Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: MÙA XUÂN NÓI CHUYỆN NGHIỆP »»
Những thuật ngữ: nghiệp, vô thường, nhân quả…rất quen thuộc với chúng ta, ngay cả những người khác đức tin hay vô thần cũng biết đến. Những thuật ngữ này nói lên một phần căn bản của giáo lý Phật pháp lại vừa mang màu sắc triết lý dân gian, ấy là do bởi sự giao thoa giữa Phật giáo và văn hóa bản địa. Hàng ngày, mọi người chúng ta vẫn thường nói “nghiệp nó vậy, nghiệp không thể khác được, thiện nghiệp, ác nghiệp, sanh nghề tử nghiệp, trả nghiệp, đổ nghiệp, sự nghiệp… vậy nghiệp là gì?
Nghiệp tiếng Phạn là Karma, là kết quả của quá trình tạo tác bởi thân – khẩu – ý, nói dễ hiểu hơn thì nghiệp là hậu quả của tất cả những gì đã nghĩ, đã nói và đã làm (sự là đang tạo tác, nghiệp là quả đã thành)
Nghiệp có thiện nghiệp, ác nghiệp, vô ký nghiệp, cộng nghiệp, biệt nghiệp, cận tử nghiệp, trọng nghiệp, khinh nghiệp…Mở đầu kinh Suy Niệm Về Nghiệp đức Phật nói: “Tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp cũng là kẻ thừa tự nghiệp. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời”. Lời này tóm lược một cách tổng quát và toàn diện. Vì sao nói chúng sanh là chủ nhân của nghiệp? bởi vì sự thật là không có ai làm cho ta thăng hay đọa, không có ai làm cho ta sướng hay khổ. Nghiệp của ta như thế nào là do chính ta tạo ra và thọ nhận lấy. Khi chúng ta hành động – nói năng – suy nghĩ thì có thể đổ thừa cho hoàn cảnh này, lý do nọ nhưng cho dù bất cứ lý do gì thì cái quả của nghiệp ta vẫn phải chịu chứ không thể trốn tránh hay chối bỏ. không có ai đem cái nghiệp buộc vào cổ mình và mình cũng không thể đem cái nghiệp đổ cho ai khác. Ngay cả đức Phật với lòng từ bi vô lượng cũng không làm sao có thể gánh giùm cái nghiệp của chúng ta. Vì vậy mà kinh mới nói chúng ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp.
Chúng sanh, từ này hàm nghĩa rất rộng, là chúng duyên hợp lại mà sanh ra, tất cả mọi loài dù là hữu tình hay vô tình đều là chúng sanh. Với nghiệp thì chỉ nói với con người, vì con người mới có suy nghĩ – nói năng – hành động. Loài vật hoàn toàn sống bằng bản năng sinh tồn không thể bảo là tạo nghiệp (mặc dù chúng mang thân loài vật vì cái nghiệp của chúng). Loài vật không có tâm ý, nhận thức, tư tưởng… chúng hoàn toàn thọ nghiệp chứ không phải tạo nghiệp.
Con người trong xã hội này có sự sai biệt vô cùng lớn, tuy cùng mang thân người nhưng khác biệt rất nặng nề: giàu – nghèo, trí – ngu, sang – hèn, mạnh – yếu, thanh – trọc, đẹp – xấu…Tất cả sự khác biệt trong đời sống hiện tại này là kết quả của hành động – nói năng – suy nghĩ trong quá khứ, nói cách khác ấy chính là nghiệp của mỗi người chúng ta. Điều này phá bỏ cái thuyết đẳng cấp trong xã hội Ấn giáo. Thuyết về nghiệp bác bỏ thuyết của Bà La Môn cho rằng nghiệp của con người là do định đoạt bởi thần linh và không thể thay đổi, vĩnh viễn phải chịu như thế. Bà La Môn cho rằng những đẳng cấp thấp (Chiên Đà la, Thủ Đà La) là do sanh ra từ bàn chân của thần Brahma. Còn những đẳng cấp cao (Bà La Môn, Sát Đế Lợi) sanh ra tư miệng thần Brahma. Con người sanh ra ở đảng cấp nào là vĩnh viễn chịu cái nghiệp như thế! Nhiều quốc gia với những thể chế chính trị và hình thái nhà nước khác nhau cũng áp dụng chế độ đẳng cấp. Họ cho rằng số phận hay nghiệp của mọi người vốn do thượng đế hay thần linh định đoạt và vĩnh viễn phải chịu như thế. Điều này hoàn toàn sai trái, Đức Phật không chấp nhận, ngài dạy chúng ta: Nghiệp là do chính chúng ta tạo tác và tự mình chịu lấy, tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào hành động – nói năng – suy nghĩ của chính chúng ta. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp viết: “Chính mình làm việc thiện nên khiến mình thanh tịnh, chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược, không có ai có thể làm cho mình thanh tịnh hay uế trược”. Đời sống hiện tại của mình thanh tịnh hay uế trược, giàu hay nghèo, trí hay ngu, sang hay hèn… là kết quả của mình tạo ra trong quá khứ và cái nghiệp hiện tại hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai, điều này cũng phụ thuộc vào hành động – nói năng – suy nghĩ ngay hiện tại. Đức Phật dạy: “Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người thấp hèn hay cao quý. Chính hành vi tạo tác khiến người thấp hèn hay cao quý”. Chính vì tạo tác thiện nghiệp nên sinh vào dòng dõi quý phái, vì tạo tác ác nghiệp mà sanh vào hạng hạ tiện. Cao quý hay hạ tiện chỉ tạm thời thọ hưởng trong hiện đời, tương lai cao quý hay hạ tiện lại phụ thuộc vào tam nghiệp đang tạo tác. Nhà thiền có bài kệ: Dục tri tiền thế nhân/kim sanh thọ giả thị/ dục tri lai thế quả/ kim sanh tác giả thị cũng đồng ý nghĩa này. Đức Phật cũng nói rõ ràng: “Quá khứ, hiện tại, tương lai kết nối bằng những tác ý thiện hay bất thiện”. Cứ nhìn vào tác ý của chúng ta là có thể “biết” tương lai sẽ như thế nào.
Thân – khẩu – ý thiện thì cho nghiệp thiện, thân – khẩu – ý ác thì cho nghiệp ác. Nghiệp theo ta như bóng không với hình, như bánh xe theo chân con vật kéo. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp viết: “Tâm dẫn đầu các pháp, chính tâm chủ trì tạo tác các nghiệp. Nếu người nói năng hay hành động với tâm bất thiện thì đau khổ sẽ theo mình như bánh xe theo chân con vật kéo. Tâm dẫn đầu các pháp, nếu người nói năng hành động với tâm hiền thiện thì hạnh phúc sẽ theo mình như bóng không rời hình”.
Trong đời thường hàng ngày chúng ta thường thấy có những người xấu, người ác nhưng lại sống giàu sang, quyền lực, làm gì cũng thành công. Còn nhiều người hiền thiện nhưng nghèo hèn, cô thế, làm gì cũng bại xụi…và không ít người trong chúng ta đâm ra nghi nghờ nhân quả và cho là định nghiệp như thế. Những trường hợp này có thể hiểu là họ đang thọ nhận cái nghiệp, cái quả tư quá khứ, còn những việc họ đang làm thì cái quả, cái nghiệp chưa tựu thành. Chỉ tiếc là chúng ta không có ngũ nhãn để nhìn thấu quá khứ - hiện tại – tương lai; thọ mạng chúng ta quá ngắn ngủi để có thể thấy cái quả, cái cái nghiệp của tam nghiệp đang tạo tác. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp viết: “Khi ác nghiệp chưa trổ quả thì người ác chưa thấy là ác. Đến khi quả nghiệp kết thành thì người ác mới thấy là ác. Khi thiện nghiệp chưa trổ quả thì người thiện chưa thấy là thiện, đến khi quả nghiệp kết thành thì bây giờ người thiện mới thấy là thiện”.
Ngày tháng hiện tại, chúng ta đang chứng kiến một trường hợp hết sức tiêu biểu về thọ phước từ nghiệp cũ và tạo ác nghiệp mới. Một con người giàu có, quyền lực nhất thiên hạ nhưng vô cùng ích kỷ, tham lam, gian trá, tàn độc… Cả đời chẳng làm được một việc thiện nào dù nhỏ nhặt. Cả đời chửi mắng, mạ lỵ, nói láo, phun ra thuyết âm mưu, làm loạn thế. Cả đời gạt người, hại người, hại vật bằng mọi giá nhằm tranh cho được cái lợi tối đa cho bản thân và phe nhóm. Cuộc đời giàu có và quyền lực này nhờ dư phước tiền kiếp nhưng với tam nghiệp nói – làm – nghĩ như thế này thì ắt tương lai sẽ đọa. Cái biệt nghiệp của con người này nhưng lại là cái cộng nghiệp của cả cộng đồng. Nhân quả nghiệp duyên không sai vạy, chỉ có điều chúng ta không có ngũ nhãn lục thông và thọ mạng lại ngắn ngủi nên không thể thấy tiền nghiệp hậu nghiêp của y và cũng như của chính bản thân mình.
Chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học kỹ thuật phát triển cao độ, công nghệ cao, điện toán bùng nổ, trí tuệ nhân tạo đầy đột phá…Chúng ta hưởng được nhiều tiện ích lớn lao, mặc khác cũng chính phương tiện khoa học kỹ thuật cao này làm cho chúng ta dễ dàng tạo tác nghiệp xấu. Những mạng xã hội: Facebook, Youtube, X, Instagram, Baidu… và nhiều cơ quan truyền thông khác đang từng ngày, từng phút giây tung tin thất thiệt, phun thuyết âm mưu, nói láo, mạ lỵ, chửi mắng, kích động, kích dục, kích tham, kích sân…Lịch sử loài người chưa có giai đoạn nào mà con người nói láo, nói sai sự thật và chửi mắng cuồn cuộn như hôm nay. Việc này lan tràn khắp mọi nơi trên thế giới, len sâu vào mọi giai tầng trong xã hội. Mọi người bị cuốn vào cơn lốc đầy thị phi của các mạng xã hội, bị các cơ quan truyền thông dẫn dắt đi vào mê hồn trận không còn biết đâu là thật đâu là giả. Hiện thực xã hội ngày nay thật đáng sợ, những dám đông người rần rần nghe, tin và làm theo tin giả, thuyết âm mưu, khuếch tán thuyết âm mưu, tung tin thất thiệt. Những con người bất chấp sự thật, bất chấp đạo lý luân thường, bất chấp nhân văn và dĩ nhiên chẳng đếm xỉa gì chuyện nhân quả. Những đám đông người mê muội đang tạo tác các nghiệp ác về sau.
Tiểu Lục thần Phong
Ất Lăng thành, 0325
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.60.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập