Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Mùa xuân tu phước »»
Chắc là thế giới cũng vậy. Các ngôi chùa đều thuộc về môn phái Thiền, Tịnh Độ, nhưng không có… chùa Phước Tông. Vậy có pháp môn tu Phước không. Câu trả lời là phải có. Vì đạo Phật là đạo của từ bi, cứu độ chúng sinh. Chắc là ai cũng hiểu nhất là lúc chắp tay đứng trước Phật Quan Thế Âm niệm Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát. Người đời không tu (thật ra lo làm ăn bận rộn quên tu) thấy ai khổ còn đưa tay ra giúp đỡ huống chi người biết ăn chay niệm Phật. Những cử chỉ đối đãi từ lòng từ bi sẽ đưa ta đến gần với người. Người vui mà ta cũng vui với phước báo hơn là ngồi một chỗ lần chuỗi niệm Phật, để Thiền. Từ bi, bố thí là bản chất tốt đẹp của đạo Phật nhưng con đường dẫn người được đến gần Phật là trí tuệ. Có trí tuệ mới làm ra của cải bố thí chẳng những không mất đi mà còn sinh sôi thêm nữa để giúp đời. Có trí mới nhận thấy bố thí làm phước không đơn giản luật nhân quả, đơn giản trong việc cho và nhận lòng biết ơn. Thật tướng của phước báo không thể nghĩ bàn. Nó không còn thấy mình và người, ngoài thấy vật thí, trong cũng không thấy mình. Điều này như ở Bồ Tát, ở Phật mới có được. Người chắc phải hành tu hơi lâu. Mặc dù không xưng tu phước nhưng có pháp tu phước bằng chứng chùa nào mấy thầy khi giảng cũng đều nói phải nói đến chữ phước mà kinh gọi là “Phước Huệ Song Tu”. Người hiểu như được chắp cho đôi cánh. Có phước mà không có tuệ giác. Cũng như có tuệ giác mà không có phước. Có nghĩa là người chỉ có một cánh không bay xa, không đến với Phật được.
Tại sao mùa Xuân là mùa tu phước. Tại vì đó là mùa thiên nhiên đất trời như tiên trầm lúc đông về để rồi xuân tới bừng dậy nắng ấm cây cối trổ lộc ra hoa. Nhất là hoa mai vàng tượng trưng cho điều may mắn. Mùa Xuân mang đến người niềm vui và chia đều nó ra. Tuy nhiên niềm vui ấy trước cái gọi là nghiệp… cuối năm ngồi tính lại sổ đời, làm ăn thế nào đó có người cười vui, kẻ thua lỗ khóc thầm. Thành ra niềm vui mang tới coi như ai cũng có phần nhưng với người nghèo là cái vui gượng gạo. Chẳng như vậy rất nhiều kẻ lại chẳng có mùa Xuân phải đóng cửa bỏ nhà đi trốn nợ. Có thể nói ngày thường khổ một Tết đến khổ tăng lên trăm lần. Nhất là trẻ thơ con nhà nghèo đưa đôi mắt thèm thuồng nhìn những đứa trẻ đồng tuổi xung quanh xúng xính trong quần áo mới, giày mới, khoe tiền lì xì. Ta thử đặt mình vô tâm trạng đứa nhỏ. Nhất là các cụ già neo đơn trong cái viện dưỡng lão. Tết đến thèm đủ thứ, nhất là thèm tình thương.
Ta thử đặt mình vô trường hợp này. Chính vì vậy vào những tháng cuối năm xã hội nổi lên nhiều phong trào làm từ thiện, hỗ trợ người nghèo, Tết tình thương. Rất nhiều danh từ để chỉ việc giúp đỡ người nghèo. Chữ việt là làm phước, chữ hán là bố thí nhưng từ làm phước mộc mạc hơn dân gian quen nói và thực chất của nó chính là tu phước. Mùa tu phước coi như ai cũng sẵn lòng, công nhân viên cán bộ nhà nước tùy theo lòng hảo tâm, tối thiểu cũng góp một ngày lương. Các tôn giáo Phật giáo, Công giáo, Hòa Hảo đây cũng là dịp để đưa đạo về với gần cuộc đời như cái gọi là tốt đạo đẹp đời. Mùa tu phước mở ra với nhiều hình thức phong phú kêu gọi lòng từ tâm. Như tổ chức đi tham quan để đưa tặng vật đến tận tay người nghèo. Những ngôi chùa có sân rộng thường tổ chức những buổi biểu diễn văn nghệ với sự góp mặt của các nghệ sĩ tên tuổi. Ngay cả trường học. Tôi vẫn còn nhớ ngày xưa bắt đầu tháng mười các lớp đã chọn ra những tiết mục bắt đầu tập dượt để tháng 12 mang lên sân khấu biểu diễn lấy tiền gây quỹ cây mùa Xuân. Một việc làm vừa vui với các nghệ sĩ mặt mũi thơ ngây vụng dại với câu ca điệu múa nhưng góp phần giáo dục cho học sinh về sau vào đời với tâm hồn cao thượng. Tiếc thay sau này chương trình dạy học nặng về kiến thức không gắn với cuộc sống nhân văn nên không còn thấy trường học tổ chức văn nghệ gây quỹ cây mùa xuân như ngày xưa.
Niệm Phật thì dễ hơn so với tu phước. Ở đây như muốn nói điều kiện đặt ra cho người nghèo lẫn người giàu đến với tu phước. Rõ ràng là giàu tu mau thành chánh quả trong kinh ghi tên rất nhiều phú ông như Duy Ma Cật chẳng hạn. Nhưng dễ mà khó ở chỗ giàu thu vô nhiều lúc cho ra lại so đo tính toán thiệt hơn, mất gì để được gì (rất nhiều người đem tiền cúng chùa chẳng khác gì kẻ đi hối lộ Phật). Với người nghèo gặp ai khổ cũng đem lòng thương nhưng giúp người bằng cách nào đây trong khi mình cũng thiếu thốn trăm bề. Nhưng đến bao giờ mình dư dả để cho? Thì ra lâu nay người hiểu về chữ phước, làm phước được phước nhưng như chưa hiểu về một mảnh đất dành cho người làm ruộng gọi là phước điền. Ở phước điền bỏ bất cứ hạt giống nào xuống cũng đều gặp được phước báo và nó cũng có thể chuyển nghiệp cho mình. Hai câu chuyện để minh họa. Chuyện một nằm trong kinh nói về bà lão ăn xin dành tiền mua dầu thắp đèn dâng Phật. Chuyện này chắc là ai cũng biết. Chuyện thứ hai là chuyện có thật mà tôi đọc trong sách đã lâu. Nước Mỹ một buổi chiều mùa đông tuyết rơi lạnh lẽo. Một chàng thanh niên thất nghiệp phải ngồi co ro bên hè phố ngửa tay xin bố thí. Tình cờ một bà già hai tay ôm gói đồ từ trong cửa hàng đi ra vô tình té ngã ngất xỉu đồ văng tung tóe ra đường. Thay vì nhân cơ hội anh ta lượm đồ của người làm rớt bỏ chạy dịp may hiếm có nhưng không… anh bước tới đỡ bà già ngồi dậy rồi lượm các món bỏ vô túi cho người không sót món nào. Bà già cám ơn rồi ngước nhìn anh chăm chú thấy trời lạnh lẽo mà áo của anh không đủ ấm. Thế rồi bà già mời anh về nhà tặng cho anh quần áo, hỏi anh ăn cơm chưa. Anh rất ngạc nhiên khi thấy bà sống một mình lại dám mời người lạ vô nhà, một việc ở Mỹ như không ai dám làm. Anh đâu hay qua phút đầu tiên bà đã quan sát nhận ra được những gì tốt đẹp ẩn chứa ở một người như anh. Chỉ một hành động đỡ người té ngã đứng lên, anh vẫn chưa hết ngạc nhiên khi anh được bà giới thiệu một công việc làm. Bốn năm sau bà qua đời bất ngờ sao bà viết di chúc để lại cho anh ngôi nhà mà không để cho con. Tất nhiên người con nghi ngờ đi kiện nhưng tòa lại xử thua kiện. Tới đây lại thêm một bất ngờ bà già như có đôi mắt nhìn thấy ruột gan của người, được xử thắng kiện nhưng anh không lấy để nó cho người con. Té ra bà biết để nhà cho kẻ khác sẽ mất bà để lại cho anh như nhờ anh gián tiếp dạy cho con bài học. Qua đó hai người trở thành bạn bè thân thiết bắt tay vào việc làm ăn kinh doanh sau đó trở thành những tỷ phú.
Ruộng phước điền như vậy không cần đợi người dư dã tới để gặt phước báo. Hình như tất cả do tâm sinh. Tôi đã thấy mấy người già ngày xưa ở quê có thói quen một khi vo gạo hay bớt ra một hai nắm gạo bỏ vô cái hủ gọi là tích âm đức. Người ăn thiếu một hai nắm gạo vẫn no nhưng nhà lúc nào cũng có cái để cho làm phước. Ngày nay bộ mặt xã hội đã khác, người ăn xin không mang theo bị để xin gạo nữa mà xin tiền. Hủ gạo tích âm đức ngày xưa trở thành hộp đựng tiền lẻ chứa những đồng năm trăm, một ngàn. Người tích đức qua những chuyện tưởng như nhỏ không ngờ đó là phước báo về sau này. Ai có về miền Tây qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang v.v…Sông Cửu Long với hệ thống kênh rạch chằng chịt bao quanh ruộng vườn, xóm làng. Sông nước gắn liền với cuộc sống hình thành ra cái gọi là văn minh miệt vườn. Văn minh này cho người lối sống sao cho có tình nghĩa, nhân nghĩa, trượng nghĩa. Hình ảnh Lục Vân Tiên giữa đường ra tay nghĩa hiệp cứu người chớ không đứng đưa mắt nhìn nói là tính cách dân miền Tây. Hình như pháp môn tu phước đã chọn miền đất này nên phong trào từ thiện, làm phước của miền Tây nổi mạnh hơn các vùng miền khác được tổ chức Unesco ghi nhận. Làm phước, lá lành đùm lá rách như là truyền thống của dân miền Tây không đợi nhà nước kêu gọi xã hội hóa. Kẻ có của người có công bỏ vào miếng ruộng phước điền. Ai về miền Tây đều phải nhận đời sống nơi đây nhộn nhịp vui lên nhờ ở nhiều người học vấn trình độ không cao nhưng biết tu phước. Bộ mặt xã hội không còn những chiếc cầu tre lắt lẽo, gập gềnh như trong ca dao mà thay vào nhịp cầu treo, cầu đúc vững chải nối liền xóm làng. Những ngôi trường ngói đỏ khang trang tiếng là do nhà nước và nhân dân cùng làm sự thật nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào, bao nhiêu là do dân. Về miền Tây đi bất cứ nơi đâu cũng gặp những phòng hốt thuốc nam từ thiện. Hình ảnh người rãnh rỗi thay vì nghỉ ngơi lại lui cui đến phòng hốt thuốc, phơi thuốc hay rủ nhau đi các nơi lên núi kiếm thuốc nam đem về là hình ảnh quen thuộc. Hay là hình ảnh giàu nghèo kết hợp thành những tổ lập ra những bếp ăn từ thiện trong các bệnh viện để giúp các bệnh nhân túng thiếu khó khăn. Gần đây ở An Giang những xã vùng sâu vùng xa hẻo lánh nếu như xưa kia nửa đêm bị bệnh khẩn cấp đành phải chịu bó tay với số phận nay xã nào cũng có xe cứu thương. Chiếc xe cả trăm triệu đâu có rẽ do những tấm lòng kẻ ít người nhiều hùn nhau mua nó để chở bệnh nhân kip lúc. Có thể ở đây người qua việc làm vì hiểu ở đời– dù xây chín lớp phù đồ. Không bằng làm phước cứu cho một người. Chắc là người sẽ vui khi biết việc làm được kinh Phạm Vọng đã ghi lại xác nhận với phước điền thì việc cứu, chăm sóc, nuôi bệnh nhân là cái phước lớn nhất. Ngay cả Đức Phật khi còn tại thế ngã cũng đã từng đích thân chăm sóc thuốc thang, lấy khăn nhúng nước ấm lau mặt cho một vị tỳ kheo lâm bệnh nặng.
Tóm lại con đường dẫn người đến với Phật bất cứ pháp môn nào đều phải nghĩ việc trước tiên là tu phước.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.211.143 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập