Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lòng Vị Tha, Từ Bản Chất Đến Hoạt Dụng »»

Tu tập Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Lòng Vị Tha, Từ Bản Chất Đến Hoạt Dụng

Donate

(Lượt xem: 6.015)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Lòng Vị Tha, Từ Bản Chất Đến Hoạt Dụng

Thế gian này hiện hữu trong mối tương quan tương duyên. “Cái này có nên cái kia có. Cái này không nên cái kia không.” Cõi này vì vậy có thiện mà cũng có ác, có tốt mà cũng có xấu. Biên tế giữa thiện và ác, tốt và xấu chỉ nằm trong đường tơ kẽ tóc của ý niệm, hay nói theo nhà Phật là một mống tâm. Cùng một hành động, một việc làm, một sự việc nhưng khác nhau xa lắc xa lơ ở tâm thiện hay tâm ác.

Không cần phải suy nghĩ và tìm kiếm đâu xa, chỉ nhìn vào cuộc khủng hoảng đại dịch vi khuẩn corona đã và đang xảy ra trên toàn cầu thì cũng thấy rõ được điều đó.

Đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc vì cái tâm âm mưu thao túng để làm bá chủ toàn cầu đã bất chấp đến sự nguy hại khôn lường của vi khuẩn corona phát xuất từ Vũ Hán nên giấu nhẹm lúc ban đầu. Sau khi để cho vi khuẩn này truyền nhiễm khắp thế giới rồi cũng vì cái tâm mưu đồ mà ra tay ban phát ân huệ cho những nước bị đại dịch bằng những viện trợ lấy có. Hành động sau này được TQ khoa trương như thể họ vì lòng vị tha mà ra tay cứu giúp thực chất thì ngược lại họ vì ích kỷ và tham lam mà làm thế.

Nhưng, có người vị kỷ thì cũng có người vị tha. Bao nhiêu bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, và biết bao nhiêu người khác đã quên mất an nguy của cá nhân họ để ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh vi khuẩn corona nơi tuyến đầu.

Điều đó đã làm cho vị Giáo Sư Khoa Trưởng Khoa Tâm Lý Học tại Đại Học Oregon là Ulrich Mayr, trong một bài nghiên cứu của ông được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 14 tháng 4 năm 2020, đã đặt vấn đề về bản chất của lòng vị tha nên nêu ra câu hỏi rằng con người có thật sự vị tha không.

Bản chất của lòng vị tha

Trong thời Chiến Quốc tại Trung Hoa có nhà tư tưởng Mạnh Tử (372-289 trước Tây Lịch), là người tiếp nối học thuyết của đức Khổng Tử, đã chủ trương “nhân chi sơ tánh bản thiện” [bản tánh ban đầu của của con người là thiện]. Ông cho rằng bản chất của con người thiện nhưng khi trưởng thành bị xã hội chung quanh tiêm nhiễm nên dễ trở thành người ác. Người có bản tính thiện đối với Mạnh Tử là người có nhiều phẩm đức mà trong đó lòng nhân từ tức lòng thương người, hay lòng vị tha đứng đầu.

Nhưng người cùng thời với Mạnh Tử là Tuân Tử (316-237 trước Tây Lịch) thì chủ trương ngược lại, với thuyết “nhân chi sơ tánh bản ác.” Ông cho rằng con người khi sanh ra là đã mang theo bản tánh ác, nhưng nhờ giáo dục và các khuôn phép đạo đức xã hội mà trở nên thiện. Như thế, theo Tuân Tử, lòng vị tha nơi con người là do huân tập từ môi trường xã hội mà có, chứ không phải bản chất.

Danh từ vị tha trong tiếng Anh là selflessness đồng nghĩa với vô ngã. Trong Anh ngữ còn có chữ altruism cũng nói đến vị tha. Chữ này bắt nguồn từ chữ Latin “alteri” có nghĩa là “người khác” hay vị tha. Altruism là chủ nghĩa vị tha do triết gia Pháp Auguste Comte (1798-1857) dựng lên dùng để chống lại chủ nghĩa vị kỷ (egoism).

Trong triết học Tây Phương, theo Bách Khoa Từ Điển Triết Học Mở, egoism là triết thuyết cho rằng bản ngã của con người là, hay phải là, động lực và mục tiêu của hành động của chính con người đó. Egoism có 2 biến thể: mô tả hoặc quy phạm. Biến thể mô tả (hoặc tích cực) quan niệm chủ nghĩa vị kỷ như một mô tả thực tế về các vấn đề của con người. Đó là, mọi người được thúc đẩy bởi lợi ích và mong muốn của riêng họ, và họ không thể được mô tả khác. Biến thể quy phạm cho rằng mọi người nên được thúc đẩy như vậy, bất kể những gì hiện đang thúc đẩy hành vi của họ. Lòng vị tha là trái ngược với chủ nghĩa vị kỷ. Chữ “egoism” xuất phát từ chữ “ego” của tiếng Anh, tiếng Latin chỉ cho chữ “I” [tôi] trong tiếng Anh. Chủ nghĩa vị kỷ nên được phân biệt với chủ nghĩa tự cao tự đại, có nghĩa là sự đánh giá quá mức về mặt tâm lý đối với tầm quan trọng của bản thân, hoặc hoạt động của chính con người.

Triết gia người Phổ, nay thuộc nước Nga, Immanuel Kant (1724-1804), trong tác phẩm “Groundwork of the Metaphysics of Morals” [Nền Tàng Của Siêu Hình Học Về Đạo Đức] được xuất bản năm 1785, cho rằng, “Nhiều tâm hồn vị tha, không có bất cứ động lực nào của hư danh hay tự lợi, họ tìm thấy niềm vui nội tâm trong việc trang trải hạnh phúc chung quanh họ.” Ông nói những người đó “đáng được ca ngợi và khuyến khích,” nhưng đừng ca ngợi hay khuyến khích thái quá.

Kant cho rằng những người đó không làm theo quy tắc khi họ giúp người khác -- một quy tắc có thể chấp nhận một cách hợp lý đối với mọi người, theo đó tất cả những người đang trong hoàn cảnh như thế phải được giúp đỡ bởi vì đó là “lẽ phải đạo đức” để làm thế. Những người có lòng vị tha nói trên hành động dựa trên nền tảng cảm xúc: họ bị đau khổ bởi sự bất hạnh của những người khác, và họ biết rằng nếu họ trao ra sự giúp đỡ của họ, thì họ sẽ nhận được sự an vui cho chính họ. Kant nói rằng đó là động lực tốt, nhưng không phải là lý do duy nhất hay chính để giúp người khác.

Đối với triết gia Kant, quy tắc “lẽ phải đạo đức” của lòng vị tha giúp người là nền tảng, bởi vì con người không vì cảm tính thương ghét hay bất cứ lý do gì ngoài “lẽ phải đạo đức” để làm việc vị tha thì ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào và với bất cứ ai cũng thể hiện lòng vị tha. Có nghĩa là một người thực hành lòng vị tha vì thương người đau khổ, hoạn nạn.

Đó cũng là một phần quan trọng trong ý nghĩa của lòng vị tha và từ bi của đạo Phật.

Lòng vị tha trong Phật Giáo

Chữ selflessness trong tiếng Anh chính là chữ vô ngã (tiếng Sanskrit là anatman) trong Phật Giáo. Vô ngã là một trong ba trụ cột then chốt (tam pháp ấn) trong giáo pháp của đức Phật, gồm vô thường, khổ và vô ngã. Chưa đạt tới vô ngã thì chưa đạt đến mục đích tối hậu của đạo Phật.

Đức Phật nói vô ngã để cho thấy không một sự vật gì trên thế gian này có bản ngã, tự ngã, thật ngã. Tất cả đều hiện hữu trong mối tương quan tương duyên, nghĩa là nhiều yếu tố hay điều kiện, mà trong đạo Phật gọi là duyên, nương nhau mà hình thành một sự vật nào đó. Như vậy ngay trong lúc sự vật đó đang có mặt thì cũng đã là không có tự ngã, vì không có cái gì là của chính nó, hay do chính nó làm chủ cả.

Đó là cái nhìn của Trí Tuệ Bát Nhã đối với tất cả mọi sự vật hay theo nhà Phật gọi là các pháp. Phải có trí tuệ để nhìn thấu suốt bản chất, bản thể của mọi sự vật để vén màn vô minh che khuất tâm trí giác ngộ của chúng sinh. Nhưng nếu chỉ có trí tuệ không thôi thì đạo Phật cũng không thể tồn tại trên thế gian này được, bởi vì trí tuệ là cảnh giới chân đế tuyệt đối, mà cuộc đời này thì thuộc về cảnh giới tục đế tương đối. Cho nên, trong Đại Thừa Phật Giáo, “tâm bồ đề” tức là tâm giác ngộ bao gồm từ bi và trí tuệ, bởi vì muốn tự giác thì phải có trí tuệ, muốn giác tha hay giáo hóa người khác giác ngộ thì phải có tâm từ bi. Khi cả hai, từ bi và trí tuệ vẹn toàn, thì mới phát huy rốt ráo bồ đề tâm, hay đạt được sự giác ngộ viên mãn.

Lòng vị tha nằm trong tâm từ bi của đạo Phật. Nhưng lòng vị tha trong đạo Phật cũng có nhiều cấp độ tùy theo căn cơ và trình độ tu chứng của mỗi người mà lòng vị tha mở rộng đến mức nào. Lòng vị tha cao nhất trong đạo Phật là lòng vị tha biểu hiện qua vô ngã. Khi bỏ được cái ta (ngã), cái thuộc về của ta (ngã sở) thì con người sẽ không còn bị trói buộc vào bất cứ một điều kiện nào để thể hiện lòng vị tha của họ. Thấy khổ thì ra tay cứu giúp. Không có điều kiện. Không có mưu cầu. Không có vị ngã.

Đó là pháp tu đầu tiên trong sáu pháp tu (Lục Độ Ba La Mật) của một vị bồ tát (bodhisattva): Bố thí ba la mật - bố thí tài sản, bố thí chánh pháp và bố thí sự an ổn không sợ hãi cho mọi người. Ba la mật là dịch âm của chữ Sanskrit “paramita,” mà dịch nghĩa là đáo bỉ ngạn, đến bờ bên kia, rốt ráo, cứu cánh, viên mãn. Bố thí ba la mật là trao ra, hay hiến tặng một cách rốt ráo, không vì bất cứ điều kiện gì mà chỉ cứu giúp người khác lúc họ cần, không thấy có người bố thí (ngã), có người nhận bố thí (tha nhân), và vật bố thí. Thực hiện bố thí với tâm thức rỗng lặng.

Trong Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta) trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikàya) do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, đức Phật đã dạy những vị đệ tử xuất gia của ngài hãy vì sự hạnh phúc, lợi ích và an lạc cho mọi người mà đem chánh pháp thuyết giảng khắp nơi.

“Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, trong bài “The Medicine of Altruism” được đăng trên trang mạng www.dalailama.com nói rằng:

“Theo quan điểm của tôi, thực hành từ bi không phải là triệu chứng của chủ nghĩa duy tâm phi thực tế mà là cách hiệu quả nhất để theo đuổi lợi ích tốt nhất của người khác cũng như của chính chúng ta. Chúng ta càng - với tư cách là một quốc gia, một nhóm hoặc cá nhân - phụ thuộc vào nhau, thì đảm bảo hạnh phúc của họ cũng chính là lợi ích tốt nhất của chúng ta.”

Trong tác phẩm “Altruism: The Power of Compassion to Change Yourself and the World” [Lòng Vị Tha: Sức Mạnh Của Từ Bi Để Thay Đổi Tự Thân và Thế Giới] của Matthieu Ricard, nhà văn, dịch giả và tu sĩ Phật Giáo người Pháp, được Phan Huy An dịch sang tiếng Việt “Lòng Vị Tha & Hạnh Phúc” đăng trên trang mạng của Thư Viện Hoa Sen, có đoạn Thầy Matthieu Ricard nói về lòng vị tha như sau:

“Lòng từ bi hình thành nên tình thương vị tha khi nó đối mặt với khổ đau. Phật giáo định nghĩa lòng từ bi là “mong muốn tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau.”

Nghiên cứu khoa học: càng lớn tuổi càng vị tha

Giáo Sư Khoa Trưởng Khoa Tâm Lý Học tại Đại Học Oregon là Ulrich Mayr dựa vào nghiên cứu khoa học để chứng minh rằng con người càng có tuổi thì càng giàu lòng vị tha.

Nhóm của GS Mayr đã có nhiều người tham gia vào một loạt các thử nghiệm nằm trong máy chụp hình MRI, nhìn vào màn hình mô tả các tình cảnh khác nhau. Đôi khi các đồng nghiệp của ông và ông đã nói với họ rằng đã chuyển 20 đô la vào trương mục ngân hàng của họ. Lúc đó, cùng số tiền được gửi tới một hội từ thiện, như một ngân hàng thực phẩm tại địa phương. Những người tham dự chỉ đơn giản quan sát việc chuyển 20 đôla, dù gửi cho họ hay cho tử thiện, mà không nói bất cứ điều gì về việc này.

Trong suốt thời gian đó, chúng tôi đã chụp hình những gì các nhà khoa học thần kinh cho là trung tâm khen thưởng của não bộ, đặc biệt là khu vực nucleus accumbens.

Vùng này, chỉ lớn hơn hạt đậu phụng một tí, đóng vai trò trong mọi việc từ sự ưa thích nhục dục tới việc nghiện ma túy và các chỗ liên quan tới thần kinh. Nó trở thành năng động khi mọi thứ xảy ra làm cho bạn hạnh phúc và bạn muốn nó lập lại trong tương lai.

Kinh nghiệm về việc tiền gửi tới từ thiện đã thúc đẩy hoạt động trong các khu vực thưởng trong não bộ đối với nhiều người tham gia thử nghiệm. Và qua việc quan sát điều này một cách chính xác, nhóm nghiên cứu cho rằng, là một biểu hiện bản chất vị tha thực sự của con người: Họ cảm thấy được đền đáp khi người nào đó cần trở nên tốt hơn, ngay cả khi họ đã không trực tiếp làm bất cứ điều gì để tạo ra sự khác biệt.

Nhóm này phát hiện rằng trong khoảng một nửa số người tham gia nghiên cứu, hoạt động trong các khu vực khen thưởng này của não bộ thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi tiền được chuyển đến tổ chức từ thiện so với khi nó rơi vào tài khoản ngân hàng của chính họ. Nhóm nghiên cứu xác định rằng những người này có thể được định nghĩa một cách tự nhiên là những người vị tha.

Sau đó, trong một giai đoạn thử nghiệm riêng biệt, tất cả những người tham gia chung này có quyền lựa chọn hoặc cho một số tiền của họ đi hoặc giữ nó cho riêng họ. Ở đây, những người có lòng vị tha có khả năng cho gấp đôi số tiền của những người khác.

Nhóm của Mayr tin rằng sự phát hiện này cho thấy các động lực vị tha thuần khiết có thể thúc đẩy hành vi hào phóng – và hình ảnh chụp não bộ có thể khám phá ra những động thái này.

Trong một nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này các đồng nghiệp của Mayr và ông đã thực hiện, có 80 người tham gia là những người ở độ tuổi từ 20 đến 64, nhưng mặt khác là tương đương trong phạm vi bối cảnh của họ. Các nhà nghiên cứu này đã khám phá rằng tỉ lệ vị tha – nghĩa là đối với những người trong các khu vực thưởng của não bộ năng động khi tiền gửi tới hội thiện nguyện hơn là cho chính họ -- sự gia tăng đều đặn với tuổi tác, tiếp diễn ít hơn 25% qua tuổi 35 tới khoảng 75% những người ở tuổi từ 55 trở lên.

Những người tham gia lớn tuổi hơn có khuynh hướng muốn cho tiền của họ cho hội thiện nguyện hay từ thiện trong cuộc thử nghiệm của họ. Và khi việc đánh giá đặc điểm nhân cách của họ qua các câu hỏi, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng họ thể hiện những đặc điểm như sự đồng ý và đồng cảm mạnh mẽ hơn những người tham gia trẻ tuổi.

Những quan sát này phù hợp với bằng chứng ngày càng tăng về các hành vi vị tha hơn ở người cao tuổi. Chẳng hạn, phần thu nhập của họ mà những người 60 tuổi dành cho từ thiện nhiều gấp ba lần so với những người 25 tuổi. Điều này rất có ý nghĩa mặc dù họ có khuynh hướng có nhiều tiền hơn nói chung, dễ dàng cho một phần của số tiền hơn.

Trong số những người 60 tuổi trở lên có khoảng 50% thích làm từ thiện. Họ cũng đi bỏ phiếu nhiều gấp đôi những người dưới 30 tuổi.

Tuy nhiên, kết quả của nhóm nghiên cứu này là những người đầu tiên chứng minh rõ ràng rằng người lớn tuổi không chỉ hành động như họ là những người tử tế hơn, mà có thể dễ dàng bị điều khiển bởi những động cơ ích kỷ như làm cho họ sẽ được thương nhớ đến một khi họ ra đi. Thay vào đó, thực tế là các khu vực khen thưởng trong não bộ của họ phản ứng nhanh hơn với những người cần được giúp đỡ cho thấy rằng họ thực sự, trung bình, tử tế và thực sự quan tâm đến phúc lợi của người khác hơn bất cứ người nào khác.

Những phát hiện này đưa ra rất nhiều câu hỏi bổ sung, các vấn đề quan trọng mà nhóm nghiên cứu này đề cập trong một bài báo của họ đã đăng trên tờ Current Directions in Psychological Science, một tạp chí học thuật. Thí dụ, cần có nghiên cứu bổ sung trong đó mọi người được theo dõi theo thời gian để đảm bảo rằng sự khác biệt về tuổi tác trong sự hào phóng phản ảnh thực sự sự phát triển cá nhân, và không chỉ là sự khác biệt thế hệ. Ngoài ra, cần khái quát hóa kết quả của mình cho các kiểu mẫu lớn hơn từ các bối cảnh khác nhau.

Quan trọng nhất, nhóm nghiên cứu này vẫn chưa biết lý do tại sao những người lớn tuổi có vẻ hào phóng hơn những người trẻ. Mayr và các đồng nghiệp đang có kế hoạch tìm hiểu phải chăng việc nhận thức rằng bạn có ít năm để sống hơn làm cho bạn quan tâm đến việc thiện nhiều hơn.

Nhờ sự có mặt của những người có lòng vị tha chân thật mà thế giới này dù lắm khổ đau cũng vẫn còn là nơi đáng quý để sống và để phục vụ.



none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.122.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...