Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Căn bản trí »»

Tu học Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Căn bản trí

Donate

(Lượt xem: 6.550)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Căn bản trí

Căn Bản trí là gì? Kinh Bát-nhã nói “Bát-nhã Vô tri” là nói đến Căn Bản Trí. Bát-nhã Tâm Kinh nói: “Vô trí diệt vô đắc” cũng là nói đến Căn Bản trí. Lý là Chân như, Trí là trí huệ có thể chứng Chân như, tức Căn Bản Trí. Tác dụng đối với bản thân là Căn Bản trí, khởi tác dụng đối với người khác là Hậu Đắc trí. Căn Bản trí là Chánh Thể Trí, là Như Lý Trí. Khi trí này khởi lên tác dụng đối với người khác thì không gì chẳng biết, đó gọi là Hậu Đắc trí. Khi trí này chẳng khởi tác dụng đối với ai khác thì nó chỉ là vô tri, như như bất động, không có một niệm, nên tâm ấy mới thật sự thanh tịnh.

Có nhiều người nghe nói vô trí là Căn Bản trí, bèn nẩy sanh hiểu lầm vô trí là không có trí, rồi cho rằng không có trí là Căn Bản trí. Nếu hiểu như vậy, chẳng lẽ những người khờ khạo, ngu ngốc trong thế gian đều đắc Căn Bản trí hết rồi! Vô trí ở đây có nghĩa là chẳng có tà trí, chỉ có chánh trí, kinh gọi trí ấy là Chánh Thể trí, Chánh huệ hay Như Lý trí. Thiền Tông gọi “chánh trí, chẳng có tà trí” là vô niệm. Tịnh Tông gọi “chánh niệm, chẳng có tà niệm” là Nhất tâm Bất loạn. Như vậy, Căn Bản trí là có chánh trí, chẳng có tà trí và cũng là có chánh niệm, chẳng có tà niệm. Nói thật ra, cái được gọi là Căn Bản trí chỉ là tâm thanh tịnh, nhưng nếu nói quá đơn giản, nông cạn như vậy, người nghe sẽ không hiểu một cách khao khít, chính xác, nên Đức Phật phải nói rất nhiều pháp sâu xa, nhằm khiến cho người nghe có thể quy nạp Căn Bản trí. Khi tâm thanh tịnh chẳng dấy lên các tác dụng hoặc tha thụ dụng thì đó gọi là Căn Bản trí. Do Bản thể vốn có sẵn đầy đủ trí huệ của Như Lai, nên khi Bản thể trí huệ ấy chẳng khởi tác dụng thì nó có thể chứng Chân như. Tuy Bản thể có thể chứng Chân như, nhưng nó chẳng chấp trước năng và sở, thì đó mới là Căn Bản trí thật sự. Vì sao? Vì sở chứng Chân như (tức Chân như được chứng bởi Căn Bản trí) và năng chứng Căn Bản trí (tức cái trí để chứng Chân như) phải là một không hai thì trong ấy mới chẳng có giới hạn, không có năng và sở, không có chủ thể và khách thể. Khi ấy, Trí là Như mà Như cũng là Trí; vì vậy, Căn Bản trí còn được gọi là Như Lý trí.

Khởi Tín Luận nói: “Một niệm bất giác, bèn có vô minh.” Một niệm bất giác là gì? Một niệm bất giác là một niệm có năng và sở. Hễ có năng và sở bèn ngay lập tức sanh ra tương đối, phân biệt, chấp trước trái nghịch với Chân như, nên gọi là vô minh hay căn bản vô minh. Do vậy, chỉ có cái tâm thanh tịnh đến cùng cực, chẳng sanh một niệm, chẳng lập một pháp, vạn pháp như như, thì đó mới là cảnh giới Lý Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại của Hoa Nghiêm. Hễ khi nào chúng ta còn thấy có năng chứng và sở chứng thì trong tâm liền động, khi tâm dấy động lên một ý niệm thì ý niệm ấy gọi là vô minh. Chân như (sở) là không, trí huệ (năng) có thể chứng Chân như cũng là không, không và không là cùng một thể thì làm gì có giới tuyến. Kinh Vô Lượng Thọ nói tỷ dụ: “Giống như biển lớn là vua của nước, muôn sông đổ về đều vào biển cả, mà nước biển lớn nào có tăng giảm.” Sau khi nước của muôn sông hòa nhập vào trong biển cả, chúng ta chẳng thể tìm thấy giới tuyến của chúng; đó là vì năng và sở là một không hai. Phàm phu chúng ta chẳng thể nhập cảnh giới này là vì lúc nào cũng vạch ra giới tuyến rất rành mạch, phân biệt năng và sở là hai thứ khác nhau một cách rất rành rẽ, nên mới nẩy sanh ra phiền phức to lớn! Dẫu hiện nay chúng ta học Phật, biết rõ căn bệnh của chính mình là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nhưng vẫn chẳng thể quy nạp Căn Bản trí. Vì sao? Vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước lâu đời đã trở thành tập khí, chẳng dễ gì vứt bỏ trong một thời gian ngắn ngủi. Do vậy, Phật bày ra phương pháp niệm Phật nhằm chế phục tập khí, quy nạp Căn Bản trí, tiêu quy Tự tánh. Việc niệm Phật quy nạp Căn Bản Trí cũng giống như là việc đổ một chén nước vào trong biển cả; sau khi đổ chén nước vào biển cả, chúng ta có thể tìm được giới tuyến của nước trong chén và nước trong biển hay không? Chúng ta hoàn toàn không tìm thấy giới tuyến bởi vì năng và sở đã trở thành một không hai.

Hiện nay, phần đông chúng ta đều niệm Phật với cái tâm phân biệt rõ ràng, rành mạch: Ta là người đang niệm A Di Đà Phật, tức ta là năng niệm, A Di Đà Phật là đối tượng được niệm của ta, tức A Di Đà Phật là sở niệm; giữa ta và A Di Đà Phật vẫn còn có giới tuyến ngăn cách, vẫn là hai chớ chẳng phải một. Niệm Phật như vậy có được không? Cũng được, nhưng chỉ có thể đạt được mức tối đa là công phu thành phiến, chỉ có thể đới nghiệp vãng sanh mà thôi, chẳng thể đạt tới công phu Nhất tâm Bất loạn, tự tại vãng sanh, muốn đi lúc nào thì đi muốn ở lúc nào thì ở, đến đi tự tại. Thế nhưng, đới nghiệp vãng sanh, thoát ly tam giới, vẫn là điều bất khả tư nghì mà tu học các pháp môn khác chẳng thể nào có được điều này. Trong các pháp môn khác, chỉ cần có năng và sở tồn tại thì chắc chắn chẳng thể quy nạp Căn Bản trí, tức chẳng thể kiến tánh, cũng có nghĩa là việc tu hành nhiều nhất là chứng quả A-la-hán, Bích-chi Phật hoặc Quyền Giáo Bồ-tát, chẳng thể chứng lên các địa vị như Sơ-địa Bồ-tát trong Biệt Giáo hay Sơ Trụ Bồ-tát trong Viên giáo. Vì sao? Vì từ các đẳng cấp Sơ-địa Bồ-tát trong Biệt Giáo hoặc Sơ Trụ Bồ-tát trong Viên giáo trở lên không có năng và sở. Các đẳng cấp thấp hơn như A-la-hán, Bích-chi Phật hoặc Quyền Giáo Bồ-tát còn có năng và sở. Hiện thời, tuy phàm phu chúng ta chưa hoàn toàn đắc Căn Bản trí, nhưng chỉ cần có khái niệm về năng và sở rất sâu sắc, cũng có thể chứng Căn Bản trí ở địa vị nông cạn. Nói theo kinh Hoa Nghiêm, năng và sở là vọng tưởng, chấp trước. Nếu chúng ta có khái niệm rất sâu sắc về vọng tưởng, phân biệt, chấp trước và thấy rõ những niệm bất giác luôn hiển hiện trong tâm mình, thì dù chưa thật sự đoạn được vô minh, nhưng vẫn có thể coi là đã chứng Căn Bản trí ở địa vị nông cạn.

Trong kinh A Nan Vấn Sự Phật Cát Hung, Đức Phật dạy: “Khả đắc vi thế gian sự, bất khả đắc vi thế gian ý.” Phật bảo chúng ta có thể làm chuyện thế gian, nhưng chớ nên khởi ý niệm thế gian. Nói cách khác, chúng ta chẳng thể bỏ qua mọi chuyện trong thế gian, vẫn phải làm đúng như thế, nhưng chớ nên khởi lên ý niệm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đối với chúng. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là “thế gian ý,” những chuyện cần phải làm là “thế gian sự.” Tuy thế gian ý cần phải đoạn, nhưng mọi chuyện hằng ngày trong thế gian đều phải làm cho thật nghiêm túc đến mức tốt đẹp nhất mà chẳng được khởi lên ý niệm chấp trước đối với chúng, mới chẳng bị chúng chướng ngại sự tu hành của mình, thì đó gọi là Lý Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại. Khi xưa, Huệ Năng được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nhận ra ngay căn cơ của Sư, nhưng không truyền pháp ngay, chỉ cho vào chùa chẻ củi, giã gạo. Huệ Năng làm trọn hết bổn phận của mình đối với thế gian sự đến mức tốt đẹp nhất mà chẳng hề sanh ra một ý niệm chấp trước, thắc mắc vì sao Ngũ Tổ không dạy pháp cho mình mà cứ bắt mình chỉ chẻ củi, giã gạo. Tổ Hoằng Nhẫn biết tới lúc mình phải tìm người kế thừa, ra lệnh cho học trò mỗi người viết kệ trình bày kinh nghiệm giác ngộ. Cuối cùng chỉ có Thần Tú, một đệ tử với tri thức xuất sắc mới dám làm. Thần Tú viết bài kệ, so sánh thân người như cây Bồ-đề và tâm như tấm gương sáng và người tu hành phải lo lau chùi, giữ tấm gương luôn luôn được trong sáng. Sư Huệ Năng đang làm việc trong bếp, nghe đọc bài kệ, bèn nhờ người viết bài kệ của mình như sau:

Bồ-đề bổn vô thụ,
Minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai?

Dịch nghĩa:

Bồ-đề vốn chẳng phải cây,
Gương sáng chẳng phải đài.
Xưa nay vốn không phải vật,
Nơi nào dính bụi trần?

Nghe xong bài kệ này, Tổ Hoằng Nhẫn biết căn cơ của Huệ Năng vượt hẳn Thần Tú, nhưng sợ di hại nên nửa đêm gọi Sư vào thất để thuyết kinh Kim Cương cho sư nghe, nhưng Ngũ Tổ chỉ vừa nói tới câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm” (đừng để tâm vướng víu nơi nào), Sư Huệ Năng thoát nhiên đại ngộ. Nói thật ra, Phật pháp chỉ là tâm pháp, chướng ngại hay không chướng ngại đều là do cách dụng tâm, chẳng phải do hoàn cảnh nhân sự bên ngoài. Nếu tâm địa thật sự thanh tịnh thì chẳng thấy có chướng ngại, nếu tâm địa chẳng thanh tịnh bèn thấy có chướng ngại. Có chướng ngại hay không có chướng ngại chẳng dính líu gì đến thế gian sự, chẳng dính liếu gì đến hoàn cảnh nhân sự, mà nó hoàn toàn là do cách dụng tâm của mình mà thôi.

Thế nhưng, do bọn sơ học chúng ta chẳng biết cách dụng tâm khi đối vật, tiếp người, nên Ấn Quang Đại sư mới dạy chúng ta phải thâm nhập một môn, thật thà niệm Phật, chớ nên học tạp, chớ nên đến nhiều đạo tràng, chớ nên thân cận nhiều thiện tri thức, chớ nên xem nhiều kinh sách, nhằm đạt được tâm thanh tịnh mà thấy được nguồn đạo. Nói cách khác, Tổ Ấn Quang muốn bọn chúng ta tu Căn Bản trí trước, sau đó mới phát huy Hậu Đắc trí. Lúc Ấn Tổ còn tại thế, các đệ tử thường đến chùa thăm Ngài, đều bị Ngài quở mắng: “Ngươi đến đây làm gì?” Đệ tử trả lời: “Con đến gặp sư phụ.” Ngài quở tiếp: “Đã thấy sư phụ rồi! Còn có gì hay ho để thấy nữa ư? Ngươi chẳng trở về nhà thật thà niệm Phật mà đi tới chùa, lãng phí tinh thần, lãng phí tiền tài.” Vì sao Ấn Tổ dạy chúng ta chỗ nào cũng đừng nên đến, bất cứ ai cũng đừng nên tiếp xúc? Vì Ngài muốn chúng ta nghiêm túc tu Căn Bản trí, Ngài muốn chúng ta một mực chuyên niệm A Di Đà Phật đạt tới chỗ Nhất tâm Bất loạn. Khi có được Căn Bản trí rồi, mới có thể đi khắp nơi tham vấn, học hỏi, mà chẳng khởi sanh vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Ấn Quang Tổ sư chính là Đại Thế Chí Bồ-tát tái lai để xiểng dương pháp môn Tịnh độ, dẫn dắt chúng sanh đồng quy Tịnh độ, lời giáo huấn của Ngài là chân thật nhất, lời dạy dỗ của Ngài là từ bi nhất!

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy chúng ta chuyên tinh hành đạo. Chuyên tin hành đạo trong kinh này là gì? Là một mực chuyên niệm A Di Đà Phật! Phật dạy chúng ta như vậy mà chúng ta vẫn không vâng lời, vẫn muốn đi khắp nơi để tìm cầu các thứ khác với một mực chuyên niệm A Di Đà Phật, nên tâm liền tán loạn. Nếu chúng ta chẳng một mực chuyên niệm A Di Đà Phật chính là chẳng chuyên tinh hành đạo, thì phải tu đến khi nào mới có thể đắc Nhất tâm Bất loạn, đến khi nào mới quy nạp Căn Bản trí? Không sai, nếu chúng ta muốn giống như Thiện Tài Đồng Tử trong kinh Hoa Nghiêm đi tham phỏng khắp nơi cũng là điều rất tốt, nhưng hiện nay vẫn chưa phải lúc. Ngay lúc này đây, chúng ta phải tuân theo lời giáo huấn của Ấn Quang Đại sư, phải tuân thủ theo lời dạy của Thích Ca Mâu Ni Phật, một mực chuyên niệm A Di Đà Phật. Sau khi đã sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới rồi, sẽ có thể hằng ngày đều đến các cõi Phật trong mười phương để lạy Phật, nghe kinh, nghe pháp, tham phỏng; thậm chí chúng ta có thể đến khắp các cõi trong mười phương để giúp đỡ hết thảy chúng sanh. Sau khi vãng sanh rồi, khi ấy chúng ta đều sẽ làm những chuyện đó, nhưng chẳng phải là lúc này.

Hiện thời, chúng ta chẳng có năng lực ấy, mỗi khi chúng ta đi tham phỏng với mấy vị thiện tri thức hoặc đi cộng tu với nhiều đạo tràng thì thôi rồi, bao nhiêu vọng tưởng, phân biệt, chấp trước bèn nổi lên cuồn cuộn, bao nhiêu công đức tu tâm thanh tịnh bèn bị đốt sạch sành sanh, chuyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới liền bị phá hỏng. Chúng ta tìm cách này, cách nọ, làm tới, làm lui, vẫn chỉ là tạo nghiệp luân hồi trong lục đạo. Chuyện này có phải là quá phiền phức lắm không? Hôm nay, chúng ta nghe một thiện tri thức giảng kinh Tịnh độ, tức là nghe vị ấy nói về tâm đắc của vị ấy trong pháp môn Tịnh độ. Hôm sau, chúng ta nghe vị thiện tri thức khác nói về cái tâm đắc khác. Rồi chúng ta đem hai cái tâm đắc ở gốc độ khác nhau, căn tánh khác nhau, cảnh giới khác nhau, để phân biệt, so sánh, thế là gây ra phiền phức lớn rồi! Phiền phức đó chính là phân biệt, chấp trước. Hễ tâm mình vừa nẩy sanh ra ý niệm phân biệt, chấp trước, thì đời đời kiếp phải bị đọa trong sanh tử luân hồi; đấy chẳng phải là phiền phức lớn hay sao? Vì thế, hiện tại chúng ta phải thật sự buông xả hết mọi chuyện tham phỏng xuống, nhất tâm nhất ý tinh chuyên niệm Phật, cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, mỗi câu niệm Phật đều phải là vô thượng hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, có như vậy thì đời này tu hành mới chẳng đến nỗi luống uổng công phu.

Chúng ta đang tu cái gì? Chúng ta đang cầu cái gì? Chính mình phải tự biết, nếu chính mình chẳng biết rõ là mình đang làm cái gì, khi nghe người ta nói gì khác liền động tâm; đó là do chính mình chẳng có định cũng chẳng có huệ. Người ta nói học kinh Vô Lượng Thọ sanh thêm vọng tưởng, thì cứ mặc kệ cho họ nói. Người ta nói tu Tịnh độ là hạnh Tiểu thừa, thiếu tâm từ bi, chỉ lo tự giải thoát cho riêng mình, thì cứ mặc kệ cho họ nói, chớ nên vì người khác nói vài ba câu, tâm bèn khởi động, thì đó mới là định huệ chân thật, mới là Như Lý trí. Người khác tự cho mình có tâm từ bi, họ đi lung tung khắp nơi để thực hiện tâm từ bi ấy, đi đến cuối cùng vẫn là đi trong luân hồi lục đạo, thì từ bi cái nỗi gì chứ! Cái gì là lòng từ bi thật sự? Tâm đại từ đại bi thật sự chính là một mực niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Sau khi vãng sanh, gặp A Di Đà Phật, đắc Căn Bản trí, có thần thông trí huệ rồi, sẽ có thể dạo khắp mười phương, phổ độ vô lượng chúng sanh mà hề chẳng sanh một niệm phân biệt chấp trước, thì đó mới là tâm đại từ đại bi thật sự. Ngay chính cả Phổ Hiền Bồ-tát cũng phải nói: “Sau khi sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Mười Đại Nguyện Vương của con mới viên mãn.” Từ câu nói này của Bồ-tát, chúng ta mới hiểu ra một điều hết sức chân thật, đó là sau khi chúng ta sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới rồi thì Tứ Hoằng Thệ Nguyện của mình mới có thể viên mãn! Hiện nay, chúng ta vẫn chưa sanh về Tây Phương Cực Lạc, bốn điều nguyện lớn ấy đều là giả, đều là hữu danh vô thực, chớ đâu phải là tâm từ bi thật sự. Mỗi ngày chúng ta đều tán tụng Phổ Hiền Mười Đại Nguyện Vương hoặc Tứ Hoằng Thệ Nguyện mà ngay nơi bản thân mình vẫn chẳng thể đoạn phiền não, vẫn chưa thật sự có thọ dụng trong Phật pháp, thì làm sao có năng lực phổ độ chúng sanh? Chính mình chẳng có năng lực tự độ, chẳng có năng lực đoạn phiền não, tâm chưa thanh tịnh, trí huệ chưa có, Phật đạo chưa thành, thì lấy cái gì để độ người khác? Vì thế, chư Tổ sư Đại đức đã đại ân, đại đức, buốt lòng, rát miệng khuyên bảo, chính bản thân mình phải phản tỉnh thật sâu, nhận biết thật rõ ràng về chính mình, biết rõ căn tánh của chính mình là như thế nào, có năng lực gì, trước khi muốn thực hành giáo pháp của Phật.

Đối với người hiện thời mà nói, kinh Vô Lượng Thọ phân lượng vừa đúng, không quá nhiều, cũng không quá ít. Nhà Phật gọi pháp vừa đủ, chẳng dư, chẳng thừa là pháp viên mãn. Cho nên, chúng ta ròng rả suốt đời chỉ niệm một quyển kinh này là tròn đủ, là viên mãn. Nếu cứ mãi tham cầu học rộng biết nhiều, kết quả sẽ là như Ngài Thanh Lương Đại sư đã từng nói lúc giảng tựa đề của kinh Hoa Nghiêm: “Kẻ chẳng khéo học rất dễ dàng rớt vào tà kiến và vô minh.” Chúng ta có thể thỉnh thoảng tham khảo những quyển sách rất hay như A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa của Liên Trì Đại sư, A Di Đà Kinh Yếu Giải của Ngẫu Ích Đại sư và Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ hoặc của Hòa Thượng Tịnh Không. Thế nhưng, việc chánh yếu vẫn phải là đọc tụng kinh điển Đại thừa. Vì sao? Vì kinh điển của Phật có quang minh thần lực gia trì của chư Phật, Bồ-tát. Nếu chúng ta chẳng biết nương vào oai thần gia trì của Phật, Bồ-tát để cầu pháp bằng cách này thì khó thể tu hành thành công.

Chánh kinh trong Tịnh độ là kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta nhất định phải lấy kinh này làm định khóa để niệm mỗi ngày. Những sách khác chúng ta có thể tùy ý đọc hay không đọc cũng chẳng sao, nhưng nhất định phải phân định rành mạch cái gì là chánh tu, cái gì là trợ tu, mới không phải chạy lung tung, làm uổng phí thời gian và năng lực. Chúng ta nghiêm túc tu Căn Bản trí đúng theo lời Phật dạy trong kinh Vô Lượng Thọ, lấy Tín-Nguyện-Trì danh hiệu A Di Đà Phật làm chánh tu, chẳng bỏ sót một trong ba điều này, thì càng tu học, tâm càng thanh tịnh, phiền não thật sự giảm bớt, Căn Bản trí hiện tiền. Chính mình có thể cảm nhận được rõ ràng điều này, vọng tưởng ít đi, chấp trước cũng nhẹ nhàng, đối với chuyện gì cũng coi nhạt nhẽo, tâm được tự tại, từ đó mà phát sanh năng lực biện định pháp thế gian và xuất thế gian một cách linh hoạt, đó chính là trí huệ tăng trưởng, Hậu Đắc trí hiện tiền. Một khi chúng ta thật sự đạt được điều này, mới có thể thật sự hiểu, thật sự chứng thật và thật sự thọ dụng những lợi ích lớn nhất được nói trong kinh điển này là gì. Hiện nay, những gì chúng ta nghe từ người khác chỉ là những lợi ích của họ, những tâm đắc của họ, chớ nơi ta vẫn chưa thật sự có được những lợi ích ấy. Sau khi chúng ta tinh chuyên tu hành, chỉ niệm một quyển kinh, chỉ niệm một danh hiệu Phật đúng theo lời chỉ dạy của Phật, thì chính mình mới thật sự đạt được những điều lợi ích trong Phật pháp. Những chuyện khác với ba điều này, càng xả bỏ bao nhiêu, càng được thêm lợi ích bấy nhiêu, càng nắm giữ bao nhiêu, càng tăng thêm phiền phức bấy nhiêu. Nếu chúng ta khéo nghe kinh, khéo niệm Phật như vậy, thì lợi ích hiện tiền có được là thân tâm khỏe mạnh, trí huệ tăng trưởng, vạn sự như ý. Đây mới là sự phú quý chân thật trong đời người, chớ nào phải đâu có tiền tài, danh vọng mới là phú quý. Có tiền, có địa vị mà thân tâm bệnh hoạn, cuộc sống lúc nào cũng ưu phiền tăm tối, cũng chỉ là vô dụng, vẫn là còn đọa lạc, chưa được giải thoát.

Trong kinh này, Đức Phật nói một câu khẳng định: “Giàu sang, thương muốn chẳng thể bền vững phải nên lánh xa, chẳng thể an vui.” Nhưng người đời vẫn không tin, vẫn coi trọng tiếng tăm, lợi dưỡng; đó là mê hoặc điên đảo, là cái nhìn sai lầm mất rồi! Hạnh phúc bậc nhất của đời người tuyệt đối chẳng phải là tiếng tăm, lợi dưỡng mà chính là thân tâm khỏe mạnh, cuộc sống vui sướng, chẳng có phiền não, chẳng có lo nghĩ, trí huệ sáng suốt. Vì sao Phật lại nói những hạnh phúc ấy là bậc nhất? Vì hạnh phúc ấy chính là cái nhân thành Phật, chớ chẳng phải là lợi ích nhỏ nhoi như chúng ta thường lầm tưởng. Vì thế, ngay sau câu nói này, khi Phật liền dạy tiếp “phải nên tinh tấn cầu nước An Lạc, trí huệ sáng suốt, thần thông tự tại, chớ nên phóng tâm vào chỗ ham muốn, phụ kinh bỏ giới, phải đứng sau người.” Đấy đã chỉ rõ hạnh phúc ấy, trí huệ ấy chính là cái nhân dẫn đến việc vãng sanh Cực Lạc, một đời thành Phật. Đã vãng sanh thành Phật rồi, tất nhiên chẳng phải đứng sau bất cứ một ai cả, đây mới chính thực là lợi ích thù thắng tột bậc!

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.86.132 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...