Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Nhân vật Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Bài thuyết trình của Giáo sư Tiến sĩ Carola Roloff »»

Nhân vật Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Bài thuyết trình của Giáo sư Tiến sĩ Carola Roloff

Donate

(Lượt xem: 6.133)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Bài thuyết trình của Giáo sư Tiến sĩ Carola Roloff

Speech by Dr. Carola Roloff

(tức Ni Sư Jampa Tsedroen) trong Lễ Niệm Tứ Trọng Ân 12/12/21 tại Chùa Viên Giác Hannover
-------------
Tiến sĩ Đỗ Quốc Bảo dịch Việt và Anh ngữ
(Bhikṣuṇī Jampa Tsedroen) - Thich Nhu Dien ceremony, 12/12/2021

------------
 
Kính bạch Hòa Thượng Thích Như Điển,
Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni,
Kính thưa quý quan khách,
----------------------
Venerable Thich Nhu Dien,
Dear brothers and sisters in the Dharma, special guests,
Là một vinh dự lớn cho tôi khi được phép nói một vài lời chúc mừng và thuyết trình về vai trò của Phật giáo trong chương trình giảng dạy ở những trường học hôm nay.
It is a great honour for me to say a few words of congratulations and something about the role of Buddhism in teaching in state schools.
Việc trao tặng Huân chương liên bang công huân cho Hòa Thượng Thích Như Điển đã khiến tôi rất vui mừng và tự hào. Theo như tôi được biết thì Hòa Thượng là tu sĩ Phật giáo đầu tiên tại CHLB Đức được chính phủ tôn vinh bằng danh dự tối cao này như một sự công nhận những công trạng mà Hòa Thượng đã thực hiện vì lợi ích cộng đồng.
The Order of Merit award to the Most Venerable Thich Nhu Dien fills me with great joy and pride. To my knowledge, he is the first Buddhist monk in Germany to be awarded this highest honour by the FRG in recognition of his services to the common good.
Theo quan điểm của tôi thì việc trao tặng huân chương này rất xứng đáng - và quả thật, là một điều nên được xúc tiến từ lâu rồi. Trước khi đi vào chủ đề Giáo dục tại Trường học, tôi xin quý vị cho phép tôi đi ngược dòng thời gian, trở về những kỉ niệm mà chúng tôi đã cùng trải qua trong 40 năm qua và những mốc trạm đặc biệt đã khắc sâu trong tôi. Tôi muốn trình bày những điểm này một cách riêng tư chút ít cùng với quá trình tiến triển chức nghiệp của tôi.
Highly deserved in my view - and indeed “long overdue.” Before I turn to the subject of teaching in schools, let me go back a little in the memory of our common 40-year history and tell you about some stages that have remained particularly memorable to me. I want to keep this a little more personal, linked to my career:
Khi Hòa Thượng Thích Như Điển tị nạn tại Đức năm 1978 thì tôi vừa mới hoàn tất khoá huấn luyện chức nghiệp (Fachschulausbildung) và bắt đầu một năm công tác xã hội thiện nguyện trong một bệnh viện Tin Lành tại Holzminden - về Phật giáo thì lúc ấy tôi chẳng biết gì cả; trong trường học thì Phật giáo đã chỉ xuất hiện một cách thu ngắn trong giờ Địa lí trong khung cảnh Á châu.
When Venerable Thich Nhu Dien found asylum in Germany in 1978, I finished my technical school education and started a voluntary social year in the Protestant hospital in Holzminden. At that time, I knew nothing about Buddhism. At school, it had only been mentioned briefly in geography lessons in the context of Asia.
Tôi đến với Phật pháp vào năm 1980, và vào ngày 22.09.1981 thì tôi đã được thụ giới Sa-di-ni (śramaṇerikā) từ Geshe Thubten Ngawang tại Trung Tâm Tây Tạng (Tibetisches Zentrum). Một thời gian ngắn sau đó, vào tháng 11 năm 1981, thì Hòa Thượng Thích Như Điển và chùa Viên Giác, qua sự giới thiệu bởi một cặp vợ chồng người Đức tại Hannover (Karl và Sigrid Rumpf) đã là chủ nhà cho những buổi thuyết pháp của một vị Thượng sư Tây Tạng, Kyabje Song Rinpoche. Cùng với những người tùy tòng của ngài, chúng tôi đã trú lại chùa - khi ấy còn dưới dạng nhà kho của một xí nghiệp - và nếu tôi nhớ không lầm thì cuối tuần lễ đó Christof Spitz, phiên dịch viên của Đức Đạt-lại Lạt-ma đã được thọ giới Sa-di mà không dự bị trước. Và qua đó, chúng tôi đã chứng kiến được tấm lòng hiếu khách đặc biệt của người Việt.
I came to Buddhism in 1980 and was ordained as a novice (śramaṇerikā) by the Venerable Geshe Thubten Ngawang in the Tibetan Centre Hamburg on 22 September 1981. Shortly after that, in November 1981, the Venerable Thich Nhu Dien and Vien Giac Pagoda hosted Buddhist teachings by the high Tibetan dignitary Kyabje Song Rinpoche for a week through the mediation of a German couple in Hanover (Karl and Sigrid Rumpf). Together with his entourage, we stayed for a week in the pagoda. At that time still a kind of factory building. If I remember correctly, the novice ordination of Christof Spitz, the German translator of His Holiness the Dalai Lama, even took place spontaneously in the pagoda at the end. Thus we were able to witness exemplary Vietnamese hospitality.
Kính thưa Hòa Thượng Thích Như Điển, vào năm 1982 Hòa Thượng và Tăng Ni chúng (Việt Nam) của Hòa Thượng đã có mặt tại Audimax của Đại học Hamburg khi Đức Đạt-lại Lạt-ma đã thuyết trình và giảng dạy công khai - với 1700 người đã đến tham dự. Trong nhà hàng của quán Lư Sơn (Logenhaus) thì Hòa Thượng cùng với Tăng Ni chúng cũng đã dự buổi cơm trưa cùng với Đức Đạt-lại Lạt-ma. Trong những năm tiếp theo đó, năm nào chúng tôi cũng được Hòa Thượng mời tham dự lễ Vesakh.
In 1982 you, Venerable Thich Nhu Dien, and your order were present at the first visit of H. H. Dalai Lama. You joined his public lectures and teachings in the Audimax of the University of Hamburg - 1,700 participants attended. You and your monks and nuns participated in a lunch with H.H. Dalai Lama in the restaurant of the Lodge House. We were regularly invited to your Vesakh Festival in Hanover in the following years.
Tháng 12 năm 1985, tôi sang Đài Loan để thụ giới cụ túc Tỉ-khâu-ni (Bhikṣuṇī). Sau khi trở về thì ba năm kế đến tôi là Tỉ-khâu-ni duy nhất sống cùng với những Tỉ-khâu (Bhikṣu) tại Trung Tâm Tây Tạng. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng không có kinh nghiệm với Tỉ-khâu-ni đã thụ giới cụ túc, và khi có những câu hỏi về việc ứng xử như thế nào trong sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như ngồi theo trật tự thứ bậc ra sao thì sư phụ tôi, Geshe Thubten Ngawang đã nói rằng, chúng ta cứ hỏi Hòa Thượng Thích Như Điển và làm y theo truyền thống Việt Nam.
Then in December 1985, I went to Taiwan for my highest ordination to the Bhikṣuṇī. For another three years after my return, I was the only nun living alone among monks in the Tibetan Centre. The Tibetan tradition had no experience with fully ordained nuns. Whenever there were questions about how to do this in practice, for example, with the seating arrangement, my teacher Geshe Thubten Ngawang would say, “We'll ask the Venerable Thich Nhu Dien and follow the Vietnamese tradition.”
Cũng vào khoảng thời gian này, Hòa Thượng Thích Như Điển đã cho chúng tôi xem một bản vẽ thiết kế và trình bày một công trình khi chúng tôi đến viếng chùa. Lúc ấy có một cuộc quyên tiền (fundraising) để xây dựng ngôi chùa. Phí dụng được dự tính là 6 triệu mác Đức. Tiểu bang Niedersachsen đã hứa là nếu cộng đồng người Việt đảm nhận được phân nửa chi phí được thì chính quyền tiểu bang Niedersachsen sẽ đảm nhận nửa phần còn lại. Lòng quyết tâm của Hòa Thượng Thích Như Điển làm tôi nhớ đến đại nguyện đạt giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh của một vị Bồ Tát. Hòa Thượng đã phát nguyện, một lời nguyện vốn luôn đứng đầu một công trình như thế này, và không lâu sau, mục đích cao cả này đã được thành đạt. Việc tiểu bang Niedersachsen có giữ lời hứa và thật sự chi phân nửa còn lại hay không thì tôi không biết được, và cũng không biết được là chi phí đã vượt hơn dự tính hay không.
Around this time, the Venerable Thich Nhu Dien showed us a construction drawing and presented a project during a visit to the pagoda. There was fundraising for the construction of a pagoda. The costs were estimated at 6 million Deutsch Mark. It seems that the state of Lower Saxony had promised that if half of the expenses were borne by the Vietnamese community, the state of Lower Saxony would pay the other half. The determination of Venerable Thich Nhu Dien reminded me of a bodhisattva's determination to attain enlightenment for the benefit of all living beings. The Venerable had made the firm resolve that is always at the beginning of such an undertaking. Soon you achieved the great goal accordingly. I cannot say whether the state of Lower Saxony kept its promise, and half of it came from there, nor whether the costs were not higher after all.
Sự thật là trong năm 1987, công trình xây dựng chùa đã khởi công. 1991 thì lễ khánh thành chùa đã được tổ chức. Năm này cũng là năm mà Đức Đạt-lại Lạt-ma đã viếng thăm Hamburg lần thứ hai, và cuộc viếng thăm lần này được tổ chức tại Congress Centrum Hamburg với 5000 người tham dự. Và cũng nhân dịp này - dưới sự tán trợ của nhà Vật lí học và Triết gia Carl Friedrich von Weizsäcker, người anh của Tổng thống Đức thời ấy - Hòa Thượng đã cùng với Tăng chúng của Hòa Thượng đã ngồi cùng với Đức Đạt-lại Lạt-ma trên khán đài. Mặc dù rất bận rộn nhưng Hòa Thượng đã thu xếp thời gian để cùng đến tham dự, là một vinh dự cho chúng tôi.
The fact is, the construction of the pagoda began in 1987. The inauguration of the pagoda took place in 1991. That was the same year when the second visit of H. H. Dalai Lama took place in Hamburg, in the Congress Centrum Hamburg with 5,000 participants. Also, on this occasion ‒ under the patronage of the physicist and philosopher Carl Friedrich von Weizsäcker, the brother of the then Federal President ‒ you and your monks and nuns sat on stage together with H.H. the Dalai Lama. Although you had so much to do yourself, you took the time and gave us the honour to be there.
Đức Đạt-lại Lạt-ma viếng thăm chùa của Hòa Thượng lần đầu vào năm 1995. Vào năm 2007 Hòa Thượng cũng đã tham dự hội nghị của các Tỉ-khâu-ni tại Đại học Hamburg. Hòa Thượng đã cùng với Hòa Thượng Thích Quảng Ba (Úc) và Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm đã dùng cơm trưa cùng với Đức Đạt-lại Lạt-ma và Hòa Thượng đã ngồi chung bàn với ngài.
Then in 1995, the first visit of H.H. the Dalai Lama took place in your pagoda. In 2007 you were also present at the Nuns’ Congress at the University of Hamburg. You, Venerable Thich Quang Ba from Australia and also Ven. Nun Thich Nu Dieu Tam attended a lunch with H.H. Dalai Lama, and you sat at the same table with him.
Lần viếng thăm thứ hai của Đức Đạt-lại Lạt-ma đã xảy ra tại chùa năm 2013. Trước đó Đức Đạt-lại Lạt-ma đã thăm các trường học Đạo đức quốc tế (Weltethosschulen) ở Steinhude và đã đàm luận với hàng trăm học sinh về hoà bình và bất bạo động, vượt qua các ranh giới tôn giáo. Cuộc đàm thoại đã xoay quanh những giá trị chung của con người thuộc những tôn giáo và phi tôn giáo khác nhau.
The second visit of H.H. Dalai Lama to the pagoda took place in 2013. Before that, the Dalai Lama had visited the Global Ethic Schools (Weltethosschulen) in Steinhude and discussed peace and non-violence with hundreds of students, also across religious boundaries. It was about the shared values of people of different religions and non-religions.
Và bây giờ tôi muốn đi đến phần thứ hai, đó là vai trò của Phật giáo ở những trường học Đức.
And with that, I would like to move on to the second part, the role of Buddhism in German schools:
Hòa Thượng Thích Như Điển thời còn trẻ tại Nhật Bản không những đã học Phật học mà còn học ngành Giáo dục và vì vậy mà tôi tin rằng, trong lĩnh vực này Hòa Thượng có thể trở thành một nhân vật chủ chốt cho Phật giáo tại Đức. Tôi biết là Hòa Thượng đã làm việc nhiều, mệt mỏi và muốn rút lui chút ít, nhưng trong sự việc này thì chúng tôi lại cần sự hỗ trợ, sự điều giải của Hoà Thượng!
In his younger years in Japan, the Venerable Thich Nhu Dien studied Buddhism and education. Therefore, I believe that he can become a key figure for Buddhism in Germany in this field. I know you have already worked a lot, you are tired and would like to retire a little more, but in this matter, we need your support once again, your mediation!
Trong bốn thập niên qua, chúng ta thỉnh thoảng có đàm thoại về
During the last 40 years, we have had discussions from time to time about
- việc đào tạo Tăng Ni,
- về việc giảng dạy Phật giáo cho trẻ em và thiếu niên và về
- ý định thành lập một Đại học Phật giáo
- the education of monks and nuns,
- the teaching of Buddhism to children and young people.
- the idea of a Buddhist university.
Tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta đã đến một mốc ngoặc quyết định: Nhiều người trong quý vị có gốc Việt Nam, nhưng đồng thời là công dân Đức quốc. Tôi không biết cuộc sống giữa hai nền văn hoá là như thế nào. Quý vị tự xem mình là Phật tử Việt Nam, hay là Phật tử Đức quốc? Điều quan trọng đối với tôi là những người trẻ không đánh mất mối quan hệ với Phật giáo và có thể phát triển một khía cạnh nào đó có thể được gọi là tính đồng nhất của Phật giáo.
I think we have now reached a decisive turning point: many of you have Vietnamese roots but are also German citizens.
I don't know what it’s like to live between two cultures. Would you describe yourself as Vietnamese Buddhists or as German Buddhists? It seems essential that young people don’t lose contact with the Buddhist religion and develop something like a Buddhist identity.
Hòa Thượng Thích Như Điển lúc tiếp nhận huy chương vào ngày thứ tư vừa qua trong toà thị chính đã so sánh một cách tuyệt vời Phật giáo với một đóa hoa, một hoa sen thêm vào vườn hoa tôn giáo Đức quốc và nhấn mạnh vẻ đẹp của tất cả loài hoa trong vườn này. Bộ Ngoại giao tại Berlin cũng rất quan tâm đến việc phát hiện và xúc tiến tiềm năng tạo hoà bình của các tôn giáo.
The Venerable Thich Nhu Dien compared Buddhism in a beautiful way to another flower, a lotus for the religious garden of Germany, and emphasised the beauty of all the flowers in this garden. The Foreign Office in Berlin is also very interested in discovering and promoting the peace potential of religions.
Giáo dục hoà bình và tu tập chính niệm và đồng cảm là những chủ đề mà Phật giáo có thể góp phần với nhiều thành phần lấy từ kho báu sẵn có. Những thành phần này sẽ giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên, không chỉ Phật tử.
Peace education and the practice of mindfulness and compassion are subject areas to which Buddhism could contribute much from its excellent treasure chest. These treasures would help all children and young people, not only Buddhists.
Tại Hamburg có một giờ học tôn giáo đặc biệt được gọi là “Tôn giáo cho mọi người”. Ở đây, trong bang Niedersachsen thì người ta có một đề cương khác. Gia-tô và Tin Lành giáo vừa đây đã quyết định là sẽ lập ra giờ Giáo dục tôn giáo hợp tác. Từ lớp 5 đến lớp 10 còn có giờ học các quy tắc (Normen) và giá trị (Werte) xã hội song song. Câu hỏi ở đây là những trẻ em Việt Nam ở Niedersachen, Hamburg, Berlin v.v. làm gì. Chúng học về tôn giáo của mình cũng như những tôn giáo khác ở đâu? Khả năng ứng xử tôn giáo của các cháu được hổ trợ đến mức độ nào?
In Hamburg, a unique way of religious education exists. It is called “Religious Education for All.” Here in Lower Saxony, you have a different concept. The Protestant and Catholic churches have recently decided to offer cooperative religious education in the future. In parallel, there is teaching Norms and Values from grade 5‒10. The question is, what are Vietnamese children doing in Lower Saxony, Hamburg, Berlin, etc.? Where do they learn about their religion and other religions? To what extent is their religious responsiveness promoted?
Ở Hamburg, trong năm tới Phật giáo cũng sẽ có mặt trong khung sườn chương trình dạy chi tiết như những tôn giáo khác. Nhưng hiện nay Phật giáo chúng ta không có những giáo viên dạy môn học này. Khác với Áo quốc, Đức quốc không đào tạo giáo chức riêng cho Phật giáo. Hiệp hội Cộng đồng Phật giáo Hamburg (Buddhistische Religionsgemeinschaft Hamburg) rất nỗ lực để đảm nhận trách nhiệm giáo dục tôn giáo cho tất cả học sinh. Vào giữa tháng 11 tại Đại học Hamburg cá nhân tôi cùng với sự cộng tác của Liên Hội Phật Giáo Đức Quốc (DBU = Deutsche Buddhistische Union) đã tổ chức một cuộc Hội nghị Chuyên đề. Sở Giáo Dục (Schulbehörde) cho rằng, đơn xin đầu tiên của Cộng đồng Phật giáo Hamburg, một tổ chức đứng đầu (Dachverband) quy tụ tám tổ chức Phật giáo hiện nay, đang được chỉnh sửa và gởi lại. Trong những cuộc đối thoại thì người ta thường hỏi rằng người Việt ở đâu sao không thấy. Có vẻ như là tại khu Hamburg-Wandsbek cũng như St. Georg có khá nhiều trẻ em Việt Nam học ở những trường học. Điều ấy có nghĩa rằng, chúng tôi rất cần sự tham gia và hỗ trợ của quý vị!
In Hamburg, Buddhism is mentioned just as extensively as the other religions in the new framework curricula that will come into force next year. But Buddhists cannot become teachers for religious instruction at the moment. Unlike in Austria, there is no teacher training for the Buddhist religion. The Buddhist religious community in Hamburg is very committed to co-responsibility for religious education for all. In mid-November, a symposium took place at the University of Hamburg, organized together with the German Buddhist Union. The school authorities assume that an initial application by the Buddhist Religious Community of Hamburg, an umbrella organization of currently eight member communities, will be revised and resubmitted. During the discussions, people keep asking where the Vietnamese are. There are relatively many Vietnamese children at school in the Hamburg districts Wandsbek and St. Georg. That means we need your participation and support!
Ông Thị trưởng thành phố Hannover đã nói vào hôm thứ tư (ngày trao huân chương) vừa qua, rằng việc tham dự các buổi học tôn giáo của Phật tử cũng là một điều quan trọng tại bang Niedersachsen. Sự việc sẽ tốt đẹp nếu như chúng ta cộng tác trên bình diện liên bang cũng như địa phương và chúng ta cùng nhau kéo sợi dây thừng ấy về cùng một phía. Việc được công nhận là một Đoàn thể công pháp (Körperschaft des öffentlichen Rechts = KöR) không nhất định là tối cần cho việc cho phép dạy giáo lý trong trường học, nhưng điều ấy có thể giản hoá quá trình tiến triển.
On Wednesday, the mayor of Hanover said that Buddhist participation in religious education is also an important one in Lower Saxony. It would be good if we worked together nationally and locally and pulled in the same direction. Recognition as a public corporation (Körperschaft des öffentlichen Rechts, KöR) is not necessary for the provision of religious education but would probably simplify the process.
Liên Hội Phật Giáo Đức Quốc (DBU), Chi Bộ GHPGVNTN tại Đức Quốc cũng như Hội Phật Tử Việt Nam Tị Nạn tại CHLB Đức đã đề đơn xin được công nhận là Đoàn thể công pháp (KöR) vào năm 1984 ở hai tiểu bang Niedersachsen và Baden-Württemberg - nhưng tiếc rằng cả hai tổ chức này đã không được công nhận như vậy trong dịp đề cử này.
The German Buddhist Union (DBU) and the Congregation of the United Vietnamese Buddhist Church and Association of Vietnamese Buddhist Students and Vietnamese in the FRG applied for recognition as KöR in Lower Saxony and Baden-Württemberg in 1984. Unfortunately, neither organisation succeeded in being recognised on its own at the first attempt.
Trong thời gian qua, cảnh sắc tôn giáo tại Đức quốc đã thay đổi. Cảnh sắc đã trở nên đa dạng, đa sắc hơn. Các tôn giáo không thuộc Thiên Chúa giáo như Bahai và Aymadia hiện đã được công nhận là Đoàn thể công pháp. Phật giáo là một tôn giáo quốc tế, sau Hồi giáo thì Phật giáo một tôn giáo lớn thứ hai trong những tôn giáo không thuộc Thiên Chúa giáo tại Đức quốc. Tôi cho rằng, sự việc quan trọng ở đây là cùng đảm nhận trách nhiệm và cùng nhau nỗ lực để có được sự công nhận này.
In the meantime, the religious landscape in Germany has changed. The landscape has become more diverse, more colourful. Non-Christian religions like the Bahai and the Aymadia now have KöR status. Buddhism is a world religion. After Muslims, it is the next largest non-Christian religion in Germany. I think it is essential to take responsibility and work together for recognition.
Tôi tin tưởng rằng, cũng như ở Áo và Na Uy, chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta hợp lực.
I am confident that, similar to Austria and Norway, we could achieve it with united forces in Germany.
Tôi tự hỏi: Làm thế nào để con em quý vị có thể tiếp xúc với Phật giáo được? Chúng biết về Phật giáo nhiều như thế nào và chúng có thể đạt những kỹ năng gì, và đạt được ở đâu, như thế nào trong lĩnh vực này.
I ask myself: How do your children come into contact with Buddhism? How much do they know about it and what skills do they acquire in this area, how and where?
Tại Đức quốc - khác những nước khác, ví dụ như tại Pháp quốc — việc giáo dục tôn giáo không những được thực hiện trong gia đình và từ các cộng đồng tôn giáo, mà còn tại trường học. Những công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, phần lớn thiếu niên từ 14 đến 16 tuổi được tiếp cận không chỉ trong gia đình nữa, mà qua trường lớp và những nhóm bạn đồng trang lứa (peer groups). Ở lứa tuổi này thì con người ta thường định hướng cho con đường tôn giáo/tinh thần về sau.
Unlike in France, religious education in Germany, for example, occurs not only at home, and in the community, but also at school. Scientific studies show that 14-16-year-olds are no longer reached primarily at home but through school and peer groups. They usually decide which religious/spiritual path to take at this age.
Khác với Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, cho đến nay tại Đức quốc không có cơ hội để học trở thành một thầy giáo dạy Phật giáo hoặc tham dự một chương trình Thần học chuyên về Phật giáo ở một Đại học để sau này có thể làm việc, ví dụ như người trị liệu tâm linh (Seelsorger) chuyên nghiệp trong những cộng đồng.
In contrast to Christianity, Judaism, and Islam, in Germany, Buddhists cannot train as a religion teacher or study Buddhist “theology,” for example, to become professionally involved as a chaplain in the communities.
Giáo dục tôn giáo (Religionsunterricht) và trị liệu tâm linh (Seelsorge) là hai lĩnh vực mà Phật tử có thể góp phần nhiều có lợi ích công chúng - chúng ta cần những Phật tử trẻ - không được đào tạo ở Á châu, mà là chính ở đây, ở CHLB Đức này. Tôi nghĩ rằng, không có người Việt như cộng đồng Phật tử lớn nhất theo nhân chủng tại Đức thì chúng ta khó tiến bước trong việc này. Chúng tôi cần kiến thức chuyên môn của Hoà Thượng! Đây là lời thỉnh cầu của tôi: xin Hòa Thượng giúp gầy dựng Phật pháp kiên cố như xưa nay tại Đức quốc, và cũng ngay ở những tổ chức đào tạo (Bildungseinrichtung) và trong lĩnh vực trị liệu tâm linh (Seelsorge) ở những bệnh viện, trong việc tiếp dẫn người bệnh nặng, cận tử (Hospiz-Arbeit), trong nhà tù và trong quân đội.
Religious education and pastoral care are two big fields in which Buddhists can contribute a lot to the common good ‒ we need young Buddhists ‒ not trained in Asia, but here in Germany. Without the Vietnamese as the largest ethnic Buddhist community in Germany, it will be challenging to tackle this. We need your expertise! That is my request: Help to continue to establish the Dharma in Germany firmly, also at educational institutions and in pastoral care in hospitals, in hospice work, in prisons, and the military.
[Đỗ Quốc-Bảo phiên dịch từ Đức ngữ].
[English translation by Quoc-Bao Do, slightly revised and authorised by the author.]


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.32.110 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...