Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận giáo dục »» Xem đối chiếu Anh Việt: Đạo Phật cho thế hệ thứ năm »»

Tiểu luận giáo dục
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Đạo Phật cho thế hệ thứ năm

Donate

(Lượt xem: 8.342)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:



Đạo Phật cho thế hệ thứ năm

Thế hệ thứ 5 (GEN Z) là ai?

Cứ mỗi 100 năm, có những lớp người độ tuổi khác nhau cùng chung sống dưới ánh mặt trời. Ngày xưa, thuở “thất thập cổ lai hy” (70 tuổi xưa nay hiếm) tuổi thọ con người bị giới hạn nên gia đình nào – như gia đình ông Dương Diên Nghệ được vua ban thưởng trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư – ba đời còn sống bên nhau là đã hạnh phúc lắm rồi!

Ngày nay, tuổi thọ càng tăng, có 5 thế hệ cùng đang sống là tình trạng bình thường, Đông Tây nơi nào cũng có. Thế hệ trẻ nhất ngày nay được các nhà lịch sử, xã hội, tâm lý, kỹ thuật, giáo dục… tạm liên hệ với nhiều tiêu chuẩn cùng phẩm chất tương ứng và tương đối, đặt cho cái tên là “Thế hệ Z” (Gen Z generation – cái tên được cộng đồng ngôn ngữ quốc tế bình chọn đa số trong nhiều tên khác nữa).

Thời gian và tuổi tác GEN Z được phân định như sau:

Sinh từ 1928-1945 - Tuổi 76-93: Silent ………....... Thế hệ Tiền Chiến
Sinh từ 1946-1964 - Tuổi 57-75: Boomers ……….. Thế hệ Chiến tranh Việt Nam
Sinh từ 1965-1980 - Tuổi 41-56: Generation X ..... Thế hệ X
Sinh từ 1981-1996 - Tuổi 25-40: Millennials (Y)... Thế hệ Thiên niên Kỷ (Thế hệ Y)
Sinh từ 1997-2012 - Tuổi 09-24: Generation Z …. Thế hệ Z (Thế hệ Thứ Năm)

Đông cũng như Tây, dẫu gọi bằng tên gọi nào cũng được, nhưng vẫn có chung sự xác định rằng, “Gen Z” là thế hệ đàn em trẻ nhất của 5 thế hệ đang cùng chung sống trên hành tinh này. Khái niệm “thế hệ” còn được các học giả tôn giáo mở rộng thêm nhiều thế hệ khác nhau – chưa sinh hay đã chết: như ngày Tết có “đa hệ đồng đường” và tương lai có thế hệ Alpha… – mang tính biểu tượng của triết lý và dự phóng hơn là thực tại nhân sinh (như trong Tâm Sự Đầu Năm của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ).

Trong thực tế xã hội và giáo dục, tính cách điển hình của thế hệ Z cũng có đồng thời mặt mạnh, mặt yếu; phản ứng tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực: Thế hệ Z được trang bị một kiến thức tổng quát và chuyên môn từ tuổi măng non thông qua nguồn thông tin đại chúng phát tán trên các phương tiện và thiết bị điện tử, trang mạng xã hội. Tầm nhìn cũng như địa bàn kết nối với bạn bè và cộng đồng của thế hệ Z do đó, được phát huy và mở rộng theo khuynh hướng toàn cầu hóa. Đối với tương lai, thế hệ Z có viễn kiến, dám dấn thân và đầu tư, phát huy tinh thần sáng tạo và chịu trách nhiệm về sự thành bại của bản thân mình. Thế hệ Z có động cơ và khả năng tiếp cận với nhiều lĩnh vực chuyên môn và trải nghiệm nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ tri thức đến thực tế, thế hệ Z năng động và độc lập về học cũng như hành; về nếp sống gia đình cũng như tương tác xã hội.

Về mặt tiêu cực: Thế hệ Z vừa là chủ nhân và cũng vừa là nạn nhân của phương tiện chữ số và điện tử nên hệ lụy tất yếu là thường xuyên, đam mê và bị gắn chặt với những trò chơi, đam mê sinh hoạt với các phương tiện điện tử như vi tính, điện thoại thông minh, TV, Ipad… Do đó càng ngày thế giới của thế hệ Z càng trở nên tách rời với người thân, gia đình và xã hội; vừa độc lập nhưng cũng vừa vị kỷ. Có nhiều trường hợp lớp trẻ thế hệ Z trở thành kẻ mang tâm bệnh “cực đoan vị kỷ” (extreme egoism) tách rời, khước từ hay thậm chí chống lại phụ huynh, gia đình và xã hội. Trường hợp tiêu cực nhất là tự tử, điên loạn, nghiện ngập, bỏ nhà ra đi hay trở thành tội phạm xã hội.


Thế hệ Z với tôn giáo và đạo Phật


Trong bài ghi nhận về cuộc hội luận của Liên Phật Hội một tuần trước đây, người viết đã nhấn mạnh về thế hệ Thứ Năm này rằng:

Thế hệ Z là lớp đàn em, con cháu sinh từ năm 1996 trở đi (theo cách phân định của PEW). Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử với kỹ thuật số ngay từ nhỏ. Thế giới bao la như vô tận và biến hiện trong từng chớp mắt của phương tiện truyền thông điện tử. Vô số những trang mạng truyền thông xã hội như Facebook, Youtube, Twittter, Instagram, Google… đến mạng Internet rộng lớn đã đưa thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị từng giây trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải cần sách vở, thư viện, tìm kiếm tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ phi thuyền, máy bay trong khi thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe máy, xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi mặt: số lượng, chất lượng, lối sống và nếp nghĩ…

Thế hệ Z với đời sống tâm linh, tôn giáo có những nét tương đồng giữa hai khung cảnh xã hội Đông và Tây. Điều này cũng dễ hiểu bởi những sự kiện xảy ra được thông tin trên toàn thế giới gần như đồng thời. Ngày nay tốc độ thông tin thực tế – có vẻ như nghịch lý trong nếp nghĩ của thế hệ đàn anh – khi người ở phía tối của địa cầu (Mỹ) biết những cơn thiên tai, bão lụt hay phản ứng chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn tiến tại phía sáng trái đất (Việt Nam) trước cả người đang ở tại địa phương thông qua nhiều nguồn thông tin trực tiếp “live stream”.

Trong cuộc khảo sát và thăm dò dư luận của PEW (Pew Research Center) năm 2020 thì tuổi trẻ (từ khoảng 5 đến 10 tuổi) ở Mỹ, có đến 60% đi theo phụ huynh đến các chùa viện tôn giáo, nhưng đến tuổi “teen” (teenager: 13-19… thirteen – nineteen) thì con số giới trẻ đến chùa giảm dần còn 30%. Tuổi trẻ Việt Nam trong và ngoài nước thế hệ Z cũng không phải là trường hợp biệt lệ. Sự phân tích là lý giải về hiện tượng “thoái trào” của lòng tin và thái độ dấn thân vào nẻo đạo; về niềm tin và sinh hoạt tôn giáo của tuổi trẻ là một phản ứng có điều kiện chẳng có gì khó hiểu về cả hai khía cạnh chủ quan và khách quan. Đây rõ ràng là kết quả sự phát triển không đồng bộ của cây hoa bộc phát trong cái chậu sành giới hạn: Chủ quan sinh động và khách quan đứng yên hay ngược lại. Đây cũng có thể là hình ảnh biểu tượng của thế hệ Z đâm chồi nẩy lộc bộc phát giữa chậu sành tôn giáo đứng yên!

Tầm mắt bao la cần một chân trời vô tận. Cuộc chấn hưng Phật giáo thời 1950 đòi hỏi viễn kiến tổng hợp và hài hòa từ thời 1945. Xung quanh một Cư sĩ đại thiện tâm Lê Đình Thám đòi hỏi sự tương tác của hàng tu sĩ, nhân sĩ, văn nghệ sĩ hào hiệp đương thời. Trong im lặng hay vọng ngôn phải cần có tiếng nói Viên Âm. Giữa lúc thế giới truyền thông huyên náo và lạm bàn “tượng pháp” đang diễn ra giữa thời hiện đại, cũng cần lời thỉnh vấn khiêm cung giữa đời và đạo.

Trong cuộc đối đầu giữa chánh đạo và rối đạo, vàng thật và vàng giả, chánh pháp và tượng pháp… tất nhiên chung cuộc đại nghĩa sẽ thắng gian tà; nhưng vấn đề trước mắt là quá trình tương tranh, tương thủ và tương thuận của hai thế lực chánh tà sẽ kéo dài bao lâu. Thế hệ thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy, thứ Tám… chăng? Diễn đàn Liên Phật Hội đang cố gắng đi những bước “rất thăm dò”. Những cuộc hội luận chập chững và khiêm tốn của các tu sĩ, cư sĩ và đại chúng Phật giáo Việt Nam và liên châu trên mạng lưới điện tử là một sự thăm dò gieo duyên đáng khích lệ.


Diễn đàn Liên Phật Hội


Diễn đàn Liên Phật Hội cùng với khoảng 30 trang mạng toàn cầu có nội dung và khuynh hướng Phật giáo khác đang vận dụng phương tiện tuy có ít nhiều khác nhau về quy mô và kỹ thuật nhưng song hành và tiến gần cùng mục đích: Góp phần chấn chỉnh, xây dựng, phát huy và hoằng dương Chánh Pháp. Tuy “phương tiện tùy duyên”, linh hoạt khế cơ và vững trụ khế lý, tiếng nói chung của các trang nhà hướng Phật đều có chung một định hướng là cố gắng trao truyền những hương hoa Phật lý đến đại chúng và thế hệ kế thừa. Là thế hệ Gen Z, thế hệ Alpha hay là thế hệ thứ Năm, thứ Bảy… thì cũng đều là hình ảnh và đối tượng tương lai của đạo Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Thế hệ đàn em đang cần đến thế hệ đàn anh, thông qua “Thế Hệ Bắc Cầu” gồm những bậc tu sĩ đóng vai cố vấn giáo hạnh hoặc lớp đàn anh, đàn chị đóng vai phụ huynh hay huynh trưởng – không còn trẻ và chưa quá già – để có thể hiểu cũng như chia sẻ kiến thức, niềm tin và tâm nguyện với thế hệ trẻ nhất đang từng bước đóng vai trò trách nhiệm và lãnh đạo xã hội.

Trong cuộc sinh hoạt thỉnh vấn và hội luận vào Thứ Bảy ngày 27-2-2021 vừa qua của Diễn đàn Liên Phật Hội, Thượng tọa Thích Từ Lực - Viện chủ Tu viện Phổ Từ, Cư sĩ Trần Trung Đạo, Cư sĩ Phan Trung Kiên, Cư sĩ Trần Kiêm Đoàn, tuy khác nhau về thế hệ cũng như vị thế về đời, về đạo, nhưng đã có khuynh hướng khá chung nhất trong đề tài “Đạo Phật và thế hệ trẻ”. Các tham dự viên và thảo luận viên đều đồng ý rằng, trong tiến trình hướng về tương lai Phật giáo, trọng tâm hàng đầu vẫn là tâm nguyện đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ nói chung và Gia đình Phật Tử nói riêng.

Cũng trong nội hàm Phật Giáo và Tuổi Trẻ, tâm thư Tâm Sự Đầu Năm của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã được giới thiệu và trưng dẫn như một nguồn suối tinh thần hỗ trợ cho khuynh hướng chung là mối quan tâm về Đạo Phật và Tuổi Trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, sự tương tác của những thế hệ điện tử, hoàn cảnh đại dịch Covid-19 và khung cảnh dự phóng văn hóa xã hội hậu đại dịch.

Có thể hình dung và ví von như rằng, vấn đề tôn giáo và tuổi trẻ đã được đặt ra rõ ràng, hợp lý tương tự như con người đã thấy được Corona-virus là nguyên nhân của Covid-19 nhưng giải pháp then chốt để giải quyết vấn đề vẫn là cần có Vaccine làm thuốc chủng ngừa.

Xưa nay, trong lĩnh vực nhân văn và tinh thần, người ta vẫn thường nhấn mạnh “vaccine” rất cũ mòn để đối trị là: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Giải pháp đối trị này, nếu muốn khỏi trở thành một câu bùa chú rỗng tuếch thì phải cần đến “vaccine nhân hòa”. Thực trạng Phật giáo Việt Nam đang phân hóa; muốn hóa giải phân hóa phải cần Nhân Hòa trước hết. Bản thân kẻ đang viết những dòng này đã được chích ngừa vaccine Pfizer lần thứ hai, nhưng nỗi ưu tư vẫn còn nguyên trước mắt vì 90% người xung quanh vẫn chưa có đủ vaccine. Hạnh phúc đâu phải là một mình. Cao siêu quá sợ xa vời thực tế; xa xôi quá sợ lạc đường; chỉ đơn sơ và mộc mạc tìm về nguyên lý Lục Hòa của đạo Phật cũng có thể vận dụng làm chỗ dựa của phẩm cách và tinh thần đối trị với tình trạng phân hóa nội bộ Phật giáo hiện nay. Vaccine có sẵn rồi, nhưng phải cần ghi danh làm hẹn và rồi còn phải trạch vai, cúi xuống thấp để được tiêm chủng. Lục Hoà cũng thế. Riêng mình hòa chưa đủ. Cần cúi xuống thấp, kiên nhẫn đợi chờ đại chúng đồng hòa mới mong có niềm hạnh phúc hòa hợp của mỗi người vì mọi người và ngược lại.

Sacramento, tuần Nguyên Tiêu 2021

Trần Kiêm Đoàn


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Giải thích Kinh Địa Tạng


Bhutan có gì lạ


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.141.69 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...