Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ngọn gió thanh lương »»
Trong cõi Cực Lạc, gió có đầy đủ viên mãn các đức. Kinh thuật lại công đức của gió như sau: “Cõi nước Phật đó, đúng vào giờ ăn, bổng nhiên gió đức nổi lên chầm chậm, lướt xuyên màn lưới, len hàng cây báu, phát tiếng vi diệu, diễn nói Khổ, Không, Vô Thường, Vô ngã, các Ba-la-mật. Rộng truyền muôn thứ hương đức ấm diệu, có người nghe đặng, tập khí trần lao tự nhiên chẳng khởi. Gió chạm vào thân, an hòa điều thích ví như Tỳ-kheo đắc Diệt Tận Định”.
Nói một cách cạn cợt, gió nơi cõi Cực Lạc chẳng phải là gió trong thế gian, cũng chẳng phải là gió trong cõi trời, mà là những gì tinh diệu nhất của các thứ gió trong cả mười phương tự nhiên hội hợp lại hóa thành gió. Gió này chẳng lạnh, chẳng nóng, thường điều hòa thích hợp, rất mát mẻ, không gì khoan khoái bằng. Nói một cách u huyền, ẩn mật, sâu xa hơn, thì như kinh Thủ Lăng Nghiêm đã ghi: “Trong Như Lai Tạng, tánh phong là chân không, tánh không là chân phong, vốn sẵn thanh tịnh trọn khắp pháp giới”. Quán kinh cũng viết: “Tám thứ thanh phong từ quang minh mà ra.” Kinh Thủ Lăng Nghiêm và Quán kinh đã cho ta thấy ngọn gió thanh lương trong cõi Cực Lạc là thứ gió phát xuất từ trong tánh đức và quang minh của Đức A Di Đà Như Lai, nên là những gì tinh diệu nhất của các thứ gió. Cảnh tượng gió đức bổng nhiên nổi lên chầm chậm vừa phải, chẳng quá chậm cũng chẳng quá nhanh, hàm chứa ý nghĩa sâu xa là: Công dụng tự nhiên của Di Đà nguyện lực chẳng phải do tạo tác mà chỉ là tướng dụng phát xuất ra từ tánh vô vi vô tác của Chân như Thật tướng.
Trước hết kinh nói đến gió khua động, nhè nhẹ thổi qua cây báu, lưới báu, khiến vang ra những pháp âm vi diệu diễn nói các pháp Khổ, Không, Vô Thường, Vô ngã và các pháp Ba-la-mật. Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã là bốn tướng của Khổ Ðế trong Tứ Diệu Ðế. Vạn hữu trong thế gian đều phụ thuộc vào duyên nên vô thường. Tánh của vô thường là sanh diệt, khiến thân tâm bức bách nên gọi là khổ. Những gì trái nghịch với cái được ta thấy như là các tướng sai khác của nam nữ, trắng đen, lớn nhỏ, cao thấp, nhanh chập v.v... đều là tướng hư vọng, chẳng phải là thật tướng, nên gọi là không. Cái mà phàm phu chúng ta trái nghịch với thật tướng của nó nên chẳng thể làm chủ tể, thì gọi là vô ngã. Cái mà phàm phu chúng ta thuận với thật tướng của nó, thì gọi là chân ngã. Trong cõi Cực Lạc, hết thảy vạn vật và hiện tượng, từng hạt bụi, từng mảy lông cho đến từng âm thanh, từng mùi vị đều thuận với thật tướng của nó, nên đều là chân ngã, tuyệt đối chẳng phải là giả ngã. Cho nên, nước và gió nơi cõi ấy đều có khả năng phát ra tiếng thanh tịnh vang rền khắp mười phương để diễn nói vi diệu pháp. Đấy đã chỉ rõ thể tánh của cõi Tây Phương Cực Lạc Thế Giới chính là ly tướng nhưng lại hiện tướng, đúng như Bát-nhã Tâm Kinh nói: “Không tức là có, có tức là không” và kinh Kim Cang ghi: “Nơi Tướng mà thấy không tướng, tức thấy Như Lai”. Như Lai có nghĩa là như trong Đại kinh Vô Lượng nói: “Không từ đâu đến, không đi về đâu, không có quá khứ, hiện tại, vị lai”. Đây cũng chính là tánh của chân không, là thật tướng của hết thảy các pháp.
Vì cớ sao cõi ấy là “không tức là có, có tức là không”? Nói cách khác, vì sao cõi ấy hiện ra tướng nhưng lại ly tướng? Xin trân trọng trả lời: Vì cõi ấy nương vào Nhất thừa Nguyện hải của A Di Đà Phật, lìa nhị biên, vượt qua tứ cú (câu): có, không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không, nên tuy cõi ấy ly tướng mà lại hiện tướng. Đây đã nói rõ thể tánh vô vi của vạn vật trong cõi Cực Lạc không thể nào có thể dùng suy nghĩ, tưởng tượng mà có thể biết được, chỉ khi nào chúng ta vãng sanh về đó, nhập vào trong Nhất chân Pháp giới, mới có thể cảm nhận được cảnh giới ấy. Thế nhưng, dù cảm nhận được nhưng vẫn chẳng thể nói ra. Vì sao chẳng thể nói? Vì một khi nói ra thì đã là chẳng lìa tứ cú rồi! Hễ cái gì lìa tứ cú thì chẳng thể diễn đạt được bằng ngôn từ hay hình tướng. Nơi cõi Cực Lạc, A Di Đà Phật biến hiện ra các thứ vô tình chúng sanh như cung điện, lầu các, ao suối rừng cây, gió, âm thanh, hương thơm, hiện tượng v.v... nhằm diễn thuyết vi diệu pháp. Hễ ai nghe, thấy, ngửi hoặc xúc chạm các thứ vô tình chúng sanh ấy, bổng dưng ngộ đạo, tập khí trần lao tự nhiên chẳng khởi dậy. Tập khí trần lao là những thói quen tham ái làm ô nhiễm tâm tánh, sai khiến chúng ta tạo ra ba nghiệp nơi thân, khẩu và ý.
Hết thảy vạn vật trong thế gian đều có danh, có tướng. Cái gì tai ta nghe được thì gọi là danh. Cái gì mắt ta thấy được thì gọi là tướng. Nghe đến danh của một vật thể, trong tâm ắt liên tưởng đến tướng của nó. Nay, Phật A Di Đà tùy thuận chúng sanh hiện ra cây báu, gió cho đến vạn vật và hiện tượng, đó cũng chính là dùng danh và cú để thuyết pháp. Kinh gọi những danh và cú ấy là âm thanh vi diệu. Gió đức phát ta pháp âm vi diệu, khiến cho người nghe được giải ngộ sâu xa, nên kinh gọi là tiếng vi diệu. Chẳng những gió đức phát ra tiếng vi diệu để thuyết pháp, mà còn lan tỏa mùi hương mầu nhiệm, hòa hoãn, tốt lành, đoan chánh. Mùi hương ấy có đủ vạn đức khiến ai ngửi đặng tự nhiên lìa ái nhiễm, những tập khí thói quen của phiền não cấu uế chẳng thể khởi lên, thích tu hạnh Phật. Như vậy, tiếng gió và mùi hương nơi cõi Cực Lạc cũng chính là Phật đang làm Phật sự. Chẳng những gió đức nơi cõi Cực Lạc phát ra tiếng vi diệu để thuyết pháp, tỏa ra mùi hương có sức ấm diệu khiến những thứ tập khí tham ái, cấu nhiễm phiền não chẳng thể dấy khởi như đã nói, mà nó còn có khă năng khiến ai chạm vào tự nhiên được thân thể an vui hài hòa, tâm ý điều thuận vui thích giống như một vị Tỳ-kheo đắc Diệt Tận Ðịnh, nên gió này còn được gọi bằng những mỹ danh khác như là gió đức, gió thanh lương, thanh phong, chân phong v.v…
Diệt Tận Định còn gọi là Diệt Tận tam-muội, là môn Thiền Ðịnh có thể diệt hết sáu thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý), tâm và tâm sở. Người đắc Diệt Tận Định hay Diệt Tận Tam-muội phải là bậc Thánh giả từ quả Tu Đà Hoàn trở lên mới có thể chứng nhập được định này. Như vậy, diệu dụng của gió đức cũng chính là kết quả của lời Nguyện 30 của Đức Phật A Di Đà: “Vui như Tỳ-kheo dứt sạch các lậu”. Kinh Đại Tập nói: “Trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo”. Như vậy, chúng ta ở trong thế gian này dù tu hành thật khổ nhọc, nhưng vẫn rất khó đạt được Diệt Tận Định. Vì cớ sao? Vì chỉ khi nào sáu thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý), tâm và tâm sở được diệt hết sạch thì mới có thể đắc Diệt Tận Định. Thử hỏi trong lịch sử của loài người có mấy ai tu hành làm được chuyện này? Thế mà, người vừa mới đới nghiệp vãng sanh về cõi Cực Lạc, chỉ cần thân chạm vào gió, lập tức đạt được Thiền định này. Điều này mới đích thật là công đức chẳng thể nghĩ bàn của ngọn gió thanh lương nơi cõi Cực Lạc!
Theo Thỉ Giáo, Chung giáo và Đốn giáo trong Đại thừa, toàn bộ các bộ phận có thể nhận biết bởi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều là ngã. Cho nên, diệt sáu thức cũng chính là phá trừ ngã chấp. Như vậy, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bồ-tát Đại Thế Chí dạy: “Nhiếp thủ sáu căn, tịnh niệm tiếp nối câu Phật hiệu không gián đoạn” cũng chính là dựa theo thể tánh Không để phá trừ ngã chấp. Theo Thỉ Giáo, bước đầu tiên để thâm nhập pháp môn Không là: “Ngã đã là vô ngã, nên có nghe cũng như là không nghe”. Nói cách khác, bản thể của vũ trụ nhân sanh vốn là không tịch, hết thảy hiện tượng có thể nhận biết bởi sáu thức đều là pháp được sanh bởi nhân duyên, nên chẳng có Tự tánh, chẳng có Tự thể. Vì thế, ngã quả thật là chẳng thể được. Nếu ngã đã là không thể được, thì những gì nhận biết bằng sáu thức cũng chẳng thể được. Do vậy, Không tông của Tiểu thừa và Bát-nhã của Đại thừa đều nói: “Hết thảy các pháp đều không”, chư cổ đức cũng nói: ”Phật diệc vô thuyết, ngã diệc vô văn” (Phật cũng chẳng nói, ta cũng chẳng nghe), thì đó mới là chân văn. Ý nghĩa này rất sâu xa, chỉ có thể giảng theo tông Bát-nhã trong Đại thừa Phật giáo. Trong tập sách Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa, Cư sĩ Giang Vị Nông nói: “Trong thời đại Đường, chư cổ đức ít khi muốn giảng kinh Kim Cang vì e sợ người ta nghe Không xong nẩy sanh hiểu lầm, mà phải bị đọa vào Ác Thú Không”. Vì cớ sao nghe pháp Đại thừa thâm sâu lại bị đọa vào Ác Thú Không? Bởi vì một khi hiểu sai lầm, chấp trước lý Không, phủ nhận mọi sự tướng trong vũ trụ bày ra trước mặt, phế bỏ chuyện tu hành, bèn sanh ra phiền toái to lớn, trái nghịch với pháp tu thanh tịnh tâm, nên nói là bị đọa vào Ác Thú Không.
Các kinh Đại Thừa thường nói: ”Thà chấp có như núi Tu Di, chẳng chấp không chừng bằng hạt cải”. Ý là: Người chấp trước “có” có thể cứu được, người chấp “không” rất khó cứu. Thế nào là chấp trước “có” có thể cứu được? Do chấp trước có nhân, có quả, nên chẳng dám làm chuyện xấu, thường làm việc thiện. Do thiện có thiện báo nên người chấp trước “có” có thể cứu được. Thế nào là chấp trước “không” rất khó thể cứu? Nếu chấp trước điều gì cũng không, cho rằng sau khi làm xong, điều gì cũng hóa thành không, đâu có gì, rỗng không mà, thì chuyện xấu gì cũng dám làm, chẳng sợ nhân quả. Do ác có ác báo, thần thông không thắng được nghiệp lực, nên người chấp trước “không” rất khó thể cứu được. Đây chính là quan niệm gây ra rất nhiều tệ nạn, khiến cổ nhân chẳng muốn giảng kinh Bát-nhã cho người chẳng có trí huệ nghe, vì sợ họ nghe xong, chẳng thật sự hiểu rõ ý nghĩa Không, sẽ nẩy sanh hiểu lầm mà bị đọa vào ba đường Ác Thú. Ở đây, chúng ta đang bàn luận Bát-nhã, đang nói về pháp môn Không, nhưng thật ra chúng ta có không hay chăng? Thật thà mà nói, chúng ta vẫn chẳng không. Vì sao chẳng không? Vì chưa thể buông xả tất cả xuống, vẫn còn coi trọng tài, sắc, danh lợi, ăn ngủ, vẫn còn so đo hơn thua, lợi hại. Đây là những điều chứng thật rõ ràng là chúng ta chẳng Không. Miệng nói không nhưng trong tâm chẳng không, thì chắc chắn chẳng phải là Đệ Nhất Nghĩa Không trong Tam thừa. Chỉ khi nào tâm của chính mình chứng nhập cảnh giới Không, thì những gì nói ra mới thật sự là Đệ Nhất Nghĩa Không.
Trong phẩm Lễ Cúng Nghe Pháp của kinh Vô Lượng Thọ, Phật A Di Đà dạy các Bồ-tát rằng: “Thông đạt các pháp tánh, tất cả Không, Vô Ngã. Chuyên cầu Tịnh Ðộ Phật, ắt thành cõi như thế. Nghe pháp vui nhận hành, được tới chỗ thanh tịnh. Nhất định Vô Lượng Tôn thọ ký thành Ðẳng Giác”. A Di Đà Phật dạy các Bồ-tát: Nếu thông hiểu pháp môn Không thì phải chuyên cầu Phật Tịnh độ, mới có thể chứng nhập vào cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa Không và được A Di Đà Phật thọ ký thành Phật. Người chủ trương hết thảy đều là không, vạn pháp đều là không, trong ngoài đều không, nhưng lại hủy báng Tịnh độ, chẳng muốn cầu sanh Tịnh độ, chứng tỏ là chẳng thật sự hiểu thế nào là Đệ Nhất Nghĩa Không. Khi xưa, Cư sĩ Giang Vị Nông đổ hết công sức suốt bốn mươi năm nơi một bộ kinh Bát-nhã mới có thể thấu hiểu Bát-nhã. Tuy ông ta thấu hiểu Bát-nhã, nhưng vẫn chuyên tu Tịnh độ, cầu nguyện vãng sanh để ngộ nhập vào cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa Không. Mã Minh Bồ-tát, Long Thọ Bồ-tát đều là Tổ sư của Không Tông (tức Thiền tông), nhưng các Ngài đều phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Đấy là do các Ngài hiểu rõ phải làm thế nào mới có thể ngộ nhập vào cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa Không. Bồ-tát Long Thọ là Tổ sư khai tông của tám tông phái Đại thừa Trung Quốc, tám tông phái Đại thừa ở Trung Quốc đều do Ngài Long Thọ truyền dạy. Thế mà rốt cuộc, Ngài lại cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Đấy đã nêu rõ không có tông môn nào chẳng quy về Tịnh độ. Vì sao cuối cùng đều phải quy về Tịnh độ? Đại Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Người chưa đắc đặng A Duy Việt Trí, thì người ấy đặng A Duy Việt Trí”. Bởi do chỉ có cảnh giới Tây Phương Cực Lạc mới thật sự là Đệ Nhất Nghĩa Không, nên hành giả từ phàm phu cho đến Đại thừa Bồ-tát, nếu ai chưa nhập vào cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa Không, một khi vãng sanh liền chứng nhập vào cảnh giới ấy. Cớ sao dễ dàng như vậy? Vì mọi thứ, mọi vật, mọi hiện tượng nơi cõi ấy đều là vi diệu pháp của A Di Đà Phật biến hiện ra, nhằm hiển bày Đệ Nhất Nghĩa Không. Cho nên người chưa đắc cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa Không, một khi vãng sanh liền đắc đặng Đệ Nhất Nghĩa Không.
Đức Phật dạy: ”Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”. Phật pháp giảng về chân và vọng bằng một định nghĩa rất đơn giản, rất dễ hiểu. Phàm cái gì là chân tướng, chắc chắn vĩnh viễn thường hằng, chẳng biến đổi. Cái gì thường thay đổi, chắc chắn là giả tướng, chẳng phải là chân tướng. Chúng ta nghĩ xem có tướng nào trong cảnh giới hiện tiền của chúng ta vĩnh viễn chẳng biến đổi? Chúng ta tìm mãi vẫn không tìm ra một tướng nào là bất biến, vĩnh hằng, chẳng thay đổi cả. Thân mạng chúng ta cùng hết thảy các loại động vật, thực vật, khoáng vật, thiên hà, đại địa, tinh tú, mặt trời, mặt trăng v.v... đều là thành, trụ, hoại, không, vẫn là biến đổi, chẳng có thứ nào là bất biến cả. Nói cách khác, duyên sanh duyên diệt là pháp được sanh bởi nhân duyên, hết thảy những gì có tướng đều là pháp sanh diệt, chẳng thường trụ. Tuy tướng là có, nhưng cái có ấy chỉ là tạm thời có. Phật pháp gọi cái tướng giả có ấy là Diệu Hữu. “Diệu” có nghĩa là chẳng phải thật, tuy chẳng thật nhưng lại có, chẳng thể nói là không có. Vì sao? Vì tuy thể của Hữu là không, nhưng tướng của Hữu lại là giả có.
Bát-nhã Tâm Kinh nói: ”Sắc bất dị không, không bất dị sắc”. Không là bản thể của pháp, sắc là hiện tượng của pháp. Khi trong tâm chẳng khởi ý niệm chấp trước, thì cả thể lẫn sắc đều là không. Do thể là không, tướng cũng là không, nên thể và hiện tượng thật sự là một không hai. Khi trong tâm có chấp trước, thì tướng gì hiện ra cũng đều là sai lầm, đều là giả, chẳng chân thật, nên người thật sự tu hành chỉ phải nên thiết lập đạo tràng ở trong tâm, chẳng nên lập đạo tràng ở nơi hình tướng bên ngoài. Một khi đạo tràng đã được thành lập trong tâm rồi, thì cả cuộc sống này chính là Phật pháp, Phật pháp chính là cuộc sống này. Do Phật pháp và cuộc sống hoàn toàn dung hợp thành một thể, nên bất cứ ở đâu, bất luận trong cảnh giới nào cũng đều là chỗ tu hành. Cảnh giới ấy gọi Hoa Nghiêm! Kinh Hoa Nghiêm vô cùng thích hợp với con người hiện thời. Người phương Tây tư tưởng cởi mở, cuộc sống tự do, rất tương ứng với cảnh giới Sự Sự Vô Ngại của Hoa Nghiêm. Do đó, chúng ta chỉ cần thật sự hiểu rõ bản thể của Phật pháp Đại thừa vốn là Sự Sự Vô Ngại, chắc chắn sẽ đạt được sự hưởng thụ tối cao trong cuộc sống, chẳng giống Tiểu thừa và Quyền Giáo chấp vào hình tướng, chấp có nghi thức nhất định, chấp có giới luật nhất định, nên phải tu khổ hạnh, gò bó, chẳng được tự tại trong tất cả các pháp. Lúc A Di Đà Phật còn ở thế gian tu nhân, Ngài tu đức hạnh của Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, nên rất tự tại trong tất cả pháp thế gian, ngay trong những thụ dụng của phước báo thế gian, Ngài cũng chẳng hề chấp thủ, tức là chẳng bỏ cũng chẳng lấy. Đấy chính là cảnh giới Sự Sự Vô Ngại của Hoa Nghiêm!
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.140.217 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập