Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 18 - năm 2024 »»
Trong bài chia sẻ Phật pháp lần thứ 18 hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về chánh tinh tấn (正精進), phần thứ sáu trong bát chánh đạo, có nghĩa là nỗ lực tinh cần một cách chân chánh.
Trong các phần trước, chúng ta đã hiểu được thế nào là thấy biết chân chánh (chánh kiến), suy nghĩ chân chánh (chánh tư duy), nói năng chân chánh (chánh ngữ), hành vi chân chánh (chánh nghiệp) và nghề nghiệp mưu sinh chân chánh (chánh mạng). Khi chúng ta tu tập những yếu tố đó, hiệu quả tu tập thường khác biệt rất lớn tùy thuộc vào cách thức tu tập của chúng ta. Như khi xe chạy trên một con đường, cùng hướng về một điểm đến, nhưng đến nơi nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào tốc độ của mỗi chiếc xe. Cũng vậy, việc tu tập các yếu tố khác trong bát chánh đạo có hiệu quả đến mức nào sẽ tùy thuộc vào chánh tinh tấn, nghĩa là sự nỗ lực tinh cần tu tập một cách chân chánh.
Chánh tinh tấn không chỉ là nhiệt tình nỗ lực, mà còn phải là sự nỗ lực đúng hướng, đúng chánh pháp. Trong ý nghĩa đơn giản dễ hiểu nhất thì chánh tinh tấn là nỗ lực từ bỏ những điều xấu ác đã phạm vào, ngăn ngừa những điều xấu ác chưa phát sinh, phát triển những điều hiền thiện đang có và làm phát sinh những điều hiền thiện còn chưa phát sinh. Đây cũng chính là những nội dung của bốn chánh cần mà chúng ta đã học qua. Nói cách khác, chánh tinh tấn là sự phát triển tiếp theo khuynh hướng của bốn chánh cần.
Chánh tinh tấn là năng lượng, là động lực của sự tu tập. Nhờ có chánh tinh tấn, sự tu tập của chúng ta mới thực sự có hiệu quả, nghiệp lành được nhanh chóng tích lũy, nghiệp xấu ác được ngăn chặn, giảm thiểu. Nhờ có chánh tinh tấn làm động lực thúc đẩy, các pháp môn tu tập khác mới có thể nhanh chóng thành tựu, đạt được hiệu quả tốt đẹp.
Chúng ta có thể vận dụng chánh tinh tấn ngay trong cuộc sống hằng ngày, bằng sự chú ý tu dưỡng tâm tánh. Thay vì sống buông thả, chúng ta nên thường xuyên tự quán sát, xem xét để rõ biết những tâm trạng đang diễn ra của chính mình.
Đối với những tâm trạng xấu như sân hận, tham lam, si mê, ganh ghét, đố kỵ, oán giận… ngay khi phát hiện chúng đang có khuynh hướng sinh khởi, ta phải nỗ lực ngăn chặn không để cho sinh khởi; nếu đã sinh khởi, phải nỗ lực ngăn dứt, từ bỏ. Nên quán chiếu thấy rõ những tai hại của chúng đối với bản thân và đối với người khác, và do vậy mà nỗ lực ngăn chặn, từ bỏ, chấm dứt.
Đối với những tâm trạng tốt đẹp như lòng vị tha, tâm từ bi, sự cảm thông chia sẻ… khi thấy đã khởi sinh cần phải nỗ lực nuôi dưỡng, thúc đẩy, làm cho phát triển; nếu còn chưa khởi sinh thì phải nỗ lực làm cho những tâm trạng tốt đẹp ấy được nhanh chóng khởi sinh. Nên quán chiếu những lợi lạc có được từ những tâm trạng tốt đẹp, hiền thiện ấy đối với chính bản thân mình và người khác, do vậy mà nỗ lực nuôi dưỡng và phát triển.
Khi chúng ta thực hiện được những điều như trên, đó là chánh tinh tấn. Tuy nhiên, sự nỗ lực tu tập cũng cần được vận dụng hài hòa theo hoàn cảnh thực tế, phù hợp với năng lực của mỗi người, sao cho luôn mang lại niềm vui trong sự tu tập chứ không phải là sự mệt mỏi, gắng sức thái quá. Đây chính là một yếu tố quan trọng để giúp chúng ta có thể tu tập được lâu dài.
Chúng ta thường có khuynh hướng khởi đầu sự tu tập với nhiệt tâm mạnh mẽ, sẵn sàng vượt qua mọi sự khó khăn, trì trệ. Nhưng trải qua thời gian, nhiệt tâm ấy dần dần lạnh nhạt đi và động lực tu tập ngày một yếu ớt. Do vậy, tu tập chánh tinh tấn chính là phương thức tu tập đối trị để giúp chúng ta luôn duy trì được sơ tâm ban đầu. Điều này sẽ giúp cho sự tu tập của chúng ta đạt được hiệu quả tốt đẹp và lâu dài.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.171.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập