mỗi buổi chiều. Nói là chơi, thật thì lúc nào Thạch cũng đem bài vở đến cùng học và trao đổi ý kiến, chỉ khi xong xuôi bài vở mới ngồi tán gẫu với nhau.

Mẹ tôi rất thương Thạch, bà yên tâm khi tôi kết bạn với một người hiếu học, hiền lành, lễ phép. Mẹ tôi cũng đã từng nghe mấy đứa bạn khác của tôi nói bóng nói gió có ý cặp đôi Thạch với tôi, nhưng bà bỏ ngoài tai, vì bà tin Thạch, cũng như tin con gái út của bà. Chỉ có một lần, không có Thạch, bà nhắc nhở tôi:

“Con cứ theo thằng Thạch mà học như nó, đừng có ham chơi và giữ gìn đức hạnh thì có ngày con sẽ gặt hái những gì tốt đẹp nhất mà mình mong muốn!”

Quả thật, Thạch rất xứng đáng được đem ra làm gương tốt cho bạn bè noi theo. Tôi mến Thạch, thân thiết với Thạch một cách hồn nhiên và chân tình vì lẽ ấy. Là con của một gia đình theo đạo Phật thuần thành, đặc biệt hơn là có truyền thống theo nghề dạy học: Ông nội là hiệu trưởng của một trường tư thục lớn nổi tiếng của thành phố trước năm 1975, cha là giáo viên giảng dạy môn Toán ở trường Cao đẳng Sư phạm, mẹ là giáo viên Anh ngữ, anh trai và chị lớn đều là những “chiến sĩ diệt dốt” ở vùng núi và hải đảo xa xôi, một anh trai kề đang học năm thứ ba Đại học Sư phạm, nên Thạch cũng ôm ấp hoài bão theo bước bậc cha anh, sau này sẽ trở thành một giáo viên… đa năng.

Thạch ôm mộng lớn lắm, bộ môn nào cũng thích, cũng đam mê và rất có năng khiếu, đủ để có quyền đam mê. Vẽ khéo, đàn hay, hát giỏi, văn chương thi phú xếp hạng nhất nhì lớp, Thạch còn mê môn bóng đá và cờ vua. Nhiều lần tâm sự, Thạch cho biết sẽ trở thành giáo viên, nhưng không chịu dừng ở mức một giáo viên bình thường, mà phải là đa năng, và dùng cái đa năng ấy để bù đắp vào những chỗ khuyết, chỗ trống trên con đường người thầy giáo đi gieo trồng vun bón tương lai. Mộng thì lớn, nhưng muốn vượt qua được mộng, thì Thạch phải vượt qua nhiều gian nan bằng nỗ lực và sự kiên trì của mình, bằng không, cái nghèo sẽ quật ngã chàng thư sinh ngay từ những bước còn chập chững, loanh quanh ở bậc trung học.

Là một gia đình trí thức gia giáo, theo nếp sống Đạo thanh cao, bình dị, thiểu dục tri túc, những đồng lương khiêm tốn của cha mẹ Thạch, của anh chị lớn, phải được tính toán và sử dụng rất kỹ lưỡng, tiện tặn, mới có đủ để lo cho Thạch theo đuổi con đường học vấn. Mẹ tôi thường hỏi han, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của Thạch. Bà thường đem gương vượt khó của Thạch để khuyên răn, động viên cổ vũ tôi kiên nhẫn học hành tới nơi tới chốn. Bà thương Thạch lắm, hôm nào thấy vắng là bà hỏi thăm với sự lo âu thương nhớ của một người mẹ dành cho con ruột. Bà còn thi thoảng căn dặn:

“Nếu Thạch nó có rủ con đi chùa lễ Phật. hay sinh hoạt Gia Đình Phật Tử, học giáo lý… thì con đừng nên đắn đo, từ chối, vì đó là nơi để cho con người rèn luyện nhân cách, cũng như thu thập những kiến thức vô cùng bổ ích, con đừng ngại là nơi hung hiểm, buồn tẻ!”

Tôi mỉm cười “dạ dạ” với mẹ cho qua chuyện. Thạch đã từng rủ tôi đi chùa vài ba lần rồi, nhưng tôi đều tìm cớ từ chối, không phải vì tôi sợ sệt hay kiêng kỵ gì, mà vì tôi ... không thích, không thấy hứng thú. Tôi vẫn rất tôn kính chốn thiền tự thanh tịnh tôn nghiêm, tôn trọng đức tin của một người con Phật, vì vậy mà tôi ngày càng chơi thân với Thạch, mặc thiên hạ xì xầm thêu dệt, vì mình còn ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” mà, cứ… vô tư!

2- Chiều thứ bảy, Thạch đến sớm hơn mọi khi, có lẽ vì lúc sáng ở trường nghe tôi cho hay mẹ tôi bệnh. Lúc tôi đi đến trường, mẹ tôi đang sốt cao, tôi định ở nhà nhưng bà không cho, và bảo tôi trên đường đi học ghé vào chợ nhắn chị Ba tôi đến. Khi tôi về thì mẹ đã giảm sốt, chị Ba đã lo đầy đủ cả rồi, vậy mà Thạch cứ trách tôi:

“Tiếc gì một buổi học mà để mẹ nằm một thân, một mình ở nhà trống vắng.”

Tôi giải thích mấy, Thạch cũng bắt bẻ:

“Chị Ba có chồng, có con, lại buôn bán vất vả, không thể lo toan chăm sóc mẹ bằng người con không vướng bận việc gì ngoài chuyện học hành!”

Tôi ầm ừ cho qua chuyện. Cãi lý cãi tình thì không bao giờ lại Thạch, tôi biết điều ấy, và nhiều khi cảm thấy mình như đứa em nhỏ dại của Thạch vậy!

Lúc mẹ tôi đã thiếp đi, tôi hỏi nhỏ Thạch:

“Con nhỏ Vân mời Thạch đi dự sinh nhật nó vào sáng mai không?”

Thạch gật:

“Có. Rồi sao?”

Tôi nguýt:

“Thì đi dự cho vui chứ sao. Mai sáng đến đây đi cùng với Phương nghen?”

Thạch nhăn mặt suy tư. Tôi ngạc nhiên:

“Sao nhăn nhó vậy? Bộ không muốn đi hở?”

Thạch nhún vai tặc lưỡi:

“Thiệt trong bụng không muốn đi dự, nhưng bạn bè mời, mình từ chối sợ bạn buồn!”

Tôi đồng tình:

“Chớ sao, dự cho vui, chủ yếu là vui mà!”

Thạch lườm mắt nhìn tôi, nói:

“Phương thích dự tiệc lắm hở?”

Tôi thật lòng:

“Thích lắm. Sinh nhật nhỏ Vân nhằm vào ngày chủ nhật, không vướng víu chuyện học, sẵn mình vui chơi giải trí cho thư giãn vậy mà!”

Thạch nhíu mày:

“Vấn đề không phải là nhằm vào ngày nào, mà là có đúng, có cần thiết phải đi dự hay không?”

Lại dở giọng ông cụ non rồi, tôi biết Thạch đang muốn thuyết giáo một bài gì đó, nên dập ngay:

“ Sinh nhật bạn có gì đâu mà phải đúng với sai, chuyện bạn bè vui vẻ có gì mà cần hay không cần?”

Thạch buồn, trầm giọng:

“Nhỏ Vân nhà mới khá giả đây thôi, mấy năm trước gia đình còn đầu tắt mặt tối chạy gạo từng bữa, nay bày đặt sinh nhật, tiệc tùng…”

Tôi ngắt:

“Kệ người ta, phú quý sinh lễ nghĩa, có quyền tổ chức sinh nhật khi có tiền!”

Thạch nghiêm nghị :

“Đúng. Đó là quyền của người ta. Nhưng nhỏ Vân lâu nay chỉ kết thân với tụi con Hương, con Hồng, con Thuý và tụi thằng Nhân, thằng Hậu, thằng Bình… toàn đám con nhà giàu. Còn tụi mình…”

Tôi vỡ lẽ, nói ngay:

“Thạch đừng mặc cảm chuyện mình nghèo. Nghèo nhưng tình cảm không nghèo. Và nghèo gì chớ một món quà sinh nhật mừng bạn, bộ mình lo không nổi sao?”

Thạch lặng thinh, thở dài. Tôi làm mặt giận dỗi, hỏi:

“Có đi hay không thì nói?”

Thạch gật nhẹ, nói yếu ớt:

“Ừ thì đi!”

Tôi cảm thấy chán ngát:

“Đi thì vui vẻ, hớn hở lên mà đi, đừng có xìu xìu ển ển như vậy chán quá!”

Thạch bối rối cười gượng gạo nói:

“Ừ thôi, không đi. Đúng là không nên đi khi mình thật lòng không muốn đi chút nào. Để Thạch viết ít chữ chúc mừng, nhờ Phương trao lại cho nhỏ Vân nhe!”

Tôi chùng bùng, không ừ không hử. Chán ông cụ non này ghê trời!

3. Sinh nhật nhỏ Vân tổ chức thật linh đình, rôm rả. Vân là con gái duy nhất trong đám năm anh em, nên được cha mẹ cưng lắm. Sinh nhật mà chẳng thua đám cưới, ăn đứt đám cưới nhà nghèo. Tôi xin mẹ một ít tiền, chị Ba cho thêm, mua được xấp vải trắng thêu hoa tím nhạt tặng cho nhỏ Vân, món quà cũng đáng giá chớ bộ, thua gì tụi bạn con nhà giàu kia?

Lúc khui quà nhỏ Vân hỏi tôi:

“Trưởng lớp của mình không đến hả, Phương?”

Tôi chỉ chiếc hộp nhỏ nhất trong đống hộp quà sinh nhật, nói:

“Đó, Thạch nhờ tao mang lại tặng mi món quà mi-nhon đó đó. Khui thử xem!”

Tiếng xì xào từ phía bọn con trai:

“Cái thằng cù lần đó mà mời dự chi cho mất vui bữa tiệc này!”

“Chắc nó mắc luyện mấy bài toán, sinh nhật của bạn nghĩa lý gì!”

Nhỏ Vân nghe vậy cười tủm tỉm, vừa khui hộp quả nhỏ của Thạch vừa nói to:

“Chú ý, chú ý: đây là quà sinh nhật Vân do trưởng lớp tặng, mời các bạn chống mắt lên chiêm ngưỡng tặng phẩm vĩ đại!”

Cả đám cười ầm lên thích thú. Tôi cũng cười, nhưng sao mắt lại cay cay. Hộp giấy được khui ra, nhỏ Vân trợn mắt lè lưỡi, đưa lên cao một mảnh giấy màu hồng, nói:

“Đây, chỉ nhiêu đây!”

Cả đám lại cười vang, nhốn nháo:

“Chắc là thơ rồi, chạy trời không khỏi … thơ!”

Nhỏ Vân cười, nói:

“Đúng là một tuyệt tác thi ca do thi sĩ Thạch làm tặng mừng Vân!”

Hậu chồm tới, giật mảnh giấy, la lên:

“Để tui đọc cho!”

Cả bàn tiệc im lặng. Hậu đọc to với giọng giễu cợt:

“Mười bảy ngọn nến lung linh
Nhỏ nhoi vần điệu mừng sinh nhật hồng
Gần nhau ở một tấm lòng
Chúc Vân vui vẻ vẹn tròn tuổi xuân.
Lê Xuân Thạch!”

Đứa cười ngả, đứa cười nghiêng, tôi chợt quặn thắt ruột lòng. Mảnh giấy hồng mỏng manh bé nhỏ được chuyền tay nhau đọc. Giấy đến tay tôi thì đã nhũn nhàu trông đến tội nghiệp. Tôi vuốt nhẹ nhàng từng cái cho thẳng thớm lại, cầm xem mà lòng cứ xót xa, mắt cay xè nghĩ đến người bạn thân của mình. Con nhỏ Thuý ngồi kế bên sực nức hương hoa, hỏi nhỏ vào tai tôi:

“Anh chàngThạch cù lần quá hén?”

Tôi buột miệng: “Ừ, cù lần.”

4. Tiệc tan lúc 11 giờ trưa. Tôi về nhà lúc 12 giờ. Mở cửa vào nhìn quanh, tôi hoảng hốt. Mẹ tôi không nằm trên đi-văng. Tôi chạy xuống nhà bếp, vẫn không thấy mẹ đâu, tôi cất tiếng gọi í ới. Dì Tám nhà kế bên nghe tiếng tôi, vội bước sang, nói:

“Mẹ đâu mà gọi om sòm lên thế, đợi mi về chắc mẹ mi đi tiêu diêu miền Cực Lạc rồi!”

Tôi kinh hoảng:

“Ủa … vậy mẹ con đâu rồi dì?”

Dì Tám nguýt tôi một cái thật dài và sắc lẻm, nói trách móc:

“Mẹ mi sốt cao đến mê man, mi đi chơi mất đất, may mà có cái thằng chi chi bạn mi thường đến đó, nó đến thăm đúng lúc… Thật tội nghiệp thằng nhỏ, nó lo cứ như mẹ nó không bằng, nó hốt hoảng luýnh quýnh, chạy qua gọi tao, tao cũng luýnh quýnh không biết sao, phải kêu liền chú Sanh xích lô chở mẹ mi vào bệnh viện. Thằng nhỏ đã theo mẹ mi vào trỏng từ sáng giờ chưa thấy về lại. Mi mau mà lo liệu!”

Tôi bàng hoàng, choáng váng cả mặt mày, nhất thời không kềm được tiếng khóc bật ra, và nước mắt tôi đôi dòng cứ tuôn rơi lã chã …

5 – Tôi cùng chị Ba tất tả chạy vào bệnh viện. Loanh quanh luẩn quẩn thăm hỏi muốn hụt hơi mới tìm được phòng và giường mẹ tôi đang nằm.

Bên giường mẹ tôi, Thạch ngồi trên chiếc ghế đẩu với nét mặt ưu tư lo lắng. Mẹ tôi vẫn còn mê man với cơn sốt ác nghiệt đã theo hành hạ bà suốt mười mấy năm chưa dứt. Chị Ba nắm lấy cánh tay Thạch mà khóc ròng, nói lời cảm ơn tiếng được tiếng mất. Còn tôi, chỉ còn biết đứng lặng im để cho những giọt nước mắt ăn năn ray rứt rơi ướt cả ngực áo – chiếc áo mới đẹp được tôi mặc lần đầu tiên để đi dự sinh nhật linh đình của nhỏ Vân – và trong thâm tâm rất sợ nghe Thạch hỏi một câu đại loại như “Đi sinh nhật có vui không?”

Nhưng Thạch đã không hỏi gì tôi về sinh nhật nhỏ Vân, cho đến tận ba ngày sau, khi mẹ tôi đã bình phục trở về nhà. Từ dạo ấy, lòng tôi day dứt khôn nguôi khi nghe ai nhắc đến hai tiếng… sinh nhật.


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.7.31 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...