Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Thấu cảm »» Xem đối chiếu Anh Việt: Thấu cảm »»

Thấu cảm
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Thấu cảm

Donate

(Lượt xem: 9.228)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Thấu cảm

Thấu cảm (empathy) không phải là thông cảm. Cũng không phải là đồng cảm. Tiếng Việt ta có nhiều từ “thấu” rất hay như thấu hiểu, thấu đáo, thấu… xương (lạnh thấu xương!)…

Cho nên thấu cảm không dễ chút nào! Thấu cảm đòi hỏi phải có khả năng đặt mình vào vị trí người khác để hiểu rõ nguồn cơn, ngọn ngành. Từ cái hiểu sâu sắc đó mới có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. Đối với người thầy thuốc thì thấu cảm là đặt mình vào vị trí của người bệnh để hiểu được đằng sau nỗi đau kia còn có nỗi khổ nào, đằng sau cái bệnh kia còn có cái hoạn nào. Nhờ vậy mà mối tương giao thầy thuốc - bệnh nhân trở nên “đằm thắm” hơn, truyền thông sẽ hiệu quả hơn, có sự hợp tác tốt hơn giữa thầy thuốc và bệnh nhân.

Trong buổi thảo luận “Bàn tròn sinh viên” năm thứ hai nhằm chuẩn bị thái độ và kỹ năng cho các em đi lâm sàng đạt hiệu quả tốt, một sinh viên nói em cầm kim chích thuốc cho bệnh nhân mà run rẩy, chỉ sợ bệnh nhân đau. Vậy là tốt. Biết sợ bệnh nhân đau là tốt. Chỉ lo lâu ngày chày tháng biến thành vô cảm. Người ta vẫn thường trách người thầy thuốc hôm nay, chỉ biết máy móc xét nghiệm mà không thấy có bệnh nhân, chẳng cần hỏi han, chẳng cần “nhìn sờ gõ nghe” gì đến bệnh nhân cả. Một em lớp lớn khuyên do quá đông sinh viên nên phải chia từng nhóm để “thao tác’ trên bệnh nhân rồi chia sẻ thông tin với nhau. Một vị thầy nhắc, đối với người bệnh, không nên dùng từ “thao tác”. Thao tác là dùng cho máy móc kia. Em hãy tưởng tượng mình chính là người bệnh đang có nhiều biến chứng trầm trọng đó được nhiều sinh viên tới ‘thao tác” thì sẽ cảm thấy thế nào? Phải luôn biết ơn người bệnh vì nhờ họ mà em được học hỏi để trở nên người thầy thuốc giỏi. Một vị thầy khác nói thêm: với cái TV cũ, hư hỏng nặng, người thợ có thể khuyên: sửa không được đâu, vô ích thôi, mua cái khác cho rồi! Còn với một bệnh nhân không thể nói vợ ông già quá rồi, chữa không được đâu, vô ích thôi, lấy vợ khác cho rồi được!

Khoa học y học ngày càng tiến bộ, nhiều kỹ thuật mới ra đời, thậm chí có khả năng thay thế bác sĩ, chẩn đoán bệnh tật, cho y lệnh chính xác. Người thầy thuốc được dạy để biết sử dụng các máy móc tân kỳ, thay đổi mẫu mã xoành xoạch đó, dần dần có khuynh hướng chạy theo kỹ thuật, lệ thuộc máy móc và qua đó cũng lạnh lùng, máy móc, “khoa học”, xa cách dần với… con người. Nó làm cho người thầy thuốc trở nên bí hiểm… chẳng khác gì các phù thủy của những bộ lạc ngày xưa! Thế nhưng con người từ xưa đến nay vẫn không thay đổi: cũng những âu lo, phiền muộn, sợ hãi, cũng những ganh tị, ghen ghét, mừng vui, cũng những già nua, tuổi tác, ốm đau, bệnh hoạn…

Mấy năm trước, trường Y khoa đại học California Los Angeles, đã làm một cuộc “thí nghiệm” lý thú nhằm huấn luyện các bác sĩ tương lai để có khả năng “thấu cảm” tốt hơn. Họ chọn một số sinh viên y khoa tình nguyện giả bệnh nhân để nhập viện điều trị. Hoàn toàn bí mật. Chỉ có giám đốc bệnh viện và điều dưỡng trưởng tham gia trong nhóm nghiên cứu mới được biết trước, còn toàn bộ nhân viên đều không được biết.

Một “ca” giả tình huống té thang lầu, có giai đoạn ngất thoáng qua; một ca giả đau bụng, ói mửa, mất nước, kiệt sức (cho uống Ipeca), và ca thứ ba giả bị tai nạn xe máy, đau thắt lưng, một chân bị yếu. Các sinh viên được “tập huấn” kỹ, khai bệnh trơn tru, qua mắt bác sĩ nhận bệnh. Chọn buổi chiều thứ Bảy, cuối tuần, là lúc mọi người dễ lơ đễnh nhất để vào bệnh viện. Các “bệnh nhân” được thử máu, truyền dịch, chụp CT, MRI các thứ…

Sau đây là kết quả: Một sinh viên nói “Lúc đó cảm thấy bất lực, hoàn toàn mất tự chủ. Không kiểm soát được. Chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chẳng ai giải thích phải làm xét nghiệm gì, lúc nào, tại sao… cũng đành “nhắm mắt đưa chân”! Người thứ hai là cô sinh viên y khoa năm thứ ba, Lisa Shapiro, nói cô hoàn toàn kinh ngạc thấy bác sĩ rất kiệm lời, lạnh lùng, luôn có vẻ mệt mỏi, như chỉ làm cho xong bổn phận, còn điều dưỡng thì khá hơn, tử tế hơn một chút. Cô cảm thấy rất hoang mang, sợ hãi, cô đơncùng cực. Tất cả đều nói bệnh giả mà thành bệnh thiệt! Lisa Shapiro nói thêm “Có cảm giác như mình bị sụp bẫy! Tim đập loạn xạ, huyết áp tăng vọt và có vẻ sốt cao thật sự!”. Người nằm giường kế bên cô là một bà già bệnh nặng, kêu bác sĩ suốt đêm, đèn cứ tắt rồi sáng liên tục làm cô không sao nhắm mắt nổi. Căng thẳng. Bơ phờ. Mệt mỏi!

Được hỏi qua trải nghiệm này, liệu khi ra trường trở thành bác sĩ, cô có quên sạch không? Cô khẳng định không thể nào quên! Cô chỉ nằm viện có 19 giờ đồng hồ mà thấy thời gian dài đăng đẳng. Khi bác sĩ đến thăm bệnh nói cô khá nhiều rồi, cho xuất viện, cô mừng đến phát khóc!

* * *

“Hiện nhất thiết sắc thân” là một hạnh của Bồ-tát. Đó là khả năng thấu cảm, đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác mà hiểu họ mà thương họ như Bồ-tát Quán Thế Âm, Diệu Âm… Một vị Bồ-tát mà không có khả năng ‘hiện nhất thiết sắc thân’ sẽ là một vị Bồ-tát lạnh lùng, xa cách… không phải Bồ-tát! Không chỉ vậy, Bồ-tát còn phải “giải nhất thiết chúng sanh ngữ ngôn”, nghĩa là hiểu được mọi thứ tiếng nói của chúng sanh, kể cả tiếng nói không lời! Bên cạnh đó là hạnh tôn trọng, không phân biệt như Thường Bất Khinh và hạnh chân thành, trung thực như Dược Vương cho nên “ai thấy cũng vui, ai gặp cũng mừng”!

Thiện hiện hạnh, tôn trọng hạnh và chân thật hạnh là các “hạnh” thiết yếu trên con đường “Bồ-tát đạo” đó vậy!

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2017 | Số 278 1-8-2017

none

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Giọt mồ hôi thanh thản


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.157.93 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...