Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 3 - năm 2024 »»
Tuần qua chúng tôi đã nhận được những chia sẻ từ quý vị. Theo đó, việc nhận thức về năm căn lành nên được hiểu như sau.
Thứ nhất, năm căn lành này đều thiết yếu như nhau, không thể xem bất kỳ yếu tố nào trong đó là quan trọng hơn để có thể bỏ qua các yếu tố khác. Tuy nhiên, việc sinh khởi tất yếu vẫn phải tuần tự chứ không phải nhất thời mà có được, và trình tự sinh khởi hợp lý nhất chính là: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Điều này có nghĩa là, chỉ sau khi đã sinh khởi được tín tâm, có lòng tin rồi, thì tuần tự các yếu tố sau mới có thể sinh khởi và mang đến hiệu quả trong sự tu tập. Không có niềm tin thì không thể chuyên cần tinh tấn một cách chân chánh, cũng như không thể tu tập niệm hay định, tuệ.
Thứ hai, sau khi sinh khởi rồi thì cả năm căn lành phải được tu dưỡng, phát triển đồng thời, không thể đợi “hoàn tất” một yếu tố này rồi mới phát triển yếu tố kia. Chẳng hạn như khi phát triển sự chuyên cần thì cùng lúc vẫn phải tiếp tục nuôi dưỡng tín tâm, cho đến khi tu tập định tuệ thì cũng vẫn phải song song với sự chuyên cần. Hay nói cách khác, cả năm căn lành phải đồng thời được nuôi dưỡng và phát triển, cùng hỗ trợ cho nhau. Có thể so sánh một cách dễ hiểu tương tự như khi chúng ta dọn thức ăn lên bàn thì phải tuần tự mang ra từng món, nhưng khi thực sự ngồi vào bàn ăn thì không phải ăn hết món này mới đến món khác, mà chúng ta sẽ cùng lúc thưởng thức tất cả các món ăn trên bàn.
Và hôm nay chúng ta tiếp tục nội dung bài chia sẻ Phật pháp lần thứ ba. Tiếp theo căn lành tinh tấn được nuôi dưỡng và phát triển với bốn pháp chánh cần, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc nuôi dưỡng niệm căn với bốn pháp tu tương ứng là Tứ niệm xứ, cũng là một nhóm pháp tu khác trong 37 phẩm trợ đạo hay 37 Bồ-đề phần.
Tứ niệm xứ là bốn pháp tu tập quán niệm có thể được trình bày ngắn gọn như sau:
Thứ nhất là thân niệm xứ, duy trì sự quán tưởng, nghĩ nhớ về thân, luôn thấy được thân này là một hợp thể giả tạo và bất tịnh, không có gì đáng để chúng ta đam mê, ôm ấp. Pháp tu thân niệm xứ được nêu lên một cách ngắn gọn dễ nhớ là “quán thân bất tịnh”.
Thứ hai là thọ niệm xứ, duy trì sự quán tưởng, nhận biết và nghĩ nhớ đến các cảm thọ trong thân. Một cách tổng quát thì tùy theo tính chất được cảm nhận, có thể chia ra ba loại cảm thọ là khổ thọ (cảm thọ khó chịu), lạc thọ (cảm thọ vui thích, dễ chịu) và cảm thọ trung tính (không khổ không vui). Cho dù là thuộc về loại cảm thọ nào, chúng ta vẫn luôn thấy được bản chất của chúng đều là khổ não, không có sự an vui chân thật lâu dài. Pháp tu này được nêu lên một cách ngắn gọn dễ nhớ là “quán thọ thị khổ”.
Thứ ba tâm niệm xứ, duy trì sự quán tưởng, nhận biết và nghĩ nhớ đối với các ý niệm liên tục khởi sinh và diệt mất trong tâm, do đó biết được chúng đều là vô thường. Pháp tu này được nêu ngắn gọn dễ nhớ là “quán tâm vô thường”.
Thứ tư là pháp niệm xứ, duy trì sự quán tưởng, nhận biết và nghĩ nhớ đối với tất cả các pháp, thấy được tất cả các pháp đều do duyên hợp, không có tự tánh hay chủ thể, và do vậy nên tất cả đều là vô ngã. Pháp tu này được nêu ngắn gọn dễ nhớ là “quán pháp vô ngã”.
“Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã” là các pháp giúp rèn luyện và phát triển niệm lực, nghĩ nhớ những điều chân chánh, đúng pháp. Bốn pháp tu này sẽ giúp đối trị với bốn sự điên đảo. Người đời do không tu tập chánh pháp nên luôn nhận thức ngược lại với bốn tính chất khổ, bất tịnh, vô thường và vô ngã của các pháp, và chính vì vậy mới mê đắm tạo các nghiệp lành dữ để rồi phải trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Người tu tập phá trừ được bốn sự điên đảo đó chính là bước đầu hé lộ chân lý, thấy được một cách đúng thật tính chất của các pháp là khổ, bất tịnh, vô thường và vô ngã. Khi nhận thức đúng như vậy, các tâm niệm xấu ác như tham, sân, si đều sẽ trở nên yếu ớt vì không còn có động lực thôi thúc nữa. Và từ căn bản này, các pháp tu tập tiếp theo đều sẽ dễ đạt được hiệu quả hơn.
Việc tu tập bốn pháp niệm xứ là quan trọng nhưng đòi hỏi phải có sự nỗ lực kiên trì, vì không dễ thấy được kết quả ngay trong thời gian ngắn. Đó là vì những tập khí, thói quen chìm đắm trong bốn sự điên đảo của chúng ta đã có từ quá lâu xa trong quá khứ, nên không thể nhất thời có thể trừ bỏ được. Cũng giống như căn phòng tối mênh mông rộng lớn, mới thắp lên một vài đốm lửa nhỏ thì không thể đủ sức soi sáng. Tuy nhiên, với sự kiên trì tu tập, cũng giống như khi thắp lên ngày càng nhiều ngọn nến hoặc nhen nhúm lên được một đống lửa to, thì khi ấy sự soi chiếu của ánh sáng mới có thể thấy rõ được.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.222.139 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập