Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Tâm cảnh nhất như »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tâm cảnh nhất như »»

Tâm cảnh nhất như
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Tâm cảnh nhất như

Donate

(Lượt xem: 7.745)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Tâm cảnh nhất như

Nhìn về quá khứ, phần đông chúng ta thấy đời mình có nhiều nỗi khổ hơn niềm vui; bởi vì nỗi khổ thì in sâu dấu vết hơn niềm vui. Nhưng không nói về quá khứ, về tương lai, mà ngay trong hiện tại, chúng ta cũng đang khổ vì đang chứa chấp và góp nhặt thêm nguyên nhân của khổ:

Xá-lợi-phất nên biết
Ta dùng mắt Phật xem
Thấy sáu đường chúng sanh
Nghèo cùng không phước huệ.
Vào đường hiểm sanh tử
Khổ tương tục không dứt
Bám sâu nơi năm dục
Như con trâu mến đuôi.
Vì tham ái tự che
Đui mù không thấy gì
Chẳng cầu thế lực Phật
Cùng pháp dứt hết khổ.
Vào sâu các tà kiến
Vì khổ muốn bỏ khổ
Vì những chúng sanh ấy
Mà khởi tâm đại bi
(Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương tiện, thứ 2)

Chúng sanh chúng ta khổ vì nghèo cùng cả phước lẫn huệ, vì bám sâu năm dục, vì tham ái tự che, vì vào sâu các tà kiến thành đui mù không thấy gì. Chúng ta vẫn đang tích tập những nguyên nhân của khổ như vậy, và cứ thế “khổ tương tục không dứt”.

Thế mà kinh Pháp Hoa luôn luôn nói đến cái thấy biết Pháp giới Nhất chân, một thế giới thông suốt thành một cõi Phật (phẩm Như Lai thần lực, thứ 21), một thế giới là biểu lộ của Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Quả thật, chúng ta khổ trên và trong Niết-bàn của Phật, khổ trên và trong Pháp giới Nhất chân, và cái khổ ấy do chúng ta tự tạo lấy bằng những cái thấy biết sai lầm, méo mó (tà kiến) của mình. Thật sự không đâu có khổ đau ngoài cái thấy biết sai lầm của chúng sanh. Cho nên, muốn “bỏ khổ” cho tận gốc, cả khổ lẫn nguyên nhân của khổ, thì chúng ta phải bỏ cái thấy biết sai lầm do mình tự lập ra để kham nhẫn cái thấy biết của Phật. Cái thấy biết sai lầm của chúng ta chỉ là cái được lập ra một cách hư vọng trên chính cái thấy biết của Phật. Cái thấy biết của Phật thấy ba cõi là cõi Phật, thông làm một cõi Phật. Sau đây chúng ta tìm hiểu để thực hành theo cái thấy biết của Phật.

Trong ánh sáng của Phật, tức là trong cái thấy của Phật, cõi này thấy chư Phật, Bồ-tát và chúng sanh ở các cõi kia (phẩm Tựa, thứ 1) và ngược lại, trong ánh sáng ấy các chúng sanh ở các cõi khác đều thấy Phật, Bồ-tát và chúng sanh ở cõi ta-bà này (phẩm Như Lai thần lực, thứ 21). Đó gọi là “bấy giờ mười phương thế giới thông suốt vô ngại như một cõi Phật”. Chúng sanh cõi này thấy các cõi kia, và chúng sanh các cõi kia thấy cõi này, tất cả thông suốt không ngại. Cái thấy ấy hay ánh sáng ấy không phân biệt thành chủ thể và đối tượng, không chia cắt thành các sự khác biệt bề ngoài, không có trung tâm, bình đẳng khắp pháp giới. Đó gọi là cái thấy Pháp giới Nhất chân.

Thế mà chính trên cái thấy thông suốt vô ngại thành một cõi Phật ấy chúng sanh chúng ta “bám sâu, tham ái, tự che, đui mù mà không thấy gì”. Chính vì sự tham bám, các tà kiến (phiền não chướng và sở tri chướng) đã chia cắt thực tại thành nhiều mảnh, nhiều trung tâm giả lập để pháp giới trở thành thế giới sanh tử, phân mảnh và xung đột, tạo nên khổ đau.

Cho nên bất cứ lúc nào chúng ta ở trong một cái thấy không phân biệt, không chia cắt, không có trung tâm, đó là lúc chúng ta bắt đầu tiếp xúc, thấy, và đi vào pháp giới Nhất chân này. Cái thấy ấy là cái thấy của tự do, giải thoát.

Phẩm Như Lai thọ lượng, thứ 16, nói:

“Như Lai như thật thấy biết tướng của ba cõi, vốn không có sanh tử, không lui mất, không xuất hiện, không ở đời, không diệt độ, chẳng phải thật chẳng phải hư, chẳng phải như vậy chẳng phải khác đi, chẳng phải ba cõi mà thấy ba cõi”.

Cái thấy ấy là thấy tánh Không, không có sanh không có tử, không lui mất không xuất hiện, chẳng phải như vậy chẳng phải khác đi. Cái thấy ấy soi chiếu tất cả hình tướng mà không đồng hóa với hình tướng nào, do đó không chia cắt thành không gian và thời gian. Như tấm gương bao la vô biên (Đại viên cảnh trí), trong đó có đủ các hình bóng vuông tròn xanh đỏ mà gương không vì thế trở thành vuông tròn xanh đỏ. Gương là sự xa lìa tuyệt đối, có tất cả mọi hình bóng mà chẳng dính dáng với cái gì. Đó gọi là “chẳng phải ba cõi mà thấy ba cõi”.

Thấy mà không từ một trung tâm, không dính bám một đối tượng nào, thì đây là cái thấy toàn thể, có tất cả mà chẳng phải là tất cả.

Phẩm Hiện bảo tháp thứ 11, Phật Đa Bảo nói: “Nếu lúc tháp báu của ta vì nghe kinh Pháp Hoa mà hiện ra trước chư Phật, có vị Phật nào muốn chỉ bày thân ta cho bốn chúng, thì các phân thân thuyết pháp của vị Phật ấy ở mười phương thế giới đều tụ lại một chỗ, rồi thân ta mới hiện ra”.

Các phân thân – hay Hóa thân – tụ lại một chỗ thì thân Phật – hay Pháp thân – hiện ra. Một nguyên lý của Đại thừa là “Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức”, khi các thức phân tán tụ về lại một chỗ, thì cái toàn thể các thức hợp nhất ấy là tâm, Chân tâm, Nhất tâm.

Ở cấp độ của chúng ta, những phân thân của chúng ta là các sắc thanh hương vị xúc pháp được phóng chiếu qua mắt tai mũi lưỡi thân ý. Không biết điều căn bản này, chúng ta đã tạo cho mình thói quen từ rất lâu chạy theo những phóng chiếu ấy tạo thành “tham ái, bám sâu, tự che”, khiến những phóng chiếu ấy bị nhiễm ô. Sanh tử chúng ta đang trải nghiệm chính là những phóng chiếu bị nhiễm ô ấy. Những phân thân, những phóng chiếu ấy là những đứa con nghèo cùng, lạc lõng, không biết đâu là quê nhà, nguồn cội, đâu là người cha của mình và tiếp tục lang thang lạc loài trong sanh tử. (Phẩm Tín giải, thứ 4).

Thế nên, để chấm dứt sự lạc loài lang thang này, để trở về quê nhà với người cha hằng ngóng đợi, chúng ta phải đưa về, gom tụ những phân thân phóng chiếu lại một chỗ; chỗ ấy chính là nguồn cội từ đó phát xuất mọi phân thân phòng chiếu của chúng ta. Chỗ ấy chính là Pháp thân, là Nhất tâm.

Đưa tất cả bóng trở lại nguồn cội của chúng là tấm gương, lúc ấy chúng ta thấy ra tấm gương. Đưa tất cả sóng trở lại nền tảng xuất phát của chúng là đại dương, lúc ấy chúng ta kinh nghiệm được đại dương. Đưa tất cả tướng trở về một chỗ nguồn cội của chúng, lúc đó chúng ta thấy tánh, nền tảng của tất cả các tướng. Đưa tất cả những phân thân, hóa thân là sắc thanh hương vị xúc pháp trở lại cội nguồn nền tảng của chúng là Pháp thân, lúc ấy chúng ta thấy nền tảng Pháp thân của mọi biểu hiện thành thân tâm, thế giới, chúng sanh. Đưa mọi sự vật, thế giới chúng sanh về nền tảng của chúng, lúc ấy thực tại Pháp thân hiện tiền trước mát chúng ta.

Khi những phân thân, phóng chiếu được đặt vào nền tảng của chúng là Pháp thân tánh Không, chúng trở nên “vốn không có sanh tử, không lui mất không xuất hiện, chẳng phải thật chẳng phải hư” như huyễn, như mộng. Đó là “như thật thấy biết tướng của ba cõi”, khi ấy ba cõi vốn là giải thoát.

Qua ba điều trên về cái thấy như thật, chúng ta học được rằng với đạo Phật, không có sự phân chia giả tạo giữa tâm và cảnh, không có chuyện tâm thấy cảnh và cảnh ở ngoài tâm, mà thật ra tâm cảnh là một, tâm cảnh nhất như. Nói cách khác, tất cả chỉ là Nhất Tâm.

(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 256)



none

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.1.63 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...