"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ.
(Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc].
(Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác.
(The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó.
(There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhìn vào đời sống, chúng ta nhận ra cuộc đời thay đổi biết bao, và sự sống liên tục chuyển dịch giữa những đối cực và những điều tương phản đến thế nào. Chúng ta nhận ra lúc thăng lúc trầm, lúc thành công lúc thất bại, khi được khi mất; chúng ta trải nghiệm sự kính trọng và sự khinh miệt, sự tán dương và sự chê trách; và chúng ta cảm nhận tâm mình phản ứng thế nào trước tất cả những điều ấy, hạnh phúc và đau buồn, phấn khởi và thất vọng, bất mãn và hài lòng, sợ hãi và trông đợi… Những lượn sóng cảm xúc mạnh mẽ ấy đưa chúng ta lên cao rồi quăng chúng ta xuống thấp; và ngay khi chúng ta vừa mới tưởng được nghỉ ngơi thì chúng ta lại bị vùi dập bởi những lượn sóng mới, có khi còn mạnh mẽ hơn. Làm thế nào chúng ta có thể trông chờ một sự thăng bằng trên đỉnh của những lượn sóng ấy? Chúng ta sẽ dựng lên ở nơi đâu tòa cao ốc của đời mình giữa đại dương không bao giờ dừng nghỉ của thực tại này? Đó là một thế giới mà ở nơi ấy, mọi niềm vui nhỏ bé được ban cấp cho các chúng sanh đều chỉ được bảo đảm sau vô số những ngán ngẩm, đổ vỡ, thất bại.
Looking at life, we notice how it changes and how it continually moves between extremes and contrasts. We notice rise and fall, success and failure, loss and gain; we experience honor and contempt, praise and blame; and we feel how our hearts respond to all that happiness and sorrow, delight and despair, disappointment and satisfaction, fear and hope. These mighty waves of emotion carry us up, fling us down, and no sooner we find some rest, then we are carried by the power of a new wave again. How can we expect a footing on the crest of the waves? Where shall we erect the building of our life in the midst of this ever-restless ocean of existence?
Đó là một thế giới mà ở nơi ấy niềm vui ít ỏi lớn lên giữa những bệnh tật, tuyệt vọng và cái chết. Đó là một thế giới mà ở nơi ấy các chúng sanh mới vừa kết nối với chúng ta trong một niềm vui đồng cảm thì ngay khoảnh khắc sau đó lại cần đến ở ta một sự bao dung. Một thế giới như thế cần đến sự buông xả. Đó chính là bản chất của cái thế giới nơi chúng ta đang sống với tình thân của bè bạn mà có thể ngay ngày hôm sau họ sẽ trở thành kẻ thù chỉ chực chờ hãm hại ta.
This is a world where any little joy that is allotted to beings is secured only after many disappointments, failures and defeats. This is a world where scanty joy grows amidst sickness, desperation and death. This is a world where beings who a short while ago were connected with us by sympathetic joy are at the next moment in want of our compassion. Such a world as this needs equanimity. This is the nature of the world where we live with our intimate friends and the next day they become our enemies to harm us.
Đức Phật đã mô tả thế giới này như một dòng chảy không dừng nghỉ của sự trở thành. Mọi sự đều thay đổi, đều chuyển hóa liên tục, đều hoán đổi không dừng, và chỉ là một luồng di động. Mọi sự đều tồn tại từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác. Mọi sự chỉ là sự xoay chuyển tuần hoàn của việc hình thành và rồi lại ra khỏi sự hiện hữu. Mọi sự cứ mãi chuyển dịch từ sự sinh ra đến sự chết đi. Cuộc sống là một sự vận động liên tục của việc thay đổi hướng về cái chết. Những hình thái của vật chất mà ở đó đời sống có tự thể hiện ra hay không cũng chỉ là một sự vận động không dừng nghỉ hay sự thay đổi hướng đến sự hoại diệt. Giáo lý này, giáo lý về bản chất vô thường của mọi sự vật, là một trong những chủ đề then chốt chính yếu của Phật giáo. Không có bất kỳ sự vật gì trên quả đất này dự phần vào đặc điểm của một thực tại tuyệt đối. Rằng sự bất tử của bất kỳ điều gì đã sinh thành là điều không thể xảy ra. Bất kỳ điều gì phụ thuộc vào sự sinh thành thì cũng phụ thuộc vào sự hoại diệt. Sự thay đổi chính là yếu tính của thực tại.
The Buddha described the world as an unending flux of becoming. All is changeable, continuous transformation, ceaseless mutation, and a moving stream. Everything exists from moment to moment. Everything is a recurring rotation of coming into being and then passing out of existence. Everything is moving from birth to death. The matter or material forms in which life does or does not express itself, are also a continuous movement or change towards decay. This teaching of the impermanent nature of everything is one of the main pivots of Buddhism. Nothing on earth partakes of the character of absolute reality. That there will be no death of what is born is impossible. Whatever is subject to origination is subject also to destruction. Change is the very constituent of reality.
Trong việc chấp nhận luật vô thường hay sự thay đổi ấy Đức Phật phủ nhận sự hiện hữu của những thực thể bất diệt. Trên thực tế, vật chất và tinh thần chỉ là sự đúc kết sai lạc về những thứ vốn chỉ là các thành tố luôn biến đổi [được gọi là các pháp] được liên kết với nhau và xuất hiện trong sự phụ thuộc vào nhau về mặt chức năng của chúng.
In accepting the law of impermanence or change, the Buddha denies the existence of eternal substance. Matter and spirit are false abstractions that, in reality, are only changing factors (Dhamma) which are connected and which arise in functional dependence on each other.
Ngày nay, các nhà khoa học đã chấp nhận luật về sự thay đổi mà Đức Phật từng khám phá ấy. Các nhà khoa học mặc nhiên công nhận rằng không có bất kỳ điều gì là thực thể, vững chắc, hữu hình trong thế giới này. Mọi sự vật đều chỉ là một cơn lốc năng lượng, không bao giờ tồn tại như cũ trong vòng hai khoảnh khắc nối tiếp nhau. Cả thế giới rộng lớn này bị tóm gọn trong sự quay cuồng cuộn xoáy của sự thay đổi. Một trong những lý thuyết được mặc nhiên công nhận bởi các nhà khoa học là viễn cảnh của sự lạnh lẽo tối hậu tiếp theo cái chết hay sự hủy diệt của mặt trời. Các Phật tử hoàn toàn không bị choáng váng bởi viễn cảnh này. Đức Phật từng dạy rằng các vũ trụ hay những chu trình thế giới xuất hiện rồi biến mất trong một chuỗi tương tục không ngừng, hệt như cuộc sống của các cá nhân cũng sinh diệt như vậy. Thế giới của chúng ta tất nhiên cũng sẽ đi đến chỗ tận cùng. Điều này từng xảy ra trước đó đối với những thế giới đến trước và sẽ tiếp tục xảy ra.
Today, scientists have accepted the law of change that was discovered by the Buddha. Scientists postulate that there is nothing substantial, solid and tangible in the world. Everything is a vortex of energy, never remaining the same for two consecutive moments. The whole wide world is caught up in this whirl and vortex of change. One of the theories postulated by scientists is the prospect of the ultimate coldness following upon the death or destruction of the sun. Buddhists are not dismayed by this prospect. The Buddha taught that universes or world cycles arise and pass away in endless succession, just as the lives of individuals do. Our world will most certainly come to an end. It has happened before with previous worlds and it will happen again.
Thế giới này chỉ là một hiện tượng thoáng qua. Tất cả chúng ta đều thuộc về thế giới của thời gian. Mỗi từ đã được viết ra, mỗi tảng đá đã được tạc khắc, mỗi hình ảnh đã được vẽ nên, cấu tạo của nền văn minh, từng thế hệ của loài người… đều tan biến như lá và hoa của những mùa hè đã bị quên lãng. Những gì hiện hữu đều thay đổi, và những gì không thay đổi đều không hiện hữu.
'The world is a passing phenomenon. We all belong to the world of time. Every written word, every carved stone, every painted picture, the structure of civilization, every generation of man, vanishes away like the leaves and flowers of forgotten summers. What exists is changeable and what is not changeable does not exist.'
Do đó, mọi thần linh, mọi con người, mọi thú vật và mọi hình thể vật chất - tất cả mọi sự vật trong vũ trụ - đều phụ thuộc vào luật vô thường. Phật giáo dạy chúng ta rằng:
Thus all gods and human beings and animals and material forms -- everything in this universe -- is subject to the law of impermanence. Buddhism teaches us:
Thân thể như là đống bọt Cảm xúc như là bong bóng nước Nhận thức như là ảo ảnh Hành động có chủ ý như là thân cây chuối Và thức như là trỏ ảo thuật. (Kinh Tương Ưng, thiên Tương ưng uẩn).
'The body like a lump of foam;
The feelings like a water bubble;
Perception like a mirage;
Volitional activities like a plantain tree;
And Consciousness like jugglery.' (Samyutta Nikaya) Everything is Changeable
Nguyên tác:Everything is changeable, trích trong What Buddhists Believe, K. Sri Dhammananda, Buddhist Cultural Center. Tác giả: K. Sri Dhammananda (1919-2006) là một vị tu sĩ học giả người Sri Lanka, xuất gia từ khi mới 12 tuổi (năm 1931) và chính thức thọ đại giới vào năm 1940 trong lúc đang được đào tạo tại Học viện Phật giáo Vidyawardhana ở thủ đô Colombo. Đến năm 1952, ngài sang Mã Lai để truyền đạo và đã có những đóng góp lớn lao cho việc phục hưng Phật giáo Mã Lai. Công hạnh của ngài đã được đăng trên Văn Hóa Phật Giáo số 270 phát hành ngày 1/4/2017.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.107.159 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.