Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Minh Sát Thiền Do Đại sư Mahasi Sayadaw truyền dạy »»

Tu học Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Minh Sát Thiền Do Đại sư Mahasi Sayadaw truyền dạy

Donate

(Lượt xem: 6.309)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Minh Sát Thiền Do Đại sư Mahasi Sayadaw truyền dạy

Practical Vipassana Meditation Excercises by Mahasi Sayadaw

Lời dẫn năm 2021:

Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
The following is a talk by the Ven. Mahasi Sayadaw given to meditators on their induction at Mahasi Meditation Centre, Rangoon, Burma. It was translated from the Burmese by U Nyi Nyi, and edited in 1997 by Bhikkhu Pesala.
Đại Sư Mahasi Sayadaw sinh năm 1904 ở Shwebo, Miến Điện, vào chùa học từ năm 6 tuổi, thọ giới sa di 6 năm sau, thọ giới Tỳ Kheo năm 1923, thi xong hết ba cấp Kinh Tạng Pali do chính phủ khảo thí vào 4 năm sau. Đại Sư tu học với nhiều thầy ở nhiều nơi, sau cùng học pháp Minh Sát Thiền (Vipassana) với vị thầy nổi tiếng Migun Jetavan Sayadaw, và sau đó tận lực truyền bá pháp môn này. Những trung tâm thiền tập do Đại Sư Mahasi Sayadaw thiết lập không chỉ ở Miến Điện, mà còn cả ở Thái Lan, Sri Lanka, Cam Bốt, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Anh Quốc, và nhiều nước khác. Theo một bản thống kê năm 1972, tổng số thiền gia được huấn luyện ở tất cả các trung tâm thiền này (cả ở Miến Điện và hải ngọai) đã vượt quá con số 700,000 người.
The late Venerable Mahasi Sayadaw was born in the year 1904 at Seikkhun, a large, prosperous and charming village lying about seven miles to the west of the historic Shwebo town in Upper Burma. His parents, peasant proprietors by occupation, were U Kan Taw and Daw Oke. At the age of six he was sent to receive his early monastic eduction under U Adicca, presiding monk of Pyinmana Monastery at Seikkhun. Six years later, he was initiated into the monastic Order as a novice (samanera) under the same teacher and given the name of Shin Sobhana (which means Auspicious). The name befitted his courageous features and his dignified behaviour. He was a bright pupil, making remarkably quick progress in his scriptural studies.
Trong các môn đệ nổi tiếng của Đại Sư có ngài Anagarika Shri Munindra, sau nhiều năm tu học với Đại Sư về kinh luật luận và thiền tập Minh Sát đã về Ấn, trụ trì một thiền viện quốc tế ở thánh địa Buddha Gaya, nơi nhiều người Aâu-Mỹ sang tu tập thiền định. Trong những người đó có một thanh niên Mỹ, Joseph Goldstein, người sau này mở nhiều thiền đường ở Mỹ và viết nhiều sách về Minh Sát Thiền.

Đại Sư Mahasi Sayadaw còn là người chú giải kinh luận nổi tiếng. Tính chung, Đại Sư đã in 67 cuốn sách về Phật Học và về thiền tập. Đại Sư Mahasi Sayadaw viên tịch ngày 14-8-1982.

.

GHI NHẬN:

Phương pháp của ngài Mahasi Sayadaw nơi đây dạy phần lớn là niệm thân, trong kinh còn gọi là Thân hành niệm. Trong Kinh AN 1.575, Đức Phật nói rằng chỉ cần tu một pháp Thân hành niệm là đủ để giải thoát. Trong bài giảng này, tuy Đại sư tập trung phần lớn về niệm thân -- như niệm hơi thở phồng và xẹp, niệm các oai nghi đi-đứng-nằm-ngồi, niệm khi ăn và uống... --- nhưng cũng bao gồm cả niệm thọ, như khi ngứa hay mỏi thì niệm ngứa hay mỏi; thực tế cũng niệm về tâm như khi đi bộ chợt nảy ra có ý nghĩ muốn nằm cho đỡ mỏi, và khi buồn ngủ nếu niệm về tinh tấn thì cũng hiểu là niệm pháp. Nghĩa là, tất cả thân thọ tâm pháp điều liên hệ nhau. Tại sao Đức Phật chú trọng nhiều về Thân hành niệm? Đơn giản vì thân là cái dễ thấy nhất, dễ cảm nhận nhất, và thân cũng là nơi thọ khổ dễ hiển lộ nhất. Khi ngồi hoài thì đau chân, khi đi bộ lâu thì mỏi, khi bụng đói, vân vân... luôn luôn thân là nơi dễ nhất để nhận ra Khổ đế. Ngài Ananda đắc quả A La Hán là từ niệm thân, trong bài có giải thích chi tiết điểm này.

Trong Kinh SN 47.20, Đức Phật dạy rằng thân hành niệm phải tu tập trong tinh thần khẩn cấp và nguy cấp: y hệt như phải đội bát đầy dầu trên đầu, đi bộ vòng quanh một đám đông đang xem cô hoa hậu múa hát quyến rũ, hễ nghiêng đổ một giọt dầu ra ngoài là sẽ bị người đang dí thanh kiếm nơi cổ mình chém đầu. Thân hành niệm phải tu như thế, nghĩa là luôn luôn thấy rằng mình đang đứng bên bờ sinh tử, sơ suất là mất mạng.

Xin mạn phép góp ý rằng phương pháp Thiền thân hành niệm vừa dẫn có thể xem tương đương bên Thiền Tông Việt Nam: niệm tâm vô trụ, tức là niệm tâm không chỗ trụ. Bởi vì trong khi đi quanh cô hoa hậu đang múa hát quyến rũ, nếu tâm chúng ta bất chợt trụ vào giọng hát hay nhan sắc của cô, thì dầu trên đầu sẽ đổ và sẽ bị chém đầu. Nếu tâm chúng ta bất chợt trụ vào cái ngứa bên chân trái, thì chân phải chúng ta có thể vấp. Nếu tâm chúng ta bất chợt trụ vào sân hận vì bị đẩy tới chỗ phải bước đi dưới mũi kiếm nơi cổ, thì sẽ giận người này, bực dọc người kia, sẽ tán tâm và dễ mất mạng. Nghĩa là, thân hành niệm trong tình hình khẩn cấp với bất dầu trên đầu cũng là chú tâm niệm toàn thân và toàn cảnh, tức là niệm pháp giới, còn gọi là niệm nội-ngoại-xứ, và là niệm vô trụ của Thiền Tông. Nghĩa là, chú tâm biết những gì tới với thân-tâm nhưng không trụ tâm vào đâu, y hệt như giọt nước chảy trên lá sen là chớp nhoáng biến mất. Tu một giờ là an vui một giờ, tu một ngày là hạnh phúc một ngày. Xin mời gọi tất cả độc giả cùng tinh tấn tu học.

.

Sau đây là bản dịch:

Pháp hành Minh Sát Thiền là nỗ lực để hiểu một cách đúng đắn bản chất hiện tượng tinh thần và thể lý trong thân thể người tu tập. Hiện tượng thể lý là những việc hay vật mà người tu nhận thức một cách rõ ràng quanh mình và bên trong mình. Toàn thể thân xác người tu gồm một nhóm các phẩm chất thể lý. Hiện tượng tinh thần là hoạt động của ý thức hay cái biết. Những điều này được nhận thức một cách rõ ràng bất cứ khi nào các pháp được nhìn thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, hay được nghĩ tới. Chúng ta phải tỉnh thức về các hiện tượng tinh thần này bằng cách quan sát chúng và ghi nhận [niệm về] chúng như: “[đang] thấy, thấy”, “nghe, nghe”, “ngửi, ngửi”, “nếm, nếm”, “sờ, sờ”, hay “nghĩ, nghĩ.”
The practice of Vipassana or Insight Meditation is the effort to understand correctly the nature of the mental and physical phenomena within one’s own body. Physical phenomena are the things or objects that one clearly perceives around and within one. The whole of one’s body constitutes a group of material qualities (rupa). Mental phenomena are acts of consciousness or awareness (nama). These are clearly perceived whenever things are seen, heard, smelt, tasted, touched, or thought of. We must make ourselves aware of these mental phenomena by observing them and noting thus: ‘Seeing, seeing’, ‘hearing, hearing’, ‘smelling, smelling’, ‘tasting, tasting’, ‘touching, touching’, or ‘thinking, thinking’.
Mỗi lần bạn thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, hay suy nghĩ, bạn hãy niệm [ghi nhận] về việc đó. Tuy nhiên, khi mới tập, bạn không có thể niệm tất cả các việc đó. Do đó, bạn nên bắt đầu bằng cách niệm những việc dễ dàng nhận thấy và dễ dàng nhận thức.
Every time one sees, hears, smells, tastes, touches, or thinks, one should make a note of the fact. However, in the beginning of one’s practice, one cannot make a note all of these events. One should, therefore, begin with noting those events which are conspicuous and easily perceivable.
Với từng hơi thở, bụng của bạn phồng lên và xẹp xuống – chuyển động này luôn luôn là hiển nhiên. Đây là phẩm chất thể lý được biết như phần tử của chuyển động. Bạn nên bắt đầu bằng cách niệm [về] chuyển động này, điều có thể làm được bằng cách để tâm quan sát vùng bụng. Bạn sẽ thấy bụng phồng lên khi bạn hít vào, và xẹp xuống khi bạn thở ra. Việc phồng lên nên được niệm trong tâm là “phồng”, và việc xẹp xuống thì niệm là “xẹp.” Nếu chuyển động không được nhận ra rõ ràng, bạn cứ đặt lòng bàn tay lên bụng để nhận ra. Đừng đổi cách bạn thở. Cũng đừng thở chậm lại hay thở mau hơn. Cũng đừng thở quá mạnh bạo gấp gáp. Bạn sẽ mệt mỏi nếu bạn đổi cách bạn thở. Hãy thở đều đặn như bình thường, và hãy niệm nơi bụng đang phồng và xẹp. Hãy niệm trong tâm, đừng nói thành lời.
With every act of breathing, the abdomen rises and falls — this movement is always evident. This is the material quality known as the element of motion (vayodhatu). One should begin by noting this movement, which may be done by mentally observing the abdomen. You will find the abdomen rising when you breathe in, and falling when you breathe out. The rising should be noted mentally as ‘rising’, and the falling as ‘falling’. If the movement is not evident by just noting it mentally, keep touching the abdomen with the palm of your hand. Do not alter the manner of your breathing. Neither slow it down, nor make it faster. Do not breathe too vigorously, either. You will tire if you change the manner of your breathing. Breathe steadily as usual and note the rising and falling of the abdomen as they occur. Note it mentally, not verbally.
Trong Thiền Minh Sát, điều bạn gọi tên hay nói thì không quan trọng. Điều thực sự quan trọng chính là biết, hay nhận thức. Trong khi niệm bụng phồng lên, hãy làm như thế từ lúc khởi đầu cho tới khi hết chuyển động [phồng] này, y hệt như bạn đang nhìn nó bằng mắt. Hãy làm tương tự với chuyển động xẹp. Sự chuyển động [phồng, xẹp] và nhận biết về nó nên xảy ra cùng lúc, hệt như một viên đá được ném trúng mục tiêu. Tương tự, với chuyển động xẹp.
In vipassana meditation, what you name or say doesn’t matter. What really matters is to know or perceive. While noting the rising of the abdomen, do so from the beginning to the end of the movement just as if you are seeing it with your eyes. Do the same with the falling movement. Note the rising movement in such a way that your awareness of it is concurrent with the movement itself. The movement and the mental awareness of it should coincide in the same way as a stone thrown hits the target. Similarly with the falling movement.
Tâm của bạn có thể lang thang chạy lạc nơi khác, trong khi bạn niệm về chuyển động của bụng. Điều này cũng phải được tâm ghi nhận rằng, “[niệm] lạc, lạc [rồi].” Khi điều này đã được niệm một lần hay hai lần, thì tâm ngưng lang thang chạy lạc, rồi bạn trở lại niệm về chuyển động phồng, xẹp của bụng. Nếu tâm chạy tới nơi khác, hãy ghi nhận là “[niệm] tới, tới”. Rồi thì hãy quay về phồng, xẹp của bụng. Nếu bạn chợt nghĩ tới việc gặp một người nào, thì hãy niệm là “gặp, gặp”. Rồi hãy trở về phồng, xẹp. Nếu bạn chợt nghĩ tới chuyện gặp và nói chuyện với ai đó, thì hãy niệm “nói, nói”.
Your mind may wander elsewhere while you are noting the abdominal movement. This must also be noted by mentally saying, ‘wandering, wandering.’ When this has been noted once or twice, the mind stops wandering, in which case you return to noting the rising and falling of the abdomen. If the mind reaches somewhere, note as ‘reaching, reaching’. Then return to the rising and falling of the abdomen. If you imagine meeting somebody, note as ‘meeting, meeting’. Then return to the rising and falling. If you imagine meeting and talking to somebody, note as ‘talking, talking’.
Ngắn gọn, bất cứ những gì mà ý nghĩ và trí nhớ xảy ra, đều hãy được niệm [ghi nhận]. Nếu bạn tưởng tượng, hãy niệm là “tưởng, tưởng”. Nếu bạn suy nghĩ, hãy niệm “nghĩ, nghĩ”. Nếu bạn mưu tính kế hoạch, hãy niệm “tính, tính”. Nếu bạn nhận thức, hãy niệm “thức, thức”. Nếu bạn đang nhớ, hãy niệm “nhớ, nhớ”. Nếu bạn thấy hạnh phúc vui vẻ, hãy niệm “vui, vui”. Nếu bạn thấy chán nản, hãy niệm “chán, chán”. Nếu bạn cảm thấy hài lòng ưa thích, hãy niệm “thích, thích”. Nếu bạn cảm thấy phiền lòng, hãy niệm “phiền, phiền”. Ghi nhận tất cả các hoạt động của ý thức được gọi là cittanupassana (quán tâm).
In short, whatever thought or reflection occurs should be noted. If you imagine, note as ‘imagining’. If you think, ‘thinking’. If you plan, ‘planning’. If you perceive, ‘perceiving’. If you reflect, ‘reflecting’. If you feel happy, ‘happy’. If you feel bored, ‘bored’. If you feel glad, ‘glad’. If you feel disheartened, ‘disheartened’. Noting all these acts of consciousness is called cittanupassana.
Bởi vì chúng ta không ghi nhận được về các sinh hoạt này của ý thức, chúng ta có khuynh hướng nhận diện chúng với một người hay một cá thể. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng đó là “tôi” đang hình dung, nghĩ tưởng, hoạch định, biết về hay nhận thức. Chúng ta nghĩ rằng có một người, mà người này từ thời thơ ấu trở đi, đã đang sống và nghĩ ngợi. Thực sự, không có ai như vậy hiện hữu. Thay vậy, chỉ có những sinh hoạt ý thức nối tiếp liền nhau. Đó là tại sao chúng ta phải niệm về các sinh hoạt ý thức này, và biết chúng như chúng là. Cho nên, chúng ta phải nhận biết từng và tất cả các sinh hoạt ý thức khi nó dấy khởi. Khi niệm như thế, nó có khuynh hướng biến mất đi. Rồi chúng ta trở lại niệm phồng, xẹp nơi bụng.
Because we fail to note these acts of consciousness, we tend to identify them with a person or individual. We tend to think that it is ‘I’ who is imagining, thinking, planning, knowing or perceiving. We think that there is a person who, from childhood onwards, has been living and thinking. Actually, no such person exists. There are instead only these continuing and successive acts of consciousness. That is why we have to note these acts of consciousness and know them for what they are. So we have to note each and every act of consciousness as it arises. When so noted, it tends to disappear. We then return to noting the rising and falling of the abdomen.
Khi bạn phải ngồi thiền tập trong một thời gian lâu, cảm giác tê cứng và hơi nóng sẽ khởi lên trong cơ thể bạn. Những điều này cũng phải được [niệm] ghi nhận kỹ càng. Tương tự với cảm thọ về đau đớn và mỏi mệt. Tất cả những cảm thọ này là khổ (cảm giác không thỏa mãn), và niệm [ghi nhận] về chúng là niệm khổ thọ. Bỏ qua hay không ghi nhận được các cảm thọ đó sẽ làm bạn nghĩ, “Tôi tê cứng rồi, tôi đang cảm thấy nóng, tôi đau đớn này. Tôi mới hồi nảy còn thoải mái. Bây giờ tôi chịu khổ với các cảm thọ khó chịu này.” Việc căn cước hóa các cảm thọ này với tự ngã là nhầm lẫn rồi. Thực sự không có cái “tôi” nào liên hệ tới, mà chỉ là một chuỗi liên tục các cảm thọ khó chịu nối tiếp nhau.
When you have sat meditating for a long time, sensations of stiffness and heat will arise in your body. These are to be noted carefully too. Similarly with sensations of pain and fatigue. All of these sensations are dukkhavedana (feeling of unsatisfactoriness) and noting them is vedananupassana. Failure or omission to note these sensations makes you think, "I am stiff, I am feeling hot, I am in pain. I was alright a moment ago. Now I am uneasy with these unpleasant sensations." The identification of these sensations with the ego is mistaken. There is really no ‘I’ involved, only a succession of one new unpleasant sensation after another.
Nó y hệt như một chuỗi nối tiếp các [chu kỳ] dao động điện khí nối nhau và làm bật sáng ngọn đèn điện. Mỗi lần các chạm xúc khó chịu tới với cơ thể, các cảm thọ khó chịu khởi lên cái này sau cái kia. Những cảm thọ này nên được niệm [nhận ra] kỹ càng và chú tâm, cho dù chúng là cảm thọ về sự tê cứng, về hơi nóng, hay về đau đớn. Lúc mới đầu tập thiền, các cảm thọ này có thể có khuynh hướng tăng thêm và dẫn tới ước muốn thay đổi tư thế ngồi của người tu. Ước muốn đó nên được [niệm] ghi nhận, sau đó học nhân nên trở về việc niệm các cảm thọ về sự tê cứng, về hơi nóng, vân vân.
It is just like a continuous succession of new electrical impulses that light up an electric lamp. Every time unpleasant contacts are encountered in the body, unpleasant sensations arise one after another. These sensations should be carefully and intently noted, whether they are sensations of stiffness, of heat, or of pain. In the beginning of one’s meditation practice, these sensations may tend to increase and lead to a desire to change one’s posture. This desire should be noted, after which the meditator should return to noting the sensations of stiffness, heat etc.
Có một câu nói, “Kiên nhẫn dẫn tới Niết Bàn.” Câu nói này đặc biệt liên hệ tới tu tập thiền định. Bạn phải kiên nhẫn thiền tập. Nếu bạn chuyển hay đổi tư thế quá thường xuyên bởi vì bạn không thể chịu nổi cảm thọ về sự tê cứng hay hơi nóng phát khởi, thì đại định không thể hình thành. Nếu không có định, thì sẽ không có huệ, và không thể có thành đạo, mà quả chính là niết bàn. Đó là lý do vì sao cần kiên nhẫn trong thiền tập. Đó hầu như là kiên nhẫn với các cảm thọ khó chịu trong cơ thể như sự tê cứng, hơi nóng, sự đau đớn và các cảm thọ khó chịu khác. Khi xuất hiện các cảm thọ như thế, bạn đừng ngay lập tức đổi thế ngồi. Bạn nên tiếp tục một cách kiên nhẫn, chỉ niệm nó như là “tê, tê” hay “nóng, nóng”. Các cảm thọ khó chịu trung bình cũng sẽ biến mất nếu bạn niệm [ghi nhận] chúng một cách kiên nhẫn. Khi định lực vững vàng, thì ngay cả các cảm thọ căng hơn cũng có khuynh hướng biến mất. Rồi thì bạn trở lại niệm về bụng phồng, xẹp.
There is a saying, "Patience leads to Nibbana." This saying is particularly relevant in meditation practice. One must be patient to meditate. If one shifts or changes one’s posture too often because one cannot bear the sensation of stiffness or heat that arises, good concentration (samadhi) cannot develop. If concentration cannot develop, insight cannot result and there can be no attainment of the path (magga), the fruit of that path (phala) or nibbana. That is why patience is needed in meditation. It is mostly patience with unpleasant sensations in the body like stiffness, heat, pain and other unpleasant sensations. On the appearance of such sensations one should not immediately change one’s posture. One should continue patiently, just noting as ‘stiff, stiff’ or ‘hot, hot’. Moderate unpleasant sensations will disappear if one notes them patiently. When concentration is strong, even intense sensations tend to disappear. One then reverts to noting the rising and falling of the abdomen.
Dĩ nhiên, bạn sẽ phải đổi thế ngồi nếu cảm thọ không tan biến ngay cả sau khi niệm chúng một thời gian lâu, hay là khi chúng trở thành hết chịu nổi. Rồi thì bạn nên bắt đầu bằng cách niệm “muốn thay đổi, muốn thay đổi.” Nếu bạn đưa cánh tay lên, hãy niệm rằng “lên, lên”. Nếu bạn cử động, hãy niệm rằng “động, động”. Thay đổi này nên làm cho dịu dàng, và niệm như là “lên, lên”, “động, động” và “chạm, chạm”.
One will, of course, have to change one’s posture if the sensations do not disappear even after noting them for a long time, or if they become unbearable. One should then begin by noting ‘wanting to change, wanting to change.’ If one raises the arm, note as ‘raising, raising’. If one moves, note as ‘moving, moving’. This change should be made gently and noted as ‘raising, raising’, ‘moving, moving’ and ‘touching, touching’.
Nếu thân bạn nghiêng ngả, hãy niệm rằng “nghiêng, nghiêng”. Nếu bạn nhấc chân lên, hãy niệm rằng “lên, lên”. Nếu bạn cử động nó, hãy niệm rằng “động, động”. Nếu bạn thả nó xuống, hãy niệm rằng “thả, thả”. Khi không còn động chuyển nữa, hãy trở lại niệm về phồng, xẹp nơi bụng. Đừng để cho có khoảng cách nào, mà cứ để có liên tục giữa niệm trước và niệm kế liền đó, giữa trạng thái định trước và trạng thái định kế liền đó, giữa một tuệ trước và một tuệ kế tiếp liền đó. Chỉ khi đó mới có các bước tiến liên tục trong hiểu biết của người tu. Kiến thức về đạo và quả chỉ thành đạt được khi nào có các đà tiến liên tục này. Tiến trình thiền tập thì y hệt như tiến trình làm ra lửa bằng cách tận lực và liên tục chà sát hai thanh gỗ vào nhau để tạo ra đủ hơi nóng mà bật ra lửa.
If the body sways, note ‘swaying, swaying’. If you raise the foot, note ‘raising, raising’. If you move it, note ‘moving, moving’. If you drop it, note ‘dropping, dropping’. When there is no more movement, return to noting the rising and falling of the abdomen. There must be no gaps, but continuity between a preceding act of noting and a succeeding one, between a preceding state of concentration and a succeeding one, between a preceding act of intelligence and a succeeding one. Only then will there be successive and ascending stages of maturity in the meditator’s understanding. Knowledge of the path and it fruition are attained only when there is this kind of accumulated momentum. The meditative process is like that of producing fire by energetically and unremittingly rubbing two sticks of wood together to generate enough heat to make fire.
Trong cùng cách đó, hành vi niệm [ghi nhận] trong Thiền Minh Sát phải được liên tục và không ngừng nghỉ, không có bất kỳ khoảng cách nào giữa việc niệm, bất kể có hiện tượng nào sinh khởi. Thí dụ, nếu cảm thọ về ngứa khởi lên và bạn muốn gãi bởi vì nó rất khó chịu đựng, thì cả cảm thọ và ước muốn gãi cũng phải được niệm tới, mà không tức khắc xóa bỏ cảm thọ bằng cách gãi.
In the same way, the noting in vipassana meditation should be continuous and unremitting, without any interval between acts of noting, whatever phenomena may arise. For instance, if a sensation of itchiness intervenes and the meditator desires to scratch because it is hard to bear, both the sensation and the desire to get rid of it should be noted, without immediately getting rid of the sensation by scratching.
Nếu bạn kiên trì chống lại, cảm thọ ngứa một cách tổng quát sẽ biến mất, trường hợp này thì bạn lại trở về niệm phồng, xẹp nơi bụng. Nếu ngứa không biến mất, bạn có thể gãi cho hết, nhưng trước tiên là ước muốn làm thế phải được niệm ghi nhận. Tất cả các chuyển động trong tiến trình gãi ngứa phải được niệm ghi nhận, đặc biệt là các chuyển động sờ, kéo và đẩy, và gãi, rồi lại trở về niệm phồng, xẹp nơi bụng.
If one perseveres, the itchiness will generally disappear, in which case one reverts to noting the rising and falling of the abdomen. If the itchiness does not disappear, one may eliminate it by scratching, but first the desire to do so should be noted. All the movements involved in the process of eliminating the itch should be noted, especially the touching, pulling and pushing, and scratching movements, eventually returning to the rising and falling of the abdomen.
Bất cứ khi nào bạn đổi thế ngồi, hãy bắt đầu bằng cách niệm về ý định hay ước muốn thay đổi, và hãy niệm từng chuyển động, thí dụ như việc nhấc lên từ tư thế ngồi, nâng cánh tay, cử động và duỗi cánh tay. Bạn nên niệm các chuyển động cùng lúc với khi đang làm các chuyển động đó. Khi cơ thể bạn nghiêng về phía trước, hãy niệm ghi nhận nó. Khi bạn nhấc lên, cơ thể trở thành nhẹ và nhấc lên. Hãy tập trung tâm bạn vào điều này, bạn nên nhẹ nhàng niệm như là “lên, lên”.
Whenever you change your posture, begin by noting your intention or desire to change, and note every movement closely, such as rising from the sitting posture, raising the arm, moving and stretching it. You should note the movements at the same time as making them. As your body sways forward, note it. As you rise, the body becomes light and rises. Focus your mind on this, you should gently note as ‘rising, rising’.
Một thiền gia sẽ cư xử hệt như một người yếu đuối vô tích sự. Những người sức khỏe bình thường nhấc lên một cách dễ dàng và mau chóng, hay đột ngột. Người yếu bệnh thì không như thế; họ làm điều đó một cách chậm chạp và dịu dàng. Cũng tương tự như thế với người đau lưng; họ nhấc lên dịu dàng, nếu không thì lưng lại thương tổn và làm đau đớn. Những thiền gia cũng như thế. Họ sẽ đổi thế ngồi một cách dịu dàng và từ từ; chỉ lúc đó thì sự tỉnh thức, định và huệ hiển lộ rõ ràng. Do vậy, hãy khởi đầu với các cử động dịu dàng và từ từ. Khi nhấc [người] lên, hãy làm như thế một cách dịu dàng như người yếu bệnh, trong cùng lúc niệm “lên, lên”. Không chỉ như thế, xuyên qua mắt nhìn, bạn phải làm y hệt như đang bị mù. Tương tự, với khi tai nghe. Trong khi thiền tập, quan tâm của bạn chỉ là niệm ghi nhận thôi. Cái gì bạn thấy và nghe không phải là quan tâm của bạn. Cho nên, bất cứ thứ gì kỳ lạ hay bất ngờ mà bạn có thể thấy hay nghe, bạn phải xem như bạn không thấy hay không nghe chúng, mà chỉ đơn giản niệm một cách cẩn trọng.
A meditator should behave like a weak invalid. People in normal health rise easily and quickly, or abruptly. Not so with feeble invalids, who do so slowly and gently. The same is the case with people suffering from backache who rise gently lest the back hurts and causes pain. So also with meditators. They should make changes of posture gradually and gently; only then will mindfulness, concentration and insight be clear. Begin, therefore, with gentle and gradual movements. When rising, the meditator must do so gently like an invalid, at the same time noting as ‘rising, rising’. Not only this: though the eye sees, the meditator must act as if blind. Similarly when the ear hears. While meditating, the meditator’s concern is only to note. What one sees and hears are not one’s concern. So whatever strange or striking things one may see or hear, one must behave as if one does not see or hear them, merely noting carefully.
Khi làm các chuyển động cơ thể, bạn hãy làm thế một cách chậm rãi, nhẹ nhàng cử động tay và chân, co lại hay duỗi chúng ra, nghiêng đầu xuống hay nhấc đầu lên. Khi nhấc lên từ tư thế ngồi, bạn hãy làm thế từ từ, niệm rằng “lên, lên”. Khi thẳng người và đứng dậy, hãy niệm “đứng, đứng”. Khi nhìn qua đây và kia, hãy niệm rằng “nhìn, thấy”. Khi đi bộ, hãy niệm các bước, cho dù chúng ở bàn chân phải hay trái. Bạn phải ý thức về tất cả các cử động nối tiếp nhau liên hệ, từ việc nhấc bàn chân cho tới đặt bàn chân xuống. Hãy niệm ghi nhận từng bước chân, dù với bàn chân phải hay trái. Đó là cách niệm, khi bạn đi bộ mau.
When making bodily movements, the meditator should do so slowly, gently moving the arms and legs, bending or stretching them, lowering the head and raising it up. When rising from the sitting posture, one should do so gradually, noting as ‘rising, rising’. When straightening up and standing, note as ‘standing, standing’. When looking here and there, note as ‘looking, seeing’. When walking, note the steps, whether they are taken with the right or the left foot. You must be aware of all the successive movements involved, from the raising of the foot to the dropping of it. Note each step taken, whether with the right foot or the left foot. This is the manner of noting when one walks fast.
Thế là đủ, nếu bạn niệm như thế khi đi bộ mau và đi bộ khoảng cách xa. Khi đi bộ chậm, hay bước lên và xuống, có ba giai đoạn nên được niệm từng bước: khi bàn chân nhấc lên, khi bàn chân đưa tới trước, và khi bàn chân đặt xuống. Hãy bắt đầu với niệm về các chuyển động nhấc lên và đặt xuống. Bạn phải tỉnh thức trọn vẹn với việc nhấc bàn chân lên. Tương tự, khi bàn chân đặt xuống, bạn phải tỉnh thức trọn vẹn về việc bàn chân đặt xuống “nặng nề”.
It will be enough if you note thus when walking fast and walking some distance. When walking slowly or pacing up and down, three stages should be noted for each step: when the foot is raised, when it is pushed forward, and when it is dropped. Begin with noting the raising and dropping movements. One must be fully aware of the raising of the foot. Similarly, when the foot is dropped, one should be fully aware of the ‘heavy’ falling of the foot.
Bạn phải đi bộ trong khi niệm “lên, xuống” với từng bước chân. Việc niệm này sẽ dễ dàng hơn, sau khoảng hai ngày [tập]. Rồi, hãy tiếp tục niệm ba chuyển động như mô tả trên, như là “lên, tới [trước], xuống”. Lúc mới tập, có thể niệm ghi nhận một hay hai chuyển động là đu, do vậy niệm “[bước] phải, trái” khi đi bộ nhanh, và “[chân] lên, xuống” khi đi bộ chậm rãi. Nếu khi đi bộ như thế, bạn muốn ngồi xuống, hãy niệm rằng “muốn [ngồi], muốn”. Khi ngồi xuống, bạn hãy niệm một cách chú tăm việc hạ xuống “nặng nề” của cơ thể bạn.
One must walk noting as ‘raising, dropping’ with each step. This noting will become easier after about two days. Then go on to noting the three movements as described above, as ‘raising, pushing forward, dropping’. In the beginning, it will suffice to note one or two movements only, thus ‘right step, left step’ when walking fast and ‘raising, dropping’ when walking slowly. If when walking thus, you want to sit down, note as ‘wanting to sit down, wanting to sit down’. When actually sitting down, note attentively the ‘heavy’ falling of your body.
Khi bạn đã ngồi, hãy niệm các chuyển động liên hệ khi sắp xếp cánh tay và chân. Khi không có chuyển động như thế của cơ thể, hãy niệm về sự phồng và xẹp nơi bụng. Nếu, trong khi niệm như thế, sự tê cứng hay cảm giác về hơi nóng khởi lên từ bất kỳ nơi nào trong cơ thể, hãy niệm ghi nhận chúng. Rồi trở về lại niệm “phồng, xẹp”. Nếu chợt ước muốn nằm xuống, hãy niệm về nó [ước muốn] và niệm các chuyển động của chân và tay trong khi bạn nằm xuống. Việc nhấc tay lên, cử động tay, đặt cùi chõ lên sàn, nghiêng cơ thể, duỗi chân ra, ngả người xuống trong khi bạn chậm rãi sửa soạn nằm – tất cả các chuyển động đều phải được niệm.
When you are seated, note the movements involved in arranging your legs and arms. When there are no such movements of the body, note the rising and falling of the abdomen. If, while noting thus, stiffness or sensation of heat arise in any part of your body, note them. Then return to ‘rising, falling’. If a desire to lie down arises, note it and the movements of your legs and arms as you lie down. The raising of the arm, the moving of it, the resting of the elbow on the floor, the swaying of the body, the stretching of the legs, the listing of the body as one slowly prepares to lie down — all these movements should be noted.
Niệm như thế trong khi nằm xuống thì rất quan trọng. Trong khi làm chuyển động này (tức là, nằm xuống), bạn có thể đạt được trí tuệ biện biệt (tức là, tuệ hiểu rõ về đạo và quả). Khi định và huệ mạnh mẽ, trí tuệ này có thể tới bất kỳ lúc nào. Nó có thể khởi lên trong một cái “co lại” của cánh tay, hay trong một cái “duỗi ra” của cánh tay. Đó là cách Ngài Ananda đã trở thành A La Hán.
To note thus as you lie down is important. In the course of this movement (that is, lying down), you can gain distinctive knowledge (i.e. knowledge of the path and its fruition). When concentration and insight are strong, distinctive knowledge can come at any moment. It can arise in a single ‘bend’ of the arm or in a single ‘stretch’ of the arm. That was how Venerable Ananda became an arahant.
Ngài Ananda lúc đó đang ráo riết tìm cách thành tựu thánh quả A La Hán trong đêm trước ngày họp Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ nhất. Ngài đang tu tập cả đêm một hình thức thiền minh sát có tên là kayagatasati, niệm các bước chân của ngài, phải và trái, nâng lên, đưa tới trước và đặt bàn chân xuống; niệm ghi nhận, từng sự kiện, ước muốn đi bộ và chuyển động thể lý liên hệ tới việc đi bộ. Mặc dù cứ tu tập như thế cho tới khi trời gần sáng, ngài vẫn chưa chứng quả A La Hán. Nhận thấy rằng ngài đã thiền hành (thiền đi bộ) quá nhiều và rằng, để làm quân bình sức định và nỗ lực, ngài nên tập thiền nằm một chút, ngài mới bước vào phòng. Ngài ngồi trên giường và rồi nằm xuống. Trong khi làm như thế và niệm, “nằm, nằm”, ngài chứng thánh quả A La Hán trong chớp nhóang.
Venerable Ananda was trying strenuously to attain Arahantship overnight on the eve of the First Buddhist Council. He was practising the whole night the form of vipassana meditation known as kayagatasati, noting his steps, right and left, raising, pushing forward and dropping of the feet; noting, event by event, the mental desire to walk and the physical movements involved in walking. Although this went on until it was nearly dawn, he had not yet attained Arahantship. Realising that he had practised walking meditation to excess and that, in order to balance concentration and effort, he should practise meditation in the lying posture for a while, he entered his room. He sat on the bed and then lay down. While doing so and noting, ‘lying, lying’, he attained Arahantship in an instant.
Trước khi nằm xuống, ngài Ananda chỉ là một vị nhập lưu (Tu Đà Hoàn). Từ giai đoạn của vị nhập lưu, ngài đạt tới giai đoạn nhất lai (Tư Đà Hàm), rồi quả bất lai (A Na Hàm) và rồi A La Hán (giai đoạn cúôi của thánh đạo). Đạt liền ba giai đoạn thánh quả liên tiếp như thế chỉ trong một khoảnh khắc. Hãy nhớ tới trường hợp ngài Ananda chứng quả A La Hán như thế. Thành đạo như thế có thể tới bất kỳ lúc nào và không cần thời gian lâu dài nào.
Venerable Ananda was only a stream-winner (sotapanna) before he lay down. From the stage of a stream-winner he reached the stages of a once-returner (sakadagami)a non-returner (anagami) and an arahant (the final stage of the path). Reaching these three successive stages of the higher path took only a moment. Remember this example of Venerable Ananda’s attainment of Arahantship. Such attainment can come at any moment and need not take long.
Đó là lý do vì sao các thiền gia nên luôn luôn giữ niệm ghi nhận miên mật. Bạn không nên lười biếng, nghĩ rằng, “chút thời gian [lười] này cũng không hề gì bao nhiêu.” Tất cả các chuyển động liên hệ trong việc nằm xuống và sắp xếp tay và chân nên được niệm cẩn trọng và liên tục. Nếu không có chuyển động, hãy trở về niệm phồng, xẹp nơi bụng. Ngay cả khi đã trễ và tới giờ ngủ, thiền gia không nên ngừng niệm. Một thiền gia thực sự nghiêm túc và nhiệt tâm nên tu tập tỉnh thức ngay cả khi vào giấc ngủ. Bạn nên thiền tập cho tới khi bạn buồn ngủ. Khi bạn cảm thấy buồn ngủ, bạn nên niệm là “buồn ngủ, buồn ngủ”, nếu các mi mắt sụp xuống, hãy niệm “[sụp] xuống, xuống”; nếu mi mắt nặng nề trì xuống, hãy niệm “nặng, nặng”; nếu hai mắt tỉnh ra, hãy niệm “tỉnh, tỉnh”. Niệm như thế, cơn buồn ngủ có thể trôi qua, và mắt trở lại sáng tỏ ra. Rồi thì bạn hãy niệm “[thấy] rõ, rõ” và tiếp tục niệm phồng, xẹp nơi bụng.
That is why meditators should always note diligently. One should not relax one’s effort, thinking, "this little lapse should not matter much." All movements involved in lying down and arranging the arms and legs should be carefully and unremittingly noted. If there is no movement, return to noting the rising and falling of the abdomen. Even when it is getting late and time for sleep, the meditator should not stop the noting. A really serious and energetic meditator should practise mindfulness as if forgoing sleep altogether. One should go on meditating until one falls asleep. If mindfulness has the upper hand, one will not fall asleep. If, however, drowsiness is stronger, one will fall asleep. When one feels sleepy, one should note as ‘sleepy, sleepy’, if one’s eyelids droop, as ‘drooping’; if they become heavy or leaden, as ‘heavy’; if the eyes smart, as ‘smarting’. Noting thus, the drowsiness may pass and the eyes may become clear again. One should then note as ‘clear, clear’ and continue noting the rising and falling of the abdomen.
Tuy nhiên, cho dù có thể quyết tâm thế nào, nếu cơn buồn ngủ thực đã tới, thì bạn sẽ ngủ gục. Không khó khăn gì để ngủ gục; thực sự, nó dễ lắm. Nếu bạn thiền tập trong tư thế nằm, bạn sẽ mau buồn ngủ và dễ dàng ngủ gục. Đó là lý do vì sao người mới tập không nên thiền tập quá nhiều ở tư thế nằm; họ nên thiền tập nhiều hơn ở các tư thế ngồi và đi bộ. Tuy nhiên, khi đã trễ và tới giờ ngủ, bạn nên thiền tập trong tư thế nằm, niệm chuyển động phồng và xẹp của bụng. Rồi bạn sẽ tự nhiên vào giấc ngủ.
However determined one may be, if real drowsiness intervenes, one does fall asleep. It is not difficult to fall asleep; in fact, it is easy. If you meditate in the lying posture, you soon become drowsy and easily fall asleep. That is why beginners should not meditate too much in the lying posture; they should meditate much more in the sitting and walking postures. However, as it grows late and becomes time for sleep, one should meditate in the lying position, noting the rising and falling movements of the abdomen. One will then naturally fall asleep.
Thời gian bạn ngủ là thời gian nghỉ ngơi, nhưng thiền gia nghiêm túc thực sự thì nên hạn chế giấc ngủ khoảng 4 giờ đồng hồ. Đây là “thời khoảng nửa đêm” mà Phật cho phép. Giấc ngủ bốn giờ thì đủ rồi. Nếu người mới tu nghĩ rằng bốn giờ ngủ không đủ cho sức khỏe, bạn có thể nới ra năm hay sáu giờ đồng hồ. Giấc ngủ dài sáu giờ rõ ràng là đủ.
The time one is asleep is the resting time for the meditator, but the really serious meditator should limit sleep to about four hours. This is the ‘midnight time’ permitted by the Buddha. Four hours sleep is quite enough. If the beginner thinks that four hours’ sleep is not enough for health, one may extend it to five or six hours. Six hours’ sleep is clearly enough.
Khi bạn thức dậy, bạn nên tức khắc tiếp tục niệm ghi nhận. Thiền gia nào thực sự muốn thành đạo quả thì chỉ rời thiền tập trong khi ngủ. Vào những lúc khác, trong mọi thời đều phải niệm liên tục và không dễ ngươi. Đó là lý do vì sao, ngay khi bạn thức dậy, bạn nên niệm liền trạng thái thức dậy của tâm là “thức, thức”. Nếu bạn chưa thể tỉnh lúc đó, bạn nên bắt đầu với niệm về phồng, xẹp nơi bụng.
When one wakes up, one should immediately resume noting. The meditator who is really intent on attaining the path and its fruition should rest from meditation only when asleep. At other times, in all waking moments, one should be noting continually and without let up. That is why, as soon as one awakens, one should note the awakening state of mind as ‘awakening, awakening’. If one cannot yet be aware of this, one should begin with noting the rising and falling of the abdomen.
Nếu bạn dự tính dậy ra khỏi giường, bạn nên niệm “tính thức dậy, tính thức dậy”. Rồi bạn lúc đó nên niệm chuyển động khi bạn cử động tay và chân. Khi bạn ngẩng đầu dậy, bạn hãy niệm là “dậy, dậy”. Khi bạn ngồi, hãy niệm “ngồi, ngồi”. Khi bạn làm bất kỳ chuyển động nào với tay và chân, tất cả chuyển động đó cũng nên được niệm. Nếu không có gì thay đổi như thế, bạn nên trở về niệm phồng, xẹp nơi bụng.
If one intends to get up from the bed, one should note as ‘intending to get up, intending to get up’. One should then note the movements one makes as one moves one’s arms and legs. When one raises one’s head and rises, one notes as ‘rising, rising’. When one is seated, one notes as ‘sitting, sitting’. If one makes any movements as one arranges one’s arms and legs, all of these movements should also be noted. If there are no such changes, one should revert to noting the rising and falling movements of the abdomen.
Bạn nên niệm khi bạn rửa mặt, và khi bạn tắm. Vì các chuyển động liên hệ trong các việc này khá nhanh, niệm được càng nhiều chuyển động càng tốt. Rồi thì các việc như mặc áo, sắp xếp giường, mở và đóng cửa; tất cả việc này cũng nên niệm càng chính xác càng tốt.
One should note when one washes one’s face and when one takes a bath. As the movements involved in these acts are rather quick, as many of them should be noted as possible. There are then the acts of dressing, of tidying up the bed, of opening and closing the door; all these should also be noted as precisely as possible.
Khi bạn vào bữa ăn và nhìn vào bàn, bạn nên niệm “nhìn, thấy, nhìn, thấy”. Khi bạn duỗi tay về hướng thực phẩm, sờ nó, lấy về, đón lên và đưa vào miệng, nghiêng đầu xuống và đưa vào miệng, thả tay xuống và ngâng đầu lên lại, tất cả các chuyển động này nên được niệm đúng lúc. (Cách niệm này là theo kiểu ăn của người Miến Điện. Những người sử dụng nĩa, muỗng hay đũa nên niệm các chuyển động theo cách thích nghi.)
When one has one’s meal and looks at the table, one should note as ‘looking, seeing, looking, seeing’. When one extends one’s hand towards the food, touches it, collects it and arranges it, handles it and brings it to the mouth, bends one head and puts the morsel into one’s mouth, drops one’s arm and raises one’s head again, all these movements should be duly noted. (This way of noting is in accordance with the Burmese way of taking a meal. Those who use fork and spoon or chopsticks should note the movements in an appropriate manner.)
Khi bạn nhai thức ăn, bạn nên niệm là “nhai, nhai”. Khi bạn nhận biết vị của thức ăn, hãy niệm là “biết, biết”. Khi bạn nuốt thức ăn, khi thức ăn trôi vào cổ, bạn nên niệm tất cả các việc này. Đó là cách thiền gia nên niệm khi ăn từng miếng thức ăn. Khi bạn dùng canh (soup), tất cả chuyển động liên hệ như duỗi tay, cầm muỗng, múc lên và vân vân, tất cả đều nên được niệm. Người mới tu nhiều phần quên niệm nhiều việc, nhưng bạn phải quyết tâm niệm hết các chuyển động đó. Dĩ nhiên, bạn không thể làm hết được, nhưng khi định lực của bạn sâu thêm, bạn sẽ có thể niệm tất cả các việc này một cách chính xác.
When one chews the food, one should note as ‘chewing, chewing’. When one comes to know the taste of the food, one should note as ‘knowing, knowing’. As one relishes the food and swallows it, as the food goes down one’s throat, one should note all these events. This is how the meditator should note when taking each morsel of food. As one takes soup, all the movements involved such as extending the arm, handling the spoon, scooping with it and so on, should all be noted. To note thus at mealtimes is rather difficult as there are so many things to observe and note. The beginner is likely to miss several things that should be noted, but one should resolve to note them all. One cannot, of course, help overlooking some, but as one’s concentration deepens, one will be able to note all of these events precisely.
Tôi đã nói quá nhiều việc mà thiền gia cần phải niệm, nhưng nói ngắn gọn, chỉ có vài điều để nhớ. Khi đi bộ nhanh, hãy niệm là “[bước] phải, trái”, và “[nhấc chân] lên, [hạ] xuống” khi đi bộ chậm rãi. Khi ngồi một cách lặng lẽ, hãy niệm phồng và xẹp nơi bụng. Hãy niệm y hệt như thế khi bạn nằm xuống, nếu không có gì đặc biệt để niệm. Trong khi niệm như thế, và nếu tâm thức lang thang, hãy niệm về các niệm sinh khởi trong tâm. Rồi hãy trở về niệm phồng và xẹp nơi bụng. Rồi cũng niệm về cảm thọ tê cứng, đau đớn, nhức mỏi và ngứa nếu chúng khởi lên. Rồi trở về niệm phồng, xẹp nơi bụng. Cũng hãy niệm, khi chúng khởi lên, về các chuyển động co lại, duỗi ra và di động tứ chi, việc nghiêng và ngẩng đầu, việc nghiêng và thẳng người ra. Rồi hãy trở về niệm phồng, xẹp nơi bụng.
I have mentioned so many things for the meditator to note, but in brief, there are only a few things to remember. When walking fast, note as ‘right step’, ‘left step’, and as ‘raising, dropping’ when walking slowly. When sitting quietly, just note the rising and falling of the abdomen. Note the same when you are lying down, if there is nothing particular to note. While noting thus and if the mind wanders, note the acts of consciousness that arise. Then return to the rising and falling of the abdomen. Note also the sensations of stiffness, pain, aching and itchiness as they arise. Then return to the rising and falling of the abdomen. Note also, as they arise, the bending, stretching and moving of the limbs, the bending and raising of the head, the swaying and straightening of the body. Then return to the rising and falling of the abdomen.
Khi bạn tiếp tục niệm như thế, bạn sẽ có thể niệm nhiều hơn các chuyển động này. Vào lúc đầu, khi tâm lang thang nơi này nơi kia, bạn có thể bỏ sót nhiều thứ, nhưng bạn không nên nản lòng. Ai mới tập cũng gặp khó khăn như thế, nhưng khi bạn trở thành khéo léo hơn, bạn sẽ [nhận] biết tất cả các niệm lang thang cho tới khi, thực vậy, tâm không còn lang thang nữa. Rồi thì tâm được hướng vào đối tượng quan sát, niệm tỉnh thức trở thành gần như đồng thời với đối tượng quan sát. Nói cách khác, chuyển động phồng lên của bụng xảy ra đồng thời với niệm về phồng lên, và tương tự với chuyển động xẹp xuống của bụng.
As one goes on noting thus, one will be able to note more and more of these events. In the beginning, as the mind wanders here and there, one may miss many things, but one should not be disheartened. Every beginner encounters the same difficulty, but as one becomes more skilled, one becomes aware of every act of mind-wandering until, eventually, the mind does not wander any more. The mind is then riveted onto the object of its attention, the act of mindfulness becoming almost simultaneous with the object of its attention. In other words, the rising of the abdomen becomes concurrent with the act of noting it, and similarly with the falling of the abdomen.
Đối tượng vật lý, và hành vi niệm [ghi nhận về đối tựơng đó] xảy ra như một cặp. Trong khi xảy ra như thế, không có ai hay cá nhân nào liên hệ, chỉ có đối tượng vật lý và hành vi niệm về nó, xảy ra đồng thời. Thiền gia sẽ, đúng lúc, kinh nghiệm những việc xảy ra đó -- chính tự mình thực chứng. Trong khi niệm phồng và xẹp nơi bụng, bạn sẽ phân biệt sự phồng bụng như hiện tượng vật lý, và hành vi niệm về nó như hiện tượng tinh thần; tương tự, đối với sự xẹp bụng xuống. Do vậy, thiền gia sẽ nhận ra rõ ràng sự xảy ra đồng thời theo cặp song song của các hiện tượng tâm-vật lý này.
The physical object of attention and the mental act of noting occur as a pair. There is in this occurrence no person or individual involved, only the physical object and the mental act of noting it, occurring in tandem. The meditator will, in time, actually and personally experience these occurrences. While noting the rising and falling of the abdomen one will come to distinguish the rising of the abdomen as physical phenomenon and the mental act of noting it as mental phenomenon; similarly with the falling of the abdomen. Thus the meditator will distinctly realise the simultaneous occurrence in pairs of these psycho-physical phenomena.
Với từng hành vi niệm ghi nhận, thiền gia sẽ biết rõ ràng rằng chỉ có phẩm chất vật thể (đang là đối tượng của ý thức chú tâm) và phẩm chất tinh thần đang niệm ghi nhận về nó (đối tựơng vật thể đó). Sự hiểu biết phân biệt này được gọi là tuệ phân biệt về tâm và vật, cũng là tuệ khởi đầu của tuệ minh sát (insight knowledge, vipassana-nana). Điều quan trọng là phải có tuệ này một cách đúng đắn. Khi thiền gia tiếp tục, tuệ này sẽ được theo sau bởi tuệ phân biệt nhân duyên.
With every act of noting, the meditator will come to know clearly that there are only this material quality which is the object of awareness or attention and the mental quality that makes a note of it. This discriminating knowledge is called analytical knowledge of mind and matter (namarupa-pariccheda-nana), which is the beginning of insight knowledge (vipassana-nana). It is important to gain this knowledge correctly. This will be succeeded, as the meditator continues, by knowledge by discerning conditionality (paccaya-pariggaha-nana).
Trong khi bạn tiếp tục niệm [ghi nhận], bạn sẽ tự thấy rằng cái gì khởi lên đều biến đi liền chút xíu sau đó. Người bình thường vẫn tin rằng cả hai hiện tượng vật lý và tinh thần cứ hiện hữu hòai như thế, tức là, [có] từ lúc trẻ thơ cho tới khi trưởng thành. Thực sự, không phải như thế. Không có hiện tượng nào tồn tại mãi mãi. Tất cả các hiện tượng đều sinh [khởi] và diệt [mất] quá mau chóng, tới nổi chúng không thể tồn tại ngay cả trong một cái chớp mắt. Bạn sẽ biết bằng thực chứng như thế, khi bạn tiếp tục niệm [ghi nhận]. Rồi bạn sẽ thấy đặc tính vô thường của tất cả các hiện tượng như thế. Điều này gọi là tuệ giác về tính vô thường (aniccanupassana-nana).
As one goes on noting, one will see for oneself that what arises passes away after a short while. Ordinary people assume that both the material and mental phenomena persist throughout life, that is, from youth to adulthood. In fact, that is not so. There is no phenomenon that lasts for ever. All phenomena arise and pass away so rapidly that they do not last even for the twinkling of an eye. One will come to know this personally as one goes on noting. One will then become convinced of the impermanency of all such phenomena. Such conviction is called aniccanupassana-nana.
Kế tiếp sau tuệ giác này là tuệ giác về khổ (dukkhanupassana-nana), nhận thực rằng tất cả các pháp vô thường đều là đau khổ. Thiền gia cũng nhiều phần sẽ gặp tất cả các lọai trở ngại [bất như ý] trong cơ thể, mà cơ thể chỉ là kết hợp các phần tử của đau khổ. Đây cũng gọi là tuệ giác về khổ. Kế tiếp, thiền gia sẽ nhận ra rằng tất cả các hiện tượng tâm- vật đang xảy ra theo sự hòa hợp riêng của chúng, không theo ý chí của bất kỳ ai và cũng không trong quyền kiểm sóat của ai. Đó chính là hiện tượng vô ngã, tức là không có một tự ngã [cái tôi] nào. Nhận thức này gọi là tuệ giác về vô ngã (anattanupassana-nana).
This knowledge will be succeeded by dukkhanupassana-nana, which realises that all this impermanency is suffering. The meditator is also likely to encounter all kinds of hardship in the body, which is just an aggregate of suffering. This is also dukkhanupassana-nana. Next, the meditator will become convinced that all these psycho-physical phenomena are occurring of their own accord, following nobody’s will and subject to nobody’s control. They constitute no individual or ego-entity. This realisation is anattanupassana-nana.
Trong khi bạn tiếp tục thiền tập, bạn sẽ chứng ngộ chắc thật rằng tất cả các hiện tượng này là vô thường, khổ và vô ngã, bạn sẽ thành tựu niết bàn. Từ xưa tới giờ tất cả các vị Phật, A La Hán và Thánh Nhân đã chứng nhập niết bàn bằng con đường này. Tất cả các thiền gia nên nhận thức rằng chính các bạn bây giờ đang trên con đường quán niệm (satipattana), để hoàn tất ước nguyện của các bạn nhằm thành tựu tuệ giác về đạo, về quả và về niết bàn, theo sau sự trưởng dưỡng chín mùi các ba la mật. Các bạn sẽ hạnh phúc với viễn ảnh thực chứng sự vắng lặng cao quý, mà sự vắng lặng này có được là nhờ định lực và nhờ tuệ giác siêu việt – trước giờ đã trải qua bởi chư Phật, A La Hán và Thánh Nhân -- mà chính các bạn trước giờ chưa từng trải qua. Sẽ không có lâu xa gì trước khi các bạn tự kinh nghiệm về tuệ giác này. Thực sự, nó có thể lâu chỉ trong một tháng hay hai mươi ngày thiền tập. Những bạn nào đã thực hiện xuất sắc các pháp ba la mật, thì có thể chứng đạo chỉ trong vòng 7 ngày.
When, as one continues meditating, one comes to realise firmly that all these phenomena are anicca, dukkha and anatta, one will attain nibanna. All the former Buddhas, Arahants and Ariyas realised nibbana by following this very path. All meditating meditators should recognize that they themselves are now on this satipattana path, in fulfillment of their wish for attainment of knowledge of the path, it fruition and nibbana, following the ripening of their perfections (parami). They should feel glad at the prospect of experiencing the noble kind of tranquillity brought about by concentration and the supramundane knowledge or wisdom experienced by the Buddhas, Arahants and Ariyas, which they themselves have never experienced before. It will not be very long before they experience this knowledge for themselves. In fact, it may be within a month or twenty days of meditation practice. Those whose perfections are exceptional may have these experiences within seven days.
Do vậy, bạn hãy an vui trong niềm tin rằng bạn sẽ thành tựu các tuệ giác này trong thời gian nói trên, và rằng bạn sẽ được giải thóat khỏi các nghi ngờ và ngã chấp (personality- belief), và do vậy được thóat khỏi hiểm nguy tái sinh vào các cõi thấp. Bạn hãy tiếp tục thiền tập một cách lạc quan với niềm tin này.
One should therefore be content in the faith that one will attain these insights in the time specified above, and that one will be freed of personality-belief and doubt, and thus saved from the danger of rebirth in the lower worlds. One should continue one’s meditation practice optimistically with this faith.
Xin chúc lành cho tất cả các bạn tu tập thiền định tốt đẹp và mau chóng thành đạt niết bàn mà chư Phật, A La Hán và Thánh Nhân đã thành đạt!
May you all be able to practise meditation well and quickly attain that nibbana which the Buddhas, Arahants and Ariyas have experienced!
Lành thay! Lành thay! Lành thay!
Sadhu! Sadhu! Sadhu!



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Về mái chùa xưa


Giai nhân và Hòa thượng


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.166.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...