Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Thực ảo Cực Lạc từ đôi mắt bé »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Thực ảo Cực Lạc từ đôi mắt bé

Donate

(Lượt xem: 6.980)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Thực ảo Cực Lạc từ đôi mắt bé

Gần đây báo chí đưa tin: Một bà già làm bún khô, làm miến bỏ mối bán dạo các khu chợ nhỏ, ai ngờ lại là tỷ phú, tài sản hơn 1.000 tỷ đồng. Thật khó tưởng tượng, kiểm kê sổ sách giấy tờ hai tháng trời mới xong. Bà có cô con gái nuôi lai Miên, để gia tài khủng lại cho cô mà không cho con cháu họ hàng bộ quên hay sao, do đó phát sinh ra vụ tranh chấp, kiện tụng.

Xã hội lập tức chú ý ngóng xem tòa phân xử. Tôi cũng tò mò, nhưng không phải tò mò chuyện kiện tụng, tiền bạc, cho dù nó nhiều cỡ nào đi nữa. Tiền bạc chẳng qua là tạm cất giữ rồi lúc nào đó nó cũng chuyển từ túi này qua túi kia, đôi khi còn mang tới tai họa. Mình nghèo thì chịu, quan tâm đến những món không thuộc về mình mà chi. Sao không nghĩ tới cái gọi là duyên nghiệp, phước đức của một người? Vì sao người suốt đời long đong, vất vả, kẻ lại được số phận may mắn mỉm cười?

Các phóng viên tìm hiểu... thì ra lúc còn sống bà già từng tìm đến nhà trẻ mồ côi xin đứa con nuôi. Bà đi qua đi lại, quan sát bao đứa trẻ mà chẳng vừa bụng đứa nào. Để rồi lại có một đứa đưa gương mặt thơ ngây nhìn bà nhoẻn nụ cười. Và đôi mắt của đứa bé mới lạ làm sao. Nó có điều gì đó như phát ra ánh sáng níu kéo đôi chân không cho người đi. Bà đứng lại nhìn rồi ẵm nó lên.

Câu chuyện thứ hai vào năm 1965. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lúc còn sinh viên vào nhà thương thực tập. Nhưng gương mặt và đôi mắt bé đã làm cho chàng sinh viên trẻ tuổi cảm xúc viết bài thơ “Thư cho bé sơ sinh”:

“Khi em cất tiếng chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên đừng hỏi vì sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em.
Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt…
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao cuộc đời tối đen.
Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em phải cô đơn.
Em phải xa địa đàng lòng mẹ…”

Một bài thơ hay, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, được phổ nhạc. Năm mươi năm trôi qua, đọc lại thấy vẫn còn bùi ngùi nguyên cảm xúc buổi đầu tiên. Thư cho bé sơ sinh còn có những câu: “Nhớ đừng hỏi tôi là ai khi lớn khôn - cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu.”

Qua hai thí dụ, câu hỏi đặt ra là: Đó là cảm xúc thiêng liêng của người khi nhìn đứa trẻ mới chào đời hay là có điều gì khác? Xin mạn phép nói nhanh, hay đó là sự ngộ của người. Ngộ từng phần để rồi đi đến giác ngộ lớn để gặp được Phật?

Thế nào là ngộ từng phần. Tình cờ đọc Ekhart Toll thấy một ý mới lạ: Xã hội loài người được dẫn dắt bởi “ba vật thể giác ngộ” đó là hoa, pha lê và chim. Pha lê tượng trưng cho sự thanh khiết. Chim tượng trưng cho khát vọng và ý chí bay lên cao thoát khỏi chính mình. Hoa được xem như một tạo vật đầu tiên của tự nhiên có khả năng hấp dẫn và thu hút con người. Không liên quan đến sự sống, sinh kế của con người nhưng hoa là nguồn cảm hứng bất tận cho người, cho thơ ca. Sao chỉ có “ba vật thể” giác ngộ, có lẽ Ekhart Toll không liệt kê hết để cho chúng ta tự tìm. Người có tâm đạo thì mỗi thứ cũng đều là pháp. Thí dụ như nước, nhìn nước nhận ra sự trôi chảy mãi không ngừng nghỉ. Khởi đi từ con suối nước trong xanh chảy đi hòa tan bao nhiêu tạp chất để rồi bốc hơi bay trở về với nguồn, nước trở lại trong xanh như cũ. Thí dụ như nhìn ánh trăng gầy hao khuyết thấy nó khuyết đồng thời cũng tự mình làm đầy. Đúng hạn kỳ mùa trăng đến ánh trăng sáng viên mãn phủ trùng...

Bây giờ trở lại với đôi mắt trẻ sơ sinh, người ta nhận thấy điều gì… Sự ngây thơ hồn nhiên khóc cười… Vì nhu cầu tồn tại đói thì kêu lên chớ không biết ngon dở. Mặc cũng vậy do ấm lạnh chớ không phân biệt xấu đẹp. Nuôi một em bé chẳng hề dễ, rất là vất vả, mọi người bận rộn lên vì nó tè bậy ra giường hay nửa đêm khóc phá giấc ngủ cả nhà. Tuy nhiên sự hiện diện của em bé làm cho nhà cửa ấm áp vui lên. Mọi người gắn kết lại với nhau chung tay chăm sóc bảo vệ nó. Đứa trẻ có quyền năng, quyền lực gì đặc biệt vậy. Lại thêm một câu hỏi. Hóa ra đứa trẻ chẳng có quyền năng gì, chẳng qua đôi mắt bé bỏng kia phản xạ khao khát thầm kín sâu trong tâm hồn người. Làm người rất khó, phải vật lộn bươn chải để kiếm ra cái bỏ vô miệng. Do cuộc sống buộc phải lắc lư giao đãi để rồi trắng đen vàng thau lẫn lộn với tham, sân, si, nghi ngờ lẫn nhau. Qua đôi mắt bé người bỗng trực nhận ra. Ký ức xa xăm cho người biết có một cõi mà người đã từng đến đó sống vui. Không đến sao ký ức lại ghi nhận. Bà già tỷ phú nhận cô con gái nuôi vì điều này. Bài thơ của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thật ra là bài thơ viết cho mình. Nhìn đôi mắt bé với trình độ của một sinh viên lúc đó, bác sĩ đủ nhận ra người lớn là tù nhân của thực tại, của cuộc sống. Người nô lệ cho cái thấy và cái biết:

Lớn lên đừng hỏi vì sao có kẻ cười, người khóc.
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em... ...
Nhớ đừng hỏi tôi là ai khi lớn khôn.
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu.

Từ trong chấn song nhà tù nhìn ra ngoài cuộc sống, những lượn sóng từ chiếc hồ xa bờ ký ức từ đâu đưa về. Chẳng phải mình đã từng sống cuộc đời tự do, một cõi gió mát trăng thanh tràn ngập tiếng chim, tiếng trẻ reo cười hồn nhiên. Đấy là mơ ước là ảo ảnh hay là mình đã từng trải nghiệm những gì từ trong ký ức. Tôi có vẽ lạc đề, từ đôi mắt của đứa trẻ dẫn đến đây. Vâng. Có những điều trực nhận nhưng khi diễn tả phải vòng vo, đi lạc rồi mới tìm thấy lối vào cửa chính. Người luôn mang trong lòng nhiều câu hỏi. Có câu hỏi theo trở đi trở lại với người, lắm khi nó biến mất đợi khi người về già. Đợi đúng lúc nó xuất hiện trở thành câu hỏi cuối cùng. Có chăng thiên đường địa ngục? Địa ngục thì dễ trả lời vì hầu như ai cũng biết chuyện của mình làm là trả nghiệp ra sao, trừ những kẻ không biết mắc cỡ, riêng với thiên đường lại đa dạng. Các nền văn hóa, các tôn giáo đã chỉ ra nó qua nhiều tên gọi mặc dù bản chất chỉ là một. Dân gian gọi đó là Thiên Thai. Là thiên đường của đạo Hồi. Thiên chúa ngoài thiên đàng còn có vườn địa đàng. Phật Thích-ca Mâu-ni giới thiệu cho chúng sinh biết cõi Cực lạc của Phật A Di Đà. Riêng Phật có cảnh giới Niết Bàn. Vì muốn chúng sinh giác ngộ hơn là vì mong cầu lợi ích, khi nói về Niết Bàn Phật không mô tả hứa hẹn gì khung cảnh bên ngoài mà Phật chỉ con đường đến với Niết Bàn từ bên trong. Đấy là chốn nói gọn chỉ có vui, lạc vô dư (vui không dứt) vì đã xóa bỏ tự ngã. Tâm thanh tịnh khống chế tham, sân, si. Người vượt ra ngoài lý luận, không thể nói không có mà cũng không nói không, nó là con số không kỳ diệu, không là gì cả lại là tất cả, đứng sau một số nào đó nó làm tăng cấp độ của số đó lên.

Trong khi đó hình ảnh của cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà được mô tả cụ thể. Đó là một cõi nhà cửa được dựng lên bằng những thứ báu như vàng, ngọc, lưu ly, pha lê, mã não (trùng hợp những “vật thể giác ngộ” của Eckhart Toll). Đất trời tràn ngập hương thơm bốn mùa hoa nở, nhạc dìu dặt. Thời gian như ngừng trôi, xung quanh lại là món ngon vật lạ. Người ở cõi Cực Lạc ăn mặc có sẵn, không ai tranh giành nên không còn tham, sân, si. Họ là những bậc thiện nhơn thân thiện quí mến nhau không phân biệt thấp cao.

Tóm lại hai cõi Cực Lạc và Niết Bàn có đặc điểm chung là xóa bỏ tự ngã, tâm thanh tịnh, vắng lặng như vầng trăng không bị mây che phủ, sáng vằng vặc giữa trời. Hai cõi cực lạc và Niết Bàn đều do tâm mà có. Mỗi mỗi từ tâm mà ra. Vì sao người lạc bước đến đây rồi thần tiên gãy cánh trở lại cõi trần? Hầu như các nền văn hóa nào cũng có những câu chuyện để kể lại. Thí dụ Trung Quốc có Lưu, Nguyễn. Việt Nam có Từ Thức từng lạc bước dến thiên thai. Nàng tiên Giáng Hương làm rớt bể chén ngọc bị trời đày xuống trần gian. Kinh thánh của Thiên chúa giáo có chuyện vườn địa đàng với hai ông bà Adam và Eva, chuyện có nguồn gốc từ xứ sở Trung Đông. Những câu chuyện ấy, theo cái nhìn của đạo Phật là do người ở một cõi vui ơi là vui như vậy lại không làm chủ được thân tâm. Từ Thức ở trên thiên thai mà còn luyến tiếc nhớ nhà là do tâm ái vẫn còn, ái sinh ra dục. Cõi trời châu báu chẳng thiếu món gì, lẽ nào vì cái chén ngọc lưu ly nhỏ xíu mà cô tiên bị đày xuống trần. Chẳng qua tiên Giáng Hương bị đày với lý do cô vẫn còn tâm mê, không có chánh niệm nên di đứng không nhẹ nhàng tay chân không làm chủ được nên làm rớt cái chén. Nhiều người thắc mắc vì sao ông ADam và bà EVa nghe lời con rắn xui ăn trái cấm của cây hiểu biết mà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Chẳng qua bên cạnh hiểu biết là trạng thái xả bỏ, giải trừ. Hiểu biết mà không giải trừ sẽ sinh ra tham lam, cố chấp tâm phân biệt, so sánh đủ thứ chuyện, trước sau gì vườn địa đàng sẽ rối loạn lên. Thôi thì mời hai ông bà xuống dưới trần gian vậy. Người của cõi cực lạc với bao nhiêu món ngon vật lạ, không cần lo lắng bận tâm. Giống như một em bé không đòi hỏi mà vẫn được cha mẹ chăm sóc từ miếng ăn đến manh quần tấm áo. Mọi sự so sánh thường khập khểnh, tuy nhiên các nền văn hóa xác nhận tâm của em bé với tâm người ở cõi cực lạc có mối liên hệ. Và khẳng định người lớn tìm tới thiên đường cực lạc khó hơn đứa trẻ, đôi khi tới đó nhưng cửa thiên đường khép kín, gõ mãi không chịu mở.

Cõi Cực Lạc có thật không? Nó là thực hay đó chỉ là ảo ảnh. Trong khi nhiều người đang hướng mắt về nó thì một số lại sinh lòng nghi ngờ. Người đời nghi ngờ vì bệnh chủ quan luôn cho mình là số một, làm chủ muôn loài, say sưa chinh phục thiên nhiên và chinh phục vũ trụ nữa. Thấy được mới tin, người đời lao vào những cuộc tìm kiếm. Thí dụ tìm ra được cõi cực lạc, thiên đường đi nữa lập tức họ lại tìm cách khai thác đá quý, kim loại ngay (cũng như hiện nay đang tìm cách khai thác mặt trăng, sao hỏa). Đấy là bản chất của người đời, nên cõi Cực Lạc trở nên xa vời - như ánh trăng ở ngay trước mắt đưa tay vói bắt mà không chạm tới. Quý thầy sống trong thế giới tâm linh không có biên giới nên cao hơn người đời, không tìm kiếm Cực Lạc kiểu như vậy.

Nhưng là bậc tu hành còn có lòng nghi ngờ lao vào tranh cãi hơn thua có hay không thiên đường cực lạc nữa là sao? Tuổi sáu mươi tai đã thuận nhĩ, huống chi là chân tu. Hằng ngày đối diện trước Phật, đối diện với chân tâm. Chắc là quý thầy cũng nhận thấy, trên cao xanh trật tự bình yên tốt đẹp bao nhiêu, cõi nhân gian lộn xộn hầm hố gai chông bấy nhiêu. Có phải tục ngữ đã có câu “bình thiên không bình địa” vậy thì quý thầy hướng dẫn tâm linh người không chỉ người nhìn lên mà lại chỉ ngó xuống. Giả sử như không có cõi Cực Lạc đi nữa, theo lời Phật dạy “không thể nói không có, mà cũng không nói không” sao không hình dung ra cõi Cực Lạc để đề cao và tán tụng? Người hướng về cõi Cực Lạc để tìm sự bình an trong tâm hồn phát sinh bồ đề tâm trở thành bậc thiện nhơn, như vậy không tốt hơn cái tâm không biết đi đâu về đâu sao? Đúng là có nhiều người chỉ có lớp vỏ áo bên ngoài, nói mình tu hành, nói mình hiểu biết mà thật sự không biết mình đi đâu về đâu? Lênh đênh những cánh buồm nâu cánh buồm...


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Đức Phật và chúng đệ tử


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.80.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...