Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giải thích đề mục kinh Địa Tạng »» Xem đối chiếu Anh Việt: Giải thích đề mục kinh Địa Tạng »»

Giải thích đề mục kinh Địa Tạng
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Giải thích đề mục kinh Địa Tạng

(Lượt xem: 6.324)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Giải thích đề mục kinh Địa Tạng

Đề mục kinh này, theo như chính Phật nói ra [trong kinh] có ba đề mục: một là bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng, hai là bản hạnh của Bồ Tát Địa Tạng và ba là bản thệ lực của Bồ Tát Địa Tạng. Hiện nay chỉ dùng đề mục thứ nhất để đặt tên kinh.

Bồ Tát Địa Tạng là danh xưng của một bậc thánh nhân xuất thế. Bồ Tát là danh xưng chung, Địa Tạng là danh xưng riêng. Hai chữ Bồ Tát, tiếng Phạn là Bồ-đề-tát-đỏa (Bodhisattva). Bồ-đề nghĩa là giác ngộ, tát-đỏa nghĩa là chúng sinh. Kết hợp hai từ này thì Bồ Tát có nghĩa là chúng sinh đã giác ngộ hoặc là người giác ngộ cho chúng sinh.

Về danh xưng riêng của mỗi vị Bồ Tát, đều là dựa vào đức hạnh của vị đó mà đặt ra. Bồ Tát này có danh xưng Địa Tạng, đó là vì đức hạnh của ngài phù hợp với ý nghĩa hai chữ “địa tạng”. Nay sẽ phân biệt nói rõ. Địa có nghĩa là đất, là mặt đất, muôn vật đều cư trú trên mặt đất. Đất lại có khả năng giúp sinh trưởng rễ, mầm của các loài cây, cỏ. Bồ Tát Địa Tạng có lòng từ bi rộng lớn, hết thảy chúng sinh đều trông cậy vào sự cứu giúp, che chở của ngài. Căn lành của chúng sinh đều dựa vào ngài để tăng trưởng, giống như [cây cỏ dựa vào] mặt đất, nên xưng tán [trong danh hiệu] ngài là Địa. Tạng là kho báu, tiền bạc, châu báu có đủ để cứu giúp những người nghèo khổ, giúp thành tựu trọn vẹn cho sự nghiệp của người. Bồ Tát Địa Tạng có vô lượng tài bảo Chánh pháp, bố thí cho những chúng sinh khổ não, lại giúp cho những chúng sinh ấy đều có thể tu hành thành tựu, giống như kho báu, nên xưng tán [trong danh hiệu] ngài là Tạng.

Lại có tông phái giải thích hai chữ “địa tạng” là thí dụ về đạo hạnh, công đức của Bồ Tát. Nhân vì [thuở xưa] ngài nhìn thấy nỗi khổ của chúng sinh trong địa ngục nên phát tâm học Phật, chứng đắc tánh Như Lai Tạng, [thấy được] chúng sinh với chư Phật bản tánh bình đẳng. Cho nên ngài có bản lĩnh đặc biệt là cứu thoát được các chúng sinh trong địa ngục. Vì thế xưng tán ngài là Địa Tạng.

Lại nhân vì ngài tu pháp Địa Đại Viên Thông chứng đắc tánh Như Lai Tạng như Bồ Tát Trì Địa, nên một khi ngài hiện đến [nơi đâu] thì mọi người trong chúng hội đều cảm thấy thân hình nặng nề khó nhấc lên. Đó là vì những bộ phận thuộc địa đại trong thân người như da, thịt, gân, xương, lông, tóc, móng, răng đều chịu ảnh hưởng của Bồ Tát mà tăng mạnh. Vì thế xưng tán ngài là Địa Tạng.

Hai cách giải thích như trên về chữ “địa tạng” đều là [dựa vào sự] biểu hiện hành vi của Bồ Tát.

Nói chung, vị Bồ Tát này có đức hạnh như địa (mặt đất) như tạng (kho báu) nên tôn xưng ngài là Địa Tạng.

Hai chữ “bản nguyện” là nói tâm nguyện do chính Bồ Tát đã phát khởi. Tâm nguyện này, từ thuở ngài mới phát tâm mãi cho đến nay vẫn thường thường phát khởi [không gián đoạn], vẫn thường không thay đổi, không phải đến hiện tại mới phát khởi, cho nên gọi là “bản nguyện”. Lại nữa, tâm nguyện này là chỗ y cứ cho hành vi của Bồ Tát trong nhiều đời. Có tâm nguyện này mới có mọi hành vi của Bồ Tát. Tâm nguyện này là căn bản cho mọi hành vi của Bồ Tát, vì thế gọi là “bản nguyện”. Theo những cách giải thích này thì chữ “bản” bao gồm cả hai ý nghĩa là “bản lai” và “căn bản”.

Chữ “kinh” chỉ cho giáo huấn của bậc thánh nhân trong chốn thế gian. Sách này ghi chép giáo huấn của chư Phật, Bồ Tát. Chư Phật, Bồ Tát là các bậc thánh nhân xuất thế, nên được gọi là kinh. Trong tiếng Phạn vốn là chữ Tu-đa-la (sūtra), dịch rõ nghĩa là một đường thẳng, cũng có ý nghĩa là kết hợp xuyên suốt, quán xuyến văn nghĩa, tương đồng như tiếng Trung Hoa dùng chữ kinh trong “kinh vĩ” (kinh độ và vĩ độ). Dịch theo văn chương là “khế kinh”, khế là khế hợp, vì đây là giáo huấn của bậc thánh nhân xuất thế, là những điều nói ra phù hợp với đạo lý, phù hợp với lòng người, nên gọi chung là khế kinh.






none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1430 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.250.114 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...