Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Khúc gỗ trôi sông »» Xem đối chiếu Anh Việt: Khúc gỗ trôi sông »»

Khúc gỗ trôi sông
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Khúc gỗ trôi sông

Donate

(Lượt xem: 11.282)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Khúc gỗ trôi sông

Có chuyện thế này. Một hôm chư Tăng đi với Đức Phật đến bên một dòng sông. Ngài Anan hỏi Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con tu tập theo sự hướng dẫn của Thế Tôn thì khi nào chúng con sẽ đến được Niết Bàn?”. Đức Phật mới chỉ khúc cây trôi giữa dòng sông và nói: “ Nếu khúc cây kia không bị kẹt vào bờ bên này, không bị kẹt vào bờ bên kia, không tự bị mục nát từ bên trọng, không bị chìm xuống đáy, không bị ai vớt đi thì khúc cây đó sẽ ra đến biển”.

Câu chuyện này vô cùng sâu sắc. Mình cứ tưởng mình phải cố gắng chạy cho thật nhanh, mình phải cố gắng cho thật nhiều để mình tới Niết Bàn. Nhưng mà không phải. Niết Bàn là do Pháp tự đưa tới. Dòng sông chính là Pháp, mình là khúc cây trong dòng sông, mình đang được Pháp đưa đi. Mình chỉ cần đừng kẹt vào bờ bên này, bờ bên kia là chối bỏ cái này, mong muốn cái kia, kẹt vào tham và sân. Bị mục nát tức là người hoàn toàn sống buông lung, tạo nghiệp dữ. Người quá chấp trước, ôm giữ một cái gì đó không chịu buông ra thì kẹt xuống đáy. Còn người bị vớt đi chính là cái mong muốn tu tập lên các cõi trời. Phần lớn sự tu tập của mình là bị vớt đi. Vì mình cứ mong muốn đắc định này, mong muốn đắc định kia. Mong muốn cái này cái nọ, kể cả là mong muốn các thánh quả, Niết Bàn. Tất cả những cái mình gọi là đạt được đó là mình đang bị vớt đi hết.

Niết Bàn là kết quả tự nhiên của Pháp sẽ đưa mình tới. Nếu mình cố gắng đạt đến là mình bị vớt đi liền. Đây là ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bài kinh.

Một người đạt Tu đà hoàn (quả Dự lưu) được gọi là một người đã hoàn toàn “ nhập dòng”, dòng ở đây chính là dòng Pháp. Dòng Pháp trôi đi đâu là trôi đi đó. Vì dòng Pháp trôi đi nên đương nhiên sẽ ra Niết Bàn. Tất cả mọi nỗ lực tu hành của mình là đều hướng đến một tương lai. Và khi hướng đến tương lai là mình đều đang rơi vào cái không biết mà muốn, tức là rơi vào vô minh ái dục. Một bên thì vướng vào sân, một bên thì vướng vào tham, và phải mất thời gian để đạt được. Mà đã mất thời gian thì không còn đúng với tính chất của Pháp là không có thời gian. Cái đó có thật hay không thật thì vẫn không phải Pháp.

Bây giờ mình có thể ngồi thiền và đắc định, nhưng cái đắc định đó thì rồi mình bị vớt đi khỏi dòng chảy của Pháp. Nên vấn đề là phải thấy ra được dòng chảy của Pháp. Mà Pháp phải là ngay cái thực tại hiện tiền, phải là cái đang là chứ không phải là cái sẽ là hay đã là. Cái đang thực sự diễn ra thì mắt mình mới thấy, tai mình mới nghe, mũi mình mới ngửi…

Phải xác định điều này, bất kỳ pháp hành gì mà phát xuất từ lòng ham muốn đạt đến thì đều rơi vào tham sân si. Như vậy, không thể chấm dứt tham sân si và không thể tới Niết Bàn được. Và hướng tới một cái gì đó thì phải trải qua thời gian, chứ không phải là cái hiện tại thấy ngay. Trong khi Đức Phật nói: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, Quá khứ đã đoạn tận, tương lai lại chưa tới, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây, không động không rung chuyển”. Không động không rung chuyển tức là không buông lung. Hữu, tướng, tác tức là động. Tức là mình có ý muốn đạt một cái gì đó, mình phải trú vào một phương pháp nào đó là tướng và cố gắng để tạo tác. Đó là động, là rung chuyển. Sự chuyển động này tạo ra thời gian, nó không phải là cái thực hiện tại. Cái thực thì không thấy, cái muốn có thì không thấy, vậy hoàn toàn mình đang ở giữa một khoảng không, làm sao mà không động, không rung chuyển được.

Như vậy: Hữu, tướng, tác không thể nào đạt được không, vô tướng, vô tác được.

Đức Phật nói như sau: Dù Như Lai ra đời hay Như Lai không ra đời thì Pháp vẫn vậy. Như vậy là đi từ vô minh ái dục thì muôn đời vẫn trong luân hồi sinh tử.

Mình khởi đầu bằng Tham sân si, Hữu tướng tác thì làm thế nào mình tới Niết Bàn được. Mình đang đầu tư cho vô minh ái dục mà mình không biết. Mình tạo ra một cái bản ngã, ảo tưởng về một bản ngã. Mình là gì mình cũng cho rằng tôi làm, của tôi, của ta. Khi mình còn thấy cái tôi thì không bao giờ mình thấy được Pháp. Nên tất cả các hành động của mình là hành động của bản ngã, do bản ngã tạo dựng. Vì vậy Đức Phật mới nói quá trình tu tập của Ngài là đi tìm người thợ làm nhà. Đến lúc Ngài đắc đạo quả dưới cội cây Bồ Đề, ngài mới nói Như Lai đã tìm được người thợ làm nhà, ngài bẻ gẫy hết tất cả các kèo cột mà người thợ đã làm ra. Thế nhưng cái hữu tướng tác chính là bản ngã. Vì vậy mình phải thận trọng, nếu không Pháp hành của mình rơi vào hữu tướng tác.

Có một điều vô cùng quan trọng là Pháp luôn vận hành đúng. Chỉ khi bản ngã xen vào rồi xoay theo ý mình mới làm cho Pháp theo hướng của bản ngã. Bản ngã chọn cho mình mình những pháp ưu thích để sở hữu. Trên thực tế là mình đang ưa thích, đang chọn lựa cái gì đó để sở hữu. Khi đó, mình đang làm giàu, đang tăng trưởng bản ngã mà thôi. Như vậy, phải có một pháp hành nào đó thực sự thoát khỏi bản ngã. Một pháp hành phải khởi đầu bằng vô tham vô sân vô si, một pháp hành khởi đầu bằng không, vô tướng, vô tác. Nếu không thì mình cứ loay hoay mãi trong vô minh và luân hồi sinh tử.

Có một kinh nói: khi mà những vị chư thiên đang ở trong cõi trời vô sắc giới, sắc giới, dục giới khi hết tuổi thọ ở cõi trời đó thì hi hữu thay mới được sinh lại làm người mà phần lớn bị đọa vào các cõi dữ. Tại sao vậy, khi họ đã lên tới trên đó là cao lắm rồi mà sau khi chết lại đọa vào ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh. Vậy, tất cả những gì mình nỗ lực, bản ngã tạo dựng để lên các cõi trời thì khi thân hoại mạng chung lại tái sinh vào cõi dữ. Tại vì sao? Ai biết tại vì sao? Đó là vì mình không đi đúng từ cơ bản của Pháp. Nếu mình đi đúng từ vô tham vô sân vô si thì càng đi nó càng phải buông bớt dần, bản ngã phải mất dần. Có nghĩa là mình được mở ra, bớt đi những trói buộc của bản ngã, của tham sân si thì mình càng ngày càng được tự do giải thoát mới là đúng. Nhưng ở đây, người này tham vọng. Thầy ví dụ thế này cho dễ hiểu. Có một đứa nhỏ, nó thích học toán và là một thần đồng toán, chỉ lớp 1 những đã có đậu được tiến sĩ toán học. Nhưng tất cả các môn khác thì vẫn là trình độ lớp 1. Cũng vậy cái người này ham thích thiền định, cố gắng hành thiền định mà bỏ quên tất cả mọi chuyện. Thay vì mình học tất cả Pháp để thấy ra tất cả các mặt của Pháp để không bị vướng kẹt vào đâu thì bản thân mình lại bị vướng kẹt vào Thiền định. Hơn nữa, sau khi mình đắc được thiền định thì đó là cái nhân. Cái quả của nó sẽ là sinh lên cõi trời, sau khi hưởng hết quả thì mình lại rớt xuống. Vậy thì mình lại phải học lại từ đầu thôi. Luật tự nhiên là vậy thôi, không khác được.

Thế nên sao mình lại chọn lựa mà mình không học tất cả các Pháp. Pháp là gì, là mắt tai mũi lưỡi thân ý, thọ khổ lạc xả, thấy ra Tứ Diệu Đế. Tại sao mình không ngay nơi đó để mà thấy ra Pháp. Pháp ngay nơi mỗi người, nhưng tại vì cái Phi hữu ái, hữu ái, dục ái mỗi người mỗi khác nên tạo tác tạo nghiệp ra khổ khổ, hành khổ, hoại khổ mỗi người mỗi khác. Thì dù mình làm cách gì không biết, Pháp vẫn vận hành đúng nhân quả, không thể khác được. Vậy, hoàn cảnh mình đang gặp phải chính là nghiệp của mình chứ không phải của ai khác. Vì vậy tất cả những gì đến với cuộc đời của mình đều là bài học chính xác nhất cho mình chứ không có bài học nào khác. Có thể mình nhìn ra bên ngoài để thấy nhân quả nghiệp báo của người khác như thế nào, nhưng bài học chính là bài học từ Pháp của mình và hoàn cảnh mình sống trong đó. Nói theo Bắc Tông là Chánh báo và Y Báo. Hoàn cảnh mình đang sống trong đó là Y Báo, cái đang đến với mình ở nơi mình là Chánh Báo. Đó là những cái thực, cái thực đang đến với mình. Cái thực đó là Pháp, qua cái thực đó mình mới học ra Pháp chứ không có Pháp nào khác cả.




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Sống thiền


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.45.130 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...