Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Người đàn bà không bao giờ biết sợ »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Người đàn bà không bao giờ biết sợ

Donate

(Lượt xem: 6.282)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Người đàn bà không bao giờ biết sợ

Thánh Gandhi: "Trong những giây phút của tuyệt vọng, tôi tự nhắc mình là trong lịch sử, sự thật và tình yêu luôn luôn chiến thắng. Có rất nhiều bạo chúa và sát nhân tin là họ không bao giờ bị thất bại, nhưng cuối cùng họ vẫn bị tiêu diệt. Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều đó !!!"

Bắt đầu từ một cuốn phim:

Aung San Suu Kyi"The Lady" là một cuốn phim về cuộc đời của Aung San Suu Kyi được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2011 tại thành phố Toronto ở Canada. Trong mấy chục năm qua, Suu Kyi đã trở thành một nhân vật biểu tượng của phong trào đấu tranh bất bạo động tại Miến Điện với 15 năm trời bị quản thúc và được trao tặng giải Nobel Hoà bình năm 1991. "The Lady" của đạo điễn nổi danh Pháp Luc Besson và nữ tài tử Michelle Yeoh (Dương Tử Quỳnh), 48 tuổi cựu hoa hậu Mã Lai Á, đóng vai Suu Kyi. Michelle Yeoh là một khuôn mặt quen thuộc trong giới điện ảnh quốc tế và đã từng đóng những phim sáng giá như Tomorrow Never Dies (James Bond 007), Memoirs of a Geisha, Tiger and Dragon, The Karate Kid,….

Đây là cuốn phim nói về cuộc tình của Suu Kyi và Michael Aris, chồng bà, được lồng trong một bối cảnh chính trị sôi động ở Miến Điện trong thời điểm từ năm 1988 đến năm 1999. Năm 1988, là năm định mệnh, Suu Kyi trở về nước khi nghe tin mẹ bị bệnh nặng, chỉ một thời gian ngắn sau đó Suu Kyi đã đứng lên lãnh đạo phong trào đối lập, cũng từ ngày đấy trở đi Suu Kyi không hề bước chân ra khỏi quê hương mình lần nào và năm 1999, là năm mất mát, Michael Aris, chồng bà, bị chết vì bệnh ung thư.

Nữ tài tử võ thuật Michelle Yeoh đã tuyên bố rất hãnh diện được đóng phim "The Lady" và coi như là một phim để đời cho mình "Tôi đã sống và thở cùng với Aung San Suu Kyi trong suốt bốn năm qua. Ngày cũng như đêm", cô xem đó là điều tiên quyết để đi vào thế gìới của Suu Kyi. Michelle Yeoh còn bay qua Miến Điện để đi tìm chất con người sau lưng hình tượng Suu Kyi và cũng là một dịp để bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với bà. Lần thăm thứ hai vào tháng 6 năm 2011 cô bị chính phủ quân nhân Miến Điện cấm không cho vào đất nước này nữa. Yeoh thố lộ "Nếu nhiều người đã cảm phục về con người đấu tranh đòi tự do công bằng của bà, thì người ta sẽ xúc động hơn nếu biết thêm về cuộc tình của hai vợ chồng này, bởi vì Michael Aris là người chồng tuyệt vời đã tìm mọi cách để nâng đỡ vợ mình trong những ngày dài bị giam giữ và cuối cùng thì ông đã chết đơn độc ở Anh trong khi vợ ông vẫn còn bị quản thúc ở Miến Điện".

Nếu biết rằng trong đêm tân hôn, Suu Kyi đã viết cho chồng mình "Em chỉ xin anh một điều. Nếu có một ngày nào đó dân tộc của em cần đến em, thì em xin anh hãy giúp em làm tròn nhiệm vụ của em. Em chưa đoán được lúc nào sẽ đến, nhưng chuyện đó rất có thể xảy ra"

Thì cuộc tình này hẳn phải là cuộc tình rất đẹp và rất thơ mộng nhưng nó ngầm chứa cả một sự đòi hỏi hy sinh lớn lao vô bờ bến cho nhau.

Daw Aung San Suu Kyi, bà là ai?

Tên bà được phát âm (theo tiếng Anh) "Ong San Soo Chee" và có nghĩa là "Chùm hào quang của những chiến thắng đáng nhớ" (A radiant bundle of memorable victories). Bà thường được gọi với tên là Daw Aung San Suu Kyi. Trong ngôn ngữ Miến Điện, Daw được mang ý nghĩa gần giống như Bà (Madame), dùng để bày tỏ sự tôn kính.

Suu Kyi sinh năm 1945 tại Rangun, Myanma (Miến Điện) là con gái út của tướng Aung San, người sáng lập ra quân đội Miến Điện và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Anh giành độc lập cho Miến Điện. Năm 1947 tướng Aung San bị ám sát năm ông 32 tuổi, lúc đó Suu Kyi mới lên hai. Mẹ bà là Khin Kyi, sinh ra 3 ngườì con, hai trai và một gái. Năm 1948 người Anh trao trả độc lập lại cho Miến Điện, tức là một năm sau khi cha bà mất, mẹ bà đã trở thành một nhân vật rất được kính trọng trong chính giới Miến Điện .

Năm 1960 mẹ bà được cử đi làm đại sứ tại Ấn Độ, Suu Kyi theo mẹ qua New Delhi học trung học ở đó. Năm 1964 Suu Kyi qua Anh học ở đại học Oxford và đậu bằng cử nhân về chính trị học và kinh tế học năm 1967.

Năm 1972 Suu Kyi kết hôn với Michael Aris, người Anh chuyên gia về văn hóa Tây Tạng và cũng là một Phật tử thuần thành. Sau đám cưới Suu Kyi đi theo chồng qua Bhutan, một vương quốc nhỏ trong dẫy núi Hy Mã Lạp Sơn, lúc đó Michael Aris nhận dạy tiếng Anh cho Hoàng Gia Bhutan. Hai ông bà có 2 con trai, Alexander sinh năm 1973 và Kim sinh năm 1977. Hai con của bà được dạy dỗ theo phong tục Miến Điện và được hướng dẫn sống theo tinh thần Phật giáo.

Năm 1988 là năm của định mệnh, đang sống êm đềm với gia đình thì được tin mẹ bà đau nặng, tháng ba năm đó Suu Kyi về Rangun để chăm sóc cho mẹ. Tháng 5 sinh viên và dân chúng Rangun xuống đường biểu tình phản đối chế độ quân phiệt của tướng Ne Win cầm đầu. Tháng 7, tướng Ne Win, người đã cầm quyền từ năm 1962 sau một cuộc đảo chính quân sự, vì bị áp lực của quần chúng phải từ chức. Những cuộc biểu tình chống đối đòi hỏi dân chủ tiếp tục leo thang, chính phủ quân đội Miến Điện thẳng tay đàn áp, 5.000 người bị bắn chết trên đường phố vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, người ta gọi đó là biến cố 8888. Trong lúc đó Suu Kyi đang ở bệnh viện để chăm lo bệnh tình của mẹ, xúc động trước cái chết dũng cảm của những người đi biểu tình và phẫn uất trước sự sát hại dã man của bọn quân phiệt, Suu Kyi nhập cuộc vào đấu tranh.

Ngày 24.9 cùng với một số bạn bè đồng chí hướng, Suu Kyi thành lập đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ (NLD) và được bầu làm tổng thư ký. Chủ trương của đảng là tranh đấu bất bạo động. Mặc dù bị cấm, Suu Kyi vẫn đi khắp nơi để phát động phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ. Có lần Suu Kyi đã đi thẳng vào mũi súng đã lên đạn của binh sĩ chắn đường để mở đưòng tới trước.

27 tháng 12 bà Khin Kyi, mẹ bà, mất lúc 76 tuổi. Trước linh cửu của người mẹ, Suu Kyi đã thề quyết tâm theo chân của cha mẹ mình để phục vụ tổ quốc dù có phải hy sinh đến tánh mạng. Người mẹ thân thương vĩnh viễn ra đi, là sự mất mát lớn nhất đối Suu Kyi, vì mẹ bà tượng trưng cho sự ngay thẳng, can đảm và kỷ luật nhưng cũng rất là nhân ái, những đức tính này đã theo đuổi bà suốt đời. Suu Kyi thường nói "Mẹ tôi dạy tôi một điều căn bản là bất công không bao giờ đứng vững vĩnh viễn và kinh nghiệm của tôi cho tôi biết điều đó là đúng". Có phải cái đó đã mang lại cho Suu Kyi một niềm tin "tất thắng" vững bền trong một cuộc đấu tranh trường kỳ với 15 năm bị giam hãm, vì bà luôn luôn tin rằng một ngày nào đó công lý sẽ chiến thắng bất công.

Cuộc đấu tranh bất bạo động:

Sau tang lễ, Suu Kyi tiếp tục lao mình vào cuộc đấu tranh mặc dù bị đàn áp, đe dọa và bắt bớ. Hội đồng Quốc gia Vãn hồi Trật tự và Luật pháp (SLORC), do chính phủ quân nhân thành lập, ban hành lệnh giới nghiêm. Tháng 2 năm 1989 Suu Kyi bị cấm không được ra tranh cử vào quốc hội, tháng 7 bà bị SLORC quản thúc tại nhà mặc dù không có án lệnh của tòa án.

Tháng 5 năm 1990, dù Suu Kyi vẫn còn bị giam lỏng, nhưng đảng NLD của bà thắng lớn (82%). SLORC không công nhận kết quả cuộc bầu cử.

Tháng 10/1990 Suu Kyi được giải Nhân Quyền Rafto. Tháng 7/1991 bà được gỉải Nhân Quyền Sakharov do Quốc hội Âu Châu trao tặng. Tháng 10/1991 Suu Kyi được giải Nobel Hoà bình, bà từ chối đi Oslo để lãnh giải vì sợ không được trở về lại Miến Điện nữa. Hai người con trai của bà đã thay mẹ đi lãnh giải. Số tiền thưởng 1,3 triệu Mỹ kim được Suu Kyi bỏ vào quỹ xã hội và giáo dục cho dân nghèo Miến Điện.

Cũng trong thời gian này, Suu Kyi cho ra cuốn sách “Freedom from Fear” (Vượt lên sự sợ hãi). Sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bà được mang danh là "Người đàn bà không biết sợ" (Lady of no fear). Giam cầm và bắt bớ, không làm Suu Kyi lùi bước. Bà nói: "Căm thù và sợ hãi luôn luôn đi chung với nhau. Tôi không có căm thù thì tôi không có sợ hãi. Tôi chưa biết căm thù là gì, vì cha mẹ tôi chưa bao giờ dậy tôi điều đó. Nếu tôi bắt đầu căm thù những người đã giam cầm tôi, thì tôi đã tự mang đến thất bại cho chính mình". Ta có thể hiểu là biết căm thù là biết sợ, mà sợ hãi là cái không cần thiết cho cuộc đấu tranh dài lâu.

Suu Kyi chủ trương đối thoại để thiết lập thể chế dân chủ và luôn luôn tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác. Bà không muốn những người mặc quân phục bị bạo lực lật đổ, mà mong họ có cơ hội trở về cuộc sống bình thường để xây dựng đất nước với tất cả khả năng và lòng yêu nước chân thành. Có lẽ trong thâm tâm, bà muốn tránh một cuộc nội chiến tương tàn, 35 năm quá dài để sống dưới chế độ độc tài quân phiệt, người dân Miến Điện đã chịu quá nhiều đau thương, tang tóc. Nếu tính đến năm 2007, thì có 3000 làng mạc bị phá hủy, một triệu người phải trốn đi tỵ nạn, thêm một triệu người bị đầy ải nơi rừng sâu nước độc, một trăm ngàn người bị cưỡng bách lao động, riêng ở Rangun có 15 chùa bị tàn phá. Cũng trong lúc đó, lợi dụng chính quyền quân nhân bị thế giới cô lập, Trung Quốc tìm cách mua chuộc bọn tướng lãnh để được tự do khuynh đảo nền kinh tế vốn đã bệnh hoạn của Miến Điện.

Tháng 7/1995 sau 6 năm giam lỏng, SLORC trả lại tự do cho bà. Nhân dịp này Suu Kyi đã tìm cách cải tổ lại đảng NLD và tiếp tục gióng lên tiếng nói của mình trong nước cũng như ngoài nước. Suu Kyi kêu gọi thế giới không nên đầu tư vào Miến Điện. Mặc dù đây là một quyết định rất khó khăn cho bà, nhưng theo bà là cần thiết, bởi vì dân Miến Điện không thể nghèo hơn nữa và tất cả nguồn lợi kinh tế mang tới chỉ làm cho bọn tướng lãnh giầu thêm và chế độ quân nhân vững mạnh thêm.

Ngày 6/12/2000 tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tặng cho bà huy chương "Tự do" ("The Presidential Medal of Freedom"), đây là một huy chương dân sự cao quý nhất ở Mỹ.

Suu Kyi bị quản thúc lần thứ hai từ tháng 9/2000 cho đến tháng 5/2002.

Khi được trả lại tự do, Suu Kyi cho biết: "Tôi chưa bao giờ có cảm giác là tù nhân bởi vì tôi chưa vào tù (bị quản thúc) và cũng như bao nhiêu người đã vào tù mà họ vẫn cảm thấy có tự do. Từ ngày được thả ra, tôi thấy không có gì khác biệt bởi chúng tôi đang sống trong nhà tù lớn. Nói cho cùng, bị quản thúc cũng chỉ bổn phận của tôi và tôi đang làm công việc tôi phải làm".

Tháng 5/2003 Suu Kyi bị bắt lại, sau đó bị giam lỏng tại nhà ở Rangun. Ngày 13.11.2010 bà được trả lại tự do. Tổng cộng 15 năm trời bị giam lỏng trong 21 năm kể từ ngày Suu Kyi bước chân về nước.

Năm 2005, Suu Kyi được giải thưởng Olof-Palme. Năm 2007 bà được bầu làm công dân danh dự của Canada và năm 2008 bà được tặng huy chương "Vàng" (Congressional Gold Medal) của Quốc hội Mỹ. Năm 2009, Hội Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã trao Suu Kyi giải thưởng "Đại sứ Lương Tâm" (Ambassador of Conscience), một danh hiệu cao quý nhất của hội, thừa nhận sự hy sinh to lớn của bà trong vấn đề bảo vệ và phát huy nhân quyền. Ông Nelson Mandela, cựu tổng thống Nam Phi, người đã bị tù hơn 25 năm trong cuộc tranh đấu chống chủ nghĩa "Apartheid" là một trong những nhân vật nổi tiếng được trao giải này. Những thành quả của Suu Kyi gặt hái được trên quốc tế, đã mang lại cho người dân Miến Điện một sự tự tin vào chính mình trong cuộc tranh đấu dành lại nhân quyền.

Từ một người đàn bà chỉ biết có mái gia đình và nuôi con, Suu Kyi đã dấn thân và biến mình thành nhân vật đấu tranh cho nền dân chủ Miến Điện. Theo gương của Thánh Gandhi đã thành công khi mang phương pháp bất bạo động áp dụng ở Ấn Độ khiến người Anh không thể cai trị một dân tộc với tinh thần yêu nước cao độ như vậy được. Bà luôn luôn đề cao tinh thần tranh đấu bất bạo động trong suốt quá trình hành động. Theo bà bất bạo động có nghĩa đơn giản là những phương thức sử dụng không có bạo lực, nhưng không phải là ngồi thụ động để cầu mong những gì mình muốn có.

Bà gọi cuộc đấu tranh này là cuộc "Cách mạng tinh thần". Ở đây không chỉ đơn giản là cái thiện thắng cái ác, mà tầm nhìn của bà còn đi xa hơn nữa là muốn tạo nên sự thay đổi lớn trong tâm thức của người dân và đem lại sự tự hào, niềm tin cho dân tộc Miến Điện, chỉ có như vậy người dân mới thật sự thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu vĩnh viễn.

Cuộc chiến đấu giữa Kodha (Phẫn nộ) và Metta (Tâm từ):

Một số người quý mến gọi bà là Ghandi Miến Điện, điều đó có thể không đúng lắm, bởi cuộc đấu tranh Suu Kyi có pha trộn thêm những giá trị của Phật gíáo vào những nguyên tắc bất bạo động của thánh Ghandi. Bà lấy Tâm từ làm trọng điểm cho cuộc đấu tranh. Tâm từ (bi) tiếng Pali gọi là Metta là thứ tình yêu bỏ hết vị kỷ, nó không đơn thuần chỉ là tình yêu của người mẹ yêu con, người chồng yêu vợ, mà là lòng ước muốn làm sao mang lại an lành hạnh phúc cho mọi chúng sinh không trừ một sinh vật nhỏ bé nào. Và chỉ có tình yêu cao thượng ấy mới có tác động mạnh mẽ làm chuyển hóa được tâm thức con người và đưa những con người từ yếu hèn vượt lên mọi sợ hãi để biến thành ra một sức mạnh vô song chiến thắng được mọi áp bức. Sức mạnh này ông Vaclav Havel, cựu Tổng thống nước Cộng hoà Czech, cho đó là "Quyền lực của không quyền lực" (The Power of Powerless) hay muốn nói rõ hơn đây là sức mạnh tổng hợp của những người dân bị trị đứng lên đòi lại quyền của mình.

Suu Kyi tìm cách đối thoại với chính quyền quân nhân, nhưng họ không đáp ứng lại, có thể vì họ sợ. Thường thì khi sợ, là lúc con người đánh mất niềm tin vào chính mình. Càng sợ, bọn quân nhân càng đàn áp mạnh. Trước bạo lực mỗi ngày gia tăng, Suu Kyi vạch ra con đường đi: "Càng bị đàn áp bao nhiêu, chúng tôi càng không bỏ con đường Metta (Tâm từ) của chúng tôi. Chúng tôi chủ trương tích cực hành động. Tích cực phát triển Metta vào hành động". Hành động là giai đoạn cuối cùng của phẫn nộ. Phẫn nộ tiếng Pali gọi là Kodha là một hình thức biểu lộ sự phản kháng của con người trước điều ác, bởi vì con người không thể sống như một sinh vật điếc mù câm, không nghe không thấy không nói lên được cái đau cái khổ của chúng sinh. Suu Kyi đã phẫn nộ, từ một người phụ nữ mảnh mai với đóa hoa cài trên mái tóc đã nhập cuộc xuống đường để cùng chia cái đau cái khổ ấy với tha nhân. Bà nói:"Tình yêu là hành động không phải là trạng thái yên lành. Không phải đơn giản là ngồi đó và gởi đi những tín hiệu yêu thương, mà phải biến tình yêu đó thành hành động". Bà muốn chuyển phẫn nộ thành hành động, nhưng hành động phải nằm trong tình thương yêu của con người không có một chút căm thù hay uất hận.

Cả ba người, Mahatma Gandhi, Nelson Mandela và Suu Kyi, đều lấy bất bạo động làm cứu cánh cho cuộc đấu tranh của mình. Nelson Mandela đã đi từ bạo động qua bất bạo động khi chính quyền Nam Phi "Apartheid" của người da trắng đứng trước sụp đổ nếu không tìm cách thay đổi. Mahatma Gandhi đã hướng dẫn cuộc đấu tranh bất bạo động ở Ấn Độ đến thành công năm 1947, vào thời điểm sau đệ nhị thế chiến khi phong trào dành độc lập ở khắp nơi trên thế giới lên cao và ý thức khát vọng tự do đã đi sâu vào đám đông quần chúng. Còn Suu Kyi trước sau như một theo đuổi đường lối bất bạo động, nhưng cuộc đấu tranh của bà có phần khó khăn hơn. Kẻ thù của Nelson Mandela là người khác da mầu nên dễ nhận diện, kẻ thù của Mahatma Gandhi là người Anh không cùng chủng tộc, trong khi đó kẻ thù của Suu Kyi là người cùng xứ sở, cùng máu mủ với bà, nhưng mặc quân phục có 400.000 lính với 70.000 trẻ con cầm súng và sức mạnh của nhóm quân nhân ở thời điểm đó chưa phải trên đường đang tuột dốc.

Muốn có sức bật cho cuộc đấu tranh, bà phải mang lại một ý thức mới cho nhân dân Miến Điện mà đại đa số là tín đồ Phật Giáo: Người dân phải tự chuyển mình vươn lên và phải gạt bỏ được sự thụ động thiếu trách nhiệm của mình. Martin Luther King đã kích động người da đen không được ngồi yên để chấp nhận số phận thấp hèn của mình. Suu Kyi cổ võ cho sự tích cực hành động vì theo bà chỉ có qua hành động, chúng ta mới có dịp tác động để đổi Nghiệp: "Số phận là một khái niệm mà tôi không thể bắt đầu được, mặc dù tôi rất tin vào Nghiệp (Karma). Và chúng ta phải tích cực hành động, lúc đó chúng ta mới tạo được Nghiệp của mình. Khi anh chỉ bỏ tay vào túi quần, thì theo tôi anh không có quyền nói: Tôi hy vọng có dân chủ".

Để tác động thêm cho sự chuyển hóa của ý thức, bà khuyên người Miến Điện nên áp dụng 4 điều căn bản (Tứ thần túc) của đạo Phật vào đời sống hàng ngày là Chanda (Dục, dịch theo tiếng Pali): lòng mong muốn thay đổi cái xấu, Citta (Tâm): quan điểm đúng để nhìn thấy được cái sai, Viriya (Cần): có sức chịu đựng để qua được mọi thử thách, Panna (Tuệ): có sự khôn ngoan trong hành động.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều đó

Kế thừa ở người cha những đức tính anh hùng, thừa hưởng ở người mẹ tấm lòng nhân ái và noi theo tinh thần cao thượng của Mahatma Gandhi, Suu Kyi đã chứng tỏ cho thế giới thấy tinh thần đấu tranh quyết liệt, ý chí kiên cường và khát vọng tự do cho quê hương của dân tộc bà. Chính nhờ cuộc đấu tranh này, đã thay đổi hình ảnh của Miến Điện, thế giới nhìn vào với cặp mắt kính phục và dân tộc Miến Điện có thêm niềm tự tin vào mình.

Có lần bà bị bọn quân nhân giam cầm cô lập đến nỗi không còn đủ lương thực để sống, bà đã phải nằm liệt giường một thời gian vì kiệt sức. Nhưng bà không buồn cũng như không oán thù họ, bà coi đó như là một cách đóng góp vào công cuộc dành lại tự do, dân chủ cho dân tộc bà. Suu Kyi khuyên những người bạn cùng chí hướng với bà đang còn trong ngục tù: "Các bạn không nên buồn vì thân phận mình trong hoàn cảnh này. Mà phải coi đó như một cơ hội để được tác động vào sự mang lại công bằng và ấm no cho dân tộc mình. Đây là một dịp may hiếm có đừng bỏ qua !!!".

21 năm tranh đấu và 15 năm giam cầm, những thành quả do sự dấn thân của Suu Kyi mang lại cho Miến Điện, tính đến cuối tháng 11/2011, là mới đây chính phủ Miến Điện thả hàng ngàn tù nhân chính trị, cho phép người dân có quyền đình công, được tự do lập công đoàn và đình chỉ dự án đập thủy điện Myitsone với Trung Quốc. Đây là dấu hiệu chứng tỏ Miến Điện muốn thoát khỏi sự kiềm chế của Trung Quốc để tiến lại gần Tây Phương hơn. Cuối tháng 11.2011 bà Hillary Clinton đã tới thăm Miến Điện. Đây là lần đầu tiên sau hơn 50 năm, một ngoại trưởng Mỹ tới nước này.

Cuối cùng xin được nhắc lại câu cùa thánh Gandhi: "Trong những giây phút của tuyệt vọng, tôi tự nhắc mình là trong lịch sử, sự thật và tình yêu luôn luôn chiến thắng. Có rất nhiều bạo chúa và sát nhân tin là họ không bao giờ bị thất bại, nhưng cuối cùng họ vẫn bị tiêu diệt. Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều đó !!!".

Mùa đông 2011

Tài Liệu Tham Khảo:

1) Sách“Aung San Suu Kyi: Der Weg zur Freiheit. Die Friedensnobelpreisträgerin aus Birma im Gespräch mit Alan Clements“, Alan Clemens
2) Tuần báo Spiegel 48/2011:"Burma-Das Wunder von Rangun", ThiloThielke
3) Tuần báo Focus 18/2011: "Im Angesicht einer Ikone", Harald Pauli
4) Spiegel Online 28.06.2011:"Hauptdarstellerin in Suu-Kyi-Biopic", Vincent Perez
5) Bài "Strahlendes Bündel denkwürdiger Siege" của ông Michael Aris trong dịp phát giải Nhân Quyền Sakharov do Quốc hội Âu Châu trao tặng bà Suu Kyi.
6) Wikipedia "Biographie Aung San Suu Kyi "

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật giáo và Con người


Thắp ngọn đuốc hồng


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Gõ cửa thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.83.92 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...