Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phật A Di Đà chỉ nói pháp Nhất thừa »»

Tu tập Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Phật A Di Đà chỉ nói pháp Nhất thừa

Donate

(Lượt xem: 2.770)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Phật A Di Đà chỉ nói pháp Nhất thừa

Trong phẩm Ca Thán Phật Đức của Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Phật bảo A Nan: “Bồ-tát nước đó, nương oai thần Phật, trong khoảng bữa ăn, lại tới mười phương, vô biên cõi tịnh, cúng dường chư Phật. Hương hoa tràng phan, những đồ cúng dường, vừa nghĩ liền đến, đều hiện trong tay, trân diệu thù đặc, thế gian chẳng có. Dâng cúng dường Phật và chúng Bồ-tát, các hoa đã rải, liền ngay trên không, kết làm một hoa, hoa đều hướng xuống, tròn đẹp biến khắp, hóa thành lọng hoa. Trăm ngàn quang sắc, mỗi sắc mỗi hương, mùi hương xông khắp, bảo cái nhỏ nhất, đầy mười do tuần, như thế chuyển bội, cho đến che cùng, khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, tùy theo trước sau, thứ tự biến mất. Sau rốt nếu không còn rải hoa mới, chỗ hoa rải trước, cuối cùng chẳng rơi. Ở trong hư không, hòa tấu nhạc trời, dùng âm vi diệu, ca thán Phật đức. Trải qua khoảnh khắc, quay về bổn quốc, cùng tụ hợp nơi, giảng đường bảy báu. Phật Vô Lượng Thọ, rộng nói đại giáo, diễn xướng diệu pháp, thảy đều hoan hỷ, tâm giải đạo đạt”.

Trong phẩm Lễ Cúng Nghe Pháp trước, Đức Phật đã thuật lại việc mười phương Chánh sĩ đến cõi Cực Lạc lễ bái, cúng dường và nghe nhận kinh pháp từ Phật A Di Đà. Trong phẩm Ca Thán Phật Đức này, Đức Thích Tôn kể tiếp: Các Bồ-tát ở cõi Cực Lạc trong khoảng bữa ăn đến khắp mười phương cõi Phật để lễ kính, cúng dường chư Phật. Cúng dường xong, các Ngài quay trở về cõi nước của mình để được nghe Phật A Di Đà rộng nói đại giáo, diễn xướng diệu pháp. Đại giáo là giáo pháp như thế nào? Pháp nào là diệu pháp? Đại giáo là pháp Nhất thừa, mà diệu pháp cũng chính là pháp Nhất thừa. Đức Thích Tôn khéo dùng chữ, lập lại liên tiếp nhẫn đến hai lần: “Phật A Di Đà rộng nói pháp Nhất thừa” và “diễn xướng pháp Nhất thừa”, để nhấn mạnh một điều trọng yếu là A Di Đà Phật chỉ tuyên thuyết pháp Nhất thừa, hoàn toàn chẳng nói pháp Tam thừa. Chẳng những chỉ mình A Di Đà Phật tuyên nói pháp Nhất thừa, mà tất cả Bồ-tát nơi cõi Cực Lạc cũng chẳng ngoại lệ, cũng chỉ giảng Nhất thừa pháp như Phẩm Bồ-tát Tu Trì ghi: “Diễn nói Chánh pháp vô tướng vô vi, không buộc không mở, không phân không biệt, xa lìa điên đảo.” “Chánh pháp vô tướng vô vi, không buộc không mở, không phân không biệt, xa lìa điên đảo” là giáo pháp tối cực viên đốn, là đạo cùng tột không hai, là con đường duy nhất để thành tựu quả vị Phật, nên pháp ấy gọi là Nhất. Thừa là cỗ xe, thường được ví cho giáo pháp của Phật có khả năng đưa chúng sanh đến được bờ kia Đại Niết-bàn tịch tĩnh.

Bồ-tát cõi Cực Lạc do nương vào sức oai thần và sức bổn nguyện gia bị của Phật Di Ðà mà có thể trong một khoảnh khắc dạo khắp mười phương để lễ bái, cúng dường chư Phật. Kinh đặc biệt nêu lên việc cúng dường hoa nhằm diễn tả những mật nghĩa hàm chứa bên trong tài cúng dường của chư Bồ-tát, thì đấy chính diệu pháp Nhất thừa! Tánh và tướng là một, tánh chính là tướng, tướng chính là tánh. Sau khi Bồ-tát dùng hương hoa biểu diễn để ca thán Phật đức xong, các hoa còn lại ở trong hư không cùng nhau hòa tấu với thiên nhạc để tiếp tục cúng Phật. Trong các tiếng nhạc trời ấy, Bồ-tát dùng các thứ âm thanh vi diệu để ca thán Phật đức. Phật đức là tất cả công đức của Như Lai như Câu Xá Luận ghi: “Những người có trí suy nghĩ ba thứ đức viên mãn của Như Lai sanh lòng kính mến sâu sắc. Ba đức ấy là gì? Một là nhân viên đức, hai là quả viên đức, ba là ân viên đức”. Vậy, các vị Bồ-tát dùng âm thanh vi diệu ca thán Phật đức chính là ca thán ba thứ đức viên mãn ấy của A Di Đà Phật.

Câu “hương hoa tràng phan, những đồ cúng dường, vừa nghĩ liền đến, đều hiện trong tay, trân diệu thù đặc, thế gian chẳng có” ví cho pháp môn Tịnh độ của Phật A Di Đà là pháp vi diệu thù thắng bậc nhất, đặc biệt vượt trổi hết thảy các pháp trong khắp mười phương. Pháp này chính là pháp Nhất thừa độc diệu, hoàn toàn chẳng phải là pháp Tam thừa của hàng Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát thừa, huống gì là pháp Nhân Thiên thừa của thế gian.

Câu “các hoa đã rải, liền ngay trên không, kết làm một hoa, hoa đều hướng xuống, tròn đẹp biến khắp” ngụ ý bảo rằng: Vô lượng vô biên công đức của Phật Vô Lượng Thọ đều nhập vào trong một câu hồng danh A Di Đà Phật. Tất cả các pháp cùng quy về Nhất thừa, toàn thể của hết thảy trang nghiêm nơi y báo, chánh báo nơi cõi Cực Lạc chỉ là một pháp cú, đó là một thanh tịnh cú và cũng chính là Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân. Ðức Phật A Di Đà trụ chân thật huệ, quả đức của Ngài tròn đẹp viên mãn đồng quy nhập vào trong một danh hiệu Phật có thể ban bố cho chúng sanh cái lợi chân thật, khiến cho khắp hết thảy chúng sanh cùng nhập chân thật tế. Chân thật tế đó chính là Nhất chân Pháp giới Thường Tịch Quang độ, là mục tiêu và phương hướng mà người tu tịnh nghiệp hướng tới. Tất cả các pháp môn tu khác ví như các hoa đã rải trên hư không, rốt cuộc các hoa ấy đều kết làm một hoa, nhằm biểu thị hết thảy các pháp môn của Phật rốt cuộc đều quy kết về Tịnh độ pháp môn để hướng tới chân thật tế. Chân thật tế ấy chính là Nhất chân Pháp giới Thường Tịch Quang độ.

“Lọng hoa” ví cho cõi Tây Phương Cực Lạc là do vạn đức của A Di Đà Phật, Bồ-tát, Thánh chúng ở cõi nước ấy và hết thảy chúng sanh niệm Phật hồi hướng trang nghiêm Phật Tịnh độ kết thành, nên trong một cái lọng ấy hàm chứa vô lượng vô biên đức tướng, vi diệu khó suy nghĩ nổi. Do chẳng thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường, nên kinh dùng những đặc tính của hoa để miêu tả, ví von: “Trăm ngàn quang sắc, mỗi sắc mỗi hương, mùi hương xông khắp, bảo cái nhỏ nhất đầy mười do tuần, như thế chuyển bội cho đến che cùng khắp cả tam thiên đại thiên thế giới”. Một cái lọng mà có cả trăm ngàn quang sắc, trăm ngàn thứ hương thơm, thì cái lọng đó biểu trưng cho cái gì? Cái lọng ở đây ví cho tâm lượng của mỗi người. Lọng lớn hay nhỏ đều tùy thuộc tâm lượng và căn cơ của mỗi người. Tỷ dụ, lọng nhỏ nhất là mười do tuần cho đến lớn nhất có thể che cùng khắp cả tam thiên đại thiên thế giới. Tâm lượng của A Di Đà Phật, Bồ-tát và Thánh chúng ở cõi nước ấy hàm chứa vô lượng vô biên đức tướng vi diệu khó suy nghĩ nổi, lại tỏa ra vô lượng quang minh, màu sắc và mùi hương bao trọn khắp tất cả thế giới mười phương. Mười phương chúng sanh đồng quy Di Ðà Nhất thừa Nguyện hải, niệm Phật đến mức công phu thành phiến dù ở mức nông cạn nhất cũng tỏa ra quang minh, màu sắc và mùi hương trong khoảng mười do tuần.

Câu “hóa thành lọng hoa. Trăm ngàn quang sắc, mỗi sắc mỗi hương, mùi hương xông khắp bảo cái nhỏ nhất đầy mười do tuần, như thế chuyển bội cho đến che cùng khắp cả tam thiên đại thiên thế giới”, còn ngụ ý chỉ rằng: Nơi cõi Cực Lạc, Phật A Di Đà thuần chỉ giảng pháp Nhất thừa vô cùng kỳ lạ và đặc biệt, chẳng giống các pháp môn bình thường khác. Đức Thích Tôn dùng những mỹ danh như là pháp kỳ đặc, đại pháp hoặc diệu pháp để khen ngợi pháp Nhất thừa của A Di Đà Phật. Pháp này kỳ lạ và đặc biệt như thế nào? Tịnh độ pháp môn của A Di Đà Phật là pháp Nhất thừa, nhưng lại bao trọn cả năm thừa: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa, chẳng giống pháp Nhất thừa của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh chỉ dành riêng cho bậc Đại thừa Bồ-tát tu thành Phật. Nói cách khác cho dễ hiểu và so sánh, trong diệu pháp Nhất thừa của kinh Vô Lượng Thọ, ngay đến các chúng sanh trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nếu thọ giáo pháp này cũng sẽ thành Phật, còn trong pháp Nhất thừa của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh chỉ có chư đại Bồ-tát mới có bản lãnh huân tập, ngay cả các bậc A-La-Hán khi nghe đến Diệu Pháp Liên Hoa Kinh cũng phải ngoẵnh mặt bỏ đi vì không thể tin hiểu nổi. Thế mới biết, trong tất cả các pháp trong mười phương, chỉ riêng mình pháp Nhất thừa của A Di Đà Phật mới có thể độ trọn ba căn, gồm thu vạn loại vào trong một Nhất thừa Nguyện hải của A Di Đà Phật, chẳng bị rơi vào nhị biên. Cho nên, kinh mới ví pháp Nhất thừa của A Di Đà Phật giống như cái lọng hoa có trăm ngàn quang sắc, mỗi sắc mỗi hương, mùi hương xông khắp bảo cái nhỏ nhất đầy mười do tuần, như thế chuyển bội cho đến che cùng khắp cả tam thiên đại thiên thế giới! Phật A Di Đà chỉ thuần giảng pháp Nhất thừa, thế mà lại ứng hợp với mọi căn cơ trong năm thừa, tùy căn cơ mà lãnh hội chỗ sâu cạn khác nhau trong Di Đà diệu pháp, thế mới đúng với cái danh hiệu của Ngài là Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Phật.

Thế nào gọi là Thanh Tịnh Bình Đẳng? Thanh Tịnh Bình Đẳng có nghĩa là trong cái sai biệt của các căn cơ khác nhau lại có cái bình đẳng, mà cái bình đẳng ấy chính là tất cả những ai niệm Phật được vãng sanh Cực Lạc đều sẽ thành Phật. Khi đã thành Phật rồi, tất nhiên đều chứng được Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân. Kinh dùng cảnh tượng quang sắc và hương thơm của hoa che cùng khắp cả tam thiên đại thiên thế giới để miêu tả tánh đức của Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân. Từ nơi Pháp thân, Phật Di Đà ban bố cho hết thảy chúng sanh trong mười phương ba thứ chân thật, đó là chân thật huệ, chân thật lợi và chân thật tế, mà chân thật tế lại chính là Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân. Chúng sanh trong mười phương do nương vào ba thứ chân thật này mà chứng Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân, rồi lại từ Pháp thân ấy cũng ban bố cho hết thảy chúng sanh trong mười phương ba thứ chân thật, cứ như thế mà triển chuyển cho đến khi nào tất cả chúng sanh trong khắp mười phương đều được ba thứ chân thật, cùng chứng Phật Pháp thân, đúng như lời kinh đã ghi: “Như thế chuyển bội cho đến che cùng khắp cả tam thiên đại thiên thế giới”. Câu “tùy theo trước sau, thứ tự biến mất” có ý là: Người đến sau rải hoa mới thì hoa của người cúng dường trước liền biến đi mất, rõ ràng là các vật cúng dường nhiệm mầu ấy biến hiện tùy theo tâm lượng của mỗi chúng sanh. Mật nghĩa trong câu kinh văn này là: Chúng sanh sanh vào cõi ấy đều đắc Bất Thoái Chuyển, quyết định sẽ chứng quả tối cực Vô thượng Bồ-đề. Thế nhưng, người sớm tinh tấn tu hành sẽ thành Phật trước, kẻ chậm tinh tấn tu hành sẽ thành Phật sau. Rốt cuộc rồi, ai nấy đều cũng sẽ thứ lớp thành Phật, đồng một danh hiệu Diệu Âm Như Lai. Đây chính là cái thể tánh bình đẳng trong sự sai biệt nơi Cực Lạc Thế Giới.

Các Bồ-tát du hành khắp mười phương thế giới chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi khoảng chừng một bữa ăn sáng, sau đó quay trở về Cực Lạc, nghe Phật A Di Đà thuyết pháp. Trong một buổi ăn sáng sớm, các Bồ-tát vừa phát xuất đi du hành khắp mười phương thế giới, cũng cùng thời gian ấy mà đã trở về Cực Lạc, thì đấy gọi là “khoảng chừng một bữa ăn sáng”. Lúc trở về, đại chúng liền nhóm họp về giảng đường bảy báu, nghe Phật A Di Đà rộng nói đại giáo, diễn xướng diệu pháp. Bồ-tát nghe xong đại pháp Nhất thừa của A Di Đà Phật, thảy đều hoan hỷ, tự tâm khai ngộ, chứng nhập Thánh đạo. Vì thế, kinh ghi: “Thảy đều hoan hỷ, tâm giải đạo đạt”. Đạo này là đạo gì mà có thể khiến cho đại chúng nghe xong, thảy đều hoan hỷ, tâm khai ý giải? Đạo ấy chính là trí huệ đoạn hoặc, chứng viên lý. Như vậy, một khi nghe được pháp âm thuyết pháp của A Di Đà Phật, phát khởi được trí huệ, bèn đoạn hoặc, chứng chân lý viên mãn, thì đấy gọi là “tâm giải đạo đạt”.

Trong tác phẩm Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận, Cư sĩ Bành Tế Thanh viết: “Hỏi: Vô Lượng Thọ Phật thuyết pháp thì thuần nói Nhất thừa hay nói cả ba thừa? Nếu nói thuần Nhất thừa thì sao lại có chúng Thanh văn? Nếu giảng cả ba thừa thì cớ sao Nhị thừa chẳng được sanh về nước ấy?” Rồi Ngài tự trả lời: “Phật A Di Đà thuần giảng Nhất thừa, hoàn toàn không nói Tam thừa. Nào có phải là mình Phật ở giảng đường thất bảo dạy thuần Nhất thừa, mà thậm chí trong mỗi một hoa, trong mỗi một quang minh, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy, các tiếng âm nhạc cũng đều thuần nói Nhất thừa, không hề có ba thừa, như Diệu Pháp Liên Hoa Kinh nói: ‘Trong mười phương thế giới, còn không có hai thừa, huống hồ có đến ba?’ Chỉ vì căn tánh chúng sanh sai khác nên nghe sai khác, chứng đắc bất đồng. Cho nên trong phần trước kinh mới nói: Hoặc nghe tiếng Phật, hoặc nghe tiếng Pháp, hoặc nghe tiếng Tăng, hoặc tiếng Tịch Tĩnh, Không, Vô ngã cho đến tiếng Cam Lồ Quán Ðảnh… Những người nghe được thì hoặc chứng quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A-la-hán, cho đến Bất Thoái Chuyển Bồ-tát, như trong các bản dịch khác có chép đủ. Ðây chính là thuận theo các cõi Phật khác mà có danh hiệu bốn quả, chứ thật ra đều quyết định thành Phật, chẳng nhận lấy Hữu Dư Niết-bàn, là vì có thể hồi Tiểu hướng Ðại, do bổn nguyện của Phật vậy”. Cách giảng giải này của Cư sĩ Bành Tế Thanh thật xứng hợp thánh ý được chép trong phẩm Suối Ao Công Đức: “Tùy chỗ muốn nghe cùng Pháp tương ưng, nguyện nghe tiếng nào, riêng nghe tiếng ấy, chỗ không muốn nghe, tuyệt nhiên chẳng nghe. Hằng bất thối tâm A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ-đề”. Do căn tánh của mỗi chúng sanh có sai biệt, nên dù A Di Đà Phật chỉ nói một pháp Nhất thừa, thế mà có người hoặc giả nghe đặng tiếng Phật Pháp Tăng, tiếng Ba-la-mật, tiếng Chỉ Tức Tịch Tịnh, tiếng Vô Sinh Vô Diệt, tiếng Mười lực Vô Úy, tiếng Vô Tánh, tiếng Vô Tác Vô ngã, tiếng Ðại Từ Ðại Bi Hỷ Xả, hoặc tiếng Cam Lồ Quán Ðảnh Thọ Vị. Bất luận là tiếng pháp nào của A Di Đà Phật được nghe cũng đều khiến người nghe phát khởi đại trí huệ, đoạn hoặc, chứng viên lý, đắc đạo thành Phật. Như vậy, có pháp nào Phật A Di Đà diễn nói chẳng phải là Nhất thừa pháp chứ!


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Đức Phật và chúng đệ tử


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.119.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...