Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghiện ngập mê say »» Xem đối chiếu Anh Việt: Nghiện ngập mê say »»
Điều ác thứ năm trong trong ngũ khổ, ngũ thống, ngũ thiêu là “nghiện ngập.” Điều ác này gồm đủ cả ba nghiệp ác nơi thân là sát sanh, trộm cắp, tà dâm và bốn nghiệp ác nơi miệng là lưỡng thiệt, ác khẩu, thêu dệt, vọng ngữ. Vì sao chỉ là nghiện ngập mà lại sanh ra nhiều tội ác đến thế? Bởi do nghiện ngập là nguyên nhân sanh ra các thứ thói hư, tật xấu khác khiến cho con người mất đi hạt giống trí huệ Phật, trở thành loạn tánh.
Nghiện ngập bao gồm các lỗi tiêu biểu như là uống rượu, bài bạc, xì ke ma túy, hành dâm, si mê v.v... Trên lẽ thật, tham đắm ngủ dục “tài, sắc, danh, thực, thụy” cũng chính là một thứ nghiện ngập khó dứt bỏ. Trong ngũ giới, Phật đặc biệt chỉ nêu lên lỗi “uống rượu” để tiêu biểu chung cho hết thảy các lỗi ham mê, nghiện ngập khác gây ra cả ba nghiệp ác “tham, sân, si” nơi ý. Vì sao nghiện ngập lại là tội ác “tham, sân, si” nơi ý ? Vì ham mê chè chén, chính là tham độc. Say rồi dễ nóng tánh, đó là sân độc. Rượu khiến cho thần trí hôn ám, uống quá độ thậm chí bất tỉnh nhân sự, chính là si độc. Người đời có câu “rượu vào loạn tánh”, nghĩa là rượu có khả năng làm cho tâm ý và bổn tánh lương thiện của con người bị mê loạn, khiến con người tạo ác. Bởi thế, chỉ riêng một tội uống rượu thôi mà đã bao gồm đủ cả ba điều ác nơi ý nghiệp, thì đừng nói chi là phạm đến bốn lỗi “tứ đổ tường” (uống rượu, bài bạc, xì ke ma túy và hành dâm).
Chỉ nói về lỗi uống rượu thôi mà đã thấy có mười cái hại : (1) vẻ mặt xấu ác, (2) yếu sức, (3) mắt nhìn chẳng rõ, (4) hiện ra vẻ nóng giận, (5) tổn hại nghề nghiệp mưu sinh, (6) tăng tật bịnh, (7) tăng thêm tranh chấp, cãi cọ, (8) không còn tiếng tăm, (9) trí huệ kém, (10) khi mạng chung sẽ đọa trong ba ác đạo. Ngoài ra, người nghiện rượu chỉ cốt muốn được an nhàn tấm thân, nên trong tâm thường hay do dự, phóng dật, ỷ lại, biếng nhác. Ngay cả những công việc cần phải làm để mưu sinh hằng ngày còn không muốn làm, huống là chịu làm thiện, tu thân sửa nghiệp.
Người say ác chẳng chịu siêng tu chánh nghiệp, sửa chữa thân tâm của mình, nên đối với lời răn dạy của cha mẹ thường hay chống trái phản nghịch, hỗn hào, hung bạo, láo xược. Cha mẹ có con như vậy, coi như là oan gia trái chủ, chẳng bằng không con. Ðứa con ác ôn, bội bạc từ ân của cha mẹ, trái nghịch lễ nghĩa như thế, đối với ân đức của cha mẹ hoàn toàn chẳng báo đáp mà lại còn phóng túng du đãng, tự tung tự tác. Đấy cũng là do hậu quả của việc đam mê tửu sắc, tham lam rượu chè chẳng biết chán đủ.
Người say rượu thường trở thành thô lỗ, khoác lác, huênh hoang, mặc sức làm những điều càn quấy, đần độn si mê, chẳng hiểu việc gì, nhưng không việc gì lại không dám làm. Bởi do say sưa điên cuồng, chẳng còn hiểu biết thế thái nhân tình gì nữa, nên họ thường biểu hiện dáng vẻ bất nhân, bất nghĩa, bất thuận mà chẳng biết xấu hổ. Lại nữa, người say sưa chè chén thì thường hay gây gỗ xung đột, không biết tình người, vô nghĩa vô lễ. Chẳng biết quyết đoán đúng sai, phải trái; thấy cái gì mình thích thì phóng tâm làm theo, chẳng phân biện tôn ty trật tự, trái nghịch với chuẩn mực, pháp tắc. Những điều xấu ác này chính là “vô lễ.” Không biết đúng sai, việc làm không đúng đắn chính là “vô nghĩa.”
Chúng ta phải biết say mê tiền tài, danh vọng và quyền lực cũng là một thứ nghiện rất khó bỏ, chẳng khác gì uống rượu, bài bạc, xì ke ma túy, hành dâm. Có những kẻ vì say mê tiền tài, danh vọng và quyền lực cho riêng mình mà chẳng ngần ngại bán nước cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà. Những người như vậy, thật là khó thể can ngăn, khó thể dùng đạo lý để giảng giải, khuyên can để họ chỉnh sửa, hành xử đúng đắn. Kẻ ác như vậy, đối với những vật cần thiết để duy trì cuộc sống của lục thân (cha, mẹ, anh, em, vợ, con) và quyến thuộc họ hàng, họ hoàn toàn chẳng thèm quan tâm đến. Ðối với công ơn cha mẹ, tình nghĩa thầy bạn, họ thản nhiên như không, chẳng thèm nghĩ tới. Đối với vận mạng hưng vong của quốc gia dân tộc và các nỗi khổ của người dân, họ cũng hoàn toàn thờ ơ, chẳng chút bận lòng.
Người nghiện ngập, tâm thường nghĩ điều ác, miệng thường nói điều ác, thân thường làm ác, chưa từng có một điều lành nào! Họ lại chẳng tin Phật pháp, chẳng tôn thánh kính thiện, bác bỏ nhân quả. Thậm chí họ còn hủy báng Phật giáo, hoặc lợi dụng Phật giáo làm công cụ để đạt được những thứ mà họ say mê. Đấy chính là bọn “nhất xiển đề”. Phật nói, những người ác như vậy, thường muốn hại người chân. Người chân là ai? Sách Huyền Ứng Âm Nghĩa giảng: “Người chân là A La Hán.” “Muốn hại người chân” nghĩa là muốn giết A La Hán; đó chính là ngũ nghịch trọng tội. Ðối với Tăng chúng hòa hợp tu hành đúng theo Phật pháp, họ dùng thủ đoạn để ly gián, khiến xảy ra tranh chấp, làm pháp sự bị phế bỏ, thì đó gọi là “phá hòa hợp Tăng.” Tội “phá hòa hợp Tăng” của người, hủy diệt các bậc hiền trí, để duy trì một chánh thể ngu dân, cũng đồng với tội giết A La Hán, hại A Xà Lê (thầy dạy Phật pháp), làm cho thân Phật chảy máu. Kinh A Xà Thế Vương Vấn Ngũ Nghịch dạy: “Có năm tội nghịch nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân phạm vào thì không thể cứu được, ắt nhập địa ngục, chẳng còn nghi gì nữa. Những gì là năm? Tức là giết cha, giết mẹ, hại A La Hán, rối loạn Tăng chúng, khởi ác ý đối với đức Như Lai.” Năm thứ ác ấy chính là ngũ vô gián nghiệp, chiêu cảm khổ quả trong địa ngục Vô Gián.
Phật nói, các lỗi ác của sân và si mà người nghiện ngập thường phạm là do độc tố của các thứ nghiện ngập khiến cho họ trở thành si mê, vô tri. Đã si mê, vô tri lại còn tự cao tự đại, tự cho mình là có trí huệ, là “đỉnh cao của trí tuệ”, tự cho mình là có ngàn tay ngàn mắt ngang hàng với Ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn (Quán Thế Âm Bồ tát) thì đúng thật là đã si mê đến mức cùng cực! Lại do vì si mê, vô tri nên chẳng tin có nhân quả ba đời, chẳng biết đời này sanh từ đâu đến, cũng chẳng biết chết sẽ sanh về đâu? Chẳng hiểu rõ nhân quả, chẳng tin luân hồi, chẳng biết lợi tha chính là tự lợi, chẳng biết đảm trách cứu giúp người khác chính là cứu giúp chính mình, nên chỉ biết lo toan tự tư tự lợi, đối xử với người khác toàn là bất nhân, bất nghĩa, bất thuận.
Kinh nói, người nghiện ngập đến mức như vậy thường chỉ biết tự lợi, tự muốn sướng thân nên vọng cầu sống lâu. Họ thường làm ra toàn những chuyện trái nghịch trời đất, trên chẳng thuận ý trời, dưới chẳng thuận lòng dân mà lại muốn tồn tại lâu dài, thì đấy chính là vọng tưởng điên đảo đến mức tột cùng. Tâm trí si mê như vậy, hạnh đức kém cỏi như vậy, mà muốn tồn tại lâu dài để khiến cho người khác bị tổn hại vì mình, thì đó chính là ác nhân bậc thượng. Dù ác nhân này có gặp được bậc hiền trí từ tâm khuyên bảo, họ cũng chẳng chịu tin, nên chúng ta có đắng miệng nhọc lời với họ cũng chẳng có ích lợi gì cả. Bởi vì kẻ si mê như thế, tấm lòng đã bị đóng chặt, dẫu họ chịu lắng nghe cũng chẳng thể lãnh hội nổi, nên Phật bảo những người này “trong tâm bế tắc, ý không khai giải”. Rõ ràng là do si độc chiêu cảm, nên mới đưa đến nỗi đau khổ đến mức như vậy!
Do si mê che lấp cái tâm, nên trở thành vô tri, mê muội; đấy thật là nỗi đau khổ lớn lao nhất của một kiếp làm người. Người đời chẳng biết nhân quả, nên lúc còn sống không lo tu sẵn việc thiện lành từ trước, đến lúc sanh tử đến kề, lửa địa ngục hiện ra thiêu đốt thân tâm, trong sự kiện ấy mới sanh lòng hoảng sợ, hối hận thì đã muộn màng rồi, chẳng thể làm gì được!
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.112.243 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập