Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thông điệp hộ pháp từ một bàn tay »» Xem đối chiếu Anh Việt: Thông điệp hộ pháp từ một bàn tay »»
Dẫu biết rằng tất cả mọi hiện tượng trong thế gian đều do tâm tạo hay từ tâm thức sanh khởi. Tâm sanh thì các pháp đều sanh, tâm diệt các pháp đều diệt. Diệt hay sanh của hai hiện tượng tâm lý và vật lý diễn biến theo nguyên lý vô thường như huyễn mộng. Nhưng sống trong sự tướng huyễn mộng với mọi diễn biến thân tâm và thế giới lại là nội dung của cuộc đời. Cho nên quán chiếu những sự kiện thông thường trong cuộc sống cũng là phương thức tu tập.
Các bậc Hộ pháp luôn vận dụng mọi khả năng để hộ trì Chánh pháp, tiếp độ chúng sanh
Vì từ nghĩa Không tuyệt đối trong giáo lý nhà Phật là bản thể của mọi hiện tượng giới luôn hiện hữu những thực tại nhiệm mầu, cái mà kinh Bát-nhã gọi là “Chơn không diệu hữu”. Trong đời tu, tôi có một trải nghiệm hơi lạ, nhưng có lẽ cũng không ngoài sự biểu hiện đa dạng hàm chứa trong hai chữ “Diệu hữu” liên quan đến đời sống con người.
Lúc ấy tôi ở tại chùa Vạn Thiện, trường Phật học thuộc thành phố Phan Thiết - Bình Thuận nằm trong khuôn viên của chùa này. Nay tôi đã rời xa mái trường Phật học thân yêu đó hơn mười tám năm dài, đã sống qua nhiều ngôi tự viện trong và ngoài nước, nhưng vẫn nhớ mãi sự kiện kỳ diệu đã xảy ra với tôi, tại căn phòng mà cố HT. Thích Viên Quang đã từng ở khi ngài còn sanh tiền.
Mùa hè năm ấy, khi hầu hết các Tăng sinh đã rời trường về thăm thầy tổ, tôi đang làm quản chúng nên phải ở lại với một số thầy và mấy chú tiểu để trực trường. Hôm đó trời nóng và khó ngủ, nên tôi đến căn phòng của cố Hòa thượng. Căn phòng này để trống, nhằm tưởng niệm ngài nên ít ai đến đó ngủ. Tôi vào phòng, chốt cửa rồi lên đơn nằm ngủ cho mát, lưng quay vào vách tường, mặt hướng về phía tượng Phật.
Xin được nói thêm, ngài Viên Quang là vị cao tăng trụ trì đời thứ hai chùa Vạn Thiện. Quý thầy kể rằng, những ngày trước khi viên tịch, ngài đã chuyên tâm niệm Phật không dứt. Tuy chưa từng diện kiến ngài lúc sanh tiền, nhưng tôi được nghe chư Tăng xa gần thường xưng tán công hạnh tu tập của ngài với lòng kính trọng. Chính vì lẽ đó, dù ngài viên tịch đã lâu mà căn phòng ngài ở, chư Tăng vẫn giữ lại lưu niệm một cách trang nghiêm.
Đến khuya, sự việc lạ lùng xảy ra làm tôi tỉnh giấc, vì có ai đó đang nằm sau lưng tôi. Tôi nhận biết khá rõ là người đó đang nằm sát vào người tôi như có ý lấn chỗ tôi đang nằm. Lúc đó, tôi sợ té xuống sàn nhà nên tay trái nắm chặt mé đơn. Đầu óc tôi lúc đó rất tỉnh táo và tự tâm nảy ra ý niệm phán đoán rằng: Có lẽ phòng này tưởng niệm giác linh Hòa thượng, nhưng tôi đã mạo phạm vào ngủ nên ngài Hộ pháp thị hiện quở trách? Lạ lùng là mọi ý niệm xảy ra trong tâm tôi thì dường như người sau lưng biết hết.
Và bất ngờ, người sau lưng đưa bàn tay ra trước mặt tôi. Điều kỳ lạ là tất cả cảnh vật bên trong và ngoài chùa Vạn Thiện hiện rõ trong bàn tay ấy. Bàn tay như một màn hình camera an ninh chiếu rõ mọi cảnh vật. Rõ nhất là sân chùa, phòng khách, phòng trai đường và phòng bếp của chùa. Trong phòng khách thấy một thầy đang ngủ ngồi trên ghế và mấy chú tiểu ngủ lăn lóc trên sàn nhà trong lúc tivi đang mở! Tôi lại thấy mấy chú tiểu khác đang loay hoay nấu mì gói ăn khuya trong nhà bếp.
Tôi liền ngồi dậy bật đèn lên, đúng 12 giờ đêm, người sau lưng tôi đã biến mất. Tôi mở cửa bước ra sân và thấy nhà bếp và phòng khách đèn vẫn còn sáng trưng. Tôi thực sự ngạc nhiên và rúng động vì những cảnh hiện tại tôi đang thấy đây đã hiện rõ trong bàn tay của người đã nằm sau lưng tôi, đầy đủ không sót một chi tiết nào. Tôi bước vào phòng khách đánh thức thầy ấy dậy và dặn mấy chú tiểu tắt đèn để đi nghỉ ngơi.
Về lại phòng, tôi lên đơn nằm và suy nghĩ miên man những điều vừa xảy ra. Đó là những cảnh thực hiện rõ trong lòng bàn tay không có ngăn ngại. Bàn tay đó như màn hình chiếu những thước phim quay trực tiếp các hình ảnh đang xảy ra ngay trong chùa. Phải chăng ngài Hộ pháp muốn nhắc tôi phải khuyên mọi người không nên thức khuya và ăn uống phi thời trong cảnh thiền môn đang yên tĩnh.
Với tôi, cảnh vật xuất hiện trong bàn tay mang một thông điệp khác về thế giới hiện tượng vốn nhiều bí ẩn. Thứ nhất, thông thường khi các quan năng tiếp xúc với cảnh trần mới có sự nhận thức về cảnh vật. Vậy tại sao chỉ thông qua bàn tay xuất hiện trong căn phòng tối mà tôi thấy rõ đúng những cảnh vật đang xảy ra bên ngoài? Thứ hai, cái thấy của tôi ghi nhận được khi nằm trong phòng là bằng tâm thức, còn sau khi bước đến cảnh vật thật bên ngoài là cái thấy thông thường.
Như vậy, phải chăng có nhiều cách khác nhau đưa đến cái thấy biết về cùng một hiện tượng đang xảy ra. Thứ ba, người phía sau lưng biết rõ ý tưởng mà tôi đang nghĩ. Như vậy, có thể có một nguồn năng lượng tâm linh bên ngoài can thiệp vào sự thấy biết của con người.
Thời gian dần trôi qua, mỗi lúc nghĩ đến câu chuyện kỳ lạ trong đêm hè năm ấy, tôi thấm thía hơn về triết lý nhà Phật: “Một có trong tất cả, tất cả có trong một”. Một hay tất cả đều quy về Chân như, cho nên trong cái không mà có tất cả. Trong chân không tuyệt đối, mọi diệu hữu đều hiển bày tự tại vô ngại, còn thời gian và không gian chỉ là quy ước của nhân sinh. Cảnh vật hiện ra trong lòng bàn tay mà tôi đã trải nghiệm như là một năng lực vốn có của thế giới hiện tượng theo nguyên lý đó.
Tôi tin rằng, các bậc Hộ pháp luôn vận dụng mọi khả năng để hộ trì Chánh pháp, tiếp độ chúng sanh. Trong chốn chùa chiền thanh tịnh, các bậc hiền thánh thường hiện các thân tướng khác nhau để khuyến tấn chư Tăng và Phật tử tinh tấn tu học. Cho nên ai đến chùa giữ tấm lòng thanh tịnh, sinh hoạt có nề nếp, tu tập pháp lành thì có lợi cho mình và thường được các bậc hiền thánh Hộ pháp hoan hỷ và hộ niệm.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.185.250 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập