Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phật giáo Việt Nam trước nỗi đau của dân tộc »»
Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại. Các Tăng sĩ Việt Nam đã từng thẩm thấu nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị giặc ngoại xâm và đã hết lòng giúp vua giữ nước. Ở đây, chúng ta trở về những hình ảnh tiêu biểu Phật Giáo Đinh, Lê, Lý, Trần để thẩm định tinh thần đạo Phật trong vận mệnh đất nước lâm nguy. Tư tưởng và hành trạng các thiền sư giúp vua giữ nước, an dân là bài học cao quý. Chúng ta cần lắng lòng quán chiếu sâu sắc nỗi khổ của người dân trong hiện tại để có thái độ sống yêu thương và hiểu biết của người con Việt.
Trước hết, nói về tính chủ quyền quốc gia, Việt Nam là một quốc gia độc lập, dù ngàn năm đô hộ của giặc Tàu nhưng tổ tiên chúng ta cũng từng xả thân bảo vệ để giữ gìn non sông xã tắc. Đối trước một quốc gia đông dân số mạnh như Trung Quốc, nhưng nhiều lần bị thất bại trước tinh thần đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của người dân Việt. Tư tưởng chủ đạo vượt qua mọi thế thống trị đó là tinh thần yêu nước và sức mạnh hòa hợp ý chí toàn dân. Vua hay chính quyền lãnh đạo cũng vì quyền lợi thiết thực của người dân để thi hành mọi lĩnh vực bao gồm đạo đức, chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh quốc phòng… Một xã hội tốt đẹp là đáp ứng nguyện vọng mưu cầu hạnh phúc của người dân. Chính vì quyền lợi chung cho dân tộc mà tạo được niềm tin quần chúng, ý chí toàn dân là sự tổng hợp sức mạnh lớn nhất để quyết định tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm. Đức Phật dạy rõ trong kinh Tăng Chi về bảy pháp gồm bảy điều kiện để một quốc gia hưng thịnh. Trong pháp ấy, nhấn mạnh tinh thần: Hòa hợp, tôn trọng dân chủ, dân quyền, xây dựng luật pháp nhân bản, tôn trọng quyền sống, quyền bình đẳng, tôn trọng các bậc hiền trí trong đời. (Xem Kinh Tăng Chi Bộ-Phẩm Vajji, HT. Thích Minh Châu dịch). Khi dân chúng ở Vajji thực hành bảy pháp để tổ chức sức mạnh một quốc gia cho nên vua A Xà Thế không dám dùng âm mưu đánh chiếm mà phải chịu rút lui. Phật giáo Nguyên Thủy đã sớm có tư tưởng hộ quốc an dân theo tinh thần Phật dạy. Các kinh điển Đại thừa phát triển mà các thiền sư ứng dụng phong phú hơn, như Kinh Kim Cang, Bát Nhã, quan điểm: Tất cả pháp là Phật Pháp (Nhất thiết pháp giai thị Phật Pháp). Tinh thần từ bi vô ngã là thể nhập vào xã hội để bảo hộ đời sống hòa bình nhân loại, là tư tưởng chủ đạo dấn thân giúp đời.
Vua Đinh Tiên Hoàng (924-979), có công dẹp loạn 12 sứ quân, nội loạn này cũng có nguyên nhân từ việc giặc Tàu gieo rắc từ trước. Nhà vua chính thức mời thiền sư Khuông Việt nhậm chức Tăng Thống, cố vấn hành chính cho triều đình. Thiền sư cũng giúp Vua Lê Đại Hành trong công tác chính trị và ngoại giao. Điều mà các nhà lãnh đạo quốc gia ngày nay cần quan tâm, dùng đạo đức cảm hóa nhân dân, thương dân mới giữ vững đất nước. Lòng dân mến thuận thì mọi thế lực ngoại xâm không còn có chỗ dựa để thôn tín, đồng hóa hay chiếm đoạt đất nước.
Vua Lê Đại Hành (980-1005), vị vua thời tiền Lê, có công chống giặc Tống phương bắc, dẹp quân Chiêm Thành phương nam để cũng cố đất nước Đại Cồ Việt. Khi Vua hỏi thiền sư Đỗ Thuận (914-990) về vận nước, thiền sư đã trả lời như sau: “Vận nước như dây quấn. Trời Nam ôm thái bình. Đạo đức ngự cung điện. Muôn xứ hết đao binh” (1) (Quốc tộ như đằng lạc. Nam thiên lý thái bình. Vô Vi cư điện các. Xứ xứ hết đao binh). Bài: Vận Nước (Quốc Tộ), được xem như bản tuyên ngôn hòa bình của dân tộc Việt Nam. Vua được xem là thiên tử, người lãnh đạo muôn dân trăm họ, trong tổ chức pháp quyền phong kiến, Vua đứng trên cả thầy và cha mẹ, với tư tưởng “Quân-Sư-Phụ.” Toàn dân ví như mây quấn lại, hướng về Vua lãnh đạo, vua và dân cùng lý tưởng sống vì dân tộc thì quốc gia hùng mạnh, thanh bình.
Thời vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên sáng lập triều đại nhà Lý. Vị Vua anh minh này được thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) đào tạo ngay thuở bé và cùng triều thần lập ngôi vua. Thiền sư Vạn hạnh đã từng cố vấn cho vua Lê Đại Hành đánh Tống, thống nhiếp quân Chiêm Thành. Thiền sư năng động, học rộng hiểu nhiều, làm việc đại sự giúp vua bình trị đất nước với lòng bi mẫn của hạnh Bồ Tát. Thiền sư ra đi đã để lại cho hậu thế những lời dạy cao quý của bậc thấu đạt lẽ có không và thịnh suy ở đời: “Thân như bóng chớp chiều tà. Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời. Sá chi suy thịnh việc đời. Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.” (2) (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô. Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy. Thịnh suy như lộ thảo đầu phô). Các nhà sư xem thân như huyễn, dấn thân cõi đời như huyễn để cứu khổ ban vui.
Trần Thái Tông (1218-1277) là vị vua đầu tiên của thời đại nhà trần, văn võ song toàn, cũng là một thiền sư lỗi lạc, mang tinh thần nhập thế. Năm 1258, đích thân nhà vua đã đích thân lãnh đạo quân đội đánh bật quân Nguyên Mông ra khỏi đất nước. Ông vận dụng tư tưởng: “Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình” (Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm). Tư tưởng Thái Tông trong vai trò lãnh đạo quốc gia, phát huy đạo lý giải thoát trong mọi hoàn cảnh, làm nền tảng cho hình thành phái thiền Trúc Lâm sau này. Thời đại Nhà Trần với các vị vua kế tiếp đều đem hết sức mình cứu nước, cứu dân, đó là niềm tự hào muôn đời cho thế hệ người Việt Nam.
Ngày nay, đất nước chúng ta đang bị quân Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, chiếm dụng đất đai biên giới và hình thức đồng hóa qua các hợp đồng lãnh thổ xây dựng khu dân cư trong lòng đất Việt. Đằng sau quan hệ kinh tế là nạn đe dọa về môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên thực phẩm cũng bị nhiễm độc. Vô số món hàng giả, thực phẩm giả đã ồ ạt xâm chiếm thị trường Việt Nam, người dân đang chịu cảnh sống lo âu và bế tắc. Sự phân hóa rõ rệt trong mọi tầng lớp người dân, một dân tộc hiện tại không còn tự tin về chủ quyền dân tộc thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Vậy bài học vì dân vì nước mà dấn thân bảo vệ là sức mạnh thiêng liêng vốn có ngàn đời của dân tộc Việt Nam, nếu bỏ dân sẽ mất nước. Ngay trong tiếng nói trung thực để đòi quyền sống người dân hôm nay là thông điệp định hướng cho hành động cứu nguy dân tộc. Đáng lý xem đó là sự nỗ lực đáng khích lệ thay vì đàn áp và ngược đãi.
Hãy hướng về truyền thống cao thượng của tổ tiên, của các bậc anh hùng ái quốc để sống có trách nhiệm với dân tộc. Hãy thương dân, hãy quý dân, hãy vì dân, hãy đồng cảm với nỗi khổ của dân, hãy đồng hành với dân. Không phân biệt tôn giáo, địa vị, ai là người con dân Việt, người có lương tri và ân nghĩa hãy tự nhận thức trước thảm họa giặc Tàu trên đất Việt. Mọi người dân vô tội như đàn cá nhốt trong chảo lớn khi lò lửa nung nóng và cơn đau quằn quại sẽ diễn ra trong vài giây phút sau đó. Dân tộc chúng ta trước thảm họa xâm lược của Trung Quốc hôm nay cũng như thế.
Trong giáo lý Tứ đế, bốn chân lý chắc thực trên hai phương diện chân đế và tục đế thuyết minh cho đạo đức giải thoát trong hiện thực nhân sinh. Truy tìm nguyên nhân khổ đau để loại bỏ là phương pháp nhất quán cho lập trường Phật giáo trong xã hội hiện tại. Một nhà lãnh đạo, một chủ thuyết mù quáng mới chọn lựa con đường xâm lấn, cướp giựt để xây dựng hạnh phúc cho dân tộc, cho đất nước là điều không thể có được. Sự đàn áp, sự che đậy nỗi đau, nỗi khổ của dân là hành động đê hèn vô lương tâm tiếp tay nối giáo cho giặc, nhấn chìm tổ quốc trong lầm than và trong niềm tủi nhục là tội bán nước hại dân.
Người dân là bảo vật của đất nước, người dân cùng khổ đáng được bảo bọc và che chở trước mọi chướng nạn cuộc đời. Tiếng kêu thương của dân là tiếng gọi của hồn thiêng sông núi nhắc nhở mọi người dân Việt có lương tâm nòi giống hãy vươn lên trước mọi cường quyền ngang trái để giữ gìn đất nước tổ tiên lâu đời gầy dựng và bảo vệ. Đất nước thực sự độc lập và tự do là chiếc nôi kỳ diệu nuôi lớn mọi thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và muôn đời.
Thích Đức Trí
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.5.233 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập