Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: KHẤN NGUYỆN NGÀY XUÂN »»
Mùa xuân về muôn hoa đua nở, sắc hương rực rỡ. Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội với những đặc trưng văn hóa truyền thống của mọi miền. Mùa xuân về trời đất phong quang, lòng người vui vẻ rộng mở để tiếp nhận những điều hay, mới và tạm gác lại những bất như ý của năm cũ.
Mùa xuân dân tộc ngàn đời nay gắn liền với trẩy hội, viếng chùa, dâng hương lễ Phật và hầu như mọi người ai ai cũng thì thầm khấn nguyện, dù là bất cứ tín đồ tôn giáo nào, ngay cả người không tôn giáo cũng khấn nguyện. Những điều khấn nguyện cũng không ngoài cầu an, cầu phước lộc, cầu khỏe mạnh, cầu được phù hộ…
Từ thuở hồng hoang mông muội xa xưa, con người sợ hãi trước những hiện tượng thiên nhiên và vì không hiểu biết nên tin và tưởng tượng có thế lực siêu nhiên nào đó có thể ban phước giáng họa nên mới khấn nguyện cầu xin. Rồi khi tôn giáo xuất hiện, việc cầu nguyện trở nên bài bản hơn, có ngôn ngữ, có kinh kệ, có văn bản, có nghi thức lễ tiết… Với những tôn giáo chủ trương có thượng đế, có đấng sáng tạo thì việc cầu nguyện vô cùng quan trọng . Tín đồ phải tin tuyệt đối, phải cầu nguyện để được ban phước, cứu rỗi, để khỏi bị trừng phạt, được tha thứ mọi tội lỗi, được giải tội… Có khấn nguyện cầu xin thì sau khi chết được lên thiên đàng không phải bị đày địa ngục. Với tín ngưỡng dân gian người ta khấn nguyện cầu xin quỷ thần hộ vệ, ban phước lộc, trừ họa...Tục ngữ dân gian có câu:” Có thờ có thiêng có kiêng có lành” cũng đại loại như cầu nguyện vậy.
Với đạo Phật thì lại khác, trong Phật giáo cũng có khấn nguyện, cầu nguyện nhưng hòan toàn không phải để được ban phước, cứu rỗi, giải tội...Đạo Phật là tôn giáo của khoa học và trí tuệ. Đạo Phật giảng lý, nói nhân quả, thuyết trình sự thật, tuyệt nhiên không có việc khấn nguyện để được ban phước hay giảm tội. Tội hay phước là do tự mình tạo nên và cũng tự mình thọ nhận, không ai có quyền ban phước hay giải tội cho mình. Phước lợi, tài lộc tự mình phải tạo lấy chứ không thể cầu xin, không thể khấn nguyện. Mình tạo nhân gì thì mình gặt quả nấy, tuy nhiên ở giữa hai chặng đó còn có chữ duyên, cái duyên có thể làm gia trọng thêm cái phước hay cái tội của mình. Tỷ như mình làm việc thiện mà gặp sự ủng hộ của thầy lành bạn tốt thì mình càng tích cực hơn, làm hiệu quả hơn và dài lâu hơn. Còn như mình làm việc xấu ác lại được gian nhân ác đảng cổ vũ, kẻ xấu ủng hộ thì việc ác ấy càng lẫy lừng hơn và dĩ nhiên hậu quả sẽ nặng nề hơn. Khấn nguyện cũng có thể xem như là một sự trợ duyên cho chính bản thân mình và cũng như của mọi người.
Trong đạo Phật số mệnh của mình là chính cái nghiệp mình đã tạo tác. Không có ai có thể định đoạt hay thay đổi mệnh (nghiệp) của mình. Đức Phật là bậc giác ngộ, là đấng thiên nhân đạo sư, là bậc chánh đảng chánh giác nhưng cũng không thể cải được nghiệp (mệnh) của bất kỳ ai. Đức Phật chỉ có thể giảng giáo lý, dạy phương pháp thực hành, chỉ con đường đi. Mọi người phải tự thân đi, tự thực hành thì mới có thể từng bước tăng nghiệp lành giảm nghiệp xấu của mình. Muốn có phước thì phải làm việc phước thiện, muốn hóa giải bớt nghiệp xấu thì phải từ bỏ việc xấu ác. Tự mình cải thiện nghiệp (mệnh) của mình. Muốn no thì phải ăn, muốn hết bệnh thì phải uống thuốc, đơn giản thế thôi!
Thực tế thì có một sự thật rất đáng tiếc. Nhiều Phật tử sơ cơ chúng ta thiếu hiểu biết về giáo lý, không có chánh kiến, mơ hồ về Phật giáo, chịu ảnh hưởng nặng tín ngưỡng dân gian… nên ngày xuân (cũng như những dịp lễ khác) mọi người lễ Phật khấn nguyện cầu lộc, cầu tài, cầu phước, cầu an, cầu gia đạo êm ấm… Cứ mỗi độ xuân về là dâng sớ cúng sao giải hạn, lên chùa cầu đủ thứ, còn tin nhảm vào việc trục vong, mở ngải, trừ tà, bói toán, xin xăm, phong thủy… Những ngày đầu năm người lên chùa hái lộc rất đông, họ vặt, bẻ trụi hết hoa lá cành trong vườn chùa, khói nhang ngi ngút, giấy khấn nguyện cầu xin dán khắp nơi, những pho tượng bị chà nhẵn thín và tiền lẻ nhét mọi kẽ nghách… Rất nhiều người lầm lẫn giữa đạo Phật và tín ngưỡng dân gian họ mang cả heo quay, mân cỗ huyết nhục lên chùa. Có một điều càng đáng tiếc nữa là một số tà sư vì thiếu chánh kiến, tham danh lợi nên cố tình cổ xúy thêm việc cầu nguyện hay khấn nguyện đầy mê tín dị đoan. Số tà sư này khuyếnh khích và thực hiện việc dâng sao giải hạn, trục vong, xem tướng, cầu an...để thu tiền ( thậm chí cho trả góp, chuyển khoản với giá cả niêm yết hẳn hoi). Đây là những việc làm tà đạo, tà pháp trong đạo Phật không có việc này!
Việc khấn nguyện và cầu xin gia hộ sai lệch nghiêm trọng, bị lái theo hướng mê tín để trục lợi.
Khấn nguyện hay cầu nguyện là để tâm mình thanh tịnh hướng về tam bảo, tăng tín tâm vào tam bảo, kiên cố bồ đề tâm tên đường tu học Phật pháp, để giảm bớt những chướng duyên và tăng thêm thuận duyên trong việc thực hành giáo lý, để gặp thầy lành bạn tốt, để đời đời gặp chánh pháp...Đức Phật là bậc toàn giác toàn năng, là bậc chánh tri kiến, đại từ đại bi nhưng đức Phật không thể chuyển nghiệp được cho ai, không độ được người vô duyên và cũng không thể độ hết chúng sanh. Đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã như thế thì các vị Phật và Bồ Tát khác cũng thế. Hồi đức bổn sư còn tại thế, có một vị Bà La Môn đến hỏi ngài về hiệu quả của việc cầu nguyện. Đức phật đã dùng tỷ dụ để khai hóa cho người ấy:” Ông đập bể ghè dầu trong nước rồi cầu nguyện cách mấy cũng không thể làm cho dầu chìm và có nguyền rủa cỡ nào cũng không thể làm cho những mảnh sành nổi lên”. Việc ấy cho thấy khi nghiệp đã trổ, quả đã chín muồi thi có cầu nguyện cũng không thể thay đổi được!
Cũng vào thời đức Phật còn tại thế, có một người mẹ quá đau khổ vì đứa con của bà ta chết. Bà khóc lóc cầu xin đức Phật cầu nguyện cho đứa bé sống lại. Đức phật bảo bà ta đi vào thành xin nắm hạt cải của nhà nào mà chưa từng có người chết. Bà ta đi khắp thành để xin nhưng chẳng có nhà nào mà chưa từng không có người chết, nhờ đó người đàn bà tỉnh ngộ ra và chấp nhận sự thật khổ đau này. Câu chuyện cho thấy nghiệp đã trổ, quả đã chín muồi thì không sao có thể cầu nguyện được và đức phật không thể chuyển hay sửa được nghiệp của bất kỳ ai. Nghiệp nhân mình tạo ra thì mình gánh chịu, chỉ có thể học và hành theo những gì đức Phật dạy thì tự mình mới có thể từng tí một giảm bớt nghiệp xấu và tăng nghiệp lành mà thôi!
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện xảy ra mọi thời, mọi lúc nhất là trong những sự kiện, lễ hội tôn giáo hay những dấu mốc quan trọng trong tôn giáo. Đặc biệt nhất là mỗi độ xuân về, trời đất vào mùa mới thì hầu như tất cả mọi người đồng loạt đi lễ chùa, lễ Phật, dâng hương khấn nguyện. Việc này đã trở thành tập tục, thành nếp sống văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Nào chỉ có người Việt mới lễ chùa cầu nguyện trong ngày xuân. Người Trung hoa, người Hàn quốc, Nhật Bản, Thái, Lào, Miên...cũng đều lên chùa lễ Phật và khấn nguyện trong ngày xuân năm mới, tuy nhiên mỗi dân tộc có truyền thống lễ khác nhau nhưng việc khấn nguyện thì hầu như tương đồng. Lớn thì cầu quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Nhỏ nhiệm hơn thì cầu Phật gia hộ cho ông bà cha mẹ khỏe mạnh sống lâu, gia đạo bình an, phát tài phát lộc… Duy chỉ có cầu nguyện hay khấn nguyện đúng chánh pháp và bản hoài chư Phật là cầu nguyện Phật gia hộ thân tâm thường lạc, tăng trưởng từ bi, tín tâm bồ đề kiên cố, tinh tấn tu học Phật pháp, thuận duyện gặp thầy lành bạn tốt, đời đời gặp chánh pháp.
Tiểu Lục thần Phong
(Ất Lăng thành, 0123)
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.36.9 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập