Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: VỀ MỘT BÀI KỆ »»

Tu học Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: VỀ MỘT BÀI KỆ

Donate

(Lượt xem: 3.030)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

VỀ MỘT BÀI KỆ

Thiền tông Phật giáo Trung Hoa có một giai thoại thú vị về Ô Sào thiền Sư, tương truyền ngài là người tu hành đắc ngũ nhãn lục thông và thường ngồi thiền trong một tổ quạ ở trên chạc ba của đại thụ. Địa phương ngài trụ có ông Bạch Cư Dị là đại quan của triều đình đến trấn nhậm, ông ấy là người tài trí, đệ nhất thơ từ thi phú của triều Đường, chỉ đứng sau Lý Bạch, Đỗ Phủ. Nghe thiên hạ đồn đại có ông tăng ngồi thiền trên tổ quạ nên ông ấy cũng đến thử xem thực hư ra sao. Khi đến nơi và thấy cảnh tượng như vậy nên họ Bạch mới nói:

- Sao ông lại ngồi thiền trên ấy, rất nguy hiểm?

Ô Sào thiền sư trả lời:

- Có chi nguy hiểm, chỗ ngồi của đại quan mới thật là nguy hiểm!

- Ta là mệnh quan của triều đình, dưới một người trên vạn người, binh đông tướng mạnh, cớ sao ông bảo nguy hiểm?

- Đại quan đang ngồi trên đầu lưỡi của trăm quan ở trong triều.

Bạch Cư Dị giật mình thảng thốt nhận ra mối nguy hiểm ẩn tàng ấy, khí thế muốn làm bẽ mặt thiền sư lúc ban đầu tiêu tan. Bạch Cư Dị đổi thái độ, cung kính và tham vấn Phật pháp với thiền sư, cả hai trao đổi rất tương đắc với nhau rất nhiều điều và cuối cùng ông tóm lại:

- Đại ý Phật pháp là gì?

Bấy giờ Ô Sào thiền sư mới đọc bài kệ:

諸惡莫作, 
諸善奉行,  
自淨其意,
是諸佛教。

Chư ác mạc tác
Chư thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo
(Đại Chánh tạng, Tập 4, số 210, trang 567, tờ b, dòng 1 và 2)

Bạch Cư Dị cười:

- Thế này thì con nít lên ba cũng biết!

Ô Sào thiền sư cũng cười:

- Ông già tám mươi làm chẳng xong.

*

Giai thoại là những câu chuyện kể về nhân vật hay một tích nào đó của một giai đoạn lịch sử. Giai thoại cũng như dã sử chỉ mang tính chất “ Ngoại truyện” không có tính xác thật, chỉ đọc tham khảo, đọc cho vui, tuy nhiên cũng khá bổ ích vì qua đó người đọc có thêm chút kiến thức hay dữ liệu về nhân vật hay sự kiện của một giai đoạn lịch sử. Giai thoại và dã sử mang nhiều tính hoang đường, huyền hoặc cứ như một màn sương khói mơ màng bao quanh sự thật, cũng vì cái đặc tính này mà lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.

*

Sự thật bài kệ này vốn xuất xứ từ kinh Pháp Cú, quyển Hạ, phẩm Thuật Phật (述佛品) do ngài Duy Kỳ Nan dịch sang Hán ngữ, hoặc nội dung tương tự cũng thấy trong kinh Pháp Cú (Dhamapada), do Hòa thượng Thích Minh Chấu dịch từ tiếng Pali. Cụ thể hơn bài kệ này nằm ở phẩm Phật Đà (Buddhavagga). Kinh Pháp Cú có cả bản tiếng Pàli và tiếng Sanskrit, số lượng bài kệ của các bản cũng khác nhau. Ở đây xin căn cứ vào bản kinh Pháp Cú thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka-Nikaya) do hòa thượng Thích Minh Châu dịch vào năm 1969. Bản kinh này có 423 bài kệ và bài kệ được nêu ở giai thoại trên thuộc bài kệ số 183 ở phẩm Phật Đà. Trong lời tựa hòa thượng Thích Minh Châu cho biết: Kinh Tiểu Bộ cũng như kinh pháp Cú này rất nguyên thủy, rất chân thật, y như lời dạy của đức bổn sư, không qua dịch hay biên soạn của người đời sau. Bản kinh bám sát từng chữ kể cả vị trí từng từ ở trong bài kệ, ý nghĩa cũng tra khảo công phu. Người tu học có thể toàn tâm toàn ý y cứ mà không lo sợ sai biệt bởi sự dịch giải hay thêm bớt của các tổ sư trung gian.

Không làm các điều ác/ Chư ác mạc tác/ avoid evil

Thế nào là ác? Cái gì là ác? Chữ ác ở đây nghĩa sâu rộng hơn nghĩa chữ ác của người thế gian, với người thế gian thì mua gian bán lận, đốt nhà, cướp của, giết người là ác, hoặc như phạm luật thế gian như “ ngũ nghịch thập ác “ là ác… Với nhà Phật thì: sát, đạo, dâm, vọng, tửu là ác; tham, sân, si, mạn, nghi là ác; phá giới, phạm giới là ác… Việc thọ giới tùy thuộc vào vị trí của mỗi người, nếu là Phật tử tại gia thì năm giới, mười giới, tại gia Bồ Tát giới, còn với tăng ni thì số giới còn nhiều hơn. Người đã thọ giới mà không giữ hay cố tình phá giới tức là ác, ác với chính mình, ác với đức tin của mình, ác với sự tin tưởng và kỳ vọng của thầy tổ… Cái ác vốn rất nhiều, chữ “chư” nghĩa là số nhiều, hễ cái gì không nên làm mà làm là ác, cái nên làm mà không chịu làm là ác. Hễ làm ác thì tự cấu uế, tự đọa, tự mình hại mình. Cũng trong kinh Pháp Cú, có bài kệ nói về những người làm ác cứ như là: “Như sét sắt ăn sắt.” Tóm lại tất cả tự mình, mình làm ác thì mình uế trược, lục đạo ngũ thú cũng tự mình chiêu cảm lấy.

Làm tất cả điều lành/ Chư thiện phụng hành/ Do good

Với người thế gian thì cái thiện cũng hạn hẹp, chỉ cần không giết người, cướp của, sống hiền hòa là đủ thiện. Với người thế gian thì việc sát sanh để sinh sống cũng được coi là thiện, pháp luật thế gian cho phép những nghề như mua bán khí giới, rượu… là hợp pháp là thiện nhưng với đạo Phật thì không cho đó là thiện. Trong đạo thì không sát, đạo, dâm, vọng, tửu mới là thiện; không tham, sân, si, mạn, nghi là thiện. Mở rộng hơn, nâng cao hơn thì: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định là thiện. Làm tất cả những điều mà Phật dạy, những điều đem lại an lạc và tỉnh thức là thiện. Chữ thiện trong nhà Phật bao la rộng lớn, Phàm những gì đem lại sự thăng hoa, tiến bộ trên con đường thanh tịnh và giác ngộ đều là thiện.

Giữ tâm ý trong sạch/ Tự tịnh kỳ ý/ Clean your mind

Tâm ý của mình trong sạch thanh tịnh hay cấu uế nhơ bẩn là do mình. Không có ai có thể làm cho mình sạch hay dơ được, dĩ nhiên là cũng không có ai có thể làm cho mình thăng hay đọa được! Sở dĩ tâm mình ô nhiễm là vì sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ngày ngày tiếp xúc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà dính mắc, mà chấp thủ. Hễ cái gì, điều gì mà hợp với mình thì yêu thích và tham đắm còn cái gì ngược ý mình thì sinh chán ghét , cứ như thế mà bao đời cứ yêu ghét chấp thủ trong tâm. Sáu căn của chúng ta có bệnh, bị ô nhiễm nặng vì chấp vào sáu trần. Ở một bản kinh khác. Đức bổn sư nói với ngài A Nan: “Này ông A Nan, không có ai có thể làm cho ông thăng hay đọa, thăng hay đọa cũng bởi sáu căn của ông.” Sáu căn của mình nhiễm nên làm cho tâm mình lọan động suốt ngày đêm, kể cả lúc ngủ cũng không yên tịnh và cứ thế mà luân hồi lăn lộn từ đời này sang đời khác. Tâm chúng ta bị cấu uế vì tham đắm ngũ dục: Tài, sắc, danh, thực, thùy. Người thế gian từ ông hoàng cho đến ăn mày ai cũng bị trói buộc trong năm món này. Ai cũng để tâm mưu cầu ngũ dục nhưng nào dễ được, cầu được hay không là do ở cái phước của mình. Người thế gian dồn hết tâm lực để mưu cầu, tranh đoạt, chiếm hữu năm món ấy, càng nhiều càng tốt, không bao giờ biết đủ. Ngũ dục và lục trần khiến con người làm tất cả những điều ác để thõa mãn sự tham muốn của mình. Chính từ đây mà tâm mình uế trước và cũng chính từ đây mà Phật chế giới luật để giúp con người hạn chế sự ô nhiễm và đi đến thanh tịnh tâm. Mỗi người tùy vị trí của mình mà thọ giới, tùy mức độ của giới và năng lực hành trì mà mức độ thanh tịnh khác nhau. Ở kinh Suy Niệm Về Nghiệp có viết: “Tâm chủ trì, tâm tạo tác, chúng sanh là kẻ thừa tự nghiệp cũng là kẻ tạo nghiệp...Chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trước. Chính mình làm việc thiện nên khiến mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay uế trược đều do mình, không ai có thể khiền người khác thanh tịnh hay uế trược.” Nhà Phật chú trọng tâm, coi tâm là chủ tể, tất cả không ngoài một tâm niệm, ba ngàn thế giới không ngoài một tâm:

Thập phương hư không bất ly đương xứ
Cổ kim tam thế bất ly đương niệm

Thăng hay đọa là do tâm sạch hay nhơ, động hay tĩnh, tâm mình tịnh hay uế là do chính mình. Việc trì giới, không làm các điều ác, làm các điều lành là tự tịnh kỳ ý, là tự nhiên thanh tịnh.

Ấy lời chư Phật dạy/ Thị chư Phật giáo/ This is the teachings of enlightened ones

Có thể hiểu lời Phật dạy ở đây là lời dạy của đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni, cũng có thể hiểu là toàn bộ lời dạy của chư Phật ba đời mười phương. Bởi có vị Phật nào mà không dạy người thanh tịnh, giác ngộ? Có vị Phật nào không dạy người làm lành tránh ác? Trong kinh Pháp Hoa Phật cũng nói: “Chư Phật thị hiện ra đời cũng vì đại sự nhân duyên để khai hóa chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. Cái tri kiến Phật chính là biết cái thật, bản chất thật của sự vật. Tri kiến Phật biết thế nào là ác để không làm, biết thế nào là thiện nên phải làm, biết làm thế nào để thanh tịnh tâm. Phật nói bao nhiêu kinh điển, dùng bao nhiêu phương tiện tất cả không ngoài dạy người điều phục tâm ý.

Kinh điển có tam tạng đồ sộ, nghĩa lý thâm sâu cao xa dành cho những bậc thượng căn lợi trí. Hàng Phật tử sơ cơ chúng mình chỉ cần giữ được giới đã thọ là tốt lắm rồi, tốt hơn nữa thì cố gắng nâng cao hơn nữa nếu có thể. Thật ra thì không làm các điều ác, làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch thì sơ cơ hay thượng căn cũng cần phải thực hành cả, có trì giới thì mới có định, có định sẽ sanh tuệ. Sơ cơ hay thượng căn không làm ác, làm lành, giữ tâm ý trong sạch thì là vâng lời Phật dạy vậy.

Bài kệ ngắn, thể ngũ ngôn dễ thuộc, dễ nhớ, ý nghĩa tưởng chừng đơn sơ nhưng thực hành trọn vẹn thì chẳng dễ dàng tí nào, bởi thế mà ngài Ô Sào thiền sư mới cười:” Ông già tám mươi chưa chắn đã làm xong”.

Thanh Nguyễn
Ất Lăng thành

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Đừng đánh mất tình yêu


Lược sử Phật giáo


Dưới bóng đa chùa Viên Giác

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.113.189 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...