Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tản văn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ba tôi »»
Năm tôi học lớp bốn, mỗi tháng tôi đều được lãnh cái giấy khen hạng nhất. Ba đứa đứng đầu lớp mỗi đứa được phát 1 cái, về khoe gia đình.
Cái tết năm đó, chắc tui ham ăn ham ngủ chi đó, mà ăn tết xong, tui tụt xuống hạng ba. Cầm cái giấy khen về, không dám để lên chỗ cũ như mọi hôm. Tôi giấu nó trong chồng giấy khen từ lớp một tới giờ.
Ba tui biết mỗi tháng, vào ngày đó là có giấy khen của thằng con mang về, và nghe nó oang oang trong bữa ăn chiều. Vậy mà lần này ông không nghe nói gì cả. Ông yên lặng. Có lẽ ông biết thằng con trai đã giấu ông cái gì đó. Cơm chiều xong, ông uống một chén trà, rồi lên mở tủ. Tôi sợ điếng người. Rồi ông tìm thấy cái giấy khen “ma quỷ” hạng 3 ấy. Ông xé cái toẹt, rồi kêu tôi đem cái cuốn tập đang học. Ông làm cái toẹt. Nước mắt nước mũi tôi tuôn trào, khóc không thành tiếng. Cả nhà, không một tiếng động. Tui núp vào cánh của tủ thút thít. Ông chỉ nói một câu duy nhất “nếu con không chịu học thì ngày mai đi phụ hồ cho ba”.
Tháng sau, tôi cố gắng leo lên lại hạng nhất. Ông ôn tồn bảo “Cả nhà mình, chỉ có con học được. Ráng mà học”. Chỉ 1 câu nói của ông, từ đó, tui không bao giờ đứng nhì, cho đến những năm cuối trung học, chuẩn bị … đi.
Ba tôi ít nói. Nhiều khi ông nói ngắn củn, cộc lốc. Ông dường như không bao giờ khen bất cứ đứa con nào: học giỏi, làm giỏi, v.v. Ông chỉ nói; “Được”, hoặc “vậy là được”.
Giai đoạn 1979-1981, cả nước thiếu ăn, một mình ông bương chải đủ nghề, đủ kiểu để nuôi 9 miệng ăn mà không bao giờ than thở một lời.
Năm tôi học lớp 11, ở trọ nhà bà dì. Buổi chiều đó, ông đi mua vật liệu xây dựng, ghé ngang. Ông đưa cho tôi cái đồng hồ tương đối tốt mà ông vừa mới mua, nói: con đeo nó đi. Rồi ông về. Tôi cầm cái đồng hồ, ngắm mãi, thích lắm. Nhưng tôi quyết định không đeo nó. Cuối tuần tôi đạp xe về nhà, đưa lại cho ông. Tôi nói: con không cần đâu. Ông bảo, cứ đeo cho bằng bạn bè. Tôi từ chối, trong bụng nói thầm rằng con không cần hơn thua với bạn bè về khoảng ấy. Tôi muốn ông đeo, vì đó là số tiền mà ông dành dụm rất nhiều tháng, mà nhất là cái đồng hồ của ông đã quá cũ, mặt kính đã mờ đi cùng quá nhiều vết xước...
Hôm tôi đi vượt biên, ông bảo: nhà nghèo, ba không có gì cho con, chỉ mong con thành công nơi xứ người. Mà để đạt được, con phải “nhẫn”.
Thằng con trai mới lớn ham hố vào đời, một chữ của ông đã học trầy trật, dẫu bao nhiêu năm trôi qua vẫn lúc nhớ lúc quên.
Mười năm sau, tôi bảo lãnh Ba Má qua. Ông bà ở với tôi cho đến ngày ông mất. Ông thương vợ tôi như con gái ruột của mình, nếu không muốn nói là hơn. Lúc ông lâm bệnh, cả nhà mấy anh chị em đều lo cho ông. Nhưng ông không chịu để đứa nào chăm sóc. Hễ đứa nào nhắc ông ăn uống, để có sức khỏe là ông không vui, có khi còn trách. Chỉ có vợ chồng tôi, nói gì hay nhắc gì là ông làm theo. Thời gian ông nằm bệnh, mỗi trưa tôi chạy ra khỏi hãng, về nhà tiêm cho ông mũi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, rồi chạy ngược đi làm trở lại.
Lúc tôi chuẩn bị đi công tác xa, trong 4 ngày, ông có vẻ yếu đi. Vì công việc đã sắp xếp từ trước với khách hàng nên tôi phải đi, và dặn cả nhà: nếu Ba yếu, gọi điện thoại, tôi sẽ bay về liền. Chuyến công tác cũng kết thúc như dự định. Vừa ra khỏi máy bay, tôi chạy nhanh ra cổng, lấy tắc xi về lại nhà. Lúc đó gần nửa đêm, tôi chạy ngay vào phòng ông. Không biết là ông ngủ hay mê man vì thuốc giảm đau, nhưng hơi thở mệt nhọc. Tôi hôn lên trán ông một cái, rồi nói: ba ngủ ngon, sáng mai con trò chuyện với ba. Sáng sớm, tôi xuống phòng ông, tôi nghe những hơi thở yếu. Cầm đôi tay khẳng khiu, tôi thấy có chút lực bóp nhẹ vào tay tôi. Rồi ông mệt nhọc thở. Tôi cho gọi hết anh chị em, con cháu đến. Có người đến kịp, có người không. Rồi ông … đi.
Khi anh em, con cháu tụ về đông đủ, Má tôi nói: ổng yếu lắm, nhưng chờ mày về rồi mới đi. Tôi vào nhà tắm, mở nước thật lớn, khóc một trận đã đời.
Tối qua, tôi mơ thấy ông. Mới đó, đã mười mấy năm rồi …
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.170.227 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập