Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tự tại trong tất cả các pháp »»

Tiểu luận Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Tự tại trong tất cả các pháp

Donate

(Lượt xem: 7.141)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Tự tại trong tất cả các pháp

Tỳ-kheo Pháp Tạng do tu đại hạnh Phổ Hiền mà tích lũy vô lượng vô biên công đức, thành tựu trọn vẹn hết thảy các pháp tu công đức một cách viên mãn, nên đối với hết thảy sự vật trong pháp giới, Ngài đều được tự do dung thông, không có chướng ngại, nên trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn nồng nhiệt khen ngợi Ngài là “đối tất cả pháp, thường được tự tại.”

Chúng ta phải biết, chỉ có chư Phật Thế Tôn mới là đấng pháp vương, tự tại vô ngại đối với tất cả pháp. Thế mà nay Đức Thế Tôn lại dùng câu “đối tất cả pháp, thường được tự tại” để khen ngợi Tỳ-kheo Pháp Tạng trong lúc còn đang tu nhân thì thật là một lời khen ngợi tột bực. Lời khen ngợi này của Đức Thế Tôn đã chỉ rõ cho chúng ta thấy công đức của Tỳ-kheo Pháp Tạng lúc ấy sánh ví ngang hàng với công đức của chư Phật rồi!

Ngoài ra, chữ “tự” có nghĩa là Tự tánh hay Tự tâm. Cho nên, chữ “tự tại” ở đây cũng ngầm nêu ra huyền chỉ sâu kín rằng: “Thấy rành rẽ Tự tánh chính là hành thâm Bát-nhã.” Do vì Bồ-tát có trí tuệ vô ngại thấu rõ Tự tánh nên các Ngài mới có khả năng chiếu phá ngũ uẩn, thoát ra khỏi hết thảy khổ ách và được gọi là Quán Tự Tại Bồ-tát. Ðây mới chính là ý nghĩa thật sự của câu “đối tất cả pháp, thường được tự tại.” Tỳ-kheo Pháp Tạng tuân tu theo lời chỉ dạy của Thế Gian Tự Tại Vương Phật mà được cái quả báo là “đối tất cả pháp, thường được tự tại;” tức là Ngài lấy tự tại làm nhân, rồi lại lấy tự tại làm quả. Do vì nhân quả hiển hiện đồng thời như nhau, không sai khác, nên Ngài thành tựu trọn vẹn hết thảy các pháp tu công đức một cách viên mãn; đó chính là Bốn Mươi Tám Đại Nguyện và cũng tức là pháp trang nghiêm Tịnh độ, pháp nhiếp thủ chúng sanh, pháp trang nghiêm Pháp thân v.v…

Vì pháp giới vốn là vô lượng vô biên, nên Tỳ-kheo Pháp Tạng phải dùng vô lượng tâm, phát ra vô lượng nguyện, khởi lên vô lượng hạnh, mà không hạnh nào chẳng tương xứng với Chân như pháp giới. Mặc dù chúng sanh vô lượng, cõi nước vô lượng; thế mà Tỳ-kheo Pháp Tạng đều có thể tùy thuận hết thảy chúng sanh, trải qua vô lượng kiếp nhập vào vô số hằng sa cõi Phật, dùng vô lượng hạnh hải để nghiêm tịnh những cõi nước ấy, độ thoát vô lượng chúng sanh; nhưng thật ra chẳng thấy có cõi Phật để nghiêm tịnh, cũng chẳng thấy có chúng sanh để độ. Đấy là do vì Tỳ-kheo Pháp Tạng thấu rõ, pháp giới chính là phi pháp giới, nên bi trí cùng dung hội, lý sự vô ngại; do vậy, kinh mới bảo là Ngài “đối tất cả pháp, thường được tự tại.” Câu “đối tất cả pháp, thường được tự tại” cũng có ý rằng, Tỳ-kheo Pháp Tạng thành tựu viên mãn vô lượng vô biên các pháp tốt lành tối thượng. Hết thảy các pháp ấy đều được thâu tóm gọn lại trong Bốn Mươi Tám Nguyện một cách viên dung, tự tại vô ngại để thành tựu quả giác của Thế Gian Tự Tại Vương Phật.

Do vì kinh Vô Lượng Thọ của A Di Đà Phật là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa, nên Đức Thế Tôn bảo: “Ở chỗ hay biết đều không phải do ngôn ngữ phân biệt.” Nói cách khác, do vì kinh pháp này của A Di Đà Phật được coi là Kim Cang Vương bảo kiếm dùng để chặt đứt hết sạch những suy lường, kiến giải, phân biệt chấp trước của chúng sanh, nên Đức Thế Tôn dạy người thọ trì kinh này phải biết dùng tâm tự tại vô ngại trong tất cả các pháp, chẳng thể dùng cái tâm suy lường, phân biệt mà hiểu được nổi chân thật nghĩa hàm chứa trong kinh. Do vậy, nếu ai muốn thâm nhập vào tạng pháp của A Di Đà Như Lai thì phải dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm xa lìa hết thảy vọng tưởng, phân biệt chấp trước mới có thể giải chân thật nghĩa của kinh này, cũng tức là thấu rõ Phật trí và Phật tâm.

Phẩm Phước Huệ Được Nghe của kinh này nói: “Biển trí huệ Như Lai sâu rộng, Chỉ Phật cùng Phật mới hay biết; Thanh văn ức kiếp suy Phật trí, Ðem hết thần lực chẳng thể lường;” ý là: Hành nhân phải dùng trí huệ vô tướng (Bát-nhã vô tri) mới hiểu nổi pháp này. Phàm phu, Nhị thừa chưa đoạn được tâm phân biệt chấp trước thì chẳng thể hiểu nổi kinh pháp này của Như Lai. Vậy, nếu chúng ta ngày đêm không ngừng an trụ tâm mình trong kinh này với tâm thanh tịnh rỗng lặng, tâm chẳng phân biệt chấp trước thì ắt sẽ mau chóng được Nhất Thiết Chủng Trí Trí, thấu rõ Phật trí và Phật tâm, rồi từ đó thành tựu quả giác của A Di Đà Phật, cũng giống như A Di Đà Phật do nương vào quả giác của Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai mà thành tựu quả giác này.

Kinh Pháp Hoa nói, chư Phật chỉ vì một đại sự nhân duyên là khai mở, chỉ bày Phật tri kiến nhằm khiến cho chúng sanh giác ngộ và chứng nhập tri kiến Phật, nên mới xuất hiện trong đời. Vì thế, những điều mà Phật khai thị trong kinh này đều là tri kiến của Phật, rất khó hiểu nổi bằng cái tâm phân biệt chấp trước, nên kinh mới nói: “Chỉ có Phật với Phật mới biết được.” Thế nhưng, nếu nói như vậy, chẳng lẽ việc Phật thuyết kinh này không thật sự mang lại lợi ích cho chúng sanh? Tuy nói rằng giáo pháp này chỉ có Phật với Phật mới biết nổi. Nhưng vì Phật muốn chúng sanh cũng có thể lãnh hội nổi tri kiến của Phật, nên Ngài ứng theo cơ nghi của mỗi chúng sanh mà dùng vô số phương tiện, vô số nhân duyên, vô số lời lẽ, thí dụ, hình ảnh, quang minh, âm thanh, mùi hương v.v... để diễn thuyết các pháp khó thể dùng tâm suy lường, phân biệt để hiểu được, khiến cho hết thảy chúng sanh đều được hiểu.

Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật nói: “Ở chỗ hay biết đều không phải do ngôn ngữ phân biệt” và “người hay nói pháp cũng khó mở bày, vững chắc tin sâu thời cũng khó gặp.” Phật bảo, đối với kinh giáo này, đối với một đại sự nhân duyên này, người giỏi nói pháp cũng phải dứt bặt ngôn ngữ, tâm hành cũng lặng bặt. Bởi do chúng sanh vướng mắc trong tình chấp, kiến giải nên thường luôn khởi tâm động niệm, phát sanh vọng tưởng phân biệt; cho nên tuy rằng Phật đã dùng đủ các thí dụ, lời lẽ, phương tiện v.v... để lý luận giải thích, nhưng chúng sanh đối với tri kiến của Phật vẫn cứ như điếc như đui, chẳng thể thật sự thấu hiểu nổi. Do không hiểu nổi nên sanh lòng hủy báng, chê bai, chẳng thể hâm mộ kinh điển của Phật. Vì vậy, đối với chỗ thâm mật bí yếu của kinh này, Phật bảo chúng sanh như người mù đi trong đêm tối.

Thật vậy, nếu nói ra được cái “Như Như” của pháp môn Niệm Phật thì ý nghĩa chân thật của nó đã sớm bị biến mất rồi! Thật là chẳng thể dùng lời lẽ nào để diễn tả cho nổi; cũng chẳng thể dùng cái tâm sanh diệt của chúng sanh để suy xét, phân biệt mà thấu hiểu được nổi quả giác của Ngài Pháp Tạng Đại sĩ. Bởi vì diệu quả Pháp thân cứu cánh của Ngài Pháp Tạng chỉ có Như Như trí với Như Như trí trí mới lãnh hội được, nên phàm tình chúng sanh dẫu nói năng cũng chẳng biết được, không nói năng cũng chẳng biết được, phân biệt cũng không biết được, không phân biệt lại càng thêm không biết được. Vì vậy, chúng ta chỉ phải biết cúi đầu, chắp tay, quy y chiêm ngưỡng, y giáo phụng hạnh mà thôi.

Cổ đức thường nói: “Kinh là do Phật nói, lý giải là do Bồ-tát làm.” Vì sao? Vì Phật nói một chữ, một câu, người đời nghe xong rồi chẳng hiểu gì hết, nên Bồ-tát phải thường thị hiện ở thế gian để giải thích những lời Phật dạy. Lại nữa, vì căn tánh, sở thích và trình độ lý giải của con người có vô lượng sai biệt; cho nên một chữ, một câu mà Phật nói ra đều được hiểu khác nhau theo tâm ý thức riêng của mỗi người. Tuy Phật nói ra vô lượng pháp sai biệt như thế, nhưng quy chung cũng chỉ vì muốn phá trừ vọng thức của chúng sanh, khai mở trí huệ vô tướng vốn có sẵn trong Như Lai Tạng Tánh của từng mỗi chúng sanh. Kinh Kim Cang nói: “Đức Như Lai chưa hề nói một lời.” Hòa thượng Tịnh Không cũng bảo: “Đức Như Lai chẳng hề phát ra một ý nghĩ nào cả.” Vậy, nếu người chân thành học Phật để đi đúng trên con đường chánh đạo thì phải buông xả hết thảy những suy nghĩ, kiến chấp, danh tướng khởi sanh ra từ vọng tâm phân biệt của mình, để cho tâm mình được rỗng lặng, thanh tịnh, bình đẳng mà hòa nhập với Phật tâm, thì tự nhiên sẽ hiểu rõ chân thật nghĩa của Như Lai.

Kinh Pháp Hoa nói: “Phật pháp Tiểu thừa bảo thủ, Phật pháp Đại thừa khai mở; thời kỳ Mạt pháp nên hoằng dương Đại thừa.” Vì sao kinh Pháp Hoa lại bảo phải hoằng dương Đại thừa trong thời Mạt pháp? Lý do là trong thời Mạt pháp, người thông thường không rõ pháp Đại thừa, thường hay phân biệt chấp trước nên rất dễ bị ma chướng chiêu tập. Nguyên nhân chủ yếu chính do họ thích thần thông, thích cảm ứng, thích tìm hiểu những cảnh giới tâm linh kỳ lạ như các cõi âm, cảnh giới của trời, của ma quỷ v.v. Ma cũng có thần thông và thường hay thích phô trương thần thông để thị oai. Chư Phật, Bồ-tát đương nhiên cũng có thần thông, nhưng vì các Ngài sợ chúng sanh bị lẫn lộn giữa Phật và ma, không phân biệt rõ ràng cái nào là chánh pháp, cái nào là ma pháp, nên chư Phật, Bồ-tát chỉ dùng cách thuyết giảng kinh Đại thừa để cứu độ chúng sanh; còn đối với thần thông cảm ứng, các Ngài tuyệt nhiên không đề cập đến. Vậy, những cảm ứng với Phật, Bồ-tát có thật không? Đương nhiên là có thật, nhưng chỉ có những người thật sự có đầy đủ ba thứ trí tuệ Bát-nhã, phước đức và và bổn tâm thanh tịnh thì mới có nhân duyên được cảm ứng đạo giao với chư Phật, Bồ-tát. Do đó, chúng ta học Phật pháp Đại thừa là để có Bát-nhã, chúng ta hành Lục độ là để tăng trưởng phước đức, chúng ta niệm Phật là để có tâm thanh tịnh; ba thứ tư lương này sẽ giúp chúng ta được gặp Phật, nghe chánh pháp làm tăng thượng duyên, mau chứng đạo quả mà không bị lầm lẫn rơi vào đường ma.

Ngày nay, người học Phật thường hay suy nghĩ đo lường, phân biệt chấp trước, nên có những thái độ nghiêm túc cứng ngắt. Do tâm chẳng tự tại trong các pháp thế gian và xuất thế gian nên rất khó tiếp thu nổi pháp Đại thừa. Vì người hiện đại rất thích hoạt bát, rất thích lý luận, nên việc giảng kinh thuyết pháp thường phải linh hoạt, cởi mở, không nên chấp cứng vào bất cứ một pháp phương tiện nào mà lầm lạc ra khỏi pháp ba không “Không, Vô tướng, Vô tác” của Đại thừa. Người thời nay càng chấp tướng bao nhiêu thì pháp Vô tướng Vô vi càng cần phải được nói để giúp họ phá trừ tâm chấp trước; có như vậy mới có thể đem lại lợi ích thật sự cho tất cả chúng sanh trong thời hiện đại. Thật vậy, nếu người đời chẳng thể buông bỏ tâm phân biệt chấp trước mà pháp Vô tướng Vô vi lại không được thuyết giảng, thì làm sao họ có thể biết được Phật có phương pháp để cứu chúng sanh liễu sanh thoát tử.

Hoàn cảnh xả hội hiện đại rất phức tạp, sự cám dỗ của ngũ dục lục trần, công danh quyền lợi rất nhiều, khiến người tu hành không thể xác thực được mục đích tu hành của mình là để giác ngộ Tự tâm, để đạt được bổn tâm thanh tịnh vô nhiễm, nên họ rất dễ bị những ma sự và cảnh giới bên ngoài cám dỗ. Nếu như người tu đạo không có trí huệ biết rõ, không có định lực thâm sâu và đạo tâm kiên cố, thì sẽ rất dễ dàng bị thoái chuyển nơi Phật đạo chân chánh và bị lạc vào trong cảnh giới của ma. Vì vậy, chúng ta phải nhớ kỷ những lời giáo huấn của chư cổ đức: “Thường luôn cẩn trọng lời nói, hành vi; chú ý giữ gìn tâm thanh tịnh của mình.”

Đức Phật bảo: “Phật pháp không ngoài thế gian giải.” Phật thị hiện trong thế gian với mục đích là để mở sáng chánh đạo Vô thượng Bồ-đề, nhằm ban bố cho chúng sanh những lợi ích chân thật trong đời này cho đến muôn đời sau nữa. Cho nên, Phật pháp không rời thế gian pháp, đạo Phật phải lấy văn hóa, chánh trị, xả hội và tập tục thế gian làm cơ sở để kiến lập Phật pháp. Nếu người học Phật không thông rõ hiện tình của thế giới, đất nước và xả hội mà mình đang sống, thì sao có thể gọi là chánh giác tri?

Phật nghĩa là chánh giác tri; tức là chánh mà chẳng tà, giác mà chẳng mê. Do đó, người hoằng dương kinh giáo của Phật phải có hai thứ tư lương: “đức hạnh” và “học vấn.” Người bất tri bất giác sẽ biến Phật pháp thành ma pháp, khiến Phật pháp bị suy đồi và mau chóng bị tận diệt. Nói cho rõ ràng hơn, người có học vấn mà không có phẩm hạnh sẽ dễ dàng đi theo tà tri tà kiến, khiến chánh pháp của Phật trở thành tà pháp. Ngược lại, người chỉ có đức hạnh mà không có học vấn, thường hay sanh tâm tham lam, tự tư tự lợi, nên không thể đem Phật pháp hoằng dương rộng rãi, quảng độ chúng sanh. Do vậy, người phát tâm giảng kinh hoằng pháp, kế tục huệ mạng Như Lai thì phải có đầy đủ hai thứ “đức hạnh” và “học vấn” bổ sung lẫn nhau; tức là cả hai thứ “giải” và “hạnh” phải đều coi trọng và tương hợp với nhau.

“Giải” là trí tuệ hiểu rõ chân tướng của sự thật trong cuộc sống đời thường, biết cách cư xử khiêm tốn, nhường nhịn, biết phân biệt được đúng sai, thiện ác, thật giả, chánh tà v.v... trong tất các pháp sở hữu của thế gian; cho nên Phật mới nói: “ Phật pháp không ngoài thế gian giải.” Người tu pháp Đại thừa tâm thường an trụ vô vi, nhưng lại chẳng bỏ hữu vi, thì mới có thể thích hợp với Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa đế. Vì họ có thể dung hợp các pháp thế gian và xuất thế gian với nhau một cách tự tại vô ngại, nên kinh ghi: “Ðối tất cả pháp, thường được tự tại.” Xưa nay, Phật môn vốn thường dùng rất nhiều phương tiện thiện xảo khác nhau để diễn giải nghĩa lý thâm sâu mà ngôn ngữ phân biệt thông thường của người thế gian khó thể dùng để nói rõ ràng được. Những phương tiện pháp này thường là những ví dụ, hình ảnh, thơ ca, âm điệu v.v... để biểu pháp. Người tu Bồ-tát đạo chỉ cần tùy theo sở trường của mình mà cống hiến, phát huy, tinh tấn tu học, tinh tấn hành đạo, đều có thể đem lại lợi ích cho chúng sanh.

“Hạnh” là trong cuộc sống hằng ngày và trong việc tu học hoặc hoằng pháp lợi sanh, chúng ta phải hết sức thận trọng, không nên khởi tâm phân biệt chấp trước đối với những người bất đồng quan niệm, bất đồng pháp môn, bất đồng đạo giáo v.v... mà gây ra những sự mâu thuẩn xung đột, phá hòa hợp tăng. Chư cổ đức thường nói: “Lễ chi dụng, hòa vi quý;” nghĩa là công dụng của lễ là lấy “hòa” làm trọng. Bất luận là trong một đoàn thể lớn hay nhỏ, chúng ta đều phải lấy “nhân sự hòa thuận” làm trọng thì đoàn thể ấy mới mong có được sự hòa bình và hưng vượng. Nếu ai không khắc phục được nổi tâm phân biệt chấp trước thì chắc chắn những thói hư tật xấu của mình sẽ nổi lên đầy rẫy, làm phá hoại sự hòa hợp của đại chúng. Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương lấy hạnh “lễ kính chư Phật” làm đầu; cũng phải nên biết chữ “chư Phật” ở đây chỉ cho tất cả Phật trong các thời quá, hiện, vị lai; tức là bao gồm hết thảy Phật và chúng sanh, chớ chẳng phải chỉ riêng chư Phật đã thành. Cho nên, chúng ta đã phát tâm học Phật, tích lũy công đức, thì cũng phải biết lấy “lễ chi dụng, hòa vi quý” làm nền tảng của đức hạnh.

Do vì người tu hạnh Phổ Hiền phải lấy việc “thỉnh chuyển pháp luân” làm trọng, mà trong công việc “thỉnh chuyển pháp luân” thì việc giảng kinh hoằng pháp là thiết yếu nhất. Người giảng kinh hoằng pháp thì phải có đức hạnh và phước báo, bởi vì nếu có biện tài nói pháp mà không có đức hạnh và phước báo thì như cổ đức nói: “Thông minh trái lại bị thông minh làm hại.” Do vậy, khi chúng ta chưa có đủ đức hạnh và phước báo thì chỉ nên giảng kinh hoằng pháp một cách ẩn mật trong một phạm vi nhỏ hẹp mà thôi; chớ nên có ý phan duyên quá mức mà tự gây hại lấy mình. Khi nào, phước báo của mình tăng trưởng thì việc giảng kinh hoằng pháp sẽ tự nhiên được thành lập trong phạm vi lớn hơn. Thế nào là phan duyên? Phan duyên là tạo tác do từ vọng niệm phát khởi, khiến mình chẳng được tự tại trong hết thảy các pháp thế gian lẫn xuất thế gian. Nói một cách nôm na là chuyện nhà không lo xong mà chuyện đạo cũng chẳng thành tựu; trong ngoài đều bất ổn thì làm sao có thể gọi là tự tại trong hết thảy các pháp?




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


Em Là Vì Sao Sáng


Nghệ thuật chết


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.220.199 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...