Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chế hạnh Bồ Tát »»
Chế Hạnh Bồ-tát - “Chế Hạnh” có nghĩa là khống chế hành vi, tư tưởng của mình khi sáu căn (mắt, tai, miệng, mũi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Niệm Phật chính là một pháp tu để khống chế tâm vọng tưởng, tâm phân biệt, tâm chấp trước và tâm phan duyên, làm cho ba nghiệp nơi thân, ngữ, ý thanh tịnh, sáu căn tịch diệt; cũng nên biết tâm xen tạp chính là tâm phan duyên. Vậy, Nhất hạnh Niệm Phật chính là hạnh nghiêm trì tịnh giới, trừ khử tâm phan duyên lẫn ngừa ác làm lành, như trong kinh này nói: “Các hạnh trang nghiêm, đầy đủ khuôn phép. Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch. Khéo gìn khẩu nghiệp, không chê lỗi người. Khéo gìn thân nghiệp, không mất luật nghi. Khéo gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm.” Phật đặt ra nhiều luật nghi để cho người tu hành dựa vào đó mà chế ngự hành vi, tư tưởng của mình. Tùy theo pháp khí tu hành của mỗi người mà tự mình thọ lãnh giới luật khác nhau như: Ngũ giới, Thập thiện, Bồ-tát tại gia giới (sáu giới trọng, hai mươi tám giới khinh), Bồ-tát xuất giới (mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh), Tỳ kheo Giới (hai trăm năm mươi giới điều) và Tỳ kheo Ni (ba trăm năm mươi giới điều).
Bồ-tát giới là giới của Đại thừa, chẳng phải là của Tiểu thừa. Giới Tiểu thừa của hàng Thanh Văn là giữ gìn thân nghiệp thanh tịnh, không phạm luật nghi, nên gọi là “thân giới.” Trong khi đó, giới Đại thừa của Bồ-tát là giữ gìn ý nghiệp thanh tịnh, không phạm luật nghi, nên gọi là “ý giới.” Đối với tư tưởng của Đại thừa thì ý làm chủ; thân chỉ là tên đày tớ tuân theo mệnh lệnh của chủ nhân mà hành động. Nếu ý được giữ gìn không phạm giới thì thân cũng theo đó mà không phạm giới. Tuy nhiên, vì kinh Vô Lượng Thọ đây độ trọn ba căn, nên Phật mới nói ra đầy đủ các giới khác nhau từ Nhân Thiên thừa cho đến Đại thừa để người tu Tịnh Nghiệp tùy sức mình mà thọ giới. Thật ra các giới cấm trong Phật giáo không có bức tường ngăn cách, hãy chúng ta gìn giữ được bao nhiêu giới thì được lợi ích bấy nhiêu.
Để chỉ rõ sự khác nhau giữa “thân giới” và “ý giới,” chúng ta hãy lấy giới tà dâm làm thí dụ: Một ngày nọ có một vị tu sĩ lên đò để sang sông. Ngặc nổi cô lái đò lại rất trẻ đẹp, nên vị sư nầy cứ lấm liếc nhìn cô ta. Khi sang bến, thay vì phải trả tiền đò như những người khác, cô lái đò đòi tiền vị tu sĩ gấp đôi. Ngạc nhiên, vị tu sĩ hỏi: “Tại sao thí chủ lại tính tiền tôi nhiều gấp đôi vậy? Cô lái đò đáp: “Khách đi đò thì họ chỉ là đi đò thôi nên tôi tính tiền có một, còn Ngài thì vừa đi đò lại vừa ngắm nghía tôi nên tôi phải tính tiền gấp đôi.” Sau khi hoàn thành Phật sự vị tu sĩ phải trở lại bến đò để về chùa, nhưng lần nầy vị tu sĩ lấy nón che mặt lại để khỏi phải nhìn cô lái đò. Khi đến bến, thay vì chỉ trả một đồng tiền đò thì cô lái đò lại đòi đến bốn đồng. Quá đỗi ngạc nhiên, vị tu sĩ hỏi: “Tại sao thí chủ lại đòi tiền tôi quá nhiều thế?” Cô lái đò đáp: “Lúc trước, khi qua sông thì Ngài chỉ lấy mắt nhìn tôi nên tôi đòi tiền gấp đôi, bây giờ trở về Ngài không nhìn tôi bằng mắt mà Ngài nhìn tôi bằng tâm tưởng. Cái nhìn của mắt thì có giới hạn nên tôi chỉ đòi hai đồng tiền, còn tâm tưởng thì vô biên vô lượng, ai biết Ngài đang nghĩ gì hay muốn làm gì, nên tôi phải đòi tiền gấp bốn lần là như vậy.”
Lại có câu chuyện khác nói về “thân giới” và “ý giới” của hàng Tiểu thừa và Đại thừa như sau: Một ngày nọ, có hai vị xuất gia tu sĩ sau khi làm xong Phật sự trở về chùa, khi đến một con rạch nước nọ thì họ thấy có một cô gái đang ngồi khóc khúc khích. Khi hỏi ra mới biết cô gái này vì sợ nước mà không dám lội nước qua con rạch. Vị sư huynh thấy vậy mới bảo cô gái: “Nếu cô không ngại thì tôi sẽ cõng cô qua con rạch này.” Thế là cô gái bằng lòng cho vị sư tăng cõng qua con rạch. Làm xong việc, hai huynh đệ im lặng đi về chùa. Không lâu sau, người sư đệ đến bảo sư huynh rằng: “Đệ có điều này muốn hỏi sư huynh, nhưng không dám nói. Nhưng nếu không nói ra thì trong lòng của đệ cảm thấy rất là ấm ức, khó chịu; nên nay xin phép sư huynh cho đệ nói ra những suy nghĩ của đệ.” Vị sư huynh từ bi trả lời: “Huynh đệ mình như thể tay chân; vả lại, chúng ta là người tu hành trong ngoài trong suốt như một, thì đâu có gì là bí mật để giữ trong lòng.” Người sư đệ nghe vậy mới an tâm mà hỏi: “Đệ thấy huynh đã phạm giới cấm của người xuất gia.” Người sư huynh hỏi lại: “Thế à! vậy đệ nói cho huynh biết để sám hối, sửa lỗi.” Người sư đệ đáp: “Ngày trước huynh cõng một cô gái qua rạch nước, nên đã phạm giới cấm tà dâm.” Vị sư huynh nghe vậy nghiêm nghị trả lời: “Huynh vì tội nghiệp cho cô gái ấy nên cõng cô ta qua con rạch trong khoảng chốc. Thế mà đệ đã phải chịu khổ cõng cô gái ấy từ con rạch đến chùa, mà đến bây giờ còn chưa chịu bỏ cô gái ấy xuống nữa à!” Người sư đệ nghe vậy, hiểu ý sư huynh, thẹn thùng chào người sư huynh rồi lui ra.
Chúng ta nhận thấy, khác hẳn với các tôn giáo lớn khác trên thế giới, Phật giáo không cột chặt con người vào những giáo điều cứng ngắc để thọ lãnh những thưởng phạt bất công, đạo Phật chỉ là con đường, là phương tiện, là cỗ xe để giúp con người đạt đến những cứu cánh tối thượng. Nói cách khác, đạo Phật chỉ là nền giáo học của Phật-đà; bởi thế, đạo Phật chỉ dạy và khuyến khích chúng sanh tự mình tu hành, nghiêm trì tịnh giới với nội tâm trong sạch, dứt hẵn những phiền não trần lao để thành tựu sức định huệ mà chứng ngộ chân lý. Người chân thật biết tu hành thì phải dùng trí huệ sáng suốt, xa lìa trước tướng phân biệt, tự mình giữ gìn giới hạnh nơi thân, ngữ, ý thanh tịnh và bình đẳng để có thể nghiệm chứng Niết-bàn mà được giác ngộ giải thoát. Những việc như là chấp pháp, chấp giới, chấp ngã chỉ làm cho thân tâm càng thêm ràng buộc, không tự tại, chướng ngại việc tu hành, chớ chẳng đem lại lợi ích gì cả.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.239.132 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập