Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tin tức Phật sự »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tu viện Huyền Không, nơi ươm mầm những nụ Bồ-đề »»

Tin tức Phật sự
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Tu viện Huyền Không, nơi ươm mầm những nụ Bồ-đề

Donate

(Lượt xem: 7.771)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Tu viện Huyền Không, nơi ươm mầm những nụ Bồ-đề

Chúng tôi đến Tu viện Huyền Không từ sáng sớm vì khi hẹn gặp từ hôm trước thì được Ni sư Nguyên Thiện cho biết là hôm nay Ni sư có lịch giảng pháp từ 10 giờ sáng, và chỉ có thể gặp chúng tôi trong khoảng thời gian trước đó. Về phần mình, chúng tôi cũng muốn tranh thủ nhiều thời gian hơn để được trò chuyện cùng Ni sư, người mà tôi đã có duyên may gặp gỡ từ năm 2016, trong chuyến công du đầu tiên đến Hoa Kỳ trong cương vị Tổng thư ký Liên Phật Hội.

Bước vào cổng tu viện từ sáng sớm, chúng tôi đã nhìn thấy một sư cô đang hiền hòa quét lá sân chùa. Khuôn viên chùa tĩnh lặng với rất nhiều hoa lá, cây cảnh, đặc biệt là rất nhiều cây bồ-đề được trồng trong các chậu kiểng. Được biết rằng chính Ni sư Nguyên Thiện đã mang những hạt giống từ cây bồ-đề ở thánh tích Bồ-đề Đạo tràng Ấn Độ về đây để ươm mầm. Ni sư đã ươm lên được hàng ngàn cây bồ-đề như vậy.

Liên Phật Hội

Khuôn viên tu viện có diện tích khá rộng nhưng vẫn còn rất hoang sơ, trống trải. Hầu hết các kiến trúc đang được sử dụng đều là những thiết kế tạm thời, kể cả Chánh điện thờ Phật cũng được dựng lên bằng những khung sắt và mái che, vách ngăn đều chỉ là những tấm vải bạt được căng ra.

Trong thực tế, việc Ni sư Nguyên Thiện có đủ duyên lành để mua được “khu đất vàng” này giữa thành phố San Jose vào khoảng cuối năm 2014 cũng là một thuận duyên rất lớn. Tuy nhiên, từ đó đến nay, những khó khăn trong việc xin phép xây dựng cơ sở tôn giáo tại đây cũng như một số chướng duyên khác đã khiến cho mọi việc phải trì trệ, không được như mong muốn.

Nhìn lại những hình ảnh khi chúng tôi đến thăm tu viện Huyền Không và gặp gỡ Ni sư hồi tháng 8 năm 2016, đến nay đã hơn ba năm trôi qua mà công việc xây dựng tu viện dường như chưa có mấy tiến triển. Chánh điện được dựng lên tạm thời từ lúc đó, cho đến nay vẫn giữ nguyên tính tạm thời như vậy.

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Đến thăm Tu viện Huyền Không vào tháng 8 năm 2016 và chụp hình lưu niệm cùng Ni sư Nguyên Thiện trước cổng tu viện và trong Chánh điện

Liên Phật Hội

Chánh điện năm 2020 vẫn không khác mấy với lúc chúng tôi đến thăm vào năm 2016

Tuy nhiên, điều làm chúng tôi hân hoan nhất trong lần trở lại này là được trò chuyện cùng Ni Sư Nguyên Thiện và các Sư cô Thiện Ngọc, Thiện Tâm để qua đó mới biết rằng, tuy về hình thức tu viện không có nhiều thay đổi, nhưng nội dung sinh hoạt tu tập đã có rất nhiều khởi sắc, đặc biệt là đường hướng giáo dục, hoằng pháp.

Thật tình cờ khi biết chúng tôi đến thăm Tu viện Huyền Không vào sáng nay, Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento cũng đã sắp xếp thời gian ghé đến tu viện cùng chúng tôi trước khi anh phải tham dự một hội nghị ngành giáo dục cũng vào sáng nay. Nhờ có nhân duyên này, cuộc gặp gỡ đã trở thành một buổi hội luận nhỏ giữa tất cả chúng tôi về chủ đề giáo dục và hoằng pháp hiện nay.

Liên Phật Hội

Ni sư Nguyên Thiện và các Sư cô Thiện Tâm, Thiện Ngọc

Liên Phật Hội

Từ trái sang: Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ, Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến, Ni sư Viện chủ Thích Nữ Nguyên Thiện và Quảng Hải Phan Trung Kiên

Trong những năm qua, có một thực tế là rất nhiều chùa chiền, tu viện được xây dựng lên với tốc độ khá nhanh khắp nơi, trong cũng như ngoài nước. Nhưng trong số đó, không ít nơi đã không thực hiện được những chương trình hoằng pháp thường xuyên và cụ thể mà chỉ tập trung vào việc tổ chức các dịp lễ lạt quanh năm. Thực trạng này dẫn đến việc nhiều Phật tử ở quanh chùa mất đi cơ hội được nghe giảng dạy, được dẫn dắt vào con đường tu tập Chánh pháp.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Ni sư Nguyên Thiện cho biết Tu viện Huyền Không hiện nay không chỉ duy trì đều đặn thời khóa tu tập và học Phật pháp của Ni chúng trong chùa, mà còn thường xuyên có chương trình giảng dạy Phật pháp, đặc biệt là dạy Phật pháp bằng Anh ngữ cho các em thiếu nhi do Sư cô Thiện Ngọc phụ trách.

Sư cô Thiện Ngọc cũng chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn trong việc giảng dạy Phật pháp cho các em. Trong đó có hai khó khăn chính mà sư cô phải luôn nỗ lực để vượt qua. Thứ nhất là sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây, khiến cho việc truyền đạt giáo lý đến các em cần phải linh hoạt, sáng tạo rất nhiều. Thứ hai là sự thiếu phối hợp của các bậc phụ huynh. Theo sư cô Thiện Ngọc, thời gian các em được giáo dưỡng ở nhà chùa thì quá ngắn ngủi, nhưng khi về với gia đình lại không được các bậc phụ huynh tiếp tục vun bồi, nên những gì các em đã học thường không được tiếp tục củng cố. Do vậy, mỗi khi quay lại với nhà chùa, sư cô lại phải mất nhiều công sức để nhắc lại hoặc đôi khi phải dạy lại cho các em rất nhiều vấn đề. Trong khi đó, phần lớn phụ huynh của các em đều có tâm lý thụ động, muốn giao phó tất cả cho nhà chùa mà không biết rằng vai trò trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dưỡng các em là hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, việc dạy Phật pháp cho các em cũng cho thấy nhiều khía cạnh tích cực, chẳng hạn như sự ngoan hiền và ham học, mà theo sư cô Thiện Ngọc thì đó là những “hạt giống Bồ-đề” luôn sẵn có ở tất cả các em, chỉ cần được chúng ta chăm sóc, dưỡng nuôi đúng cách, chắc chắn ngày mai đây sẽ là những cây bồ-đề cao lớn tỏa bóng mát cho đời.

Những trao đổi về vấn đề này cho thấy sự giáo dục các em rất cần đến vai trò nâng đỡ, dẫn dắt của các bậc phụ huynh. Và muốn đạt được điều này, nhất thiết phải có những chương trình hoằng pháp, giáo dục song song cho cả những bậc phụ huynh này. Chỉ khi nào cả gia đình đều được học Phật, đều được dẫn dắt vào con đường tu tập, thì sự tu học mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Và tất nhiên, để làm được điều này, mặc dù yếu tố nhân sự là quan trọng nhất, nhưng các nền tảng cơ sở vật chất như trường lớp, thiết bị giảng dạy, thư viện tham khảo, phương tiện truyền thông v.v... cũng là những yếu tố không thể thiếu được.

Tham gia trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ cho biết anh có thể hợp tác hỗ trợ bằng cách giới thiệu và cung cấp một số những sách Phật học cần thiết cho chương trình giáo dục của Tu viện Huyền Không. Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ là một trong những người tổ chức chương trình Có Mặt Cho Nhau nhằm giới thiệu sách hay và bổ ích đến với cộng đồng. Hiện nay chương trình Có Mặt Cho Nhau đang có sẵn hơn 300 tựa sách hay, có thể được sử dụng trong giảng dạy và tham khảo, trong đó có cả sách tiếng Anh và tiếng Việt.

Nhân dịp này, Ni sư Nguyên Thiện ngỏ ý mời Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ cùng tham gia giảng dạy một số tiết học trong chương trình học của các em. Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ cũng hứa sẽ hợp tác hỗ trợ để Tu viện Huyền Không thành lập một thư viện sách tham khảo Phật học dành cho việc dạy và học. Liên quan đến dự án này, Nhà xuất bản Liên Phật Hội (United Buddhist Publisher) của chúng tôi cũng sẽ tham gia hỗ trợ bằng cách cung cấp thêm các kinh sách Phật học với chi phí thấp cho thư viện khi cần đến.

Cũng xoay quanh chủ đề hoằng pháp và giáo dục, với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của Liên Phật Hội trong thời gian qua, chúng tôi đã chia sẻ và khuyến khích Ni sư nên phát triển nhiều hơn các phương tiện truyền thông hiện đại để hỗ trợ cho sự nghiệp hoằng pháp và giáo dục. Cụ thể là hiện nay các chương trình giảng dạy của Tu viện Huyền Không được duy trì rất đều đặn nhưng chưa được ghi hình hoặc truyền phát trực tiếp để chia sẻ với đại chúng qua mạng Internet. Chúng tôi đã trao tặng Tu viện Huyền Không một chân máy dùng trong việc cố định máy thu hình nhằm thực hiện dễ dàng các buổi truyền phát trực tiếp (live stream) qua kênh Facebook. Tiếp theo, chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ Tu viện Huyền Không phát triển website của tu viện để làm phương tiện chính thức truyền tải thông tin đến đại chúng toàn cầu và xây dựng một kênh Youtube để chia sẻ tất cả các buổi giảng pháp cũng như các sự kiện cộng đồng của Tu viện.

Thật hoan hỷ vô cùng khi chúng tôi đang viết những dòng này thì Tu viện Huyền Không đã có những buổi phát hình thử nghiệm đầu tiên thành công trên Facebook và đã có hàng ngàn lượt xem. Hơn thế nữa, nhiều Phật tử ở xa sau khi được thính pháp đã gọi điện thoại về cảm ơn Ni sư và hết lòng tán trợ những buổi truyền phát trực tiếp này. Như vậy, rõ ràng là phương tiện truyền thông đã giúp cho việc hoằng pháp có thể mang lại hiệu quả lớn hơn.

Từ những kết quả ban đầu này, chắc chắn những bước tiếp theo sẽ càng thuận lợi và hiệu quả nhiều hơn nữa. Với phương châm “liên kết và phụng sự”, hy vọng là sự góp sức của chúng tôi sẽ tạo được những chuyển biến tích cực cho công việc hoằng pháp của Ni sư Viện chủ cũng như Ni chúng ở Tu viện Huyền Không.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận một thực tế là được nghe pháp trực tiếp với người giảng pháp trong không gian trang nghiêm thanh tịnh của chốn thiền môn vẫn là một phước lành không gì thay thế được. Vì vậy, quý Phật tử nào đang sống ở miền bắc California, đặc biệt là tại thành phố San Jose, rất nên dành thời gian trực tiếp về tại Tu viện Huyền Không để tham dự các buổi giảng pháp, các khóa tu tập vẫn được tổ chức thường xuyên ở đây. Trong cuộc sống mong manh bất ổn vô thường này, một lần nghe pháp sẽ là một lần được tích lũy vốn quý cho đời này và đời sau. Chỉ có những giá trị này mới có thể giúp ta chuyển hóa nghiệp lực và có được cuộc sống tốt đẹp hơn trong đời này và nhiều đời sau nữa.

Quý vị có thể liên lạc để biết thêm chi tiết qua địa chỉ sau:

Tu Viện Huyền Không.
14335 Story Road
San Jose, California 95127
Điện thoại: (408)824-5696


Liên Phật Hội

Toàn cảnh tu viện còn hoang sơ trong một diện tích rộng nhưng chưa được xây dựng. Nếu đủ duyên lành, đây sẽ là chỗ dựa tâm linh cho rất nhiều Phật tử trong vùng cũng như lan truyền Chánh pháp đến với Phật tử khắp nơi.





Video do Ban Truyền Thông Liên Phật Hội thực hiện


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Gõ cửa thiền


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.60.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...