Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Vị ngọt của chè »»
Đang đi gần đến cổng trường, Quỳnh bỗng kéo tay An dừng lại, chỉ về phía trước. Hai chiếc honda đang rượt nhau, ép cả sang lề trái. Càng xe quẹt ngang vào một gánh hàng rong. Tiếng soong nồi rơi xuống mặt đường vang lên loảng xoảng, nắp đậy tung ra thật xa và cả nồi chè đậu đổ lênh láng trên đường. Hai chiếc xe vẫn rú ga, vọt mất, bỏ lại đám bụi mịt mù và đám đông hiếu kỳ vây quanh cô bán chè tuổi chỉ chừng mười sáu. Có tiếng ai đó chửi đổng:
– Mẹ kiếp! Đua với tranh. Riết rồi chúng nó chẳng coi ai ra gì nữa. Ngữ ấy có ngày toi mạng chẳng ai thương.
Khi Quỳnh và An đến nơi, cô bán chè đang ôm mặt khóc tức tưởi. An quay sang hỏi bạn:
– Quỳnh biết chị Thúy này chứ ?
Quỳnh gật đầu. Chị Thúy học trường cấp III, nhà ở mãi trong con hẽm bên kia đường, ở đây ai cũng biết. Chị hiền hậu, vui tính lắm. Nhà nghèo, học buổi chiều thì buổi sáng chị gánh chè ra đây bán. Gần trưa, mẹ chị mới ra thay cho chị về đi học. Ngày nào cũng thế, gia đình chị kiếm sống nhờ vào gánh chè nhỏ nhoi này. Ai có ngờ hôm nay lại rủi ro đến thế.
Quỳnh kéo An lại chỗ gốc bàng nói nhỏ:
– Tội nghiệp quá. Nhà chị Thúy nghèo lắm! Gặp rủi như vậy là đi luôn cả vốn liếng gánh chè rồi. Phải chi có cách gì giúp chị ấy được nhỉ.
An ngẫm nghĩ rồi đáp:
– Có chứ, bọn mình có cách giúp được chị ấy đấy.
Rồi An nắm tay kéo bạn vào sân trường, chạy tìm các bạn cùng lớp. An kể lại chuyện chị Thúy bị đổ mất nồi chè. Các bạn lắng nghe và xôn xao bàn tán. Ai cũng thấy tội nghiệp cho chị hàng chè quen thuộc, dễ mến. Giọng An bỗng trở nên đĩnh đạc:
– Các bạn ạ! Chị Thúy bị đổ nồi chè là hết cả vốn liếng rồi. Nhà chị ấy nghèo lắm. Nếu các bạn đồng ý, chúng ta sẽ cùng nhau góp tiền vào. Xem như hôm nay bọn mình vẫn ăn của chị ấy mỗi đứa một ly chè. Chị ấy sẽ lại có tiền để đi bán nữa …
An chưa dứt lời thì cả bọn đã nhao nhao lên hưởng ứng. Ai ai cũng tranh nhau góp tiền vào. Quỳnh và An vui vẻ vuốt phẳng từng tờ giấy bạc đủ loại, xếp lại thành tập rồi vội vã chạy ra cổng trường, đến chỗ chị Thúy. Đám đông hiếu kỳ đã tản đi hết, chỉ còn mỗi mình chị đang ngồi khóc thút thít dưới gốc bàng, quang gánh xếp bên cạnh. Quỳnh lại gần bên chị thỏ thẻ:
– Chị Thúy ạ! Chúng em vừa kể cho các bạn trong lớp nghe chuyện rủi ro của chị …
Rồi Quỳnh rút tập giấy bạc trong cặp ra, đặt lên cái mâm trống mọi khi chị vẫn dùng để bày ly tách. Chị Thúy đã ngưng khóc, ngẩng nhìn hai bạn nhỏ, rồi nhìn xấp tiền giấy, ngạc nhiên không hiểu:
– Em vừa nói gì vậy?… Ở đâu các em lại có nhiều tiền thế này?…
Quỳnh lúng túng. An vội đỡ lời bạn:
– Các bạn lớp em gởi biếu chị, bù vào chỗ bị thiệt mất của chị hôm nay…
Chị Thúy xem chừng vẫn còn tần ngần, chưa hiểu. An lại nói thêm:
– Chị bị mất cả nồi chè, chúng em biết chị buồn lắm. Chúng em đã bàn nhau, góp số tiền này giúp chị. Xin chị xem như chúng em vẫn ăn chè của chị như mọi hôm thôi…
Chị Thúy giờ mới hiểu ra, nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của An rồi òa lên khóc vì cảm động. Tiếng trống vào lớp chợt vang lên. An hấp tấp gỡ tay chị:
– Thôi, bọn em phải vào lớp đây, trễ giờ rồi đó …
Cả hai ù chạy vào sân trường. Thúy nhìn theo mắt còn đẫm lệ, chợt nhớ mình chưa nói được một lời cảm ơn những người bạn nhỏ ...
¯
Quỳnh và An vào lớp trễ. Cô giáo nghiêm khắc nhìn hai em:
– Hôm nay các em lại ham chơi nên đến lớp trễ phải không?
Cả hai cùng khoanh tay, ấp úng, không bạn nào dám nói. Cả lớp nhao nhao lên:
– Thưa cô, không phải đâu! Hai bạn ấy phải mang tiền giúp chị bán chè đấy ạ…
Cô giáo ngạc nhiên, không hiểu gì cả. Bạn Hà lớp trưởng liền đứng dậy kể cho cô nghe mọi chuyện. Cô giáo cảm động, xoa đầu Quỳnh và An, cho hai em về chỗ rồi nói với cả lớp:
– Các em ngoan lắm. Biết thương người gặp nạn, biết tìm cách giúp đỡ, chia sớt như vậy là rất tốt. Các em mở tập chép bài mới.
Nét phấn của cô vạch những nét thật xinh trên bảng. “Thương người như thể thương thân…” Tiếng sột soạt của tập vở mở ra nghe thật vui tai. Cả lớp đều hớn hở vì đã cùng nhau làm đúng lời cô dạy. Ai cũng nghĩ rằng ly chè hôm nay mới thật sự ngọt ngào hơn cả bao nhiêu ngày trước…
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.247.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập