Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Đừng lỗi hẹn với thực tại »»
15.SEN VÀ BÙN
Có lần, tôi có dịp tiếp chuyện với một Sư cô ở một tu viện. Trong thiền quán, chúng ta thường quen nghĩ rằng, hạnh phúc có mặt là nhờ sự có mặt của khổ đau. Cũng như sen có mặt là nhờ có bùn nhơ, hay là nhờ có cõi Ta Bà mà Tịnh Độ mới có thể hiện hữu. Nhưng nếu ta nhìn sâu sắc hơn, đừng vướng mắc vào ý niệm, thì có thể ta cũng sẽ thấy rằng, hoa sen có cái "thật" của hoa sen, và bùn nhơ cũng có cái "thật" của bùn. Và nếu như chúng ta để cho chúng được như "đang là", as-is, một cách tự nhiên, thì mỗi cái đều có giá trị hoàn toàn như nhau, chứ không phải vì cái này mà có được cái kia. Cô chia sẻ,
Người ta thường nói đến giá trị của khổ đau là để nâng cao giá trị của hạnh phúc. Cũng như hãy lấy bùn để tôn xưng sự tinh khiết của hoa sen: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Vì vậy hoa sen thường được dùng làm biểu tượng cho những gì cao quý, thõng tay vào trần mà không nhiễm bụi trần. Giá trị của bùn ở đây là làm sao cho hương thơm của hoa sen càng có giá trị.
Trong kinh có viết "Thị pháp trụ pháp vị", nghĩa là ta nên thấy pháp đúng như thực tánh ngay nơi sự có mặt trong không gian (vị) và thời gian (thời) của nó. Như nó đang là. Mỗi pháp đều có một vị trí, một "đang là" của chính nó, và không thể so sánh với bất cứ gì khác. Hoa sen có "vị" của hoa sen, bùn có "vị" của bùn. Mùi thơm của hoa sen hay mùi hôi của bùn là do cảm quan của chúng ta thôi, chứ sen hay bùn tự chúng nó đâu có nói một lời nào! Mà chúng cũng chẳng muốn nâng giá trị gì cho nhau. Sen mọc trên bùn là do ở nhân duyên, thì đó cũng chỉ là lẽ thường nhiên thôi!
Vì vậy khổ đau có "vị" của khổ đau, hạnh phúc có "vị" của hạnh phúc, giá trị hoàn toàn như nhau nếu chúng được như "đang là". Thật ra thì đâu phải nhờ khổ đau mà ta mới có thể thấy giá trị của hạnh phúc, hay "hạnh phúc chỉ nhận diện được trên cái nền của khổ đau..." Sao ta không thử nhìn thấy hương sen, mùi bùn, hạnh phúc, đau khổ... như nó đang là, và chỉ có thế thôi?
Thật ra, nếu như ta biết ý thức và chấp nhận giá trị của khổ đau, thì đó cũng đã là điều rất tích cực rồi. Nó giúp ta giảm bớt đi những bất an do sự tham cầu, chống đối, vừa lòng, nghịch ý... khi tương giao với mọi sự. Nhưng nếu như ta không vượt thoát khỏi cái khái niệm về "cái này kéo theo cái kia", thì mình sẽ không để cho sự vật được như nó "đang là", vì vẫn còn một ý niệm phân biệt, cho dù rất vi tế.
Trong kinh Hoa Nghiêm có viết "đương xứ tức chân", chỉ có cái đang là ấy mới chính là cái thật và ngoài ra không có cái thật nào khác hơn, nên ta mới có thể nói "Ta Bà là Tịnh Độ" được đúng nghĩa. Chứ không phải nó ám chỉ rằng Ta Bà chỉ là nền (background), của Tịnh Độ. Vì thật ra, đâu phải nhờ có "hậu cảnh" Ta bà mà "chính cảnh" Tịnh Độ mới được tỏa sáng.
---o0o--¬
Mọi bất an đều có khuynh hướng tự an
Có thể tôi cũng chưa hiểu hết ý sâu sắc của Cô, nhưng như Basho nói, nếu như chúng ta muốn hiểu thế nào là hoa sen thì ta hãy tiếp xúc ngay chính với hoa sen đi, hay bùn nhơ cũng vậy. Vì chỉ có đang là ấy mới chính là cái thực. Mỗi cái đều có một tuệ giác riêng của nó, và ta chỉ cần thấy trong sáng tự nhiên thôi, chứ đâu cần đến một sự phân tách hay suy tưởng xa xôi gì khác.
Nếu như ta để cho chúng được như chúng đang là as-is, buông bớt đi những phân biện của mình, thì tuệ giác sẽ hiện rõ hơn. Các thầy tổ vẫn thường nhắc nhở chúng ta hãy tập buông bỏ những ý niệm và lý thuyết của mình đi, dù cao siêu đến đâu, để cho tuệ giác có thể được có mặt.
Tôi nghĩ, chúng ta chưa tiếp xúc được với thực tại có lẽ vì mình chưa thể đứng yên được những tìm kiếm lăng xăng của mình. Và trong cuộc sống chúng ta lại có thói quen thay thế những lăng xăng này bằng những lăng xăng khác. Mà bạn biết không, cho dù chúng có là vi tế hay tốt đẹp hơn thì đó cũng vẫn là những lăng xăng.
Nhưng nếu ta không làm gì hết, và cứ để yên cho những lo nghĩ và bất an của mình, thì chúng sẽ ra sao hả bạn? Tôi được dạy rằng, nếu như ta biết buông bỏ cái thái độ mong cầu của mình, để cho cái nghe, cái thấy của mình được trong sáng tự nhiên trong giờ phút này, không can thiệp vào, thì mọi bất an đều có khuynh hướng tự nó sẽ trở thành an. Chúng không cần gì đến sự can dự hay một sự tập luyện nào của mình. We need to learn how to step out of our own way.
---o0o--
16.ĐÀO HỒNG TỰ NỞ HOA
Sáng nay là một ngày đầu tiên của mùa xuân. Vậy mà mới mấy hôm trước, trời đổ một cơn tuyết lớn ngập trắng khu vườn, lấp kín lối đi ngoài sân. Tuyết phủ trắng xóa những cành cây khô trong khu rừng nhỏ. Đất trời của một ngày tuyết rơi thật yên lặng, không gian tĩnh và đẹp. Sáng nay nắng lại lên, tuyết tan, bước ra ngoài vườn tôi thấy trên cành khô có những nụ hoa tím nở tự lúc nào không hay, dưới ánh nắng trong sáng ban mai đẹp mới tinh.
Tôi nhớ bài thơ của thầy Nhất Hạnh lấy ý từ một công án Thiền của vua Trần Nhân Tông,
Bạn là khu vườn của tôi Và tôi thường nghĩ tôi là người chăm sóc Nhưng mới sáng hôm qua thôi Mắt tôi vừa thấy Một khu vườn xưa, rất xưa Không hề có ai chăm sóc Vậy mà Khi Xuân về Chẳng biết tại sao Đào lý vẫn đơm hoa.
Chúng ta có cần phải lao tác tìm kiếm gì không bạn hả, hay chỉ cần để cho tất cả được trong sáng tự nhiên mà thôi, và lý trắng, đào hồng sẽ tự chúng nở hoa...
"Vườn xưa vắng mặt người chăm sóc Lý trắng đào hồng tự nở hoa".
---o0o--
17.HOA RƠI VÌ NẮM BẮT
Thiền sư Ajhan Chah thường nói với những học trò của mình rằng. "Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm của đức Phật dạy là như vầy: Đây là khổ, đây là nguyên nhân khổ, đây là sự chấm dứt của khổ và ngay bây giờ và ở đây là nơi ta chứng nghiệm được những điều ấy". Con đường giải thoát mầu nhiệm và đơn giản như vậy thôi, ta không cần phải tìm cầu một nơi xa xôi nào khác.
Tôi nhớ câu chuyện về một anh thợ may nghèo. Một đêm anh nằm mơ thấy có một vị thần hiện ra bảo anh nên đi về hướng tây, anh sẽ gặp một cây cầu màu đỏ, và nơi đó có chôn một hũ châu báu. Sáng hôm sau anh thức dậy thật sớm, lên đường đi về hướng tây theo lời vị thần chỉ. Đến xế chiều quả thật như lời dặn, anh gặp một chiếc cầu màu đỏ bắc ngang dòng suối lớn, nhưng cạnh đó có một người lính gác.
Thấy anh đứng lấp ló, người lính hỏi anh cần gì. Và người thợ may thành thật kể lại giấc mơ của mình. Nghe, xong, người lính bật cười to và nói, "Tôi cũng có giấc mơ tương tự như ông vậy, có một vị thần bảo tôi hãy đi về hướng đông, sẽ gặp ngôi nhà của một người thợ may nghèo, và đào dưới giường ngủ của anh ta, bên dưới sẽ tìm thấy một kho tàng. Tôi không biết ông là ai, nhưng điều khác biệt giữa tôi với ông là tôi chỉ xem đó là một giấc mơ thôi! Tôi gác cây cầu này nhiều năm rồi, và tôi biết chắc là ở đây không có châu báu gì hết, ông hãy quay về đi!" Người thợ may quay trở về nhà. Và khi về đến nhà, anh đào thử dưới giường ngủ của mình, và quả thật nơi ấy có một hũ châu báu.
Trong cuốc sống của chúng ta ai cũng muốn đi tìm hạnh phúc. Và quan niệm chung thì muốn có hạnh phúc ta phải làm gì, phải được gì, hoặc trở thành một cái gì đó. Như trong cuộc sống thì mình cần phải có một sự nghiệp, đạt được một cấp bằng, hay có một chức vụ nào đó. Dường như là hạnh phúc, đòi hỏi nơi mình một sự tìm kiếm và tạo tác, chứ không thể tự nhiên mà có được.
---o0o--
18.HIỆN TẠI KHÔNG THỂ NẮM BẮT
Ngày nay chúng ta thường nghe nói mình phải biết có mặt trong giờ phút hiện tại. Một nhà thơ của La Mã, Horace, dùng chữ "Carpe diem" có nghĩa là "Seize the day" nắm bắt ngày hôm nay, như là một phương cách sống hạnh phúc. Nhưng tôi nghĩ, thật ra điều ấy cũng không được hoàn toàn chính xác lắm. Vì hiện tại đâu thể nào nắm bắt được, mà thật ra chúng ta chỉ cần dừng lại và trở về với giây phút này mà thôi.
Sự trở về sẽ giúp ta buông bỏ những ảo tưởng của mình về thực tại, vì đó đâu thể là thực tại nếu như ta vẫn có ý muốn nó phải là một cái gì khác hơn. Trịnh Công Sơn có đưa ra hình ảnh của một người "nằm mộng suốt đêm trong thiên đường". Và chúng ta cũng có thể đang có mặt ngay nơi mình muốn đến, mà vẫn không cảm thấy hạnh phúc vì mình vẫn cứ còn mơ tưởng về chính nơi ấy.
Tôi nghĩ, vấn đề không phải là "discover" mà là "uncover" hạnh phúc. Hạnh phúc có mặt không phải vì sự lao công, tìm kiếm của mình, mà chỉ cần sự quay trở về để thấy rõ mà thôi. Như lời nhắc nhở của ngài Ajhan Chah, phiền não của ta sẽ được chuyển hóa nhờ sự chứng nghiệm và cái thấy trong sáng của mình trong ngay bây giờ và ở đây.
---o0o--
19.NGUYÊN NHÂN CỦA KIẾT SỬ
Chúng ta thường nghĩ rằng những vần đề và nguyên nhân mang lại cho ta khổ đau chúng nằm bên ngoài ta, hoàn toàn không tùy thuộc vào mình. Nhưng sự thật có phải là như vậy chăng? Trong Tương Ưng Bộ, bài kinh Kiết Sử (S.iv, 281), có ghi như vầy:
"Thưa quý thầy, ví như một con bò đực đen và con bò đực trắng được dính lại với nhau bởi một sợi dây hay một cái ách. Nếu có người nói: 'Con bò đen là kiết sử (fetter, shackle) cho con bò trắng, và con bò trắng là kiết sử cho con bò đen'. Nói như vậy có chơn chánh không?
Thưa không, này hiền giả, con bò đen không phải là kiết sử của con bò trắng. Và con bò trắng cũng không phải là kiết của con bò đen. Do vì chúng bị dính bởi một sợi dây hay bởi một cái ách, ở đây chính cái ấy là kiết sử (fetter, shackle).
Con bò trắng khổ, và nó tin rằng nguyên nhân gây nên khổ đau cho nó chính là con bò đen kia. Nó muốn con bò đen kia cũng phải bước cùng nhịp với nó, đứng lại như nó, đi về một hướng với nó, quẹo phải như nó. Nhưng thật ra khổ đau nằm ở nơi cái ách đã trói cột nó vào con bò đen, chứ nào đâu phải ở cách hành xử của con bò kia.
Cũng vậy, những gì xảy đến với ta tự chính nó không phải là phiền não, mà chính thái độ và cái chấp của ta mới là kiết sử fetter, là nguyên nhân của khổ đau. Tôi nghĩ, cái ách ấy tượng trưng cho những ước vọng, những mong cầu và ghét bỏ của mình, đối với hoàn cảnh chung quanh, không chấp nhận cho sự vật được như nó là.
---o0o--¬
20.HOA RƠI VÌ NẮM BẮT
Cuộc sống tuy có nhiều phiền não, nhưng thật ra có lẽ cũng chỉ có một nguyên nhân mà thôi, đó là vì ta muốn sự việc được khác hơn như nó đang là. Nhưng trong cuộc đời, những gì đang có mặt thì chúng có mặt, những gì đang xảy ra thì chúng xảy ra. Và có lẽ phương cách hay nhất là ta hãy có mặt với chúng một cách trọn vẹn và trong sáng, vì khi ta thật sự có mặt thì những gì mình cần làm sẽ hiển hiện và xảy ra một cách tự nhiên mà thôi.
Thiền sư Đạo Nguyên viết trong Chánh Pháp Nhãn Tạng, "Khi ta trở lại với nơi mình đang có mặt, con đường ta đi ngay trong giây phút này, thì sự tu tập sẽ xảy ra, nó sẽ ứng hợp tự nhiên với những vấn đề trước mắt. Vì nơi chốn ấy, con đường này, không lớn không nhỏ, không là của ta và cũng không là của kẻ khác. Chúng không phải được mang từ quá khứ, mà chỉ đơn sơ khởi lên và hiệu hữu trong ngay bây giờ và ở đây.
Khi bước chân vào con đường tu học, chúng ta ai cũng mong cho mình có được an lạc, hay là vượt thoát được những khó khăn trong cuộc sống. Và ta cứ nghĩ mình cần phải nỗ lực tập luyện để đạt được một điều gì, hay loại trừ một điều nào đó. Nhưng nhiều khi chính vì những nỗ lực ấy mà đã tạo nên bao nhiêu những bất an và khổ đau không cần thiết. Sự tu học thật ra để giúp cho ta có một cái nhìn trọn vẹn và trong sáng về thực tại.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.65.111 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập