Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Học Phật trong đời sống »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ba mục tiêu của người học Phật »»

Học Phật trong đời sống
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Ba mục tiêu của người học Phật

Donate

(Lượt xem: 6.638)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Ba mục tiêu của người học Phật

Ngày nay, người học Phật không tin và cũng không chịu tiếp nhận kinh Phật nữa, họ chỉ thích nghe những lời dụ hoặc của người thế gian. Cho nên, dù họ cũng tu Phật pháp, nhưng chẳng thể thực hành đúng theo pháp lý mà Phật đã chỉ dạy. Sự thật ấy đã phơi bày rõ ràng, Phật pháp ngày nay đang đi đến chỗ tận diệt đúng như lời Đức Phật đã cảnh báo trong Phẩm Như Nghèo Ðặng Của Báu của kinh Vô Lượng Thọ: “Ta vào Niết-bàn, kinh đạo lần diệt, nhân dân tà ngụy lại làm điều ác, năm thiêu năm khổ lâu sau càng nguy. Các ông thay nhau, khuyên lơn nhắc nhở, y kinh pháp Phật, chớ nên trái phạm.”

Thật thà mà nói, suốt hơn 2500 năm nay từ khi Phật nhập Niết-bàn, ngoại đạo chẳng có cách chi phá hoại nổi Phật giáo. Nhưng bởi do chính đệ tử của Phật làm trái nghịch lời Phật dạy, nên ngày nay Phật pháp mới suy đồi đến mức trầm trọng. Đó chính là lỗi lầm của mỗi húng ta, nên mỗi người trong chúng ta phải tự mình lãnh trách nhiệm và kiểm soát chính mình mà sửa đổi lỗi lầm, không khéo lâu sau càng thêm nguy khốn. Chúng ta phải biết, Phật giáo chẳng thể tồn tại hay khôi phục được, nếu kinh điển của Phật chẳng được lưu truyền và giảng nói một cách đúng đắn và rộng rãi trong khắp chúng sanh. Đạo lý này thật là hiển nhiên và dễ hiểu! Chúng ta cũng nên biết, sau khi tất cả kinh điển của Phật bị diệt thì chánh pháp không còn nữa, mãi đến khi đức Di Lạc Tôn Phật ra đời vì người diễn nói kinh pháp thì chánh pháp mới được khôi phục trở lại. Vậy, tại sao ngay bây giờ chánh pháp của Phật chưa hoàn toàn bị tận diệt, mà Phật tử chúng ta lại nở lòng nào hủy bỏ kinh Phật, chạy theo các pháp của ngoại đạo, làm cho chánh pháp của Phật mau chóng bị diệt. Tôi suy nghĩ đến đây mà trong lòng vô cùng đau xót!

Cõi đời hiện nay đang loạn đến mức cùng cực, kinh Phật cũng bị bày xích, huỷ bỏ, thay thế vào bởi các pháp ngụy tạo từ những người ăn trộm Phật pháp, rồi sửa đổi nhằm trục lợi cho bản thân. Những người đó là ai? Họ chính là những người mệnh danh là đệ tử của Phật. Người thật sự kính Phật, trọng pháp thì phải tùy thuận theo lời Phật dạy trong kinh, chẳng dám sai quấy, chẳng khởi vọng tưởng tăng giảm kinh giáo của Phật. Cũng phải nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần để tự mình chẳng quên: Chẳng có điều ác nào bằng hủy báng kinh pháp của Phật, tức là xúi dục người khác không học kinh Phật, hoặc sửa đổi kinh Phật, hoặc lợi dụng đạo Phật để thực hành các ma pháp. Ngay cả tội ngũ nghịch, thập ác cũng chẳng bằng tội ác này. Vì sao? Vì hủy bỏ hay sửa đổi kinh Phật chính là phá hoại phước điền của chúng sanh, khiến chúng sanh mãi mãi trầm luân trong biển khổ sanh tử, chẳng biết phải theo con đường nào để thoát ra khỏi ngục ba cõi. Vì vậy, mọi người chúng ta đều phải phát lòng cảm kích Phật, nhớ ân Phật mà tuân tu theo lời Phật dạy trong kinh Phật một cách thẳng tắp như sợi dây chỉ mực. Mọi người đều phải nỗ lực học Phật để biết cách thức tu hành đúng theo lời Phật dạy, chẳng chút sai trái để chẳng bị rơi vào con đường tà vạy. Đấy mới chính là người Phật tử biết tri ân Phật, là hậu nhân tiếp nối dòng tuệ mạng của chư Phật trong đời này và đời sau nữa.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy: Làm người thì phải sống trong luân thường đạo đức, phải biết cách ứng xử với cuộc sống đời thường, lại còn phải biết kiêm tu pháp môn Tịnh độ như thế nào cho đúng với chánh pháp mà ngay trong đời có thể trụ trong chánh định, không bị rơi vào tà định. Người tu hành như thế mới xứng đáng được gọi là người biết tu chân ngay trong cõi tục, sống trong cõi trần học đạo, Phật pháp lẫn thế gian pháp đều cùng thực hành.

Câu “vĩnh ly nhiệt não, tâm được mát mẻ, thọ hưởng vui sướng cũng như Tỳ-kheo, sạch tận các lậu” là Nguyện thứ 30 “Vui như Tỳ-kheo dứt sạch các lậu” của Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà biết rõ, chúng sanh trong lục đạo pháp giới đều bị nhiễm rất nặng bởi ba độc tham, sân, si nên ngay trong hiện đời phải lãnh chịu các sự rất khổ bức bách, khiến cho thân bức rức, tâm phiền muộn, kết quả là thường luôn bị đọa trong chốn sanh tử, chịu đựng các thứ nhiệt não đến cùng cực, nên Ngài phát ra lời nguyện “Vui như Tỳ-kheo dứt sạch các lậu.” Người bị cơn nóng giận làm khổ dữ dội, nếu được vào trong ao thất bảo trong mát, thơm tho ở cõi Cực Lạc thì liền được mát dịu thư thái, thanh tịnh, không còn bị nhiệt não bức bách nữa. Đấy đã nêu rõ, người vãng sanh được vào trong ao Thanh Lương Trì lớn của cõi Cực Lạc thì cũng chính là chứng được Niết-bàn. Hơn nữa, nhân dân trong cõi Cực Lạc hoàn toàn không có các khổ, họ chỉ hưởng thụ các điều vui sướng đến cùng cực, chẳng có ngôn ngữ, văn tự nào có thể diễn tả nổi sự vui sướng ấy, nên kinh mới bảo là tâm của họ được mát mẻ, thọ hưởng vui sướng cũng như Tỳ-kheo dứt sạch hết các phiền não. Còn ở trong cõi Sa-bà này, do sáu căn của chúng ta ngày đêm thường tuôn trào tràn trề các thứ phiền não khi tiếp xúc với trần cảnh, nên mới phát sanh ra các thứ lậu hoặc, khiến tâm mình luôn bị rò rỉ, lưu tán chẳng ngớt. Chúng ta học Phật cốt yếu là để thâm nhập vào trí tuệ tạng của Phật mà phát sanh thánh trí, tức là trí tuệ Bát-nhã, thì mới hòng có thể quét sạch các thứ phiền não, vì sao? Vì chỉ có trí tuệ Bát-nhã mới có thể đập nát các phiền não và tà kiến, mà những thứ ấy lại chính là nguyên nhân của luân hồi sanh tử. Vì thế, Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện chúng sanh trong cõi Ngài thọ hưởng những vui sướng vô cực, nhưng với những sự vui sướng ấy, tâm chẳng chấp trước, tham đắm giống như các bậc A-la-hán đã dứt sạch hết thảy các kiến hoặc và tư hoặc.

Kinh dùng hình ảnh của bậc Tỳ-kheo dứt sạch các lậu để ví von rằng: Tuy người cõi Cực Lạc hưởng thụ các điều vui sướng vô cực như vậy, nhưng họ không nghĩ đó là vui, bởi vì tâm của họ luôn thâm nhập sâu xa trong trí tuệ Bát-nhã, thấu rõ tất cả pháp vốn là “vô sở đắc” (trọn chẳng thể được) thì có gì là thật vui? Vì vậy, người có trí tuệ Bát-nhã thì dù họ sống trong thế gian, hằng ngày sáu căn đều tiếp xúc với cảnh khổ trần lao, nhưng tâm họ chẳng hề sanh phiền nào, họ thật sự là vĩnh ly nhiệt não, tâm được vui sướng như Tỳ-kheo dứt sạch các lậu. Tâm kinh nói: “Bồ-đề tát đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn” là cùng ý nghĩa như vậy.

Đức Phật thường dạy: “Nguyên nhân của khổ đều là do con người bám chặt vào cái ta,” tức là con người luôn chấp thủ vào bản ngã của chính mình. Thế nhưng, chúng ta cũng biết, trên lãnh vực tâm linh, người theo Phật giáo thường có ba mục tiêu khác nhau, nên cũng có động lực khác nhau khiến họ dấn thân vào con đường tu tập. Trong mỗi con người, ai ai cũng mong muốn được giàu sang, hạnh phúc và sức khoẻ; điều đó luôn ẩn nấp sau mọi suy nghĩ, hành động và sự tu tập của họ trong cuộc sống hằng ngày.

Ba mục tiêu của người tu theo đạo Phật là gì?

- Mục tiêu đầu tiên khiến chúng ta theo đạo Phật là nhằm để chuyển hóa khổ đau của chính mình, khổ đau của người xung quanh và đặc biệt là khổ đau của những người chúng ta thương yêu. Vì vậy, chúng ta thấy đa phần mọi hành vi tu hành của các Phật tử là đi chùa, làm từ thiện, phóng sanh v.v… đều là vì mong cầu phước báu thế gian, mong cầu sự bình an cho bản thân và gia đình. Thường thường người ta hay cầu cho thân thể mạnh khoẻ, con cái gia đình hòa thuận, đi đây đi đó, làm ăn mua bán đều được thuận lợi, bình an, may mắn v.v… Chúng ta thấy rõ, nội dung của những lời khấn nguyện của đại đa số Phật tử chúng ta đều là tương tự như thế. Điều đó cũng là điều tất nhiên thôi, bởi vì nó phù hợp với cuộc sống đời thường của mọi người. Thế nhưng, những sự mong muốn ấy lại chính là nguyên nhân cột chặt chúng ta trong ngục ba cõi, vì sao? Vì nội dung của những điều khẩn nguyện ấy trái nghịch lời Đức Phật thường dạy: “Nguyên nhân của khổ đều là do con người bám chặt vào cái ta.”

Ngoài ra, còn có dạng người đi chùa, làm mọi việc lành, siêng năng tu tập v.v… vì họ nghĩ rằng họ đang để dành tiết kiệm vào ngân hàng công đức, hầu mong kiếp sau sẽ tốt đẹp hơn. Còn có dạng người khác nữa, họ tu tập để hy vọng kiếp sau được sinh vào thế giới cao quí hơn như cõi trời chẳng hạn, không còn đau khổ như cõi đời này. Nếu xét về mặt thế gian pháp thì những sự cầu nguyện này đều không sai; Phật giáo gọi đó là “đúng trong Giả đế.” Nhưng nếu xét theo Chân đế, tức là Phật pháp xuất ly thế gian, thì những việc làm này lại hoàn toàn trái nghịch với Chân như Thật tướng. Vì lẽ đó, trong phẩm Phước Huệ Được Nghe, Đức Phật mới bảo: “Nếu các hữu tình sẽ thành Phật, vượt hạnh Phổ Hiền lên bờ giác.” Câu kinh văn này có nghĩa là rốt cùng rồi, ngay cả Phổ Hiền hạnh môn cũng phải xả bỏ luôn, chỉ giữ lại một hạnh niệm Phật để chuyển biến hết thảy Phật sự thành Phật tâm thì mới có thể vãng sanh thành Phật. Thế mà hiện nay, hầu hết tất cả mọi lời cầu nguyện của Phật tử chúng ta đều là hướng đến một mục đích là làm sao cho mình có được một đời sống nhẹ nhàng hơn, vui vẻ thoải mái hơn, đầy đủ tiện nghi hơn trong cõi luân hồi đầy dẫy ác khổ này. Ở đây, chúng ta không phán xét về vấn đề đúng hay sai mà chỉ muốn tìm hiểu thế nào là Chân thật tế và thế nào Giả thực tế; bởi vì nếu lời cầu nguyện của chúng ta phù hợp với Chân thật tế thì ắt sẽ đạt chân thật lợi mãi mãi không mất đi. Ngược lại thì chúng ta chỉ được cái lợi ích nhỏ bé và vô thường mà thôi.

- Bây giờ chúng ta hãy xét đến mục tiêu thứ hai của người theo đạo Phật. Người học Phật này hiểu rõ rằng, cho dù mình hưởng an vui hạnh phúc trong cõi trời hay đau đớn khổ não trong địa ngục, tất cả đều là vẫn còn nằm trong chuỗi dài bất tận của sinh tử luân hồi. Nói chung, tuy lục đạo có sáu cảnh giới khổ vui khác nhau, nhưng thật sự chúng đều chỉ là sáu cái tù khác nhau trong một trại tù lớn mà thôi. Cho nên, dù mình ở trong tù nào đi nữa thì cũng đều là người tù bị giam giữ trong tù, chẳng thể tự do đi dạo khắp nơi trong mười phương thế giới, nên không biết nhiều về thế giới bên ngoài, cũng không biết được ngày mai sẽ ra sao. Lại nữa, hoàn cảnh trong tù, dù là sướng hay khổ như thế nào đi nữa, cũng dễ dàng thay đổi, biến chuyển vô thường; có nghĩa là hôm nay mình ở trong tù sung sướng, nhưng đâu biết là ngày mai mình lại bị chuyển sang cái ngục tù vô cùng khốn khổ. Nói chung, hết thảy các cõi trong lục đạo đều là những cái tù khác nhau. Người ở trong tù thì chẳng có tự do nên chẳng thể an vui, lúc nào cũng bị phiền não bức bách. Do đó, chúng ta phải hạ quyết tâm vĩnh viễn thoát ra khỏi cái trại tù lớn này, không còn muốn bị lưu chuyển từ cái tù này qua cái tù khác nữa. Nhưng, chúng ta phải làm thế nào để vượt ra khỏi cái ngục tù ba cõi này? Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy chúng ta phải “phát Bồ-đề tâm, một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu vãng sanh Cực Lạc.”

Do nhờ thường luôn học Phật, nghe pháp nên chúng ta thấy rõ, hiểu rõ, cho dù hiện tại đời sống của chúng ta đang mãn nguyện hay đau khổ, khoẻ mạnh hay đau yếu; nhưng tất cả chúng ta đều vẫn còn đang bị kẹt trong ngục tù sinh tử, chết đi sanh lại, cứ thế mà tiếp nối không ngừng, buồn vui bất tận hết đời này qua đời khác. Có kiếp chúng ta tái sanh vào cảnh giới vui sướng, có kiếp lại tái sanh vào cảnh giới buồn khổ, mãi mãi vẫn là quanh quẩn như vậy không có lối ra. Chính vì lẽ đó, chúng ta phải hạ quyết tâm dù sao đi nữa, cũng phải thoát ra khỏi cái trại tù tam giới ghê ghớm kinh khủng này. Tức là ngay bây giờ chúng ta phải buông bỏ hết những thứ được, mất, vui, buồn... trong cái tù này lại đằng sau, để sớm bắt đầu một cuộc hành trình vượt ngục. Ý chí vượt ra khỏi ngục tù tam giới chính là nguồn động lực khiến cho chúng ta tinh tấn tu tập, niệm Phật không gián đoạn, nguyện nguyện hạnh hạnh đều chỉ là để hồi hướng vãng sanh Cực Lạc.

- Mục tiêu thứ ba khiến chúng ta theo đạo Phật là gì? Chúng ta phải biết, việc cầu vãng sanh Cực Lạc, chứng quả giải thoát không phải là chỉ cho riêng mình, mà là cho hết thảy chúng sanh còn ở trong ngục ba cõi. Chúng ta hãy tưởng tượng xem, mình và tất cả mọi người xung quanh đều đang bị lún sâu giữa đầm lầy dơ bẩn hôi thối. Không chỉ có mình ta là đang sắp chết đuối trong vũng lầy này mà trong đó còn có cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, bà con quyến thuộc và tất cả chúng sanh khác cũng đều đang vùng vẫy trong vũng lầy sinh tử. Nay, chúng ta may mắn gặp được pháp môn Tịnh độ, một đời giải thoát ra khỏi ngục ba cõi, vãng sanh Cực Lạc, thành Phật, nếu chúng ta không vâng giữ lấy pháp môn này, ngày đêm tinh tấn niệm Phật, không ngừng cầu sanh Cực Lạc, thì ngay trong đời này, tự bản thân ta khó có thể ngôi đầu ra khỏi đầm lầy ấy để lên tới chỗ an ổn khô ráo thì nói chi đến chuyện cứu độ người khác. Nhưng một khi chúng ta đã thoát ra khỏi vũng lầy hôi thối, đến được chỗ an ổn khô ráo rồi, thì có nên quay lại nói với người thân còn nằm trong vũng lầy rằng: “Thật tội nghiệp quí vị quá đi, quí vị đang sống đau khổ thảm thương dưới đó, nay tôi đã lên đây được rồi, quí vị ráng lên đi thì cũng sẽ lên được chỗ tôi đang ở thôi, xin tạm biệt quí vị, tôi đi đây!” Mình có thể nói với người thân của mình như vậy không? Tất nhiên là không thể nói như vậy. Họ đang sống ở trong tình huống vô minh tăm tối, khổ đau và bất lực, trong khi ấy ta lại chỉ nói ra những lời khuyến khích suông như vậy, có lợi ích gì cho họ chứ. Vì vậy, dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải tìm cách để kéo hết thảy mọi người cùng lên bờ kia giải thoát, có phải vậy không? Đây chính là căn bản của việc phát Bồ-đề tâm, là mục tiêu thứ ba khiến chúng ta dấn thân vào trong Phật đạo để tu hành.

Người phát được Bồ-đề tâm như vậy sẽ không còn có ý nghĩ hướng đến sự giải thoát cho riêng mình nữa, họ xem sự giải thoát của chính mình chỉ là để phụng sự cho tất cả chúng sanh, thì đó mới là Bồ-đề tâm chân thật. Rõ ràng nếu người có được động lực tu hành như vậy, thì liền xứng hợp với bổn tâm của hết thảy chư Phật, Bồ-tát nên được Phật, Bồ-tát gia trì, làm cho mọi thứ trong đời sống và tu hành của họ đều tự nhiên chuyển biến một cách tối thắng, thay đổi một cách hết sức mầu nhiệm, tất cả những khó khăn, chướng ngại khi trước nay bổng trở nên dễ dàng. Vì sao? Vì họ nhờ vào nguyện lực thứ 30 “Vui như Tỳ-kheo dứt sạch các lậu” của Phật A Di Đà gia trì, nên được vĩnh ly nhiệt não, tâm được mát mẻ, thọ hưởng vui sướng, cũng như Tỳ-kheo, sạch tận các lậu ngay trong đời này, chớ chẳng cần phải chờ khi tới Tây Phương Cực Lạc mới được.

Trước đây, mặc dù chúng ta cũng ăn chay niệm Phật, cũng làm phước tu thiện; nhưng chúng ta chưa thật sự hiểu biết Phật pháp, nên chúng ta làm cái gì cũng đều là vì hạnh phúc cá nhân, hay xa hơn nữa là chỉ vì gia đình, bà con quyến thuộc gần nhất với mình mà thôi. Thế gian này có ai chẳng vì mình hay vì người thân của mình mà hành động chứ! Có người còn dám tuyên bố một câu: “Nếu không vì mình trời tru đất diệt;” nhưng để rồi từ những hành động chấp ngã đó mà phát sinh ra mọi thứ phiền não khổ đau mà tự mình diệt mình. Giờ đây, sau khi chúng ta được học Phật, nghe pháp, thấu rõ bản thể của pháp giới chính là “Chân như trọn khắp vạn pháp như một,” bèn có thể phát ra được Thuận lý Bồ-đề tâm; rồi từ cái tâm Bồ-đề chân thật, vi diệu nhiệm mầu này mà mọi thứ đều tự nhiên thay đổi, chúng ta không còn ích kỷ hẹp hòi như trước nữa, không còn chỉ lo cho riêng mình nữa, chúng ta mở rộng được lòng từ bi, yêu thương và quan tâm đến hết thảy chúng sanh và luôn mong muốn có thể rộng độ hết thảy chúng sanh cùng nhau thoát ra khỏi ngục tù ba cõi, cùng vãng sanh Cực Lạc.

Lại nữa, do nhờ học Phật, nghe pháp nên chúng ta mới biết rõ, chúng ta thường trôi lăn trong sinh tử luân hồi vô lượng vô biên kiếp; trong mỗi kiếp chúng ta đều có quan hệ thân thiết, yêu thương với những chúng sanh khác nhau. Vậy suy cho cùng, có phải tất cả chúng sanh đều đã từng là người thân của chúng ta không? Trong đó, có những chúng sanh đã từng là cha mẹ của mình. Công ơn cha mẹ sinh thành, dạy dỗ chúng ta từ hồi còn tấm bé cho đến lúc trưởng thành biết bao gian khổ, công ơn ấy lớn biết dường nào. Thật ra, tất cả chúng sanh trong pháp giới đều có khả năng đã từng làm cha mẹ mình, chỉ vì ta không nhớ mà thôi. Ngay cả những kiếp, chúng ta đã từng là súc sanh, chúng ta cũng đều có mẹ, dù mẹ của mình là thú, nhưng thú mẹ nào cũng thương yêu, nuôi nấng thú con của mình cả! Như vậy, cứ tưởng tượng xem, nếu mình được thoát ra khỏi một căn nhà đang bốc cháy hừng hực, nhưng khi nghĩ đến mẹ mình còn đang bị kẹt lại trong căn nhà lửa ấy, lẽ nào mình lại quay mặt bỏ đi để cho mẹ mình bị chết cháy trụi trong ấy, không chịu quay đầu trở lại để cứu mẹ mình ra khỏi căn nhà lửa. Cũng giống như vậy, một khi chúng ta tu hành đạt được cảnh giới chứng đạo, không phải chỉ là để lợi ích cho riêng mình, mà còn là vì mục đích lợi ích cho tất cả chúng sanh, dẫn dắt tất cả chúng sanh cùng đi chung trên con đường giác ngộ với mình thì đấy mới là thực hiện được Bồ-đề tâm.

Theo Tông chỉ của kinh Vô Lượng Thọ, người niệm Phật cầu vãng sanh trước hết phải phát Bồ-đề tâm, tức là mỗi khi lạy Phật, tụng kinh, niệm Phật v.v... đều nghĩ tưởng rằng: Không phải chỉ riêng mình đang công phu mà tất cả chúng sanh cũng đều đang công phu với mình; trong đó có trời, người, súc sanh, địa ngục, ngạ quỹ đều đang cùng hưởng cái lợi ích như mình. Đối với người tu Tịnh độ, không phải chỉ cầu cho riêng mình được vãng sanh mà phải cầu cho tất cả chúng sanh đều được vãng sanh về thế giới của Phật A Di Đà. Nếu chúng ta chỉ mong cầu cho riêng mình ta, hay người thân của ta thôi, tức là ta còn chấp ngã, thì tinh thần đó không phải là Đại thừa Phật giáo, vì tâm đó chẳng phải là Bồ-đề tâm. Như vậy, mỗi khi hồi hướng, phục nguyện, tụng kinh, niệm Phật, trì chú hay tọa thiền v.v…, chúng ta đều phải nên nghĩ rằng mình là một phần tử của tất cả chúng sanh, đang cùng nói lên tiếng nói của tất cả chúng sanh. Tuy rằng đa phần chúng sanh chưa biết đến Phật pháp, chưa được tụng kinh, nghe pháp và tu tập theo giáo lý của Phật-đà; nhưng nay chúng ta cũng phải vì họ, thay họ mà thọ trì, đọc tụng và tu tập theo kinh Phật, mong sao trong tương lai sẽ có nhân duyên đảm trách, cứu giúp và dẫn dắt tất cả chúng sanh cùng về Cực Lạc.

Hơn nữa, tu hành là để bào mòn bản ngã, không phải để tăng trưởng bản ngã. Nếu chúng ta không cẩn thận suy xét, thì càng tu lâu bao nhiêu, càng hiểu nhiều Phật pháp bao nhiêu, thì càng làm tăng trưởng bản ngã bấy nhiêu. Vì sao? Vì hiểu lý mà phế sự thì lý ấy cũng chẳng giúp ích gì cho mình. Khi nào lý và sự đều viên dung lẫn nhau thì việc tu hành mới được dễ dàng, trôi chảy mà mau chóng được khai ngộ. Lại nữa, chúng ta cầu sanh Tịnh độ Di Đà không phải để lẩn tránh Sa-bà khổ, mà là để được gần gũi chư Phật, Bồ-tát ở cõi Cực Lạc, vì đó là cơ hội tốt nhất và duy nhất giúp chúng ta sớm chứng đạo. Tự mình chứng đạo rồi thì mới có thể phổ độ chúng sanh một cách rộng rãi hơn, dễ dàng hơn và tự tại hơn.

Hiện tại, chúng sanh và ta vẫn còn đang trầm luân trong biển khổ vô tận vô biên. Những chúng sanh đó chính là những người thân yêu của ta trong nhiều đời nhiều kiếp. Cho nên, chính ta phải khởi lên cái tâm mạnh mẽ, mong cầu giác ngộ để có thể giúp những người thân của mình cùng giác ngộ mà thoát ra khỏi biển khổ sanh tử. Vì thế, sau khi ta vãng sanh, chứng đạo rồi thì ngày nào còn chúng sanh khổ, ngày đó ta còn phải trở lại thế gian để cứu khổ. Vì sao ta phải cầu vãng sanh gặp Phật, nghe pháp, chứng đạo rồi mới phổ độ chúng sanh? Vì hiện nay ta vẫn còn là một phàm phu vô minh, chưa thông suốt Phật pháp, chưa có Phật trí, lại không biết cách dùng các thuốc pháp của Phật để trị bệnh tật khổ của chúng sanh. Ta cũng không biết cách dùng dao phẫu thuật của chư Phật, Bồ-tát để cắt đứt phiền não vô minh của chúng sanh. Vậy, nếu ta chưa là một thầy thuốc tốt nghiệp mà lại ra tay giúp người khác, e rằng càng làm cho bệnh nhân đau đớn, khốn khổ thêm. Vì vậy, trước khi muốn lợi ích chúng sanh, chính bản thân ta phải tự mình chăm chỉ học Phật, siêng năng tu tập, phải tự mình chứng đắc cảnh giới giác ngộ trước đã, rồi mới thật sự có thể giúp chúng sanh được. Tinh thần Bồ-tát đạo là dù ta đang sống trong cuộc đời này, nhưng không chỉ sống cho riêng mình mà còn phải sống cho tất cả chúng sanh.

Tất nhiên, chỉ phát nguyện thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải hành trì, phải dấn bước trên con đường Phật đạo. Con đường đó là tu sáu pháp Ba-la-mật: bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ. Trong sáu pháp này, tất cả đều quan trọng, không phải chỉ có bố thí hay trí huệ là cần thiết, mà tất cả sáu pháp đều cần phải phát triển đồng đều như nhau. Vì sao? Bởi vì chúng tương trợ lẫn nhau, chẳng có trước sau, cũng không thể thiếu một. Chúng ta có tu tập được như vậy thì Bồ-đề tâm mới sớm đạt thành hiện thực; còn như đã phát nguyện mà không thực hành thì nguyện ấy chỉ là nguyện suông, không phải là nguyện thật nên Bồ-đề tâm chẳng thể xuất hiện.






none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.62.198 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...