Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Ăn chay thế nào cho đúng »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ăn chay thế nào cho đúng »»
Trong vấn đề tu tập, ăn chay là vấn đề đầu tiên mà hàng phật tử xuất gia hay tại gia đều phải thực hành trước tiên. Ăn chay có hai nghĩa là ăn chay thân hành và ăn chay ý hành.
Ăn chay thân hành là khẩu hành thuộc thân, mình ăn những món ăn thanh tịnh là rau, củ, quả...là những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Không ăn thịt cá...những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Qua đó tăng trưởng lòng từ bi đối với các loài động vật, vì đã là vật thì ai cũng tham sống sợ chết như nhau, cũng vì do nghiệp mà đầu thai luân chuyển qua lại, ăn vật há có khi ăn họ hàng ta cũng có thể. Chúng ta thử nghĩ khi mình đứt ngón tay chảy máu, máu đó cũng đỏ như máu vật và ta cũng cảm thấy đau đớn thì thử hỏi con vật bị cứa cổ, cắt tiết, nhổ lông, xẻ thịt đau đớn như thế nào. Những gì mình không muốn thì mình đừng làm với kẻ khác thì xã hội tốt đẹp biết bao, tình thương chan hòa khắp muôn nơi, khổ đau bị đẩy lùi phiền não giảm. Vì vậy đã là phật tử phải lấy ăn chay làm pháp thực để tăng trưởng lòng từ bi ngõ hầu giải thoát khổ lụy trần lao, giải thoát luân hồi nghiệp báo.
Lúc đầu khi đức Phật vừa giác ngộ, truyền pháp Tứ Diệu Đế cho bốn anh em Kiều Trần Như rồi thành lập đạo Phật giáo hội từ đó ra đời. Nhưng do điều kiện chủ quan khách quan, Đức Phật cho phép các đệ tử được khuất thực ăn được món mặn thịt cá. Nhưng phải là thứ thịt thanh tịnh đó là thịt đó không phải do mình bảo người nấu, không bảo người giết để nấu cho mình ăn, không thấy người giết vật lấy thịt trước mắt mình, khất thực tùy duyên họ cho gì mình lấy đó, họ ăn gì thì mình được ăn vậy. Những điều đó làm cho tín đồ phật tử tại gia đỡ rất nhiều phiền hà cho họ. Lại nữa, những thứ thịt thanh tịnh không phải do thịt thanh tịnh mà do tâm thanh tịnh mà có thịt thanh tịnh, ăn với tâm không mong cầu, tâm không tham đắm, tâm không luyến tiếc, tâm không sân hận, tâm không si thì những gì ăn vào đều thanh tịnh. Lại không thấy vật bị giết thì tâm không khởi động niệm, từ đó tâm từ bi mới lập an thân khẩu ý. Nhưng càng về sau khi duyên hội đủ, Đức Phật bảo nên ăn chay, vì ăn thịt thì ảnh hưởng việc thành tựu tu hành. Vì tu hành là chuyển tham, sân, si thành giới, định, tuệ. Mà thịt của các con vật bị giết có uất khí, oán khí, nộ khí, bi khí, hoảng khí, bế khí...nếu ăn vào thì các khí xấu dần dần tích chứa, gây nên bệnh tật thêm tham, sân, si mà thôi. Còn ăn các thực phẩm từ thực vật thì do thực vật hấp thụ thanh khí và địa khí nên tốt cho người tu hành đạo pháp.
Đó là chúng ta mới hiểu thế nào là ăn chay theo thân hành khẩu ăn chay. Còn ý hành ăn chay là "ăn" những kiến thức trí huệ về Vô Thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt. Về tứ diệu đế, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên, lục độ, thiền định, trí huệ giải thoát, giải thoát tri kiến...
Ăn chay ý hành là những ý nghĩ chân chính xuất phát từ bổn tâm chân thực ngõ hầu đưa tới giải thoát an ổn thân tâm. Chay là thanh tịnh, ăn chay là ăn những gì thanh tịnh. Tâm không động niệm nơi cảnh thì ngay tại lúc đó bổn tâm chân thực, bổn tánh diệu dụng phát khởi thì giải thoát hiện tại. Sự an ổn nơi tâm do tâm không chấp vọng niệm mà có, ăn chay ý hành nhập tâm không. Tâm không là tâm chân thực thanh tịnh giải thoát.
Thiết nghĩ hàng phật tử xuất gia cũng như tạo gia ăn chay phải ăn chay cho đầy đủ, thì đạo mới mong sáng tỏ, ngõ hầu giải thoát tự thân và giúp tha nhân tha vật.
Ăn chay là thiện nghiệp
Phát khởi từ bi tâm
Khẩu chay ý thanh tịnh
Đạo hành yên an bình.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.101.51 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập