Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hết mê lầm mới thấy được Phật »»
Tựa đề của phẩm Hết Lầm Thấy Phật của kinh Vô Lượng Thọ đã nói rõ nguyên nhân tại sao chúng ta niệm Phật đã nhiều năm mà vẫn chưa thấy Phật. Nguyên nhân đó chính là: Không có trí tuệ, rơi vào mê lầm. Khi nào hết lầm thì liền thấy Phật.
Bồ tát Đại Thế Chí dạy người niệm Phật cầu Phật A-Di-Đà rằng: “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, chắc chắn thấy Phật.” Chư cổ đức cũng thường nói “năng cảm, năng ứng,” hoặc là “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng.” Có nghĩa là hễ chúng ta có cảm đến Phật thì Phật liền có ứng. Thế nhưng, tại sao ngày nay chúng ta cầu Phật mãi mà chẳng thấy cảm ứng? Vậy, chúng ta phải làm sao để cảm ứng với Phật?” Các kinh đều dạy, nếu chúng ta dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh và tâm cung kính để cầu Phật, Bồ tát thì các Ngài liền hiện tiền. Phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa đặc biệt nói rõ, Bồ tát Quán Âm phát đại thệ nguyện “tầm thanh cứu khổ” nên ngàn nơi cầu đến Ngài, Ngài liền ứng hiện ở ngàn nơi; thế nên Ngài mới có danh hiệu là “Quán Thế Âm,” tức là quán sát âm thanh cầu cứu khổ của người thế gian mà vì họ đó hiện thân thuyết pháp, cứu khổ, ban vui. Vì sao có rất nhiều người trong thế gian này thường hay cầu đến Ngài Quán Thế Âm? Vì chúng ta sống trong thế gian này đều gặp quá nhiều tai nạn và phải cảm thọ quá khổ đau. Hễ ai gặp lúc khổ nạn, dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh và tâm cung kính cầu đến Bồ tát Quán Thế Âm đều nhận được sự cảm ứng với Ngài một cách đặc biệt và rõ rệt. Bản thân tôi là một nhân chứng sống bằng xương bằng thịt, tôi đã hai lần gặp nạn nhất tử nhất sanh, lúc không còn tia hy vọng sống sót nữa, tôi bèn dốc hết sức mình cầu cứu với Bồ tát Quán Thế Âm, liền thoát khỏi khổ nạn trong khoảng khảy ngón tay.
Chúng ta đọc các truyện ký thời xưa, nghe nói người này thấy Phật, người kia thấy Phật mà bản thân chúng ta vẫn chưa hề thấy Phật, ắt không khỏi sanh lòng nghi hoặc đối với những câu chuyện này. Ngày nay, chúng ta cũng cầu gặp Phật, Bồ tát mà dường như không có cảm ứng. Thật ra, không phải là do Phật không ứng, mà là do chúng ta chẳng thấy. Vì sao chẳng thể thấy? Vì cái tâm cầu của chúng ta có quá nhiều nghi hoặc, tạp niệm, không phải là tâm thanh tịnh, tâm chân thành, tâm cung kính đúng mức thì làm sao thấy được. Chúng ta phải biết, chướng ngại là ở nơi chúng ta, chớ chẳng phải là ở nơi Phật, Bồ tát.
Tâm của Phật vô cùng thanh tịnh và vi tế, nên nếu ta dụng cái tâm không thanh tịnh, tạp niệm, nghi hoặc, không chân thành cung kính của mình mà cầu đến các Ngài thì nhất định không thể nào thấy được sự hiện diện của các Ngài, chứ chẳng phải là các Ngài không có ứng. Ta vừa cảm, Phật, Bồ tát liền ứng, cảm ứng cực kỳ nhanh chóng, giống như khi ta rọi một vật nào đó vào gương, vật đó liền hiện hình trong gương chẳng hề sai khác. Vấn đề là ta có đủ tâm thanh tịnh để thấy được hay không mà thôi. Do đó, nếu ta cầu Phật, Bồ tát mãi mà vẫn không thấy thì phải biết nguyên nhân là do chính cái tâm của mình quá sức bẩn đục, bất tịnh, chớ chẳng phải Phật, Bồ tát chẳng nghe thấy lời cầu khẩn của mình. Nếu ta có ý nghĩ là Phật, Bồ tát chẳng thể nhận biết sự cầu khẩn của mình thì chính ta vẫn còn mê lầm lắm, vẫn chưa hiểu rõ Phật trí. Do đó, nếu ta muốn có sự cảm ứng với Phật A-Di-Đà thì nhất định ta phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính, hằng ngày nghĩ nhớ đến Phật A-Di-Đà, hằng ngày niệm Phật A-Di-Đà thì Phật A-Di-Đà liền hiện thân cho ta thấy ngay. Đây là sự thật không phải giả, chỉ có những người thật sự biết dùng tâm chân thành, tâm cung kính, một dạ niệm Phật mới chứng thực được điều này.
Có những người niệm Phật chân chánh ở trong một đời không phải chỉ thấy Phật một lần, mà nhiều lần; ví như Đại sư Huệ Viễn đã bốn lần tận mắt thấy thánh tướng của Phật A Di Đà. Những người niệm Phật này có công phu đắc lực, họ đã từng thấy Phật A-Di-Đà đến thọ ký, khích lệ, cỗ vũ họ. Phật còn báo cho họ biết bao lâu nữa thọ mạng sẽ chấm dứt và khi nào Phật sẽ đích thân đến tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. Những người này hiện tiền được thấy Phật đến thọ ký thì quyết định là họ sẽ vãng sanh, bởi vì Phật chẳng bao giờ vọng ngữ, hứa suông. Lại có những người thấy Phật ở trong định, thấy Phật ở trong mộng, hoặc thấy Phật trong mộng mà không phải mộng (tức là lúc mơ màng, nửa ngủ nửa thức).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.195.140 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập