Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Văn học Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ngôi chùa trong lòng người dân Việt »»
Người Việt ra đi đã bỏ lại sau lưng tất cả và trong ấy có bỏ lại ngôi chùa. Do vậy mà trong sự nhớ thương dằng dặc, bao giờ ngôi chùa cũng xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của họ. Thi sĩ Huyền Không, tức Hòa Thượng Thích Mãn Giác, cách đây 50 năm đã làm một bài thơ Nhớ Chùa rất hay, đã diễn tả đúng tâm trạng của những người xa quê khi hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bài thơ ấy nhan đề là Nhớ Chùa:
Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa.
Đây là lối thơ thất ngôn trường thiên. Nghĩa là mỗi câu 7 chữ và không nhất thiết bài thơ phải dừng nơi 4 câu như những loại thơ Đường luật bị gò bó niêm luật, mà ở đây gồm 9 đoạn, mỗi đoạn 4 câu như thế.
Con người khi xa quê mong muốn làm nên một cái gì đó cho đời, nên phải bon chen với danh lợi, tranh đấu hơn thua để phần thắng được về mình, nhưng khi sực tỉnh lại, thấy sao mà chua xót quá. Do vậy mới mơ màng nhớ lại cảnh cũ người xưa, trong ấy có bóng dáng một ngôi chùa.
Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng.
Cảnh cũ người xưa đâu còn nữa, nhưng trên con đường đất đỏ chạy vào làng đó, hai bên có những hàng tre thẳng tắp, đứng sừng sững với núi sông, tượng trưng cho cuộc đời của người quân tử. Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng là biểu tượng cho làng tôi đấy. Và nơi đó, dưới ánh nắng chói chang hay những chiều tà ảm đạm, ngôi chùa vẫn im lìm trong cuộc sống trầm lặng của dân quê.
Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách vẫn xanh tươi
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười.
Thật là hạnh phúc biết bao! Thật là hoan hỷ biết bao! trong tất cả hoàn cảnh, trong tất cả nhịp điệu sống của dân làng đều có sự hiện diện của ngôi chùa, trong ấy có Đức Phật dưới làn khói hương nhẹ tỏa. Ngài ngồi yên đó mỉm cười với cuộc thế đổi thay từ bên trong lẫn bên ngoài bản thân của mỗi con người. Tuy vậy trong vườn chùa kia có những cây mai sống rất lâu. Mỗi năm Đông đến Xuân sang thì hoa mai đua sắc thắm để chào đón nàng Xuân, mặc cho gió Đông có khe khắt. Ngoài những gốc mai già ra còn có những cây tùng và cây bách vẫn sừng sững với gió sương, trơ gan cùng tuế nguyệt, chịu đựng với bao nhiêu gian khổ khó khăn, nhưng lá vẫn xanh, cây vẫn thẳng, chịu đựng gian khổ với thời tiết, với hoàn cảnh. Điều này cũng nói lên được ý chí của những người ở lại quê, khi họ đã chấp nhận sống chết với lũy tre làng, nương khoai, bờ giậu ấy.
Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát giọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.
Dưới mái chùa hiền hòa ấy có hình bóng của vị Sư già ngày 2 buổi với kinh kệ, mõ chuông, cầu nguyện cho dân làng sống hạnh phúc qua lời dạy của chư Phật, bỏ ác làm lành, giữ tâm ý cho được thanh tịnh. Lời kinh tiếng kệ ấy như là những tiếng vọng cao cả dội vào tâm tư của người dân, ngay cả những người đang sống nơi viễn xứ. Lời kinh ấy cứ vang vọng mỗi ngày sớm chiều hai buổi, khiến cho khách trần ai tục lụy cũng phải hướng về cảnh giới giải thoát nhiệm mầu để tu thân tích đức.
Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi dân xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình.
Cuộc sống nông thôn rất đơn giản, chỉ có gạo, khoai, sắn, bắp, rau cải chứ có gì đâu, nhưng từng người dân chất phác ấy được sinh trưởng, lớn lên tại làng quê kia đều có mục đích rõ ràng là tô bồi quê hương xứ sở cho đẹp đẽ, mà muốn thế phải nương theo sự cầu nguyện, nương theo chuông mõ, linh tang, gõ nhịp vào thành trống, thành chuông để gióng lên bao hồi chuông cảnh tỉnh. Để từ đó con người sống trọn vẹn trong cảnh thái bình an lạc. Sự yên ổn đó không phải tự nhiên mà có. Đó là do sự cầu nguyện, do ý chí mong cầu, do sự hướng về Đấng Toàn Giác. Do tâm nguyện ấy mà đời sống của mọi người trong thôn trở nên an lạc.
Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân hiền mọi mái tranh.
Đời sống của nông dân rất là hồn nhiên chất phác. Cật lực làm lụng suốt ngày để có miếng cơm, manh áo, tối về tắm rửa sạch sẽ, sau đó cơm nước và dẫn vợ con lên chùa để ngắm trăng. Vì sao vậy? Vì tại chùa bao giờ cũng có cây to bóng mát. Xuyên qua ngàn cây nội cỏ đó, ánh trăng rằm sẽ rọi chiếu khắp đó đây trở nên lung linh huyền ảo hòa lẫn với tiếng chuông ngân nga như đem mùi Thiền làm nên cảnh vật của thiên nhiên. Khiến người nông dân thư thái, hạnh phúc vô cùng. Đây là niềm an ủi, một sự động viên, không phải dùng thuốc uống để chữa lành bệnh tật mà tất cả đều khởi đi từ chỗ tâm hướng thượng của mỗi con người.
Trầm đốt hương xông thơm ngạt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội lên chùa lễ
Mười bốn, ba mươi mỗi tối vào.
Đến ngày sám hối vào tối 14 âm lịch hoặc tối 30. Mỗi tháng 2 lần như thế sau khi cơm nước tắm gội, vợ chồng con cái cả nhà lên chùa với sản phẩm trong vườn như rau, chuối, đậu, mè mang lên chùa để cúng dường Sư cụ và thập phương bá tánh. Đây là tâm nguyện của dân làng khi đi chùa lễ Phật. Cho nên ai ai cũng nôn nao mong cho đến những ngày trọng đại ấy để lên chùa dâng hoa hương cúng Phật và trầm mình trong trầm hương khói tỏa, để như thấy mình cũng được sám hối những tội lỗi từ lâu đời, lâu kiếp đã gây ra.
Biết đến bao giờ trở lại quê
Phù vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê.
Ngôi chùa với phong sương cùng tuế nguyệt ấy, với thời gian năm tháng chất chồng, với chiến tranh đổ nát, với sương gió phũ phàng, chắc chắn phải có ảnh hưởng, nhưng trong tâm trạng của kẻ xa quê vẫn muốn rằng những hình ảnh của năm xưa, một ngôi chùa hiền hòa yên tĩnh tọa lạc trong một ngôi làng và trong tâm thức của người xa quê như thế cũng mong rằng không bị ảnh hưởng gì nặng nề cả. Vì ngôi chùa trong lòng người xa xứ là cả một bầu trời, một đất nước, một quê hương. Chưa biết là bao giờ mới có thể trở lại thăm quê, nhưng mong rằng ngôi chùa trong lòng của tuổi ấu thơ ấy vẫn còn mãi mãi nơi tâm thức của người xa quê.
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muốn đời của Tổ Tông.
Thật là tuyệt vời! Thật là vi diệu khi bên tai mình văng vẳng đâu đây tiếng chuông và nhiều tiếng chuông liên tục như thế vọng ra từ một ngôi chùa, cho nên mình đã thức tỉnh và nhớ lại chùa xưa. Ai là người đã ra đi, chắc chắn không bao giờ quên được ngôi chùa ấy. Vì sao vậy? Vì lẽ mái chùa kia đã che chở hồn dân tộc qua bao nhiêu năm tháng chất chồng, qua các triều đại thịnh suy của dân tộc, che chở hết tất cả những muộn phiền của thế sự đổi thay và đó, đó chính là nếp sống nghìn đời của ông bà, cha mẹ ta trong tinh thần của Phật Giáo vậy.
Chỉ một bài thơ 36 câu gồm 9 đoạn thôi, mà đã diễn tả được tất cả hình ảnh của một ngôi chùa đối với bên trong của nội tâm qua bao thăng trầm của thế sự cũng như đối với những hoàn cảnh đổi thay ở bên ngoài của cảnh vật, của đất nước quê hương.
Thật ra, tác giả đã gởi gắm tâm sự của mình vào đây khi xa quê và hình ảnh ngôi chùa ấy tại một làng quê hẻo lánh nơi chôn nhau cắt rốn đã chiếm trọn vẹn cuộc đời và tuổi thơ của tác giả. Hai câu thơ cuối là 2 câu quan trọng nhất. Đã là người Việt Nam, không nhất thiết là Phật tử hay không phải Phật tử, tất cả đều được và bị ảnh hưởng bởi tiếng chuông chùa. Trong dân tộc Việt ấy, dĩ nhiên là có nhiều tín ngưỡng khác nhau nữa, nhưng mái chùa ở đây đã phủ kín mọi khuynh hướng tôn giáo, để tất cả cùng nhau xây dựng cho một dân tộc Việt Nam sớm thanh bình thịnh vượng.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.85.198 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập