Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giữ gìn giới cấm, vững vàng không phạm »» Xem đối chiếu Anh Việt: Giữ gìn giới cấm, vững vàng không phạm »»
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ dạy : “Giữ gìn giới cấm, vững vàng không phạm.” Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật bảo : Tu “đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi”. Ðó là vì nếu người tu hành mà không có giới hạnh, thì khác nào đem cái bình thủng đáy để đựng nước, nên dẫu siêng năng niệm Phật đến mấy cũng khó bề viên mãn.
Chướng ngại rất lớn trong việc học Phật của chúng ta là: tham cầu tiếng tăm, lợi dưỡng, chẳng có tâm cung kính, tôn trọng, cũng chẳng có ý ưa thích thanh tịnh, nên thì làm sao có thể “giữ gìn giới cấm, vững vàng không phạm” được đây ? Nhất là trong thời đại hiện tại, bên ngoài có đủ mọi thứ cám dỗ ! Những gì sáu căn của chúng ta tiếp xúc đều có thể nói đều là những sự dụ dỗ, mê hoặc ở mức độ cao nhất. Thật thà mà nói, chẳng những ngoài Phật môn, mà ngay ở trong Phật môn vẫn là bị dụ dỗ, mê hoặc. Tham Phật pháp, tham công đức, tham chứng đắc, so với tham danh văn lợi dưỡng đều là tạo nghiệp bất tịnh trong A Lai Da Thức giống hệt như nhau, nhất định đó chẳng phải là tu tịnh nghiệp. Gần như là ở khắp mọi nơi, những gì chúng ta mắt thấy, tai nghe toàn là bị dụ dỗ, mê hoặc, há có thể chẳng động tâm ư ? Đối trước những chuyện ác hay chuyện thiện gì, chúng ta đều khởi tâm động niệm, nên thân chẳng tự đoan, tâm chẳng tự đoan, mắt, tai, miệng lưỡi cũng đều chẳng tự đoan; đấy là chướng ngại rất lớn trong việc học Phật.
Chúng ta phải biết, hiện nay tuy chúng ta học Phật, nhưng vẫn là nằm trong lòng bàn tay của ma vương. Tứ đại ma vương xòe rộng đôi tay, tiếp đón chúng ta rất ân cần, nồng hậu, chúng ta chẳng có cách nào vượt khỏi bàn tay của họ, thì còn có thể thành tựu gì chăng ? Tứ đại ma vương là ai ? Kinh Bát Đại Nhân Giác đã giảng về “tài, sắc, danh, lợi”; đó chính là tứ đại ma vương. Một khi chúng ta đã lọt vào lòng tay của tứ đại ma vương rồi, thì có mấy ai có đủ sức mạnh nhảy trở ra ? Ngay cả trong những pháp thiện lành mà chúng ta làm, cũng đều là làm trong lòng bàn tay của tứ đại ma vương, thì làm sao có thể thành tựu chứ ? Chúng ta phải biết chính mình thật sự không có năng lực nhảy ra khỏi lòng bàn tay của tứ đại ma vương, thì làm sao có thể tu các pháp môn tự lực đây ?
Do đó, nếu chúng ta chẳng nương vào Đại Nguyện Lực gia trì của A Di Đà Phật, quyết định cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thì đừng hòng nói đến chuyện thoát ra khỏi tam giới. Dù chúng ta tu thiền giỏi đến mấy, cũng chỉ có thể sanh lên cõi trời mà thôi, sanh lên cõi trời thì sao ? Vẫn là nằm trong lòng bàn tay của tứ đại ma vương ! Vì sao ? Vì người cõi trời chưa đoạn Kiến Tư hoặc, nên vẫn còn tham “tài, sắc, danh, lợi” ! Vẫn còn tham “tài, sắc, danh, lợi” thì làm sao có thể “giữ gìn giới cấm, vững vàng không phạm” đây ? Đã phạm giới cấm rồi, thì làm sao có thể đắc tâm thanh tịnh mà thoát ra khỏi tam giới chứ ? Thật sự là tự mình chẳng có cách chi làm nổi !
Lại nữa, người trong cõi trời dù thiện đến mấy cũng là cái thiện của thế gian, vẫn chẳng phải là cái thiện của trung đạo; cho nên, đối với ác ma vẫn có oán hận. Người cõi trời thấy ác ma gặp nạn cảm thấy rất hoan hỷ. Người cõi Tây Phương Cực Lạc chẳng như vậy; họ trụ trong trung đạo, chẳng phân biệt thiện nhân và ác nhân; đối với thiện, ác họ đều chẳng chấp trước, nên mới có thể đối với hết thảy chúng sanh xem như chính mình, đảm trách cứu giúp độ qua bờ giác, chẳng bỏ sót một ai.
Tất nhiên, nếu chúng ta muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thì tâm phải thanh tịnh; vì tâm tịnh, ắt cõi nước tịnh ! Nếu trong tâm vẫn còn có tham, sân, si, mạn; bên ngoài lại là tài, sắc, danh, lợi, thì chẳng đọa vào địa ngục A Tỳ là đã may mắn quá rồi, còn mong cầu thành tựu chi nữa trong Phật pháp ? Do vậy, chúng ta học Phật phải có tâm cảnh giác cao độ, thời thời khắc khắc cảnh giác chính mình, đừng nên cảnh giác người khác. Vì sao chẳng nên cảnh giác người khác ? Vì hễ thấy lỗi người khác, liền phá hỏng cái tâm thanh tịnh của chính mình rồi. Chúng ta phải gìn giữ cái tâm mình giống như bầu trời xanh, dù trên bầu trời có rất nhiều đám mây đen (ví cho ác pháp), hoặc mây trắng (ví cho thiện pháp), nhưng những đám mây ấy chẳng thể nào bám vào bầu trời xanh cao vút, thì đấy chính là hành trung đạo, là hành pháp thiện lành bậc nhất trong hết thảy các pháp thiện thế gian lẫn xuất thế gian.
Phật môn mới nói “muôn thứ chẳng mang được, chỉ có nghiệp theo thân”. Chúng hãy suy nghĩ xem, đời người sống trên thế gian này đều là rỗng tuếch, giả trất, chẳng thật, giống như nằm mộng, giống như diễn tuồng. Cái gì là thật trong thế gian này ? Tạo nghiệp là thật ! Trừ nghiệp ra, bất cứ thứ gì chúng ta đạt được đều là giả trật. Chúng ta hành thiện nghiệp thì được sanh vào cõi phước báo trời, người. Chúng ta hành ác nghiệp thì sanh vào tam ác đạo. Chúng ta hành trung đạo thì sẽ vượt ra khỏi tam giới, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi. Cho nên, hành trung đạo mới là điều thiện bậc nhất !
Ở trong thế gian này, chúng ta luôn khởi tâm động niệm tranh danh, đoạt lợi, đấy là tạo ác nghiệp; đấy là phạm giới cấm trong nhà Phật ! Người sáng mắt thấy rõ, những kẻ tranh danh đoạt lợi, hơn thua từng lời nói, từng hành động, thật sự là người đáng thương ! Chúng ta đã đứng trước đức Phật phát Bồ Ðề tâm, một bề chuyên niệm, quyết định vãng sanh thành Phật trong một đời này, thì bất cứ thứ gì trong thế gian này cũng đều chẳng cần, suốt ngày từ sáng đến tối chỉ biết thật thà niệm một câu A Di Đà Phật. Như vậy “giữ gìn giới cấm, vững vàng không phạm” cũng chính là , chí “nhiếp thủ sáu căn, tịnh niệm tương kế.” Suốt ngày từ sáng tới tối trong tâm chỉ nhiếp giữ câu Phật hiệu, chẳng để gián đoạn, chẳng cần bất cứ một pháp trợ hạnh nào khác, thì đấy chính là “giữ gìn giới cấm, vững vàng không phạm.” Người thật thà niệm Phật như vậy thật sự là rất lỗi lạc, thật sự là có trí huệ và phước báu vô cùng to lớn, chẳng có mấy ai trong thế gian này sánh bằng họ ! Tất cả các vị vua chúa, vương gia, trưởng giả trong thế gian này chẳng ai có thể sánh bằng người ấy; vì sao ? Vì người ấy chỉ trong một niệm mà có thể tiêu trừ 80 ức kiếp tội nghiệp sanh tử, vãng sanh Cực Lạc. Vãng sanh tức là thành Phật !
Người thế gian thấy hạng người niệm Phật như vậy, cho là họ tiêu cực, nhưng Phật, Bồ Tát thấy khác hẵn, Phật, Bồ tát thấy họ thật sự có phước báu và trí huệ thù thắng, chẳng ai sánh bằng. Chúng ta hãy xem Phẩm Chẳng Phải Là Tiểu Thừa mà xem đức Phật khen họ như thế nào ? Trong Phẩm Chẳng Phải Là Tiểu Thừa, đức Phật bảo Từ Thị: “Ông hãy quán sát, chư đại Bồ Tát, khéo được lợi ích. Nếu có thiện nam, và thiện nữ nào, được nghe danh hiệu, Phật A Di Ðà, hay sinh một niệm, với tâm vui thích, quy y chiêm lễ, y giáo tu hành, phải biết người này, được lợi ích lớn, sẽ đặng công đức, như trên đã nói, tâm không hạ liệt, cũng không cống cao, thành tựu căn lành, thảy đều tăng thượng, phải biết người này, không phải Tiểu thừa, trong giáo pháp ta, được xưng gọi là, đệ tử bậc nhất.” Trong lời khen này, đức Phật đã đem công đức là lợi ích của người niệm Phật cầu sanh Cực Lạc sánh ngang bằng với công đức và lợi ích của chư Đại Bồ tát rồi ! Như vậy, chúng ta còn gì để bàn cải nữa đây ?
Người thế gian chẳng thấy được điều này, họ thấy gì ? Họ thấy những người hằng ngày hơn thua lợi hại, tranh danh, đoạt lợi là tích cực, là tài ba xuất chúng. Phật lại thấy khác hẵn, Phật thấy họ quá sức ngu si, bần cùng và đáng thương ! Thật thà mà nói, ngu si cũng chính là bần cùng, vì người thật sự có trí huệ thì chắc chắn là người giàu to, chẳng thể nào bần cùng. Bần cùng thứ gì ? Một chút thiện căn, phước đức cũng chẳng có, thời thời khắc khắc đều là tác tạo thêm tội ác; đấy là bần cùng. Đương thời họ tạo ác nghiệp, trông rất hiển hách, người khác thấy họ rất khép nép, khiếp sợ, nhưng trải qua mấy năm sau bèn lãnh chịu ác báo; đó là bần cùng ngu si, chớ chẳng phải là thiện căn, phước đức !
Chúng ta đã trải qua đời đời kiếp kiếp học Phật, mà đến nay chẳng có chút thiện căn, phước đức thành tựu; đấy đều là do bị những thứ tài, sắc, danh, lợi làm hại. Đời này chúng ta đã biết rõ nguyên nhân gây ra chướng ngại ấy rồi thì sao ? Vẫn là còn bị chúng nó tiếp tục cám dỗ và hãm hại ! Vì sao vậy ? Vì chúng ta chẳng có bản lãnh vượt ra khỏi lòng tay của tứ đại ma vương ! Nay, do đọc tụng kinh điển này, tự biết rất rõ là chính mình vẫn còn tạo ra rất nhiều lỗi lầm, chẳng có bản lãnh tu hành giống như các bậc thượng căn thượng trí, các bậc có chủng tánh Bồ tát, nên hãy hoàn toàn nương vào Nguyện Lực gia trì của A Di Đà Phật, chí tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Đấy mới thật sự là biết cách giữ gìn giới cấm, vững vàng nhất, nghiêm ngặc và kiên cố nhất ! Chúng ta tự mình suy nghĩ cho thật kỷ càng xem, có phải đạo lý này quá sức chân thật không ? Chúng ta nhất tâm niệm Phật không hề gián đoạn, chẳng chừa kẻ hở cho vọng niệm, tà niệm xen vào, có phải là lúc nào cũng giữ gìn giới thanh tịnh một cách miên mật ngay tận gốc của tâm mình không ? Niệm Phật đến tận cái gốc của nguồn tâm, thì đấy chính là an trú trong Phật tâm, là trở về với Chân tâm Tự Tánh mà thành Phật đấy bạn ạ !
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.66.98 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập