Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tập thiền chạy bộ »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Tập thiền chạy bộ

Donate

(Lượt xem: 7.296)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Tập thiền chạy bộ

Chạy bộ dĩ nhiên là tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ cho phù hợp với lời khuyên của bác sĩ sẽ tốt nhiều thêm cho sức khỏe -- hơn là khi chạy chỉ là chạy. Và khi chạy cho phù hợp với thiền chánh niệm sẽ còn tốt thêm cả trăm đường…

Thực ra không có gì mới, vì ngày xưa các thiền sư đã dạy rằng tập thiền là cả đi đứng nằm ngồi. Tuy nhiên, phần lớn nhà chùa ưa nói về thiền ngồi và thiền đi bộ… Không mấy khi, và không mấy ai nói về thiền chạy bộ. Hiển nhiên, chạy phải cần nhiều phương tiện hơn, như giày, vớ, áo lạnh, và đường chạy an toàn.

Trước tiên, với y khoa, hễ chạy là tốt, vì chạy là một dạng thể dục có lợi. Tác giả Daniel Pendick viết trên tạp chí Harvard Health Publications ngày 30/7/2014 rằng một cuộc nghiên cứu phổ biến trước đó một tuần trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology cho thấy rằng ngay cả chạy mức độ chậm (low-intensity running) từ 5 tới 10 phút mỗi ngày cũng đủ để tăng tuổi thọ nhiều năm, so với không chạy chút nào.

Đối với Đại sư Tây Tạng Sakyong Mipham Rinpoche, chạy nhất định phải là thiền, bởi vì không nên thuần chạy là chạy. Đó là lý do Đại sư soạn ra tác phẩm “Running with the Mind of Meditation” (Chạy Bộ Với Tâm Thiền). Thầy còn làm một bản ghi âm hướng dẫn, đọc khoảng 15 phút để những người chạy bộ nghe và giữ đúng hướng dẫn, gọi là vừa chạy, vừa thư giãn, vừa chánh niệm chú tâm vào giây phút hiện tiền xuyên qua hòa hợp đồng bộ tâm và thân.

Tạp chí Chatelaine Magazine trong một bài viết ngày 30/10/2012, ghi lại cuộc phỏng vấn Đại sư Sakyong Mipham Rinpoche về chạy bộ trong chánh niệm. Đại sư cũng là một lực sĩ chạy đã hoàn tất 9 cuộc thi trường lực (marathon: cuộc thi chạy đường xa, độ dài chính thức mỗi cuộc thi là 42.195 kilometres).

Đại sư nói rằng ban đầu chỉ nghĩ là chạy để giữ sức khỏe, nhưng dần dà chạy trở thành niềm vui lớn và là cuộc thư giãn – một cách để nối kết thân, tâm và thiên nhiên chung quanh cùng một lúc.

Đại sư kể rằng đại sư tập thiền từ thời rất nhỏ, nên đã thấy việc luyện tâm xuyên qua thiền tập cũng đưa ra những phẩm chất hệt như, nếu không phải thâm sâu hơn, như luyện thân xuyên qua thể dục.

Đại sư nói, “Tôi thấy liên hệ giữa chạy bộ và thiền tập là một khám phá tự nhiên. Xuyên qua thiền tập, chúng tôi học giữ chánh niệm trong mọi hoạt động đời thường – dù là chạy bộ, đi bộ, hay ngay cả khi gặp gỡ bạn hữu và gia đình. Trong một vài ý nghĩa, chúng ta luôn luôn thiền tập trên một chuyện gì đấy. Bạn có thể thiền tập về chuyện bạn muốn ăn món gì cho bữa trưa, hay về cuộc nói chuyện điện thoại bạn trải qua trước đó trong ngày. Và trong sách của tôi, ‘Running with the Mind of Meditation’, tôi đề nghị rằng bạn nên biến tất cả mọi chuyển động như một thiền tập.”

Đại sư nói rằng tác phẩm của nhà sư giúp chuyển sự tập trung chỉ nơi hơi thở sang hiện diện tỉnh thức trên mọi hoạt động trong ngày. Nghĩa là tỉnh thức về mọi chuyển động của toàn thân.

Đại sư nói, ngay cả khi chạy bộ trong tâm thiền chỉ 15 phút, cũng sẽ khám phá ra niềm vui đồng bộ hòa hợp thân và tâm.

Nhà văn Hoa Kỳ Amy Chavez, người đã ở Nhật Bản trong hai thập niên, trong bài viết “The influence of sports on meditation” (Ảnh hưởng thể thao trên thiền tập) trên nhật báo The Japan Times ngày 19/7/2013 kể rằng Thiền chạy bộ là một tự nhiên.

Bà đã quan sát rằng các nhà sư phái Tendai-shu (Thiên Thai Tông) trên Núi Hiei ở Kyoto thường tập Thiền đi bộ, gọi trong tiếng Nhật là jogyozanmai. Và đó là một chuyện tự nhiên, vì khi đã có Thiền đi bộ, tất nhiên sẽ có Thiền chạy bộ.

Nhà văn này thấy rằng người ta chạy vì nhiều lý do, nhưng một trong các lý do là để “nhẹ đầu.” Như là chạy sau khi rời sở làm, hay khi gặp căng thẳng trong đời, hay khi đi trong gió và cần chạy cho ấm người.

Bà viết rằng hành động chạy rất gần với thiền tập, vì “trong thiền tập chân thực, hành giả trên nguyên tắc là làm cho tâm rỗng rang, xa lìa mọi tưởng nhớ và chiêm nghiệm” (In true meditation one is supposed to empty the mind of any reflections and contemplations.) Có lẽ, nhà văn này định nghĩa như thế là viết theo Thiền Nhật Bản.

Nhà văn này nói rằng có rất nhiều tương tự giữa thiền tập và chạy bộ. Thiền tập là một phương pháp để tâm lặng lẽ. Và chạy bộ cũng thế.

Khi chạy bộ, người chạy phải chánh niệm, phải cực kỳ tỉnh thức. Phải chú ý vào hơi thở, phải chú ý xem chạy lên dốc hay xuống dốc, phải xem có cần tới lúc cho nghỉ chân chưa.

Dù vậy, vẫn có những dị biệt giữa thiền tập và chạy bộ. Và bất kỳ ai cũng từng kinh nghiệm về các dị biệt này.

Trước tiên, ngồi thiền an toàn hơn. Bởi vì thống kê cho biết 80% những người chạy bộ sẽ bị thương một lúc nào đó trong cuộc đời chạy bộ của họ. Hoặc đau mắt cá chân, hoặc trẹo gân, hoặc tai nạn trượt chân, hoặc gặp nạn xe cộ…

Nhưng ngồi thiền, hễ đau chân hay mỏi lưng thì cứ việc duỗi chân ra, hay ngả lưng nằm. Bạn hãy an tâm, vì sách Thanh Tịnh Đạo cũng viết rằng có những căn cơ thích nghi với nằm thiền, tuy rằng lời khuyên là hãy luôn luôn giữ tâm lặng lẽ tỉnh thức trong mọi thời. Với Bắc Tông, Thiền không chỉ giữ tâm tỉnh thức lặng lẽ, mà còn phải là cái nhìn vào hiện thể rỗng rang vô tướng của tất cả các pháp.

Dị biệt nữa: nếu bạn đang ngồi thiền, hơi thở sẽ ngày càng vi tế hơn; nếu bạn chạy bộ, hơi thở sẽ ngày càng nặng nề hơn. Vì có ai chạy mà không mệt, và có ai khi thân thể mệt nhọc mà hơi thở không nặng nề hơn?

Nếu bạn đang ngồi thiền, không thể nào có chuyện toát mồ hôi được. Nhưng khi chạy bộ, dù chạy trong thiền tâm hay không, mồ hôi sẽ ngấm ướt áo. Làm sao bây giờ. Khi bạn ngồi thiền, bạn có thể nhắm mắt lại, khi thấy mỏi mắt. Nhưng khi chạy bộ, dù là chạy thiền, hễ nhắm mắt là có chuyện tức khắc. Bởi vậy, Thiền chạy bộ đòi hỏi bạn cảnh giác nhiều vô cùng tận. Như thế, có phải Thiền chạy bộ sẽ thích nghi cho các chiến binh nơi các chiến trường biên giới, vì là nơi cần nhiều cảnh giác cao độ? Ứng dụng của Thiền là nhiều vô cùng tận. Nhưng hãy nhìn về hành động chạy, cũng hệt như hành động ăn, như một pháp từ lâu đã thịnh hành là “ăn trong chánh niệm” (mindful eating) – một phương pháp được Thầy Nhất Hạnh ưa nói tới.

Thực ra, nếu chúng ta nhớ tới bài học chạy bộ từ thầy giáo môn thể dục thể thao thời trung học, sẽ thấy lời khuyên cũng gần với thiền tập. Nhưng cũng khác, dĩ nhiên, vì khi chạy bộ cần ưu tiên an toàn, nhất là khi chạy trong hàng nhiều người, hay khi chạy thi với học sinh khác. Khác xa nhất là tốc độ: vì ngồi thiền làm gì có tốc độ.

Khi chạy, lời khuyên của thầy hướng dẫn là, cần thở sâu, hít hơi từ mũi và thở ra bằng miệng, nên đều theo bước chạy. Khi cánh tay này đánh ra trước, cánh tay kia lùi ra sau, trong khi 2 bàn tay thư giãn, đừng nắm chặt. Giày, vớ phải thoải mái. Bàn chân phải được cảm nhận khi chạy, trong khi mắt nhìn tầm gần và tầm xa, để khỏi vấp té. Nếu đang Thiền chạy bộ thì nhớ là đừng tranh thắng, nên tự tìm tốc độ và nhịp độ riêng, để tâm thư giãn, đừng gắng sức quá độ.

Và vì là Thiền chạy bộ, nên quan sát tâm mình trong cả ba thời: trước khi chạy, trong khi chạy, và sau khi chạy.

Thí dụ, trước khi chạy, trong lòng còn băn khoăn, lo lắng vì việc mới làm xong ở sở còn vương vất trong đầu.

Trong khi chạy, hãy nhìn xem tâm chuyển biến, khi quăng bỏ hết mọi thứ ở cõi này theo bước chạy.

Khi mệt, ngừng chạy, hãy nhìn xem tâm có an lạc chăng, có phải đã là “tất cả chuyển động toàn thân đã đồng bộ một thể với tâm thiền định hay chưa”?

Hãy nhớ rằng, tu một phút là an lạc một phút. Do vậy hễ chạy 15 phút là sẽ thấy an lạc 15 phút, nghĩa là đúng rồi vậy. Và sẽ nhìn thấy vô số bệnh biến mất, kể cả bệnh tâm và bệnh thân…

none

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đường Không Biên Giới


Phật Giáo Yếu Lược


Cẩm nang phóng sinh


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.82.20 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...