Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Học Phật Trong Mùa Đại Dịch: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu (tiếp theo) »»

Tu học Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Học Phật Trong Mùa Đại Dịch: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu (tiếp theo)

Donate

(Lượt xem: 4.836)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Học Phật Trong Mùa Đại Dịch: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu (tiếp theo)

3. Nội Dung Kinh Châu Báu:

Với hai câu kệ mở đầu, Đức Phật kêu gọi hết thảy chúng sinh khắp nơi, hiện diện nơi Đức Phật đang ngự đến, cho dù ở chỗ thấp nhất là mặt đất hay chỗ cao nhất là các từng trời trên không, hãy chuẩn bị cẩn thận, tức là chú tâm, và có được cái tâm bình an, sung sướng để lắng nghe những lời Phật sắp nói ra, cùng với lời nhắn nhủ các chư Thiên, Phi nhân đã nhận sự cúng dường, bố thí của dân chúng nơi thành phố Tỳ Xá Ly thì hãy trở lại hộ trì các người này. Kêu gọi và nhắn nhủ xong, bấy giờ đức Phật bắt đầu bài Pháp thoại, bao gồm trong15 bài Kệ, nối tiếp 2 bài kệ mở đầu. Tổng cộng bài kinh gồm có 17 bài Kệ.

Nội dung Kinh có thể tóm tắt qua vài ý chính, sau đó chúng ta sẽ đi vào chi tiết riêng từng đề mục.

Tựa đề Kinh Châu Báu đã nói lên được ý chính của kinh mà đức Phật muốn dạy là bất cứ tài sản gì, thuộc vật chất, hay tinh thần, quí giá nhất, giá trị nhất, thù thắng nhất của đời này, của đời sau, của nhân loại hay của cả Thiên giới vẫn không thể quí giá hơn, giá trị hơn và có thể đem so sánh được với Phật Pháp Tăng. Đây là một sự thật mà đức Phật tuyên dương kèm với lời chúc phúc là mọi người sẽ sống hạnh phúc với sự thật này.

Câu chúc phúc nói lên được tấm lòng từ bi vô lượng, vĩ đại của đức Phật. Vì khi nói lên sự thật về giá trị vô song của Phật Pháp Tăng là Ngài đã chỉ ra con đường giải thoát để cứu độ chúng sanh ra khỏi biển sinh tử. Chỉ cần hiểu được giá trị đích thực của Phật Pháp Tăng, quay về nương tựa Phật Pháp Tăng và noi theo con đường mà Phật Pháp Tăng chỉ bảo thì có được an lạc hạnh phúc, không chỉ là hạnh phúc nhỏ bé và hạn hẹp trong đời này, mà là hạnh phúc vĩ đại gấp trăm ngàn lần, không dễ có, không dễ tìm, là hạnh phúc chân thật và trường cữu của Niết Bàn tịch tĩnh hay của Chân Như, Phật Tánh. Đây mới là Châu Báu giá trị nhất, cao nhất, vượt bực, vô giá, thượng hạng, hiếm hoi, không phải điều tầm thường. Vì phải chờ không biết bao nhiêu A tăng kỳ kiếp mới có một vị Phật xuất hiện để chỉ cho chúng sanh con đường đi đến hạnh phúc chân thật. Và cũng không gì chắc là chúng sanh đó được sanh nhằm thời có Phật xuất hiện.

Như vậy, Tam Bảo đích thực là Châu Báu thù diệu không gì sánh bằng. Chính nhờ nương tựa vào Tam Bảo, nhờ sự chỉ dạy của Tam Bảo mà chúng sanh mới đạt được cái Hạnh Phúc chân thật và trường cữu.

Đức Phật Thích Ca được thỉnh đến thành Tỳ Xá Ly để giúp thành phố này phá tan dịch bệnh nhưng qua bài Kinh, chung ta không thấy một phù phép hay thần thông gì đã được thực hiện mà đức Phật chỉ nói lên bài Kinh, như một bài thuyết Pháp, nói lên giá trị thù thắng của Tam Bảo. Đức Phật đã không dùng Biến hóa thần thông, tức là thần thông về phép mầu biến hóa, thị hiện điều phi thường mà dùng Giáo hóa thần thông, tức là uy lực nhiếp chúng bằng sự thuyết pháp dạy dỗ. Đức Phật đã chỉ dạy điều tốt đẹp khiến chúng sanh qui ngưỡng. Chính nhờ bài Pháp, Kinh Châu Báu chuyển hóa tâm của chư Thiên và Phi nhân mà những vị này quay trở lại hộ trì dân chúng thành Tỳ Xá Ly, không quấy nhiễu với nạn dịch bệnh nữa.

Trong bản Chú Giải chúng ta thấy có nêu lên sự kiện là một trận mưa to đã đổ xuống để quét sạch tử thi, cấu uế, khi Đức Phật vừa đến thành Tỳ Xá Ly, Chú Giải không nói rõ là do ai làm ra trận mưa này, nhưng vì sự kiện mưa to này xảy ra cùng lúc đang có những chuẩn bị trọng thể để nghinh đón Đức Phật của các vị Vua cũng như Thiên vương và Long vương, nên chúng ta cũng có thể hiểu là trận mưa đổ xuống để dọn đường sạch sẽ vì đức Phật đã ngự đến thành Tỳ Xá Ly là do chính các vị này làm ra.

Hãy đọc :

Các vị Chư Thiên mãi tận cõi Akaniṭṭha (cõi trời sắc cứu cánh) [cùng các vị Chư Thiên nơi cõi Tịnh Cư cũng kính lễ Đức Thế Tôn từ trên cao. Và Kambala và Long vương Naga Assanta và nhiều loại khác đang sinh sống dưới nước sông Hằng cũng kính lễ Đức Phật từ phía dưới như vậy.

Khi Đức Thế Tôn đang còn du hành trên sông Hằng như vậy khoảng độ một dậm với việc kính lễ long trọng như vậy, Ngài liền băng qua biên giới những người Vesalian. Thế rồi, tại đây thực hiện kính lễ Đức Thế Tôn gấp hai lần nhà vua Bimbisāra, các vị quan nhiếp chính người Licchavi đã đến nghênh đón Đức Thế Tôn họ bước xuống sông cho đến khi nước ngập đến cổ. Vào lúc đó, ngay khoảnh khắc đó, có một đám mây lớn, bóng tối đám mây che phủ bầu trời trên cao rộng khắp với sấm chớp nổi lên khắp nơi và trời bắt đầu đổ mưa xuống khắp tứ phương thiên hạ. Thế rồi khi Đức Phật vừa mới đặt chân [164] xuống bờ sông Hằng ngay lập tức một đám mưa hoa sen đổ xuống; nhưng chỉ có kẻ nào đã bị nước mưa làm ướt vì muốn làm ướt mình, và chẳng có ai không muốn bị ướt lại bị ướt cả. Khắp mọi nơi đều có nước ngập tới đầu gối, đến đùi đến thắt lưng rồi đến cổ và tất cả các xác chết được quét sạch xuống sông Hằng. Cho đến khi mặt đất được làm sạch sẽ.

Và đoạn kế tiếp:

Chính vì thế đang lúc Kinh Châu Báu là mục tiêu nhằm phá tan dịch bệnh được công bố ngay tại cổng thành vào chính ngày Đức Thế Tôn đặt chân đến thành Vesālī, thì vị Trưởng Lão Ananda đã học biết được kinh này và rồi Trưởng Lão tụng kinh đó sau này như là một nghi lễ cầu an. Trưởng Lão Ananda đã dùng bát khất thực của Đức Thế Tôn để lấy nước và tiến hành rẩy chung quanh thành phố. Ngay sau khi những lời “bất kỳ điều gì cũng chẳng hệ gì” (đoạn kệ 3) được vị Trưởng Lão công bố, thì toàn bộ các chúng sanh phi nhân chưa kịp chạy trốn đều bỏ chạy trốn hết và núp vào những đống phân và đằng sau bức tường thành và những chỗ đại loại như vậy, chúng đã bỏ trốn ra khỏi thành qua bốn cổng. Nương cổng thành đó lại không đủ rộng để chúng chạy trốn chính vì thế một số đã không thể bỏ chạy qua lố cổng thành và đã phá tường thành mà chạy trốn. Bệnh tật xuất hiện trên tay chân con người được chữa lành.

Qua đoạn chú giải trên chúng ta cũng được thấy thêm một sự kiện là ngài Ananda đọc kinh Châu Báu với câu chúc phúc“bất kỳ điều gì cũng chẳng hệ gì” và rẩy nước từ bình bát của đức Phật, quanh thành Tỳ Xá Ly và Phi nhân bỏ chạy, bệnh tật tiêu trừ.

Như vậy có thần thông, có phù phép được thực hiện ở đây chăng ? Hay là nhờ oai đức, nhờ Tâm Đại Từ Đại Bi của đức Phật và các Thánh Tăng mà tai họa tự nhiên tiêu tán ?

Chúng ta sẽ thử tìm hiểu câu trả lời vào các phần sau.

Trước tiên hãy tìm hiểu 3 đề mục : Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo mà nội dung Kinh Châu Báu đề cập.

A. Phật Bảo.

Toàn bộ bài Kinh với 17 bài Kệ, chúng ta chỉ tìm thấy 4 bài Kệ liên quan đến Phật Bảo. Tức là bài Kệ số 3, 12, 13 và 15. Hãy cùng đọc bài Kệ số 3 :

"Phàm có tài sản gì,
Ðời này hay đời sau,
Hay ở tại Thiên giới,
Có châu báu thù thắng.
Không gì sánh bằng được,
Với Như Lai (Thiện Thệ),
Như vậy, nơi đức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc."

Đức Phật khẳng định chính Như Lai là Châu Báu thù diệu. Chắc chắn là chúng ta phải hiểu nghĩa của hai từ Châu Báu một cách trừu tượng, không thuộc vật chất. Không phải là một đồ vật quí giá mà chúng ta cầm được trên tay hay cất giữ đâu đó. Đức Phật dù đã thực sự hiện ra nơi đây, là một con người bằng da bằng thịt như tất cả mọi con người khác nhưng giá trị của Đức Phật không nằm nơi thể xác vật chất, cho dù Ngài có 32 tướng hảo, 80 vẻ đẹp, thể xác này vẫn phải tiêu diệt, chúng ta không nắm giữ gì được, cho dù có xây tượng, vẽ hình lưu lại. Những gì chúng ta cần nhớ tới Đức Phật chính là những lời dạy mà chúng ta phải Học, Hiểu và Hành theo. Cho nên khi thấy hình tượng Phật, lễ lạy, hay niệm Phật chính là để tâm mình nhớ nghĩ đến những gì đã được truyền dạy. Truyền dạy để noi theo, không phải chỉ để thờ phụng mà đánh mất ý nghĩa cao quí của sự truyền dạy.

Châu Báu thù diệu này chính là Như Lai. Vậy Như Lai là ai ? Như Lai nghĩa là gì?

Trong một số kinh điển có thể tìm thấy Đức Phật dùng chữ Như lai để tự xưng hay dạy các đệ tử hãy gọi ngài với danh xưng đó. Hãy cùng đọc trích đoạn sau đây từ tài liệu của Thiền Sư Sayadaw :

Sau khi giác ngộ, ngài đã trải qua bảy tuần lễ dưới cội Bồ Đề, sau đó đi đến nơi cư ngụ của năm vị đệ tử đầu tiên (nhóm 5 vị Kiều Trần Như) để giảng cho họ nghe bài kinh Chuyển Pháp Luân. Khi năm vị này nhìn thấy đức Phật, họ không tin rằng ngài đã thành Phật, bởi vì họ nghĩ ngài đã rời bỏ pháp hành khổ hạnh mà theo họ là pháp hành đúng đắn đưa đến giác ngộ giải thoát. Vì thế khi đức Phật đi đến, họ không tỏ ra tôn trọng lắm, và họ còn gọi ngài bằng tên riêng theo lối bằng hữu. Thấy vậy đức Phật nói với họ, “Này các tỳ kheo, chớ có gọi Như Lai (Tathāgata) bằng tên riêng như vậy, chớ có gọi ta là hiền giả như vậy. Như Lai là bậc đáng tôn kính và đã giác ngộ hoàn toàn. Hãy nghe đây, ta đã chứng được pháp Bất Tử. Bây giờ ta sẽ hướng dẫn cho các ngươi, ta sẽ dạy Pháp ấy cho các ngươi.”

Có thể tham khảo thêm tài liệu của Thiền Sư Sayadaw U Silananda https://theravada.vn/tai-sao-goi-nhu-lai-la-sayadaw-u-silananda/

Chúng ta lại có được các định nghĩa khác thật đầy đủ, phong phú.

Như lai được dịch từ chữ Tathagata, tiếng pali, có tám nghĩa chính cùng các biến nghĩa của hai chữ Như Lai:

Như lai có nghĩa là người đã đi đến giống như các vị Phật khác, người đã đi bằng con đường trí tuệ, bằng con đường đoạn trừ phiền não, giống như các vị Phật khác, người đã đến, bằng con đường trí tuệ, bằng sự hiểu biết thực tính của vạn pháp.

Như Lai là bậc đã tuệ tri Tứ Thánh Đế, đó là tuệ tri sự thực (thánh đế) về khổ, sự thực về nhân sanh khổ, sự thực về sự diệt khổ, và sự thực về con đường dẫn đến sự diệt khổ. Đức Phật là người đầu tiên khám phá ra Tứ Thánh đế và sau đó truyền đạt chúng cho thế gian.

Như Lai là bậc đã biết rõ sự thực về quy luật duyên sanh. Ở đây, từ Tathāgata có nghĩa là Bậc hiểu biết chân lý (sự thực), và sự thực mà nó muốn nói đến là quy luật nhân quả hay pháp duyên sanh, một quy luật tuyên bố rằng mọi vật đều do duyên hay do một hiện tượng khác nào đó tạo thành.

Như Lai, bậc đã biết về thực tại một cách thấu suốt, biết trên mọi phương diện

Tathāgata có nghĩa là người chỉ nói những sự thực, người mà lời nói luôn đúng với sự thực.

Tathāgata có nghĩa là người làm đúng như vậy, tức người mà hành động của họ tương hợp với lời nói và lời nói của họ tương hợp với hành động

Tathāgata có nghĩa là người thống lĩnh thế gian nhờ có thuốc chữa (agada) đích thực. Thuốc chữa trong nội dung này muốn nói tới cả sự thiện xảo của lời dạy lẫn sự tích lũy các công đức.

Chúng ta cũng có định nghĩa hai chữ Như Lai thường được dùng, dễ hiểu là Đến như vậy và cũng Đi như vậy. Tất nhiên là Đến từ Thể tánh thanh tịnh, không ô nhiễm và Đi cũng như vậy, Đi không mang theo ô nhiễm, rời xa trần cấu, đến nơi tịch tĩnh, không gì khác hơn là Niết Bàn, là Chân Như, là Phật tánh.

Nhưng cũng có định nghĩa khó hiểu như “Không từ đâu đến, chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai” (Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai) theo Kinh Kim Cang. Qua bài này, chúng ta tạm hiểu theo nghĩa giản dị và đầy đủ như tài liệu của Thiền sư Sayadaw đã nêu bên trên.

Nơi bản dịch, của cố Hoà Thượng Thích Minh Châu mà chúng ta dựa vào đó để học, bên cạnh hai chữ Như lai có hai chữ Thiện Thệ, nếu đọc câu kinh bằng tiếng Pali thì chúng ta thấy chữ được dùng là Tathagatena chứ không phải chữ Tathagata và Chú giải cũng dịch đầy đủ là Như Lai Thiện Thệ, đó là bậc đã đi khỏi, xa lìa trần cấu nhiễm ô và bước vào cảnh giới tịch tĩnh, bất sanh bất diệt của Niết Bàn thanh tịnh. Bài Kệ tiếng Pali như sau :

Yam kiñci vittam idha vā huram vā
Saggesu vā yam ratanam panītam
Na no samam atthi tathāgatena
Idam pi Buddhe ratanam panītam

Đọc tiếp bài kệ số 13 sau đây chúng ta lại càng thấy rõ nghĩa thêm về giá trị đích thực cao quí của một Đức Phật. Chú ý trong bài Kệ này thì chữ Phật được dùng, dịch từ Pali là Buddhe, không phải là Tathagatena, hãy đọc :

Varo varaññū varado varāharo
Anuttaro dhammavaram adesayi
Idam pi Buddhe ratanam panītam
Etena saccena suvatthi hotu

Việt dịch :

"Cao thượng, biết cao thượng,
Cho, đem lại cao thượng,
Bậc vô thượng thuyết giảng
Pháp cao thượng thù thắng.
Như vậy, nơi đức Phật,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc."

Hãy tìm hiểu trước tiên nghĩa chữ Phật.

Gốc Sanskrit và Pali là budh, có nghĩa là tự giác, tỉnh thức. Tự mình thấy, hiểu ra điều gì đó. Theo Phật Giáo chữ thường dùng là Giác ngộ. Giác Ngộ những điều liên quan đến Phật Pháp hay đạo Phật. Giác ngộ Tứ Diệu Đế, giác ngộ Tam Pháp Ấn, giác ngộ Duyên Khởi Pháp…Không hiểu theo nghĩa thường tình của thế gian. Và người Giác Ngộ những điều như trên là vị Phật, Buddha và cả các Thánh Tăng. Vị Phật đầu tiên, trong đời hiện tại mà chúng ta được biết đến, đã giác ngộ những chân lý trên và truyền dạy lại cho con người, cũng như cho chư Thiên chính là đức Phật Thích Ca.

Theo từ điển Phật Quang, (佛) Phạm, Pàli: Buddha. Gọi đủ: Phật đà, Hưu đồ, Phù đà, Phù đồ, Phù đầu, Một đà, Bột đà, Bộ tha. Hán dịch: Giác giả, Tri giả, Giác. Người giác ngộ chân lý, cũng tức là bậc Đại thánh đầy đủ tự giác, giác tha, giác hành viên mãn, thấy biết tính tướng của hết thảy các pháp đúng như thật, thành tựu Đẳng chính giác, là quả vị cao nhất của Phật giáo.

Ngoài ra chúng ta còn phân biệt vị Phật Toàn Giác và vị Phật Độc Giác.

Độc Giác Phật, cũng được gọi là Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật. Định nghĩa sau đây khá đầy đủ :

Bích-chi Phật pratyeka-budhha; pacceka-buddha còn được gọi là Độc giác Phật hay Duyên giác Phật là một thuật ngữ dùng trong Phật giáo để chỉ khái niệm một vị Phật đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ, nhưng chưa đạt được các năng lực như Nhất thiết trí (sarvajñatā) hay Mười lực (daśabala) của một vị Tam-miệu Tam-phật-đà (samyak-sambodhi). Độc giác Phật được xem như bậc ở quả vị giữa A-la-hán và Phật. Có khi Độc giác Phật là danh hiệu chỉ người đạt giác ngộ trong thời không có vị Phật nào xuất hiện trên Trái Đất. Độc giác thừa là một trong ba cỗ xe (Tam Thừa gồm Phật thừa, Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa) để đạt Niết Bàn. (https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADch-chi_Ph%E1%BA%ADt)

Thêm một định nghĩa khác về Phật Độc Giác cũng rất chi tiết như sau :

Đức Phật Độc Giác (Paccekabuddha) là Bậc đã tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán gọi là Đức-Phật Độc-Giác.

Đức Phật Độc Giác không chế định ra ngôn ngữ thuyết pháp tế độ chúng sinh khác để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Đức Phật. Cho nên, gọi là Đức Phật Độc Giác (Paccekabuddha).

Đức Phật Độc Giác có thể có nhiều Vị cùng thời xuất hiện trên thế gian trong thời kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Song mỗi Đức Phật Độc Giác đều tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế không thầy chỉ dạy.

Để trở thành Đức Phật Độc Giác thì Đức Bồ-tát Độc Giác (Paccekabodhisatta) cần phải thực-hành 20 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ và 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung.(https://theravada.vn/chuong-i-2-duc-phat-doc-giac-paccekabuddha)

Và như thế nào mới được gọi là một vị Phật Toàn Giác hay Chánh Đẳng Giác (sammāsambodhi) ?

Chính Đức Phật đã tự nói về mình là Bậc Chánh Đẳng Giác :

Ta vượt trên tất cả, hiểu biết được toàn bộ, không còn bị vướng mắc, trong tất cả các Pháp, đã đoạn tận tất cả, ái diệt, đã giải thoát, do tự mình chứng đắc còn ai dạy được ta?

Không có ai thầy ta, bằng ta, tìm chẳng thấy, trong thế giới người trời, bằng được ta, không ai.

Vì ta bậc Ứng Cúng, Vô Thượng Sư đời này, là bậc Chánh Đẳng Giác, ta tịch lặng Niết Bàn.

Ta đi thành Kāsī, vận hành bánh xe Pháp, đánh tiếng trống bất tử, trong thế gian người mù. (https://budsas.net/uni/u-luat-daipham/dp-01a.htm)

Và trong bài kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Phật cũng tuyên bố:

Và này các tỳ khưu, bởi vì tri kiến thấy đúng thực chất của ta về ba Luân và mười hai Thể trong Bốn Chân Lý Cao Thượng này đã được thực sự thanh tịnh; này các tỳ khưu, khi ấy ta đã công bố về sự tối thượng Chánh Đẳng Giác:

Giống như một vị Độc Giác, vị Toàn Giác, Chánh Đẳng Giác cũng phải từ hàng Bồ Tát tu tập đầy đủ các hạnh Ba La Mật để thành Phật. Nhưng một khi đã chứng đạo quả thì Ngài truyền dạy lại cho chư Thiên và loài người nên Ngài còn được gọi là đấng Tự Giác, Giác Tha và Giác Hạnh Viên Mãn. Ngài có đầy đủ Mười hiệu và Mười Lực.

Mười Hiệu của Đức Phật được nhắc trong một đoạn kinh Đại Phẩm (Mahāvagga), chương Trọng Yếu (Mahakhandakam) :

Đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) đã nghe được rằng: “Chắc chắn là ngài Sa-môn Gotama, con trai dòng Sākya (Thích Ca), từ dòng dõi Sākya đã xuất gia, đã ngự đến thành Rājagaha và trú ở khu rừng Laṭṭhi, nơi điện thờ Suppatiṭṭha. Tiếng tăm tốt đẹp về ngài Gotama ấy đã được lan rộng ra như vầy: Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Tối Thượng, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. (https://budsas.net/uni/u-luat-daipham/dp-01b.htm)

Mười Hiệu của một vị Phật, theo kinh Nhựt Hành của ngài Hộ tông cắt nghĩa:

1- Arahaṃ (Ứng Cúng). Đức Thế Tôn hiệu Arahaṃ, bởi Ngài đã xa lìa các tội lỗi nên tiền khiên tật thân và khẩu của Ngài đều được trọn lành.

2- Sammāsambuddho (Chánh Biến Tri). Đức Thế Tôn hiệu Sammāsambuddho, bởi Ngài đã thành bậc Chánh Đẳng, Chánh Giác, tự Ngài ngộ lấy không thầy chỉ dạy.

3- Vijjācaraṇasampanno (Minh Hạnh Túc). Đức Thế Tôn hiệu Vijjācaraṇasampanno, bởi Ngài toàn đắc 3 cái giác, 8 cái giác, và 15 cái hạnh.

4- Sugato (Thiện Thệ). Đức Thế Tôn hiệu Sugato, bởi Ngài đã ngự đến nơi an lạc, bất sanh, bất diệt, Đại Niết Bàn.

5- Lokavidū (Thế Gian Giải). Đức Thế Tôn hiệu Lokavidū, bởi Ngài đã thông suốt Tam Giới.

6- Anuttaro (Vô Thượng sĩ) Đức Thế Tôn hiệu Anuttaro, bởi Ngài có đức hạnh không ai bì.

7- Purisadammasārathi (Điều Ngự Trượng Phu). Đức Thế Tôn hiệu Purisadammasārathi, bởi Ngài là đấng tế độ những người hữu duyên nên tế độ.

8- Satthā devamanussānaṃ (Thiên Nhơn Sư). Đức Thế Tôn hiệu Satthā devamanussānaṃ, bởi Ngài là thầy cả Chư Thiên và nhân loại.

9- Buddho (Phật). Đức Thế Tôn hiệu Buddho, bởi Ngài Giác ngộ lý Tứ Diệu Đế và đem ra giáo hóa chúng sanh cùng biết với.

10- Bhagavā’ti (Thế Tôn). Đức Thế Tôn hiệu Bhagavā, bởi Ngài đã siêu xuất Tam Giới tức là Ngài không còn luân hồi lại nữa.

Chú ý, chúng ta có thể tìm thấy nơi các tài liệu khác mà danh hiệu đầu tiên là Ứng Cúng, không là Như lai, hoặc có tài liệu Ứng Cúng được gom chung thành một danh hiệu với Như Lai và có ý nghĩa là bậc đáng thọ nhận sự cúng dường, thọ nhận sự cung kính, nhưng cũng có tài liệu ghi thành hai danh hiệu riêng biệt, Như Lai và Ứng Cúng. Cũng như hai danh hiệu cuối là Phật, Thế Tôn, có nơi gom lại làm một. Nói chung vẫn có đủ mười danh hiệu. Các định nghĩa tuy cũng có xê xích, sai khác nhưng chúng ta cũng không quá câu nệ vào chi tiết, các sự khác biệt đều chỉ bổ túc cho nhau.

Ngoải ra, một vị Phật còn có Mười Lực, là 10 lực trí huệ, mà Phật dùng để độ chúng sanh. Trích đoạn từ Kinh Mười Lực Của Phật :

1.Gọi là Như Lai biết rõ như thực ở tất cả mọi nơi, tất cả nơi không thực cũng biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ nhất của Như Lai.

2.Tất cả Hữu tình có tạo tác các nghiệp . Là việc hay địa điểm là nguyên nhân hay báo ứng đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ hai của Như Lai : Trí tuệ biết Nghiệp.

3. Như Lai ở trong các Thiền định giải thoát Tam-ma-địa , Tam-ma bát-để. Là nhiễm uế hay sạch sẽ, phần vị trí các Định đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 3 của Như Lai : Trí tuệ biết Định.

4. Như Lai với các Hữu tình chúng sinh. Là tự thân hay người khác đủ loại Căn tính đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 4 của Như Lai : Trí tuệ biết Căn.

5. Như Lai với các Hữu tình đủ loại tin hiểu, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 5 của Như Lai : Trí tuệ biết tin hiểu.

6. Như Lai với các loại Giới vô số Tính Giới, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 6 của Như Lai : Trí tuệ biết Tính Giới.

7. Như Lai với tất cả nơi có Đạo lớn, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 7 của Như Lai : Trí tuệ biết nơi có Đạo lớn.

8. Như Lai với vô số loại theo suy nhớ lưu lại đời trước đây. …Các việc này cùng với Pháp duyên ở các phương, vô số chủng loại, theo suy nhớ lưu lại đời trước đây, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 8 của Như Lai : Trí tuệ theo suy nhớ lưu lại đời trước đây.

9. Như Lai Trí tuệ cõi Trời thanh tịnh vượt hơn trí tuệ nhân gian…. Ở tại nơi hướng thiện sinh lên cõi Trời, những việc như thế đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 9 của Như Lai : Trí tuệ biết cõi Trời.

10.Như Lai có các phiền não đã hết sạch, tùy theo tăng thêm phiền não không thực. Giải thoát tâm thiện, giải thoát tuệ thiện, nhìn thấy Pháp như thế chứng nghiệm trí tuệ tự được quả. … Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 10 của Như Lai : Trí tuệ hết phiền não.

Đọc Thêm https://phatphapungdung.com/phap-bao/kinh-muoi-luc-cua-phat-165203.html

Xin chú ý, trong Mười Lực kể trên đã bao hàm Lục Thông (Thần túc thông Thiên nhĩ thông Tha tâm thông Túc mạng thông Thiên nhãn thông Lậu tận thông) và Tam Minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh) mà Đức Phật đã chứng đạt trong đêm thành đạo.

Tiếp đến là những đức tánh, đạo hạnh mà một vị Phật; bậc mà Trời Người tôn làm Thầy mới có, và không ai có thể hoàn hảo hơn, chỉ có Phật mới đạt tới là Bốn Vô Sở Uý, Bốn Vô Ngại Trí, Mười Tám Pháp bất Cộng, Đại Từ - Đại Bi, Đạo Trí Huệ - Đạo Chủng Huệ.

Hãy đi vào chi tiết từng đề mục.

4 Vô Sở Uý là 4 đức không sợ hãi. Đó là:

1. Nhất thiết trí vô sở úy. Phật nói: “Ta là bậc Nhất Thiết Trí. Cho nên ta được an ổn, được vô sở úy”.

2. Lậu tận vô sở uý. Phật nói: “Ta đã tận hết thảy các lậu, cho nên ta được an ổn, được vô sở úy”.

3. Thuyết chướng đạo vô sở úy. Phật nói: “Ta đã được như thật pháp, khiến các chướng pháp chẳng thể làm chướng ngại đạo của Ta, cho nên Ta được an ổn, được vô sở úy”.

4. Thuyết Thánh đạo vô sở úy. Phật nói: “Ta có thánh đạo, vượt ra khỏi thế gian khiến những người hành đạo của Ta được thoát khỏi các khổ, cho nên Ta được an ổn, được vô sở úy”

4 Vô Ngại Trí

4 Vô Ngại Trí là đức trí không bị ngăn ngại:

1. Pháp vô ngại trí: Đây là trí biết rõ các pháp chẳng có gì ngăn ngại.

2. Nghĩa vô ngại trí: Đây là trí biết rõ nghĩa của các pháp, giảng giải rõ nghĩa lý của các pháp, chẳng có gì ngăn ngại.

3. Từ vô ngại trí: Đây là trí biết rõ các danh tự, ngôn ngữ, chẳng có gì ngăn ngại.

4. Lạc thuyết vô ngại trí: Đây là trí biết rõ căn tánh chúng sanh, nên vui thuyết pháp, chẳng hề thối chuyển, chẳng có gì ngăn ngại.

Trích Luận Đại Trí Độ Tập II ( Thích Nữ Diệu Không )

https://www.vnbet.vn/phap-bao/quyen-24-pham-thu-nhat-tiep-theo-thap-luc-10-luc/3/377/15758

Mười Tám Pháp Bất Cộng:

Thập bát bất cộng pháp là Phật có 18 món công đức chẳng chung cùng với ba thừa (Thinh văn, Duyên Giác, Bồ Tát), vì ba hàng này không có đủ 18 công đức như Phật nên gọi là bất cộng pháp :

1.Thân vô thất: Thân không có lỗi

2.Khẩu vô thất: Miệng không lỗi

3.Niệm vô thất: Ý tưởng không có lỗi

4.Vô dị tưởng: Không có tưởng khác

5.Vô bất định tâm: Tâm không phải không định

6.Vô bất tri dĩ xã: Chẳng phải không biết chuyện đã bỏ.

7.Dục vô diệt: Sự dục không diệt

8.Tinh tấn vô diệt: Sự tinh tấn không diệt

9.Niệm vô diệt: Ý tưởng không diệt

10.Huệ vô diệt: Trí huệ không diệt

11.Giải thoát vô diệt: Giải thoát không diệt

12.Giải thoát tri kiến vô diệt: Giải thoát tri kiến không diệt

13.Nhứt thiết thân nghiệp tùy trí huệ hành: Hết thảy nghiệp của thân tùy theo trí huệ mà thi hành.

14.Nhứt thiết khẩu nghiệp tùy trí huệ hành: Hết thảy nghiệp của miệng tùy theo trí huệ mà thi hành.

15.Nhứt thiết ý nghiệp tùy trí huệ hành: Hết thảy nghiệp của ý tùy theo trí huệ mà thi hành.

16.Trí huệ tri quá khứ thế vô ngại: Trí huệ biết đời quá khứ không ngại.

17.Trí huệ tri vị lai thế vô ngại: Trí huệ biết đời vị lại (đời sau) không ngại.

18.Trí huệ tri hiện tại thế vô ngại: Trí huệ biết đời hiện tại không ngại.

(Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí)

Nên chú ý, nơi pháp thứ 7, Dục Vô Diệt chẳng phải là cái Dục vọng nhiễm ô của phàm phu mà là cái Dục của bậc Thánh, hướng về sự giải thoát, giác ngộ thì không thể tiêu diệt.

Tìm hiểu thêm, chúng ta thấy có tài liệu nói về Mười Tám Pháp Bất Cộng này theo kinh điển Nam Truyền như Đại tì-bà-sa-luận, quyển 17; Câu-xá luận, quyển 27… ghi chép, 18 pháp bất cộng của Phật là Thập lực, Tứ vô sở úy, Tam niệm trụ và Đại bi.

http://chuavanhanh.free.fr/Tudien.php?title=&searchText=p&options=&lg=&lg2=&limit=0

Đại Từ - Đại Bi

Đại Từ và Đại Bi là hai tâm đức rộng lớn của chư Phật và chư Đại Bồ Tát.

ĐẠI TỪ là từ đức rộng lớn, thường niệm hết thảy chúng sanh, giúp đỡ và đem lại niềm vui cho hết thảy chúng sanh,

ĐẠI BI là đức bi rộng lớn, thương xót hết thảy chúng sanh, cứu khổ cho hết thảy chúng sanh, độ chúng sanh ra khỏi ngục tù 3 cõi.

Lời dạy sau đây nói lên được lòng Đại Từ Đại Bi của Phật :

"Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người" (Tương Ưng I, 128).

Và qua lời dạy này, trích từ kinh Tam Minh, chúng ta có thể khẳng định lòng Đại từ, Đại bi của Đức Phật :

“Nếu Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, đầy đủ mười hiệu, cho đến, Tứ thiền, ở ngay trong đời này mà hưởng thọ an lạc. Vì sao? Ầy do tinh cần, chuyên niệm không quên, ưa sống một mình nơi thanh vắng, không buông lung vậy. Vị ấy với Từ tâm tràn khắp một phương; các phương khác cũng vậy, rộng khắp không biên tế, không hai, vô lượng, không hận, vô hại, du hí với tâm ấy và hưởng thọ an lạc. Bi, Hỷ, Xả tâm biến mãn một phương, phương khác cũng vậy, rộng khắp không biên tế, không hai, vô lượng, không kết hận, không có ý não hại, du hí với tâm ấy và hưởng thọ an lạc. (https://thuvienhoasen.org/a11214/26-kinh-tam-minh)

Đạo Trí Huệ - Đạo Chủng Huệ

Theo Đại Trí Độ Luận, kinh dạy “Bồ Tát Ma Ha Tát muốn được đầy đủ đạo trí huệ, đạo chủng huệ, phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật, muốn dùng đạo trí huệ để được đầy đủ đạo chủng huệ phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật…Các hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật chỉ có được Nhất Thiết Trí, vì ở nơi các pháp chỉ biết được một phần, chưa biết được khắp tất cả, chỉ biết được tổng tướng mà chưa biết được hết tất cả các biệt tướng của các pháp. Chỉ có Phật mới tận biết hết thảy các pháp, nên chỉ có Phật mới được gọi là đấng Nhất Thiết Chủng Trí mà thôi”. (trích Đại Trí Độ Luận. Thích Nữ Diệu Không)

Chúng ta có thể hiểu: để có Trí Huệ hiểu biết được tất cả những con đường tu tập khác nhau, còn gọi là Đạo môn, Pháp môn, Bồ Tát phải hành trì theo Bát Nhã Ba La Mật.

Vậy Ba La Mật là gì ?

Ba-la-mật-đa là cách phiên âm thuật ngữ tiếng Phạn pāramitā, cũng được viết tắt là Ba-la-mật. Ba-la-mật-đa được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn, Độ vô cực, Độ, Sự cứu cánh, nghĩa thông dụng là"đáo bỉ ngạn" (đạt đến bờ bên kia).

Bồ tát theo Phật giáo Bắc tông thì chỉ tu tập Lục Độ, 6 Pháp hành, gồm có Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ. Theo Nam Tông thì Bồ tát phải tu tập thành tựu 30 pháp Ba la mật, căn bản là Thập độ, mười pháp: Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Tâm từ, Tâm xả với ba cấp độ Hạ, Trung và Thượng. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba-la-m%E1%BA%ADt-%C4%91a)

Và như thế nào là Bát Nhã Ba La Mật ?

Chữ Bát Nhã, phiên âm tiếng Phạn là Prajna có nghĩa là Trí Huệ. Trí Huệ trong Phật Giáo, không mang nghĩa thế gian. Trí Huệ đã thông đạt các Pháp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Duyên Khởi Pháp, Tứ Diệu Đế…Trí huệ có thể độ cho qua bờ bên kia, bờ giải thoát, đưa đến giác ngộ, thì không thể vướng mắc, chấp trước bất cứ gì, ngay cả sự chứng đắc. Trí Huệ Bát Nhã vượt lên trên cả Ngã chấp và Pháp chấp.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh tóm gọn tất cả ý nghĩa cao quí, thâm sâu của Trí Huệ Bát Nhã qua câu cuối, được gọi là Thần Chú :

Yết Đế Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha. Dịch âm từ tiếng Phạn là Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha và dịch nghĩa là Qua đi, qua đi, qua bờ bên kia đi, hoàn toàn qua bờ bên kia đi, thì có Bồ Đề. Ngài khéo nói như vậy.

https://quangduc.com/a31015/bat-nha-ba-la-mat-da-tam-kinh-thich-tri-thu

Cố Hoà Thượng Thịện Châu dịch là Giải Thoát, Giải Thoát, đã cùng Giải Thoát, Giác Ngộ hoàn toàn.

Như vậy Qua bờ bên kia đồng nghĩa với Giải Thoát, Giác ngộ.

Thần Chú nên được hiểu là Chân Ngôn, từ chư Phật, Bồ Tát được nói ra, hoàn toàn chân thật, không hư dối, phát ra với cái tâm thật tha thiết, thật chân thành, không mang một ý nghĩa gì huyền bí cả. Chỉ huyền bí là vì không được dịch nghĩa từ gốc Phạn mà chuyển theo âm, qua tiếng Việt hay tiếng Hán, đọc lên thì không có nghĩa gì cả. Và dịch theo Âm thì cũng không thể hoàn toàn sát với chữ gốc Phạn được, tuy vậy vẫn chuyển tải được cái sức mạnh, năng lượng cần có của một Chân Ngôn, gọi đó là Thần Lực toát ra từ câu Thần Chú mới là điều quan trọng. Thần lực nương vào Âm thanh, mang theo âm hưởng và cả âm tiết, phát ra từ lời nói, ngữ ngôn, mà tác động vào tâm thức. Tâm sợ hãi được bình an, tâm dao động được định tĩnh, tâm si mê được sáng suốt.

Với các nghiên cứu khoa học, y học hiện đại, mọi người đều công nhận Tâm ảnh hưởng đến Thân, có thể giúp chữa trị bệnh tật của Thân, hay ít nhất cũng ổn định Thân, làm chậm lại tiến trình lây lan hay phá hủy của các tế bào mang ác tính.

Nghĩa của chữ, của lời không còn quan trọng khi Thần Chú được phát ra nữa. Âm ngữ, Âm tiết, Âm hưởng đã làm cái việc mà Chân Ngôn hướng tới : chuyển hóa Tâm thức. Nhờ vào cái tâm định tĩnh, tâm thành khẩn, chân thật mà có cảm ứng với Tâm của chư Phật, Bồ Tát. Đến đây, chỉ có Tâm truyền Tâm, âm thanh, ngôn ngữ chỉ là phương tiện dẫn dắt vào thế giới của Tâm. “Phận Sự” của âm thanh, ngôn ngữ là làm Vọng Tâm lắng xuống để Chân Tâm được hiển lộ. Sống với Vọng Tâm chỉ chuốc lấy phiền não, khổ đau. Tiếp tục tạo nghiệp, tiếp tục trôi lăn trong sinh tử luân hồi.

Đến đây, chúng ta hiểu được sự lợi ích mà Chân Ngôn đem lại.

Chân Ngôn thường được chư Phật, Bồ tát xướng lên ở cuối một bài Kinh hay Kệ để tóm tắt hết ý nghĩa dông dài của Kinh hay Kệ đã nói trước đó, do vậy mà Chân Ngôn có ý nghĩa thật rõ ràng, không mập mờ chút nào hết. Câu kết này mang một sức mạnh, phát ra từ nơi người nói. Phàm phu chúng ta thì chỉ lập lại Chân Ngôn của chư Phật, Bồ Tát. Tùy nơi mức độ chân thật, chí tâm, chí thành và oai đức, phước báo của người đó, sức mạnh càng lan tỏa, phóng xa, có thể ảnh hưởng đến đối tượng mà Chân Ngôn muốn hướng đến, có thể chuyển hóa cả thân, tâm và các hiện tượng chung quanh. Thường là một lời chúc tụng cho điều mong cầu, ước nguyện hay điều tốt lành được thành tựu, hoặc làm tiêu tán những điều không tốt lành. Cho nên hai chữ cuối cùng của Chân Ngôn thường thấy là Ta Bà Ha, dịch âm từ tiếng Phạn là Svaha mang nhiều nghĩa như Thành tựu, Kiết tường, Tiêu tai Tăng phước, Viên tịch, Vô trụ, Kính giác chư Phật chứng minh công đức.( Từ điển Đoàn Trung Còn)

Có thể đọc thêm ở đây https://phatgiao.org.vn/y-nghia-cua-cau-ta-ba-ha-o-cuoi-cac-cac-cau-than-chu-d42470.html

Chính nhờ cái sức mãnh liệt của tâm thành, tâm chân thật mà Chân Ngôn trở thành Thần Chú, có oai thần, oai lực làm cho ứng nghiệm, linh nghiệm, đạt đến mục đích, thành tựu một điều mong cầu, viên mãn một lời chúc phúc, chúc lành.

Vậy chúng ta hãy chú ý, qua bài Kinh Châu Báu, ngay từ bài kệ mở đầu khi Đức Phật kêu gọi các sanh linh chú tâm lắng nghe lời Phật sắp sửa nói ra, ngài đã có lời chúc phúc, chúc lành “Mong rằng các sanh linh, được đẹp ý vui lòng”. Và tiếp đến các bài kệ sau, cho đến cuối bài kinh luôn có câu chúc phúc, chúc lành “Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc”. Những lời lẽ này chính là Chân Ngôn mà đức Phật Thích Ca đã nói ra với tâm thanh tịnh, đã đạt tới Đại Định, Đại Từ Đại Bi nên Chân Ngôn này được xem là Thần Chú có năng lực của sự chú nguyện, làm tiêu tai, tiêu chướng và thành tựu điều cát tường cho tất cả các sanh linh. Thần Chú không phải là một Mật Ngữ, Mật Ngôn mà chúng ta không thể hiểu ý nghĩa. Xin nhắc lại, Thần Chú chuyển tải một lời, một ý thật rõ ràng, minh bạch. Và như đã cắt nghĩa ở trên, nếu Thần Chú chỉ dịch theo Âm cũng có tác dụng riêng của nó.

Các câu chúc phúc hay chúc lành trong Kinh Châu Báu cũng mang ý nghĩa Ta Bà Ha, hay Tóa Ha dịch âm từ chữ Svaha, thành tựu, viên mãn vậy.

Nhắc lại câu nói của ngài Ananda khi tụng Kinh Châu Báu và rẩy nước quanh thành Tỳ Xá Ly “bất kỳ điều gì cũng chẳng hệ gì” chính là một Chân Ngôn, một lời chúc phúc, chúc lành đã được thành tựu viên mãn. Đây chẳng phải là phù phép mà chính là do từ oai đức, phước báo, từ bản tâm thật thanh tịnh, thật chân thành mà điều cầu chúc trở thành hiện thực. Tâm hiền thiện thì chiêu cảm điều hiền thiện.

Theo bản Kinh Châu Báu trong Nghi Thức Tụng Niệm của Phật Giáo Nguyên Thủy thì câu chúc phúc ở cuối mỗi bài kệ được dịch là :

Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc.

Toàn bài Kinh Châu Báu, gồm 17 bài Kệ thì hết 15 Bài Kệ đều chấm dứt bằng Chân Ngôn này, tiếng Pali là : Etena saccena suvatthi hotu. Nếu chúng ta dồn hết tâm trí, tâm lực, tâm thành để trì tụng Chân Ngôn này thì cũng chính là chúng ta đang đọc Thần Chú đó thôi. Và nếu không muốn đọc theo tiếng gốc Pali, và cũng không đọc theo câu được dịch nghĩa mà đọc câu được dịch theo âm tiếng Việt, tiếng Hán hay tiếng Tây Tạng, bất kỳ thứ tiếng nào, thì chúng ta đều có một câu Thần Chú như nhau. Vậy thì chẳng nên nghĩ Thần Chú không có nghĩa gì cả hoặc là Mật Nghĩa, chỉ có chư Phật, Bồ tát mới hiểu.

Các chú thường được tụng như Lăng Nghiêm, Đại Bi, Dược Sư…đều có ý nghĩa rõ ràng từ gốc Phạn.

Nếu chấp nhận Thần Chú chính là Chân Ngôn được chư Phật, Bồ tát nói ra với tất cả ý nghĩa tốt đẹp, cao quí, mang nặng lòng bi mẫn, đoái hoài đến kẻ khác, cầu phúc lành cho họ, và sự tác động của Thần Chú tới tâm thức, chuyển hóa tâm, an trú tâm trong Chánh Định, không còn hoài nghi Thần Chú vượt ra ngoài ngôn ngữ, nói năng, không theo Vọng tâm, trực chỉ Chân Tâm, Phật Tánh, Tự Tánh, hướng tới Tâm truyền Tâm, Tâm phàm phu kết nối với Tâm Phật, cảm ứng không thể nghĩ bàn, thì không có lý do gì để bài bác Thần Chú cả.

Nơi bài này, chúng ta không bàn đến Thần chú của tà đạo, dụng tâm ác để hại người.

Phật tử chúng ta cũng có những lời chúc tốt lành đến người khác, song lời chúc của phàm phu chúng ta không có năng lượng của tâm thanh tịnh, không có Định lực, không có tâm Đại Từ Đại Bi và cũng chưa đủ chân thật, chân thành nên không thể trở thành Chân Ngôn được. Chúng ta chúc ai đó có sức khoẻ, có may mắn, có hạnh phúc nhưng phải kèm theo cái tâm thật chân, thật thành, thật thanh tịnh trong lời chúc đó thì mới chuyển một lời chúc, một mong cầu hay ước vọng trở thành hiện thực được.

Thêm nữa, phật tử chúng ta chỉ có thể lập lại Chân Ngôn của chư Phật, Bồ Tát nhưng sức mạnh của Chân Ngôn, sức mạnh của tâm thanh tịnh, của tâm định tĩnh, của tâm Từ tâm Bi (chưa nói đến Đại Từ Đại Bi) để biến Chân Ngôn thành Thần Chú được phát ra nơi phàm phu chúng ta thì thật là yếu ớt, không đáng kể, hầu như chẳng có chút nào, như vậy phải hiểu khi chúng ta tụng Kinh, tụng Kệ, tụng Chú, đều là Chân Ngôn cả, mà chúng ta không thấy có một thành tựu gì thì phải xét lại bản thân và tinh tấn hơn trong sự tu tập.

Hiểu như vậy để chúng ta không phạm vào cái lỗi đổ thừa, tôi đã tụng hết Kinh này, Kệ nọ đến Chú kia nhưng Phật, Bồ Tát chẳng giúp tôi ! Có khi đánh mất luôn cả lòng tin nơi Phật Pháp Tăng chỉ vì những điều mong cầu không được toại nguyện. Điều này cũng liên quan đến Quả Dị Thục mà đức Phật đã dạy là một trong bốn điều Bất Khả Tư Nghì. ( Kinh Tăng Chi Bộ I, Phẩm Bốn Pháp ) Vậy hãy bình tỉnh chấp nhận Nghiệp quả mà chúng ta phải gánh chịu, không trách cứ, và nhất là không nên đánh mất lòng tin.

Xét riêng Kinh Châu Báu này cũng vậy, nhiều phật tử không tin kinh này làm cho tiêu trừ dịch bệnh mà nghĩ là do nhờ các y sĩ giỏi hay thuốc men thời đó chăm sóc ! Nếu như vậy thì Vua thành Tỳ Xá Ly cần gì phải thỉnh Phật. Chính Kinh này đã được Đức Phật nói ra khi thành Tỳ Xá Ly bị dịch bệnh, sau khi Phật đã đích thân đến thành Tỳ Xá Ly và ngài Ananda đã tụng kinh này, đi nhiễu quanh thành ba vòng. Dịch bệnh đã thực sự được tiêu trừ. Chính đức Phật đã tuyên bố và đây đích thực là một Chân Ngôn :

“Khi nào Kinh Châu Báu được công bố tại thành phố Vesālī thì An Toàn đó sẽ lan tràn khắp cả Thập Vạn Đại Thiên Tà Bà Thế Giới và khi kết thúc công bố Kinh đó có tới tám mươi tư ngàn sanh linh sẽ chứng đắc Pháp

Nên hiểu rằng chính từ kim khẩu của đức Phật Thích Ca lúc còn tại thế, đã nói ra bài Kinh Châu Báu cũng như ngài Ananda là một vị đại đệ tử, là Thánh tăng đã lập lại bài kinh, oai đức, phước báo, thần lực của các ngài khó có thể nghĩ bàn, vượt trội như thế nào với phàm phu chúng ta, ngày nay chúng ta cũng đọc tụng, lập lại bài Kinh nhưng không mang lại một kết quả gì, thì như đã nói bên trên, phải tự xét lại bản thân chúng ta mà thôi.

Hơn hai ngàn năm trăm năm sau, chúng ta cũng đọc tụng kinh Châu Báu. Hơn hai năm đã trôi qua, dịch bệnh cũng chưa tiêu diệt hoàn toàn. Chúng ta chẳng nên nói Kinh không linh nghiệm hay bi quan nghĩ rằng đức Phật chỉ độ người hữu duyên và không làm gì được khi nghiệp đã tới và phải trả, mà nên trách chính chúng ta không đọc tụng Kinh với cái tâm chân thật, chân thành, với tâm định tĩnh, với tâm thanh tịnh, tâm Từ tâm Bi vậy. Phật tử chúng ta đã được nghe Pháp, học Pháp, hành Pháp dưới sự chỉ dẫn của Tăng đoàn là chúng ta đã gieo duyên với Phật rồi. Cũng nên nhớ Nghiệp có thể thay đổi. Nhân quả không hoàn toàn bất di bất dịch. Tạo thiện nghiệp, gieo duyên lành, vun trồng công đức, ăn năn hối lỗi, không tiếp tục phạm tội, cũng có thể chuyển được nghiệp xấu, ác. Và cũng đừng quên khi gặp người trong cảnh khổ thì hãy cố gắng giúp đỡ mà không lý luận là người đó đang trả nghiệp thì cứ để cho họ trả nghiệp !

Đúng là Đức Phật không chủ trương dùng thần thông để giáo hóa, cũng như cấm cản các đệ tử dùng thần thông, nhưng không vì thế mà có trường hợp Đức Phật đã phải dùng thần thông. Tìm đọc Kinh Phật Lực, chúng ta thấy đức Phật đã dùng thần thông để cảm hóa sát nhân Angulimala về sau trở thành đệ tử của ngài :

Ăng Gu Li Ma Lá
Cuồng tín và tinh nhuệ
Giết người chặt ngón tay
Kết làm tràng đeo cổ
Cầm gươm toan giết Phật
Ðường xa ba do tuần
Phật độ kẻ hiếu sát
Bằng thần thông nhiệm mầu
Do Phật lực vô biên
Tựu thành muôn phúc lạc

https://budsas.net/uni/u-nghithuc-tung/nthuc21.htm

( Kinh Phật Lực )

Chỉ vì lo ngại sự lạm dụng thần thông để thực hiện điều phi pháp, hại người hại vật, vì danh vì lợi, rơi vào tà đạo mà đức Phật phải ngăn chận trước, không cho các đệ tử xử dụng thần thông. Nhắc lại, qua Kinh Châu Báu, Đức Phật đã dùng Giáo Hoá Thần Thông. Chính Giáo Hoá Thần Thông mới là giá trị bậc nhất.

Sau khi tìm hiểu Phật Bảo với đầy đủ ý nghĩa cao quí, sâu rộng, không tầm thường, không dễ có, siêu phàm, cho dù ai công phu tu tập cũng có thể đạt được những khả năng hay các đức tánh, đạo hạnh và cả Trí Huệ được đề cập bên trên, nhưng không ai thành tựu viên mãn, rốt ráo, trọn vẹn Từ Bi và Trí Tuệ có thể sánh với Phật, Như Lai. Do đó, chúng ta đã hiểu vì sao Đức Phật dạy chính Phật là Châu Báu Thù Diệu, điều này là một sự thật và sự thật này đem lại hạnh phúc chân thật. Và chúng ta cũng nên hiểu Phật nói ở đây là chỉ cho tất cả các vị Phật, cho dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Không chỉ nói riêng đức Phật Thích Ca. Bất kỳ một vị Phật nào cũng là Châu Báu Thù Diệu.

Tiếp đến, qua hai bài kệ thứ 12 và 13 chúng ta thấy Phật nhắc lại sự thật đã tuyên bố nơi câu kệ thứ 3: Phật là Châu Báu thù diệu. Vậy hãy cùng đọc hai bài Kệ đó.

Ðẹp là những cây rừng,
Có bông hoa đầu ngọn,
Trong tháng hạ nóng bức,
Những ngày hạ đầu tiên,
Pháp thù thắng thuyết giảng,
Ðược ví dụ như vậy.
Pháp đưa đến Niết Bàn,
Pháp hạnh phúc tối thượng,
Như vậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

Cao thượng biết cao thượng,
Cho đem lại cao thượng,
Bậc Vô thượng thuyết giảng,
Pháp cao thượng thù thắng,
Như vậy nơi đức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

Qua hai đoạn Kệ trên, chúng ta nhận thấy chính vì Đức Phật đã thuyết giảng Pháp đưa đến Niết Bàn, Pháp ấy được ví đẹp như những bông hoa trổ đầu ngọn, đầu mùa Hạ nóng bức, Pháp ấy được xem là Hạnh Phúc Tối Thượng, do vậy mà Đức Phật là Châu Báu Thù Diệu.

Pháp đem lại Hạnh Phúc Tối Thượng còn được gọi là Cao Thượng bởi vì đó là Pháp Bậc Nhất, tối ưu, tuyệt hảo, hơn hết, nổi trội, tột bực, quí giá, cao cả. Pháp Tối Thượng và Cao Thượng bậc nhất mà phải là Bậc Vô Thượng đã chứng đắc, đã thông suốt và đem ra chỉ dạy cho Trời, Người để cùng đạt cái Hạnh Phúc Tối Thượng, do đó mà Phật chính là Châu Báu Thù Diệu. Đức Phật tiếp tục khẳng định đây là một sự thật với lời chúc phúc mà chúng ta đã tìm hiểu bên trên và xem câu này như một Chân Ngôn “Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.”

Chỉ cần tuyên nói cái Pháp chỉ dạy cho chúng sanh được hạnh phúc thì nhờ công đức này, từ nơi người tuyên nói, tức là đang thực hành Bố Thí Pháp mà an lạc hạnh phúc được lan tỏa đến người nhận Pháp. Công đức thù thắng của Bố Thí Pháp là vậy.

Bản Chú Giải làm rõ nghĩa thêm hai chữ Cao Thượng được dịch từ chữ Varo. Theo từ điển Pali, tiếng Anh, cắt nghĩa Varo:Excellent, best, precious, noble https://dictionary.sutta.org/browse/v/varo/

Như vậy, Cao Thượng, có bản dịch là Vô Thượng, được hiểu là tối ưu, tuyệt hảo, hơn hết, nổi trội, tột bực, quí giá, cao cả. Nhưng hiểu theo bản Chú Giải thì như sau :

“Đấng đem niềm vinh quang đến cho thiên hạ.” Ngài được gọi là “người đem lại vinh quang” vì Chánh đạo quang vinh do Ngài [mà đựợc đem ra ánh sáng]

Ngài là đấng quang vinh do có những việc công đức hỗ trợ. Ngài là người hiểu biết vinh quang do trí tuệ hỗ trợ, Ngài là người ban phát vinh quang do việc ban tặng những phương cách để đạt đến ngôi vị Phật Toàn Giác cho những ai đi tìm ngôi vị đó, và Ngài là người đem lại vinh quang do việc Ngài đem lại các phương thế để đạt đến ngôi vị Phật Độc Giác cho những ai tìm kiếm điều đó

Hai chữ Vinh Quang mở cho chúng ta một chân trời sáng lạn của sự Giác Ngộ. Giác Ngộ là ánh sáng, đối lại với Vô Minh là bóng tối. Vinh Quang cũng là ánh sáng của Trí Tuệ dẹp trừ được ngu si mê muội. Vinh Quang cũng là sự chiến thắng của phàm phu lên hàng Thánh, Phật. Vinh Quang cũng là Cao Thượng vì Phật đã không dành cho riêng mình ngôi vị Phật. Ngài trao truyền tất cả những gì Ngài đã đạt cho Trời, Người để cùng trở thành như Ngài không khác. Điều này cũng được nói rõ trong Kinh Phạm Võng, Phẩm Bồ Tát Tâm Địa :

Ðại chúng lòng nên tin chắc :
Các người là Phật sẽ thành
Ta đây là Phật đã thành
Thường có lòng tin như vậy
Thời giới phẩm đã trọn vẹn
Tất cả những người có tâm
Ðều nên nhiếp hộ Phật giới
Chính là vào hàng chư Phật.
Ðã đồng hàng bậc Ðại Giác
Mới thật là con chư Phật (24)
Ðại chúng đều nên cung kính,
Chí tâm nghe lời ta tụng. https://thuvienhoasen.org/images/file/VJBYcJ1G0QgQANZt/kinhphamvong-thichtritinh.pdf

Đến đây chúng ta nhận ra điểm đồng nhất trong hai truyền thống Nam và Bắc truyền về sự việc chứng đắc, thành đạo, đạt Niết Bàn hay đạt quả Phật. Đức Phật dạy bất cứ ai muốn tu tập theo con đường mà Phật chỉ dạy đều có thể thành tựu viên mãn như chính bản thân Phật.

Ý nghĩa hai chữ Cao Thượng được tìm thấy trong Bản Chú Giải và trong Kinh Phạm Võng. Vinh Quang cũng bởi từ phẩm chất Cao Thượng này vậy.

Chỉ cần những lời lẽ như trên là chúng ta đã thấy rõ Đức Phật là Châu Báu Thù Diệu như thế nào.

Chúng ta học tiếp bài kệ số 15 :

"Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không.
Hãy đảnh lễ đức Phật,
Ðã như thực đến đây,
Được loài Trời, loài người,
Ðảnh lễ và cúng dường.
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc!"

Bài kệ này thuộc vào phần cuối của bài Kinh Châu Báu. Theo bản Chú Giải, thì các câu này do vị Thiên Chủ, vua của các chư Thiên phán ra. Nội dung bài Kệ là chỉ dạy cho chư Thiên và Phi Nhân đang có mặt để lắng nghe lời Phật thì hãy đảnh lễ và cúng dường Phật vì Phật đã “như thực đến đây”.

Chú Giải cắt nghĩa như sau :

Về điểm này, Đức Thế Tôn được gọi là “Như Lai” (tathāgata – hoàn hảo) chính vì Ngài đã đến như vậy (tathā āgata) [với mục đích như vậy] thế thì điều gì đã được đem lại cho những người nào thực hiện hành vi nhằm đem lại lợi ích cho thế gian này, [198] và chính vì Ngài đã đi như vậy (Như Lai) điều cần phải được đi đến do các Ngài, và vì Ngài đã được biết như vậy (tathā ājānana) điều gì cần phải được biết do các Ngài, và chính vì Ngài chỉ loan báo sự thực mà thôi (yam...tathaṃ, tassa gadanato). Và rồi Ngài đã được các Chư Thiên lẫn nhân loại đảnh lễ cung kính đến như vậy với hoa, hương nhang. v.v…

Như Lai đã đến như vậy và đi như vậy, đã nói lên điều gì cần nói để đem lại lợi ích cho thế gian và Ngài chỉ nói lên sự thực. Ngài đã đến như thực là vậy. Tất nhiên việc đảnh lễ và cúng dường Ngài để tỏ lòng quí trọng và tri ân là điều mà Trời và Người phải biết mà thực hành. Nhắc lại, chúng ta nên luôn liên tưởng khi nói đến Phật là chỉ cho tất cả các vị Phật của cả ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Không chỉ là Phật Thích Ca, vị Phật đang truyền dạy Kinh Châu Báu. Do đó, sự qui ngưỡng của chúng ta với Phật Bảo là qui ngưỡng tất cả các vị Phật đã thành, đang thành và sẽ thành. Khi đảnh lễ và cúng dường một vị Phật là chúng ta cũng đảnh lễ và cúng dường tất cả các vị Phật.

Để kết luận phần tìm hiểu về Phật Bảo chúng ta cùng đọc hai câu kệ Dẫn Nhập kinh Châu Báu theo Nghi Thức của Phật Giáo Nguyên Thủy :

Tôn Giả A Nan Ða
Với từ tâm vô lượng
Trì tụng Kinh Châu Báu
Suốt trọn cả đêm dài
Ba vòng thành Vê Sa Li
Niệm tất cả ân đức
Của Như Lai đại lực
Là mười ba la mật
Mười thượng ba la mật
Mười thắng ba la mật
Năm pháp đại thí xả
Ba hạnh nguyện độ sanh
Trong kiếp chót giáng trần
Xuất gia tầm giải thoát
Khổ hạnh nghiệm đạo mầu
Chiến thắng đại ma quân
Ðạt nhất thiết chủng trí
Chứng chín pháp siêu phàm
Chư thiên khắp các cõi
Mười muôn triệu thế giới
Ðều vui mừng lãnh hội

Đến đây chúng ta học xong phần về Phật Bảo. Xin hẹn phần sau học về Pháp Bảo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nhật Duyệt LKTH

Chú Thích các Thuật ngữ trong bài Kệ Dẫn Nhập:

10 Ba La Mật

Theo Nam Tông thì Bồ tát phải tu tập thành tựu 30 pháp Ba la mật, căn bản là Thập độ, mười pháp: Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Tâm từ, Tâm xả với ba cấp độ Hạ, Trung và Thượng.

5 Đại Thí (mahādāna)

1- Không sát sanh gọi là đại thí. Bởi vì người không sát sanh là người bố thí sự an toàn tánh mạng cho tất cả chúng sinh, dầu nhỏ hay lớn; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an lạc đến tất cả chúng sinh.

2- Không trộm cắp gọi là đại thí. Bởi vì người không trộm cắp là người bố thí sự an toàn của cải riêng của mọi người, lẫn của chung của xã hội, của quốc gia dân tộc; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an lạc đến tất cả mọi người.

3- Không tà dâm gọi là đại thí. Bởi vì người không tà dâm với vợ chồng của người khác, là người bố thí sự an toàn, tôn trọng hạnh phúc gia đình của người khác; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an lạc đến tất cả mọi người.

4- Không nói dối gọi là đại thí. Bởi vì người không nói dối người khác là người bố thí lời chân thật, đem lại niềm tin đối với mọi người; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an lạc đến tất cả mọi người.

5- Không uống rượu và chất say, nhân sanh dể duôi quên mình gọi là đại thí. Bởi vì người không uống rượu và chất say, là người có trí nhớ, trí tuệ, biết mình không làm những điều tội ác như: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối... là người bố thí sự an toàn cho tất cả chúng sinh; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an lạc đến tất cả chúng sinh.

Năm đại thí này có quả báu lớn là được vẹn toàn tất cả như: không bị tai hại, không bị oan trái, không ai làm khổ mình....

(Theo Tỳ Khưu Hộ Pháp)

3 Hạnh Nguyện Độ Sanh

Tự độ, Độ tha và Hạnh Giác Ngộ viên mãn. Cũng là :

Ba Phật hạnh (Buddhacariyā):

1. Hạnh lợi ích cho đời (Lokatthacariyā). Đức Phật luôn có tâm đại bi với chúng sanh, những người hữu duyên với Ngài thì dù họ ở xa hay gần, giàu hay nghèo đều được Ngài tế độ cho giác gộ giải thoát, hay giúp cho họ thành tựu phước báu.

2. Hạnh lợi ích cho quyến thuộc (Ñātatthacariyā). Đức Phật luôn là bóng mát cho thân tộc, nhưng Ngài không phải giúp đỡ quyến thuộc bằng tài sản thế gian mà Ngài ban cho quyến thuộc pháp bất tử là đạo lộ níp-bàn.

3. Hạnh Phật sự (Buddhatthacariyā). Đức Phật mỗi ngày đều hành năm phận sự của chư Phật, trong suốt 45 năm hoằng pháp không bỏ sót ngày nào.

Ba công hạnh này ngay cả thời kỳ Ngài còn là vị Bồ tát (Bodhisatta) cũng thực hành, nhưng phải hiểu như sau:

Bồ tát hành lợi ích cho đời là Ngài luôn khuyến khích hướng dẫn hội chúng thực hành thiện pháp, đi theo con đường tốt.

Bồ tát hành lợi ích cho quyến thuộc là Ngài luôn làm chỗ nương an toàn cho quyến thuộc, che chở cho quyến thuộc.

Bồ tát hành lợi ích giác ngộ là Ngài tinh tấn tạo thiện pháp vì mục đích giác ngộ giải thoát cho bản thân.

9 Pháp Siêu Phàm

Chín pháp siêu thế (Lokuttaradham-ma), gồm có:

1-4 Bốn Đạo ( Magga )

5-8 Bốn Quả ( Phala )

9. Níp bàn ( Nibbana )

Bốn Đạo, Bốn Quả là tâm siêu thế, còn thuộc Pháp Hữu Vi (Sankhatadamma)

Níp-bàn là Pháp vô Vi ( Asankhatadamma ) hay là

Vô Vi Giới ( Asankhatadhatu )

( Theo Kho Tàng Pháp Học. Tỳ Khưu Giác Giới )




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Nguồn chân lẽ thật


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.197.140 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...