Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Phật sự »» Xem đối chiếu Anh Việt: Giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam »»

Phật sự
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

Donate

(Lượt xem: 5.665)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

LỜI DẪN

Đề án phiên dịch được đề xuất bởi Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng 1973 y cứ trên ấn bản Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh. Phần chính của Đại Chánh gồm 85 tập, mỗi tập trên dưới 1000 trang, khổ giấy bề ngang là 19cm, phủ bì của bìa ngang là 19cm30; chiều dài là 25cm30 và phủ bì của bìa chiều dài là 26cm30; trong đó, 32 tập đầu bao gồm các bản dịch Phạn-Hán bắt đầu trước sau thế kỷ thứ II Tây lịch, trải dài trên dưới một nghìn năm, qua nhiều lần được tập đại thành và khắc bản. Trong số các khắc bản, ấn bản Đại Chánh đã chọn Cao-lệ Tạng bản, khắc bản lần thứ hai – khởi khắc năm 1236 đến 1251 dưới triều Cao Lệ Cao Tông thì hoàn tất; đây là bản trùng khắc của khắc bản trước đó (1011-1087).

Trong 32 tập phiên dịch Phạn-Hán này, mục lục được phân thành ba bộ phận chính gọi là Tam Tạng Thánh Giáo (Tripitaka) gồm Kinh (Sūtra) – Luật (Vinaya) – Luận (Abhidharma), theo truyền thống, được kể là thiết lập từ Đại hội Kết tập lần đầu tiên tại thành Vương Xá. Trong ba tạng, mỗi tạng phân chia theo lịch sử phát triển của Ba Thừa: Thanh văn thừa, Đại thừa và Mật giáo. Thánh điển của mỗi thừa lại được phân phối theo lịch sử phát triển, tất nhiên là lịch sử phỏng định.

Năm 1973, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống chỉ đạo thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng với đề án chi tiết, y cứ theo ấn bản Đại Chánh làm bản đáy (để bản) để phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam; và Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ tuân theo hệ thống mục lục này. Bấy giờ có một số Kinh-Luật-Luận đã được phiên dịch trước đó do yêu cầu tu học thường hành nên không theo một hệ thống nào cả. Do đó, Hội đồng đã ấn định chương trình phiên dịch có hệ thống chuẩn mực theo đề án, khởi sự từ bốn bộ A-hàm, được phân công cho hai Viện Cao đẳng Phật học: Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm Sài-gòn và Viện Cao Đẳng Phật học Hải Đức Nha Trang, với sự hỗ trợ của Phân khoa Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh. Ngoài ra, một số kinh điển khác được các vị thành viên trong Hội đồng tự nguyện và tự chọn để phiên dịch.

Sau ngày hòa bình-thống nhất, các cơ sở giáo dục Phật giáo, từ Sơ đẳng cho đến Cao đẳng và Đại học thảy đều bị giải tán. Dù vậy, chỉ trong thời gian ngắn, một số kinh điển cũng đã được hoàn tất, đáng kể là bốn bộ A-hàm và 600 quyển Đại Bát-nhã. Tuy nhiên, gần nửa thế kỷ trôi qua, mặc dù đất nước hòa bình, các vấn đề kinh tế xã hội cũng được phát triển trong điều kiện thuận lợi, nhưng công trình phiên dịch vẫn chưa được kế thừa xứng đáng.

Cho đến nay, 18 vị thành viên trong Hội đồng Phiên dịch đã lần lượt viên tịch, chỉ còn tọa thế hai vị nhưng cũng đang đợi ngày quy tịch. Phần lớn các môn sinh đệ tử của Chư Trưởng Lão trong Hội đồng nay cũng viên tịch gần hết. Với tâm nguyện không để cho ngọn đèn Chánh pháp đã được Chư Sư trưởng thắp lên bị lu mờ và tắt ngúm, Chư Tôn Đức trong các châu lục, quốc nội và hải ngoại, đã tổ chức một buổi họp khoáng đại, với sự tham dự của Chư Tăng Ni và Cư sĩ, quyết định thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời để kế tục sự nghiệp của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng 1973. Do bởi thành viên phiên dịch hiện tại quá ít, chưa thể nói là đủ để phiên dịch một cách chuẩn mực, cho nên Hội đồng cũng chỉ xứng danh với hai từ “Lâm thời”, trong khi chờ đợi chương trình đào tạo Tăng tài với trình độ nghiên cứu Phật học thế giới hiện tại.

Trong thế giới ngày nay, Phật giáo được lưu truyền rộng rãi với ba hệ giáo nghĩa Thanh văn, Đại thừa và Kim cang thừa được ký tải thành văn trong hệ ngôn ngữ: Pāli, Hán và Tạng. Trong đó, văn hệ Hán được xem là tương đối phong phú, hàm chứa giáo nghĩa của nhiều bộ phái khác nhau mà đại bộ phận cũng được tìm thấy trong hai ngữ hệ kia. Thế nhưng, văn hệ Hán hầu hết, nếu không nói là toàn bộ, là các bản dịch Phạn-Hán, trong khi đó, hiện tại, kể từ khi Đại học viện Nalanda bị thiêu hủy, kinh điển Sanskrit bị hủy hoại gần hết. Kể từ cuối thế kỷ thứ 8 cho đến 20 Tây lịch, một số rất ít bản Phạn được tái phát hiện từ các đống đổ nát trong Tăng viện dọc theo con đường tơ lụa, qua các nước Tây vực trước đó là những quốc gia Phật giáo – nay là những quốc gia Hồi giáo. Những phát hiện này cũng đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu biết phần nào về những sai lầm và khiếm khuyết trong một số bản dịch Phạn-Hán.

Mặt khác, trong khi các nguyên bản Phạn chưa được phát hiện, người phiên dịch A-hàm và Tứ phần nếu không nhờ đối chiếu với các Nikāya và Vinaya-Pāḷi sẽ phạm phải rất nhiều sai lạc trong các bản dịch Việt. Vì vậy, trong trình độ nghiên cứu Phật học hiện tại trên thế giới, một dịch giả Phật giáo từ Tam tạng Hán hệ, cần phải được trang bị các hệ ngôn ngữ chuyển tải Thánh điển, cụ thể là Sanskrit, Pāli, Hán và Tạng, trong trình độ nhất định. Thánh điển Phật giáo từ Hán hệ hiện tại cũng được phiên dịch sang các ngôn ngữ phương Tây khá nhiều, trong đó có những dịch giả Anh hoặc Pháp, và cả người Hoa, nhưng trong trường hợp không có bản Phạn để đối chiếu, cũng phát hiện được nguyên hình cấu trúc ngữ pháp Phạn tiềm ẩn trong câu văn Hán; cho thấy vì chỉ đơn thuần dịch theo cấu trúc ngữ pháp Hán, đã phạm không ít sai sót.

Với ước nguyện hoàn thành bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam chuẩn mực dịch từ Hán hệ, Hội Đồng Hoằng Pháp đã tổ chức các khóa học Phạn văn do Giáo sư Trí Việt Đỗ Quốc Bảo, Tiến sĩ Sanskrit Đại Học Heidelberg, phụ trách. Đề án phiên dịch sẽ được lập theo trình độ thông hiểu Sanskrit qua các năm học. Chương trình đào tạo Sanskrit ước định trong 5 năm. Sau 5 năm học, các học viên có thể đủ trình độ để trở thành thành viên chính thức của Hội Đồng Phiên Dịch.

Trong thời gian đương kỳ đào tạo, Hội Đồng Phiên Dịch sẽ tuyển chọn các bản dịch trước đây được đánh giá là đạt tiêu chuẩn trong trình độ nghiên cứu Phật giáo hiện tại trên thế giới. Một cách cụ thể, đó là bản dịch bốn A-hàm, cùng với Luật Tứ Phần, và một phần Tì-nại-da sự (Vinaya-vastu) thuộc bộ Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu (Mūlasarvāstivāda). Các bản Hán này đều có các tương đương với các Nikāya và Vinaya-Pāli, và ‘Dul ba gzhi Tạng dịch. Thêm vào đó, Phạn bản của A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận (Abhidharmakośabhāṣya) được phát hiện, chỉnh lý và ấn hành qua các ấn bản Devanagari và Romaji, cùng lúc bản sớ thích của Xứng Hữu (Yaśomaitra: Sphuṭārthā Abhidharmakośavyākhyā) đủ cả chín phẩm, hỗ trợ bản dịch Việt khả dĩ nắm bắt được ý nghĩa cũng như các quy tắc ngữ pháp từ Phạn sang Hán. Tất nhiên không thể nói đây là bản dịch hoàn hảo.

Các bản Việt dịch Kinh-Luật-Luận này đều thuộc giáo nghĩa Thanh văn, do đó được tiêu danh là Thanh Văn Tạng. Mục tiêu được đề xuất trong đề án này là Thanh Văn Tạng cơ bản có thể được hoàn thành trong 5 năm đầu. Đây được đánh dấu là Giai đoạn I của đề án phiên dịch. Sau 5 năm, bắt đầu Giai đoạn II, bổ sung và hoàn thiện phần còn lại thuộc Thanh Văn Tạng, đồng thời chính thức phiên dịch theo đề án được đề xuất bởi Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng 1973, nghĩa là, trực tiếp phiên dịch theo mục lục của ấn bản Đại Chánh.

Về Kinh tạng, khởi đầu là Thanh Văn Tạng, với A-hàm bộ và Bản Duyên bộ. Tiếp theo là Kinh điển thuộc Bồ-tát Tạng, khởi đầu với bộ Đại Bát-nhã. Từ đây trở đi, Đại Tạng Kinh Việt Nam được chính thức thành lập (nhập tạng), số quyển và số tác phẩm được đánh số thứ tự theo tiêu chuẩn của Hội Đồng Phiên Dịch và được công bố trong ấn bản của Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam. Sự nghiệp phiên dịch sẽ được kế thừa liên tục cho đến khi hoàn thành. Những khuyết điểm và sai lạc nếu có trong các bản dịch, sẽ được các thế hệ kế thừa hiệu chính và bổ sung, để cho Thánh ngôn càng lúc càng trở nên trong sáng, khế hợp với mọi căn cơ; để cho pháp vị như cơn mưa lớn mà khả năng hấp thụ tùy theo các loại thảo mộc lớn nhỏ, thảy đều lợi lạc trong đời này và nhiều đời sau.

Ngày 16.4.2022

HT. Thích Tuệ Sỹ




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1504 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Phát tâm Bồ-đề


Nắng mới bên thềm xuân


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.86.74 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (145 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...