Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Vầng trăng soi rọi »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Vầng trăng soi rọi

Donate

(Lượt xem: 6.115)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Vầng trăng soi rọi

Người mà tôi ghét nhất trường chắc chắn chính là cô Kim Sa, cô giáo chủ nhiệm lớp 10A của tôi. Người trong lớp 10A bị cô giáo Kim Sa ghét nhất có lẽ là… tôi. Tôi ghét cô hết sức, ghét không phải vô cớ, mà ghét với rất nhiều “lý do chính đáng”. Còn vì sao tôi bị cô giáo ghét thì không hiểu nổi, không rõ.

Tôi thường buồn buồn tủi tủi ngồi một mình dưới góc cây bạch đàn nơi góc sân trường vắng lặng, ngồi để suy ngẩm mà tức, mà căm cô Kim Sa, căm đến độ mà nhiều khi phát khóc nghẹn ngào. Đáng lý cùng là giới yểu điêu thục nữ, chân yếu tay mềm với nhau mà thông cảm, hiểu rõ những tâm lý thông thường cho nhau, đằng này cô Kim Sa dường như không hề hiểu cho tôi, không cần biết đến hoàn cảnh cơ cực của gia đình tôi, cũng chưa hề biết chia sớt những mặc cảm vì nghèo túng bần hàn ở đứa học trò, lại còn luôn chăm chăm vào tôi mà hạch hỏi, kiểm tra, trách mắng… cứ như trong lớp 10A chỉ có một mình tôi là học trò vậy.

Không có tiết học nào với cô mà được cô tha cho, không hỏi bài thì kiểm tra sách vở. Cả lớp 52 đứa, vậy mà mỗi lần đặt câu hỏi, bao giờ tên tôi là cái tên được cô gọi đầu tiên. Lúc nào tôi cũng được “chiếu tướng chiếu cố”. Thứ gì cũng réo tên tôi gặng hỏi cho được. Những giờ làm bài tập tại lớp, cô đi lên xuống khắp phòng, nhưng khi dừng chân đứng nghỉ thì dừng lại ngay chỗ tôi… đang ngồi. Tôi cũng thừa đủ thông minh để nhận ra sự quan tâm “quá mức bình thường” mà cô Kim Sa dành cho tôi. Nội cái chuyện y phục đến trường, tôi cũng bị cô khiển trách hạch hỏi, bắt bẻ đủ điều. Cô không cần biết nhà tôi nghèo đến độ nào. Muốn có một chiếc áo dài trắng, quần trắng để đến trường với chúng bạn, tôi phải nhịn ăn sáng và cả ăn tối, nhịn hết bao thú vui cùng bạn bè, nhịn luôn cả mua thuốc uống trị bệnh mỗi khi tôi mắc bệnh. Cô cũng không hề biết rằng tôi muốn cắp sách đến trường hằng ngày để theo đuổi đến cùng chuyện học vấn để tìm tương lai sáng hơn, tôi phải hằng đêm lặng lẽ đi bán trứng vịt lộn khắp các ngõ hẻm tăm tối và mỗi chiều phải ngồi phụ với cha già vá sửa xe đạp dưới chân cầu nhộn nhịp kẻ lại người qua. Cô bắt bẻ tôi, hạch hỏi tôi, trách móc tôi, ác cảm với tôi, khủng bố tinh thần tôi hết chuyện này đến chuyện khác để làm gì kia chứ? Cô có lợi gì chăng khi cứ chăm chăm chú chú vào một đứa học trò nghèo, thiếu thốn đủ mọi thứ khi ở nhà cũng như khi đến trường. Chắc chắn là cô cũng không thu được cái lợi nhỏ nhoi nào. Ngoại trừ một cái lợi có thể có: Cô được sung sướng khi thỏa mãn, khi thành công trong việc hành hạ một đứa học trò.

Nhưng, thưa cô Kim Sa ạ, cô đã mắc phải sai lầm, và càng lúc càng dấn sâu vào sai lầm khi cô tưởng cô đã thắng và tôi luôn luôn là kẻ chiến bại ôm nỗi cay đắng ngậm ngùi. Cô đã lầm to. Cô sai lầm vì cô đã quên đi rằng chung quanh tôi còn có rất nhiều người tốt, rất nhiều Mạnh Thường Quân đã, đang và sẽ sẵn sàng giúp đỡ tôi, từng cuốn vở, cây bút, cục gôm… Cho đến các thứ giá trị cao hơn như áo dài, học phí, tiền chữa bệnh cho mẹ già mù lòa của tôi và trăm thứ linh tinh khác. Tôi đã từng nhận được các thứ vật chất quý báu đó, và đã thề quyết tâm không bao giờ đầu hàng giặc dốt, không bao giờ và không một lý do nào chịu để cho cái nghèo khó đối mặt kia cướp mất đi sự học để đi đến tương lai, tìm về lý tưởng của mình. Cô càng khủng bố tinh thần tôi bao nhiêu, thì tôi càng siêng chăm học hành bấy nhiêu. Cô tưởng rằng cô đổ nước dập lửa. Nhưng thật là cô đã đổ xăng xe tôi chạy ngon trớn hơn trước. Cô đâu hề biết rằng có những người tốt bụng âm thầm đứng sau lưng tôi để bảo vệ, cổ vũ khuyến khích tôi kiên trì vượt khó, học hành phải luôn tiến, chớ không được lùi dù chỉ là lùi nửa bước.

Cô Kim Sa ơi, cô hãy chấm dứt ngay cái trò vô bổ, vô tác dụng của cô bao lâu nay đi. Cô đã làm công việc của con, dã tràng xe cát bên biển xanh sóng lớn vỗ bờ. Cô hãy dỏng tai và trố mắt lên và nghe tôi vạch bày cặn kẽ từng diễn biến âm thầm đã đáp trả lại mỗi khi cô “lưu tâm quá mức bình thường” đến tôi. Này nhé, hễ bữa nào cô trách tôi sao chưa thay vở mới, thì ngay tối đó, vào giờ tôi đi bán trứng, có người đem chục cuốn vở mới lại nhà trao cho mẹ tôi. Người đó xưng tên với mẹ tôi là “Mạnh Thường Quân lớp 10A”. Hễ bữa nào cô la mắng tôi vì đi học trễ 5 phút, có khi 10 phút mà cô không cần biết lý do chính đáng là mẹ tôi đang bệnh nặng, thì ngay tối hôm ấy, cũng vào giờ tôi đi bán trứng, lại có một vị “Mạnh Thường Quân” khác đem tiền đến trao tặng cho mẹ tôi mua thuốc. Cô chê bai áo quần tôi luộm thuộm, không sạch sẽ, thì sau đó có người đem vải cùng tiền công may đến tận nhà trao cho mẹ tôi liên liền. Cô muốn tôi kể nữa không? Tôi nghĩ, chắc đủ rồi. Cô chỉ cần biết rõ ràng, cô mắng tôi hai chục tiếng, tức thì tôi sẽ được hai mươi vị “Mạnh Thường Quân” hát ru cho nghe, an ủi vỗ về tôi. Cô hãy đầu hàng đi thôi, vô ích lắm cô à! Cô sung túc dư dả, đi dạy khỏi cần phải ngóng chờ lương tháng, đến trường bằng xe Attila mới cứng, mỗi ngày bận hai cái áo dài khác nhau đều bằng lụa là đắt tiền… Vậy thì cô đã không giúp đỡ vật chất cho tôi, cũng không động viên tinh thần cho tôi, không phà hơi tiếp sức cho tôi thêm kiên gan bền chí, tiếp tục học hành để mong có ngày báo hiếu cho cha mẹ, thì thôi, sao cô lại nỡ đan tâm khủng bố tinh thần đưa học trò thất thế, túng quẫn bằng cách chăm bẳm vào nó, từng ly từng tý, từng giây từng phút với đủ kiểu cách từ nhỏ mọn đến to tát như vậy?

Cô càng tiến tới với kiểu tấn công lạ lùng đó, tôi càng cắm đầu cúi cổ vào chuyện học hành cũng như giữ gìn hạnh kiểm. Như cô thấy đó, tôi luôn luôn là học sinh giỏi không chỉ của lớp 10A mà của cả trường, cả tỉnh. Báo chí trong nước đã đăng hình tôi, viết bài khen ngợi tôi, nêu gương vượt khó chăm học của tôi cho bạn bè khắp nơi, và thiên hạ tứ xứ biết hết rồi, sao cô chưa chịu đưa tay đầu hàng cho rồi, mà còn chăm bẳm vào tôi dai dẳng cho đến tận hôm nay? Cô đừng chối cãi điều này vô ích. Tôi biết chắc rằng cô vẫn đeo bám tôi đến tận nhà tôi với dụng ý, với mưu đồ gì? Phá bĩnh, gây rối chăng? Chắc là ý đồ đen tối, không được đẹp cho lắm. Nếu không có ý định mờ ám hại tôi, tại sao cô lần mò đến tận nhà tôi vào lúc tối trời? Cô tưởng giờ đó tôi đã đang gánh trên vai hai cái thúng mâm hột vịt lộn lang thang khắp hang cùng ngõ cụt, cất tiếng rao lanh lảnh mời gọi khách mua giùm, cô tưởng vậy, nên cô tìm đến. Không ngờ tôi hôm ấy tôi phải ở nhà vì mẹ già mù lòa của tôi vì bị ngã. Cô lỡ bước đến cửa rồi, sao không vào luôn cho đỡ quê, lại lật đật bỏ chạy trốn? Chắc trong suy nghĩ của cô, tôi đang là một con người đáng ghét nhất, cần phải xa tránh. Cô tránh tôi là phải.

Các bạn thân mến! Khi nãy giờ các bạn đang được và đã được đọc xong những dòng ghi chép trung thực nhất mà tôi trích ra từ cuốn hồi ký của chính tôi. Có sao, nghĩ sao tôi viết ra như vậy, viết cho lúc đó, cho thời gian tôi đang học lớp 10A trường Nguyễn Văn Trỗi. Bây giờ, xin các bạn xem tiếp những dòng hồi ký khác, được tôi viết vào những ngày cuối cùng của niên học 10A.

Phải như mẹ tôi không mù lòa thì chuyện đâu đến nỗi làm tôi phải ăn năn hối hận suốt cả cuộc đời. Mẹ tôi mù, bà không thể nhìn tận mắt để biết dung nhan những vị “Mạnh Thường Quân” đã từ lâu tìm đến tận nhà để giúp đỡ, động viên tôi ăn học. Với bà, việc nhận xét bằng tai và suy nghĩ của người mù lòa, chỉ đoán được rằng: quanh tôi có rất nhiều người tốt bụng đỡ đần, bao bọc không chỉ cho tôi mà cho cả một gia đình bần cùng túng ngặt. Bà thầm cảm ơn Trời Phật đã đẩy đưa cho những quý nhân đến giúp đỡ, lo lắng cho con gái bà học hành tới nơi tới chốn. Mẹ tôi như vậy, còn tôi thì quá vô tâm vô tình và cũng quá ngây thơ đến đần độn ngu si. Cho đến một hôm, sau nhiều lần nghi ngờ, mẹ tôi đã khéo léo nắm bàn tay của một vị quới nhân rờ rẫm ghi nhớ đặc điểm lúc chia tay, lúc cảm ơn. Rồi những lần sau, bà cứ tiếp tục nắm tay quý nhân để dò xét kín đáo. Sau nhiều lần, nắm được tay trên mười vị “Mạnh Thường Quân” của tôi, bà đã quả quyết: tất cả chỉ là một người, mặc dù tiếng nói có đôi lúc khác nhau. Mẹ tôi khăng khăng cho rằng lâu nay chỉ có một người tìm đến giúp này giúp nọ cho tôi thôi. Người này là một phụ nữ, bàn tay trái có đeo một chiếc nhẫn khảm ngọc rất lớn của ngón áp út, cổ tay đeo chiếc đồng hồ mặt nhỏ, dây bằng da. Còn bàn tay phải thì đeo hai chiếc nhẫn ở ngón giữa và trỏ. Tôi cười. Tôi nghĩ là mẹ tôi đang tìm chuyện giải khuây đỡ buồn, nên ngồi tưởng tượng phong phú ra vậy thôi. Giống như truyện trinh thám ly kỳ quá. Tôi không để bụng những gì mẹ tôi nói. Tất cả vào tai này, lọt qua tai kia bay theo gió.

… Tiết học sáng hôm ấy, cô Kim Sa đang say sưa giảng bài, tôi cũng say sưa nghe như các bạn. Chợt, một mảnh giấy từ đâu ở phía sau lưng tôi bay lên, rớt ngay trước mặt tôi, trên cuốn vở. Mảnh giấy được vo tròn. Tôi tò mò bốc ngay, mở ra xem. Giấy viết: “Đồ quỷ sứ. N.V.H”. Tôi chau mày nghĩ ngợi: “N.V.H là Ngô Văn Hùng, hay Nguyễn Văn Hưng, hay Nguyễn Vĩnh Hào vậy ta?”. Đang “động não hình sự” chợt nghe một giọng đanh thép:

“Hoàng Phượng, sao lại lơ đễnh trong khi tôi giảng bài?”

Tôi giật mình, ngước mắt nhìn lên. Cô giáo đã đứng lù lù bên cạnh, mắt đăm đăm nhìn vào mảnh giấy trong tay tôi, cô hỏi:

“Em đang đọc gì vậy? Đưa cho tôi xem!”

Tôi định đưa mảnh giấy cho cô, nhưng chợt nhớ đến những gì cô đã đối xử với tôi từ đầu năm học đến giờ, tôi bỗng nổi khùng lên, nắm chặt tay lại giữ mảnh giấy, nói:

“Sao cô căm ghét em dữ vậy? Đây là chuyện riêng tư của em, xin cô đừng hỏi đến.”

Mặt cô Kim Sa tái xanh, mắt cô trố lên bàng hoàng. Cô đang run lên, run lên vì giận dữ. Và, bàn tay phải của cô đã được giá lên, giá lên thật cao để chuẩn bị cho một cái tát tai nẩy lửa vào mặt hoa của tôi. Tôi bình tĩnh ngồi bất động. Mắt tôi nhìn chăm chăm vào bàn tay sắp sửa giáng tới. Bất chợt, tôi rùng mình trong kinh hoàng sửng sốt. Tôi vừa mới nhận ra hai chiếc nhẫn được đeo ở ngón giữa và ngón trỏ nơi bàn tay phải của cô. Tôi nhìn xuống bàn tay trái của cô giáo. Thật kinh hoàng: ngón áp út có đeo chiếc nhẫn nạm ngọc lớn, cổ tay đang đeo chiếc đồng hồ nhỏ nhắn, dây bằng da màu đen. Tôi đứng bật dậy trong mê sảng, la lên:

“Cô! Trời ơi… cô ơi!”

Cô giáo đứng bất động, mắt vẫn đăm đăm nhìn vào mắt tôi. Tôi thấy tay cô đang run lên bần bật, và nước mắt đã ứa ra từ đôi mắt đầy thất vọng và đau khổ của cô. Dĩ nhiên là cô không hiểu được vì sao tôi lại la lên thảng thốt như vậy.

Tôi bỗng thấy mọi vật nhòa đi trước mắt mình. Tôi đang khóc.Tôi khóc không thành tiếng, vì cổ họng đã nghẹn tắt đi rồi. Cô giáo hạ tay xuống, quay lưng bước đi, lên đứng trên bục giảng. Tôi định chạy lên theo cô, đến bên cô, để quỳ xuống mà lạy cô trăm lạy, dập đầu xin cô tha thứ cái tội lỗi tày đình của mình. Nhưng, hai chân tôi bủn rủn, mắt tôi hoa lên với những vì sao sáng chói bỏng.

Tôi ngất đi ngay tại lớp học, ngay nơi tôi ngồi.

Mở mắt tỉnh dậy, trước mắt tôi là cô Kim Sa. Một vầng trăng ngời ngời ánh sáng như vầng trăng vằng vặc mà người đời thường đem ví với tình mẹ bao la, đang soi rọi đời tôi.


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Vì sao tôi khổ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.76.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...