Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Làm thế nào để xây dựng cõi Tịnh độ trong nhân gian? »»

Tu tập Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Làm thế nào để xây dựng cõi Tịnh độ trong nhân gian?

Donate

(Lượt xem: 5.850)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Làm thế nào để xây dựng cõi Tịnh độ trong nhân gian?

Trong kinh, Đức Phật đã nói toạc gốc bệnh của chúng sanh từ vô thủy kiếp tới nay đều là vọng tưởng, chấp trước, nên chẳng thể khôi phục Tự tánh thanh tịnh, chẳng thể hiển lộ trí huệ và đức tướng Như Lai của chính mình, nên chẳng thế thấy Phật. Do vậy, tu học Phật pháp từ đầu đến cuối đều chỉ nhằm phá chấp trước mà thôi, chớ chẳng có gì khác nữa. Hiện nay, chúng ta chẳng thể tận mắt thấy Phật hiện thân tiếp dẫn người khác vãng sanh, rồi cho là không có, thì đó chính là phân biệt, chấp trước! Ở trong thế gian này, có rất nhiều người thật sự thấy Phật nhưng chẳng nói ra, vì nói ra tức là chẳng có Bát-nhã Vô tri, chẳng thanh tịnh, còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Người tự nói ra đã thấy Phật thì lại là giả mạo. Như vậy, làm sao chúng ta biết việc thấy Phật, vãng sanh là sự thật? Cổ nhân thường nói: “Ông tru ông chứng, bà tu bà chứng.” Chúng ta chỉ phải tự chính mình nghiêm túc tu học, tự mình chứng ngộ điều này, thì sẽ tự biết. Người ta tu thành công, người ta thấy Phật đến tiếp dẫn vãng sanh, chúng ta tu chẳng thành công mà muốn thấy Phật, đích xác là chẳng thể được vì đấy chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước!

Nhân ngã chấp là phiền não chướng, pháp ngã chấp là sở tri chướng. Hai thứ chấp trước này làm chướng ngại trí huệ và đức tướng của Như Lai chẳng thể hiện tiền. Phá được nhân ngã chấp thì chứng quả A-la-hán. Phá được pháp ngã chấp thì thành Bồ-tát, thành Phật. Chúng ta tu pháp môn Tịnh độ, mục tiêu cuối cùng cũng chỉ là để thấy A Di Đà Phật hiện thân tiếp dẫn chúng ta về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Nếu nguyện này chẳng hiện ra, tức là đạo nghiệp chẳng thành tựu. Vì sao đạo vãng sanh chẳng thể thành tựu? Vì chẳng biết tác dụng của câu Phật hiệu là gì. Vậy, tác dụng của câu Phật hiệu là gì? Chính là đoạn trừ nhân ngã chấp và pháp ngã chấp. Một khi đoạn trừ được hai thứ chấp trước ấy, bèn đắc Nhất tâm Bất loạn. Nếu chúng ta thật sự muốn vãng sanh, nhất định phải cậy vào A Di Đà Phật và câu Phật hiệu để phá trừ hai thứ chấp trước ấy, đắc tâm thanh tịnh, tâm tịnh ắt cõi nước tịnh. Khi nào chúng ta thật sự vãng sanh rồi, mới có thể khôi phục Tự tánh, mới có thể thành Phật, mới có thể đi khắp các cõi để xây dựng Tịnh độ trong các thế giới phương khác.

Làm thế nào để xây dựng Tịnh độ trong cõi Sa-bà này? Giảng kinh Tịnh độ, khuyên người khác tu tịnh nghiệp, niệm Phật cầu sanh Tây Phương chính là đang xây dựng cõi Tịnh độ ngay trong cõi này. Chúng ta thử suy nghĩ xem, nếu hết thảy chúng sanh trong cõi Sa-bà đều tu Tịnh nghiệp được thanh tịnh tâm, thì có phải là cõi Sa-bà này đã trở thành Tịnh độ rồi đó sao! Chính vì lẽ đó, trong kinh Vô Lượng Thọ A Di Đà Phật dạy bảo các vị Chánh sĩ (Đại Bồ-tát) từ mười phương thế giới tới Tây Phương thỉnh giáo rằng: “Chí cầu nghiêm Tịnh độ, thọ ký sẽ thành Phật. Liễu triệt tất cả pháp như dư vang mộng huyễn. Ðủ đầy các diệu nguyện, ắt thành cõi như thế.” A Di Đà Phật dạy: Nếu muốn xây dựng cõi Tịnh độ, trước tiên phải chuyên chí cầu vãng sanh Cực Lạc, kế tiếp là được thọ ký thành Phật, tức là thành tựu tâm thường định thường huệ giống như Phật, cũng tức là có trí huệ Bát-nhã thấu rõ tất cả các pháp chỉ là mộng huyễn, bọt bóng, như sương, như điện chớp, rồi lại còn phải phát đầy đủ các nguyện lớn phổ độ chúng sanh trong hết thảy các cõi, mới có thể thành tựu cõi Tịnh độ cho chính mình và chúng sanh. Nói cho cùng, xây dựng cõi Tịnh độ trong nhân gian chính là đem pháp của A Di Đà Phật giáo hóa chúng sanh, khiến hết thảy chúng sanh cùng phát tâm tu Tịnh nghiệp, đắc tâm thường định thường huệ, đồng sanh Cực Lạc. Vì sao? Kinh Hoa Nghiêm nói: “Một là tất cả, tất cả là một.” Một khi đã đắc tâm thường định thường huệ rồi, tức không còn nhân ngã chấp và pháp ngã chấp nữa, không còn có tâm phân biệt đối với các cõi nữa, thì tự nhiên tất cả các cõi đều trở thành Tịnh độ đối với mình. Nói xa không bằng nói gần, hiện nay nếu chúng ta thật sự có chí nguyện thành lập cõi Tịnh độ nơi cõi Sa-bà, thì hãy phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc trước đã, những chuyện khác hãy chờ sau khi vãng sanh, được thọ ký thành Phật rồi mới tính sau. Bây giờ, tâm chưa thật sự có định huệ, tính toán cách chi cũng đều sai trật cả! Hiện nay, mục tiêu gần gủi nhất của chúng ta là nghiêm túc tu học Phật pháp để tăng trưởng định huệ, giảm bớt tập khí phiền não, vọng tưởng, chấp trước, khiến chánh hạnh niệm Phật đạt công phu đắc lực, thì mới có lợi ích chân thật. Nếu chính mình vẫn chưa phá được nhân ngã chấp và pháp ngã chấp, chính mình vẫn chưa thể thoát ra khỏi uế độ, thì làm sao có thể xây dựng cõi Tịnh độ cho người khác được chứ! Y báo chuyến theo chánh báo mà!

Trong Đại kinh Vô Lượng Thọ, Từ Thị (tức Di Lặc Bồ-tát) bạch Phật: “Vì sao cõi này có hạng chúng sanh tuy cũng tu thiện, chẳng cầu vãng sanh?” Phật bảo Từ Thị: “Hạng chúng sanh này trí huệ cạn cợt, phân biệt Tây Phương không bằng cõi trời, không có gì vui, nên chẳng cầu sinh.” Từ Thị bạch Phật: “Những chúng sanh này hư vọng phân biệt, không cầu cõi Phật, sao thoát luân hồi?” Hiểu theo nghĩa nông cạn, câu “trí huệ cạn cợt, phân biệt Tây Phương không bằng cõi trời, không có gì vui, nên chẳng cầu sinh” là chưa đoạn tham, sân, si, vẫn còn mong cầu phước báo trời người, nên chẳng muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Nhưng nếu hiểu nghĩa sâu xa, do chẳng có trí huệ Bát-nhã, chẳng biết mười phương pháp giới từ lục đạo phàm phu (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a-tu-la, trời) cho đến Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và Phật trong thập pháp giới đều là từ tâm hư vọng, phân biệt, chấp trước mà hiện ra, chớ chẳng phải thật. Chỉ có Tây Phương Cực Lạc Thế Giới mới là thật, vì sao? Vì Tây Phương Cực Lạc Thế Giới chính là Nhất chân Pháp giới! Nhất chân Pháp giới là thế giới nằm ngoài mười phương thế giới, nhưng lại bao trọn cả mười phương thế giới. Trong Đại kinh này, Phật nói tỷ dụ: “Tây Phương Cực Lạc Thế Giới giống như biển lớn là vua của nước, muôn sông đổ về, đều vào biển cả, mà nước biển lớn nào có tăng giảm!” Phật ví tám phương trên dưới vô số nước Phật chỉ là những con sông nhỏ, chỉ có cõi nước của A Di Ðà Phật mới là biển cả. Tuy muôn sông nằm ngoài biển cả nhưng rốt cuộc cũng đều đổ về biển cả. Như vậy, chúng ta thử nghĩ xem, chúng ta có thể kiến lập một cõi Tịnh độ thật sự nằm ngoài Tây Phương Cực Lạc Thế Giới của A Di Đà Phật hay không? Do đó, xây dựng cõi Tịnh độ nơi cõi Sa-bà cũng chính là phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Đạo lý này rất sâu xa, chúng ta phải định tâm tĩnh lự, mới hiểu rõ lời dạy của A Di Đà Phật.

Nói hạn hẹp hơn một chút cho dễ hiểu, cõi Sa-bà giống như một con sông nhỏ, trước sau nước trong con sông này cũng đổ về biển cả. Như vậy, chúng ta có thể kiến lập cõi Tịnh độ trong cõi Sa-bà này không? Nếu có thể được, thì tại sao trong kinh Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng bảo chúng ta ở lại cõi Sa-bà này để thành lập cõi Tịnh độ, mà lại bảo chúng ta phải vãng sanh Cực Lạc? Nếu có thể được, thì tại sao A Di Đà Phật bảo chư Bồ-tát trong mười phương phải chí nghiêm cầu vãng sanh Tịnh độ? Nếu có thể được, thì tại sao Phổ Hiền, Văn Thù cùng bốn mươi mốt chư vị Pháp thân Đại sĩ nơi cõi Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật cùng nhau cầu vãng sanh Cực Lạc? Bát-nhã Tâm Kinh và kinh Vô Lượng Thọ đã giảng giải rất rõ ràng, hết thảy các cõi trong mười phương đều chẳng thật, đều chỉ giống hư là mộng huyễn, bọt bóng. Phật khuyên chúng ta ở trong Tam giới phải nên siêng tu bình đẳng pháp, tức là chẳng nên phân biệt, chấp trước các cõi, hãy dùng trí huệ chân thật làm phương tiện để tăng trưởng rõ biết rằng: Từ xưa đến nay, ta vốn là Phật, ta vốn thường an trụ thần thông, đắc đạo Nhất thừa, nhưng do vọng tưởng, phân biệt chấp trước mà đánh mất đi bản năng ấy. Nếu đã liễu ngộ sự thật này, thì chỉ phải nên chuyên chú rốt ráo hướng đến Nhất thừa, quyết định vãng sanh Cực Lạc, để khôi phục lại bản năng của chính mình, thì đấy gọi là chứng Vô Sở Ðắc, tức là chẳng có gì để chứng đắc, chỉ là không phục lại trí huệ và thần thông có sẵn mà thôi! Nếu chúng ta đọc kinh Tịnh độ, niệm Phật mà chẳng thấu rõ đạo lý này, chẳng có nguyện thấy Phật Di Đà, chẳng có nguyện cầu sanh Cực Lạc, thì Phật gọi đó là hư vọng phân biệt. Dù chúng ta có nguyện xây dựng cõi Tịnh độ trong nhân gian, nhưng nguyện ấy cũng chỉ là nguyện hư vọng. Vì sao? Vì nguyện ấy chỉ là hữu danh mà vô thực!

Thế nào là chân thật nguyện? Nguyện nguyện đều tương ứng với Chân như pháp giới mới là chân thật nguyện. Chân như pháp giới là gì? Là Nhất chân Pháp giới, là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, là như kinh Hoa Nghiêm nói: “Một là tất cả, tất cả là một.” Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật đã tỷ dụ cho chúng ta biết, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới giống như biển lớn là vua của nước, muôn sông đổ về đều vào biển cả, mà nước biển lớn nào có tăng giảm! Như vậy, Cực Lạc chính là cõi này, cõi này cũng chính là Cực Lạc, vãng sanh Cực Lạc chính là xây dựng cõi Tịnh độ trong thập phương thế giới của hết thảy chư Phật, chớ chẳng phải riêng gì cõi Sa-bà này! Do đó, chỉ có nguyện thấy A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh Cực Lạc mới là thù thắng nguyện, chỉ có nhất hướng chuyên niệm cầu sanh Cực Lạc mới là thù thắng hạnh, chẳng có nguyện nào, hạnh nào có thể sánh bằng nguyện này, hạnh này. Đạo lý của Tịnh độ tông là đây, Phật đạo vô thượng chân chánh cũng chính là ở chỗ này!

Chúng ta phải biết, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là nghiệp chướng. Hễ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước còn hiện hành bèn là nghiệp chướng hiện tiền, chướng ngại Phật đạo. Cho nên, hễ một trong những thứ ấy trồi lên, phải ngay lập tức tự nhủ: Đây chính là nghiệp chướng hiện tiền ngăn cản ta thấy Phật A Di Đà, vãng sanh Cực Lạc, cũng tức là ngăn cản ta quay về tâm chân nguyên của chính mình để viên thành Phật đạo. Sau khi thấy được nghiệp chướng hiện tiền rồi, thì phải làm gì? Lập tức niệm câu Phật hiệu cho tan mất cái nghiệp chướng đó đi, thì đó chính là sám trừ nghiệp chướng. Sám trừ nghiệp chướng như vậy mới thật sự là chân sám hối. Nếu chính mình đã nghĩ sai, làm sai mà lại còn nói điều sai trật ấy cho người khác nghe, khiến người khác cũng sai, thì đã mắc phải ba lỗi lầm lớn nơi ba nghiệp thân, ngữ, ý. Điều này quả thật là tội nghiệp rất sâu nặng, rất đáng sợ! Do đó, khi trong tâm vừa trồi lên một vọng tưởng, một phân biệt hoặc một chấp trước nào đó, ngay lập tức dấy lên một câu A Di Đà Phật để phá tan nó, thì đó chính là pháp sám trừ nghiệp chướng hữu hiệu nhất. Kinh nói: “Niệm một câu A Di Đà Phật có thể tiêu trừ tám mươi ức kiếp tội nghiệp sanh tử” mang ý nghĩa này! Thế nhưng, muốn thấy pháp này của A Di Đà Phật có linh nghiệm hay không thì phải biết rõ cách dụng công. Nếu không biết cách dụng công thì như chư cổ đức nói: “Niệm rách cuống họng cũng uổng công.”

Trong pháp môn Tịnh độ cầu đới nghiệp vãng sanh, chúng ta chẳng cần quan tâm, suy nghĩ đến vô lượng vô biên nghiệp chướng trong quá khứ, chúng ta chỉ quan tâm, cảnh giác nghiệp hiện tiền. Ngay lúc hiện tại, hễ trong tâm mình vừa trồi lên một niệm phiền não vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thì lập tức thay thế nó bằng một câu A Di Đà Phật. Chúng ta có thể làm được như vậy không? Nếu chúng ta thật sự muốn làm, thì chắc chắn sẽ làm được. Đoạn phiền não vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chẳng phải là chuyện khó làm, cái khó khăn nhất là đoạn nghi, sanh tín. Do còn nghi nên đối với pháp môn này chẳng thật sự muốn làm, hoặc làm một cách hời hợt, chẳng chuyên! Thậm chí còn muốn biến đổi pháp này thành pháp thế gian, khuyên người ta niệm Phật cầu xin phước trời người, chẳng cầu vãng sanh Cực Lạc, giải thoát sanh tử. Đấy là phạm trọng tội hủy báng chánh pháp của A Di Đà Phật, tội nghiệp này phải giải quyết sao đây? Chúng ta hãy mau mau hồi quang phản tỉnh, y theo kinh Phật như dây chỉ mực, chẳng chút sanh nghi, chẳng nghiêng theo tà, một dạ niệm Phật để phá nghi sanh tín, thì đó mới là sám hối thật sự.

Chúng ta thử suy nghĩ xem, chỉ cần thay thế một vọng niệm hiện tiền bằng một câu A Di Đà Phật mà có thể sám trừ được tám mươi ức kiếp tội nghiệp sanh tử trong tương lai, thì đây là một cuộc trao đổi quá sức lời rồi, sao lại chẳng chịu làm? Ngay trong Tự tâm, niệm một câu Phật hiệu, đoạn sạch hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chuyển tâm phàm thành tâm Phật, thì có cách sám hối nào chân chánh hơn cách sám hồi này? Sám hối giả tạo nơi dáng vẻ bề ngoài chỉ là vô dụng, chẳng có kết quả chi hết. Chúng ta có thể tu cách sám trừ nghiệp chướng này bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào. Mỗi khi khởi tâm động niệm, bèn lập tức dùng câu niệm Phật để sám trừ nghiệp chướng. Cách tu sám trừ nghiệp chướng trong Tịnh độ tông chỉ đơn thuần là như vậy mà thôi, chẳng có gì cầu kỳ, cũng chẳng có gì khó khăn nhọc nhằn cả! Tuyệt đối chẳng thể nói: Tội nghiệp của tôi rất nặng, tôi chẳng có năng lực sám trừ nghiệp chướng, tôi phải tìm mấy vị pháp sư đăng đàn cầu sám hối với Phật, Bồ-tát để rửa tội nghiệp cho tôi, hoặc kêu gọi đồng tu niệm Phật hồi hướng công đức cho tôi. Sám hối kiểu này là vô dụng, vì sao? Vì pháp sư đăng đàn cầu sám cho ta, đồng tu hồi hướng công đức cho ta, trong khi ta vẫn đang dấy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước y như củ, vẫn đang tạo nghiệp y như cũ, thì có ích lợi chứ, vẫn là vô dụng!

Trong Đại kinh này, Đức Phật đã nói rõ cho chúng ta biết: “Người nhiễm ái dục, sinh một mình tử một mình, đến đi một mình, khổ vui tự nhận, không ai gánh thay.” Nếu tự mình nhiễm ái dục mà chẳng thật sự sám hối, quay đầu, lại muốn người khác làm thay cho mình, thì đó chính là mê hoặc điên đảo đến mức trầm trọng, chẳng hề có đạo lý này! Chúng ta phải thật sự hiểu rõ đạo lý nhân quả, phải thật sự tu hành, đừng nên tu theo hình thức, đừng bày ra dáng vẻ này nọ, những thứ ấy đều chỉ là hao công, tổn sức, phí tiền, tốn của, nhưng kết quả vẫn chỉ là vô ích. Nói như vậy, tại sao trong Tam Thời Hệ Niệm pháp sự, hoặc trong các khoa sám hối, lại có phần lễ lạy, sám hối, trông rất cảm động? Ngài Trung Phong Đại sư bày ra những dáng vẻ ấy dùng để làm gì? Ngài dùng dáng vẻ ấy để gieo duyên Phật pháp, để khuyến dụ người khác bước vào Phật môn. Khi họ thật sự phát tâm tu học Phật pháp rồi, mới có thể khuyên họ hãy buông bỏ hết những ý tưởng, thật thà niệm câu Phật hiệu để phá trừ hết thảy vọng niệm, đắc tâm thanh tịnh, thì đấy mới thật sự là chân sám hối! Thật thà mà nói, những dáng vẻ, hình thức sám hối trong các pháp hội chẳng có tác dụng gì đối với những người đã thật sự giác ngộ Phật pháp, nó chỉ có tác dụng đối với người sơ học mà thôi. Người thật sự giác ngộ, họ biết rất rõ một điều Phật dạy: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng.” Hễ càng chấp tướng bao nhiêu, càng sanh thêm hư vọng bấy nhiêu, mà hư vọng chính là nghiệp sanh tử.

Kinh Duy Ma dạy: “Lấy trực tâm là đạo tràng,” kinh Vô Lượng Thọ cũng dạy những điều giống như vậy: “Tự nhiên gìn giữ chân chân tinh khiết, chí nguyện vô thượng, tịch định an lạc.” Trong tám thức có tham-sân-si, có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước phiền não. Trong Tự tánh chỉ có trí huệ Bát-nhã, hoàn toàn chẳng có những thứ ấy. Do đó, Phật dạy chúng ta hãy lấy Tự tánh làm đạo tràng niệm Phật. Tu hành thật sự chỉ là công phu nơi tâm địa sao cho có thể đạt được tâm thanh tịnh. Sau khi được tâm thanh tịnh rồi, còn phải tiếp tục công phu để gìn giữ cho cái tâm thanh tịnh ấy vĩnh viễn không mất đi, thì đó là công phu chân thật, là Phật Pháp chân chánh.





none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Tổng quan về Nghiệp


Có và Không


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.55.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...