Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đốt vàng mã - một hủ tục cần loại bỏ »» Xem đối chiếu Anh Việt: Đốt vàng mã - một hủ tục cần loại bỏ »»
Việc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có văn bản đề nghị bỏ hủ tục đốt vàng mã có thể được xem là một khởi đầu tốt đẹp cho việc xây dựng đời sống văn hóa mới.
Đốt vàng mã là phong tục lâu đời của người Việt, ăn sâu bén rễ vào tâm thức lâu đời của người Việt.
Với nền văn hóa "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cùng suy nghĩ "Trần sao, âm vậy", nên việc đốt vàng mã là suy nghĩ chung của nhiều người nhằm bày tỏ tấm lòng với người quá cố, đó là nét đẹp đáng trân trọng.
Thế nhưng việc đốt vàng mã vô tội vạ như hiện nay đã vượt khỏi những giá trị tốt đẹp này. Bởi hiện nay, việc đốt vàng mã không chỉ diễn ra ở các chùa chiền, lễ hội mà đã lan sang cả các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp, công ty.
Hầu như tất cả lễ khởi công, động thổ, khánh thành... đều có cúng và đốt vàng mã. Nhiều nơi người ta đốt cả du thuyền, nhà lầu, xe hơi, chân dài, đôla xuống âm phủ...
Có những câu chuyện ngẫm lại thật cười ra nước mắt. Không hiểu khi họ đốt nhà lầu xuống dưới có đốt giấy chủ quyền nhà lầu này đi theo hay không.
Nếu có, ai là người ký giấy chủ quyền này? Chẳng lẽ đốt cả hình nộm ông ký giấy chủ quyền (!?). Có ông ký giấy phải có người bổ nhiệm ông ký giấy... Cứ vậy suy ra... đốt tiếp.
Lâu nay, nhiều bậc cao tăng của Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng về hủ tục này. Như Tuổi Trẻ cũng đã nhắc năm 1952, hòa thượng Tố Liên - vị cao tăng đạo cao đức trọng của Phật giáo, người đưa lá cờ Phật giáo về nước và nay trở thành đạo kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã đặt câu hỏi: "Xin hỏi trí thức Việt Nam hiện tại tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào?" và tha thiết yêu cầu "bỏ tục đốt vàng mã đi".
Hòa thượng Thích Thanh Từ - viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm, Đà Lạt - trong nhiều bài giảng pháp đã kêu gọi phật tử không nên đốt vàng mã.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng, vấn đề còn lại là ý thức của mỗi người dân, của mỗi cơ quan, đơn vị và cả sự chung tay góp sức của cộng đồng.
Việc đầu tiên là tất cả cơ quan công quyền, doanh nghiệp, đơn vị của Nhà nước hãy làm gương trước: không đốt vàng mã. Tất cả cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, hãy nêu gương trước: không đốt vàng mã, không rải vàng mã khi đưa tang, không đốt vàng mã khi khởi công, động thổ, khai trương địa điểm làm việc mới.
Tất cả các cơ quan nhà nước hãy từ bỏ các biển số xe được xem là đẹp, là 8 nút, 9 nút để làm gương. Cao hơn hết thảy, trong các bài giảng, các chư vị tôn túc Phật giáo hãy hướng dẫn để phật tử dần thay đổi.
Đặc biệt, khẩn thiết mong các vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo hãy lên tiếng và hủy bỏ luôn việc dâng sao giải hạn, phát ấn ở các chùa... bởi tất cả điều này đều đi ngược lại giáo lý và tinh thần tốt đẹp của Phật giáo.
Mong lắm thay!
(Tiêu đề bài viết do chúng tôi đặt. Bài đã đăng trên Tuổi Trẻ Online.)
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.68.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập