Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Màu xưa »»

Tản văn Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Màu xưa

Donate

(Lượt xem: 11.176)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:



Màu xưa

Trả ai năm tháng trên màu áo,
Nhạt màu thuở ấy vạt áo bay.
Hoen hoen vạt nắng màu năm cũ,
Giọt tình vương áo giọt xanh xao.

Lung linh giọt nhỏ nắng trên vai.
Hai bờ vai áo tóc em dài.
Đưa tay em vén tình xưa lại,
Tình nào vương vướng sợi tóc mai.

Vạt áo ngày xưa bay trong nắng,
Xanh nõn tình ai vạt nắng hồng.
Màu áo ngày xưa tình còn thắm?
Hay đã phai rồi giọt nắng trong.

Gửi trả thời gian cho hư không,
Ta trả lung linh cho vạt nắng,
Trà cả hoen xưa màu áo cũ,
Rớt lại lòng ta chút bụi hồng?

Bures-Sur-Yvette, 02.05.02

Chữ "bụi hồng" trong câu kết của bài thơ có nghĩa là gì? "Bụi hồng" hay "hồng trần"/紅塵 là một thuật ngữ thuộc nền văn hóa Trung quốc, nói lên cảnh phồn hoa đô hội hay chốn trần ai. Tuy không phải là một thuật ngữ Phật giáo thế nhưng dường như cũng phản ảnh một chút quan điểm của Phật giáo khi nêu lên cảnh bon chen và khổ đau của thế giới trần tục. "Bụi hồng" cũng là "bụi đỏ" trong câu kết của bài hát "Ngày xưa Hoàng Thị" của Phạm Duy.

Bài thơ "Màu xưa" trên đây được viết sau khi nghe bài hát "Ngày xưa Hoàng Thị" do ca sĩ Thái Thanh trình diễn. Các vần thơ "trữ tình" của Phạm Thiên Thư một thi sĩ đáng kính, dòng nhạc valse nhịp nhàng và lã lướt của Phạm Duy một nhạc sĩ "đa cảm", cùng với tiếng hát "vượt thời gian" của ca sĩ Thái Thanh, đã tạo ra một tác phẩm nổi tiếng trong nền thi ca cận đại. Nếu người đọc chưa có dịp nghe thì cứ gõ vào máy vi tính các chữ: "Ngày xưa Hoàng Thị - Thái Thanh".

Bài hát được nhiều người ưa chuộng, thế nhưng dường như không mấy ai chú ý đến ý nghĩa của câu kết: "Ai mang bụi đỏ đi rồi, ai mang bụi đỏ đi rồi, ai mang bụi đỏ đi rồi...". Tiếng hát nhỏ dần, nhỏ dần, nghẹn ngào và tắt lim..., dường như nói lên một sự mất mát, một niềm tiếc nuối không nguôi. Tiếng hát dù đã tắt, thế nhưng tiếng dương cầm vẫn còn réo rắt lê thê...

Cách nay nhiều năm, có một bác sĩ cho tôi biết tại một bệnh viện, từ lúc sáng sớm đã có hàng trăm phụ nữ ngồi chờ phá thai. Hình ảnh đó khiến tôi bàng hoàng, một niềm thương cảm dâng lên trong tôi và ám ảnh tôi từ đó. Khi bản năng truyền giống mới bắt đầu chớm nở thì thật là thơ mộng:

Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở,
Ép vào cuối vở,
Muôn thuở còn thương, còn thương...
Em đi dịu dàng,
Bờ vai em nhỏ.

Ôm nghiêng tập vở,
Tóc dài tà áo vờn bay.
Anh theo Ngọ về,
Gót giày lặng lẽ đường quê.
Âm vang thuở nào,
Bước nhỏ tìm nhau, tìm nhau...

Thế nhưng khi cái bản năng truyền giống đó trở nên thiết thực và cụ thể hơn, thì biết đâu cũng có thể sẽ phải chen chân ở cổng một bệnh viện. Khổ đau của con người đôi khi rất phủ phàng là như vậy. Vì thế cứ hãy:

Trả cả hoen xưa màu áo cũ
Rớt lại lòng ta chút bụi hồng.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta chỉ trông thấy ảo giác nhưng không trông thấy nguyên nhân tạo ra ảo giác. Giáo lý Phật giáo giúp chúng ta trông thấy cả hai khía cạnh đó. Khía cạnh thứ nhất là một "giáo-lý-thế-tục", tiếng Phạn gọi là Laukikadharma, tiền ngữ laukika có nghĩa là tầm thường hay thường tình, đó là một thứ giáo lý giúp con người trông thấy ảo giác trong thế giới, nhưng không giúp con người vượt lên trên thế giới. Khía cạnh thứ hai là một "giáo-lý-siêu-thế-tục", tiếng Phạn gọi là Lokottaradharma, tiền ngữ lokottara có nghĩa là siêu nhiên, giúp con người bừng tỉnh hầu vượt lên trên thế giới,. Sống phải chăng đôi khi cũng cần trông thấy cả hai khía cạnh đó.

Mùa xuân cùng với các ngày Tết là mùa "rạo rực" nhất của các thứ bản năng, nhất là bản năng truyền giống, đối với con người, muôn thú và cả cỏ cây.

Bures-sur-Yvette, 24.01.20
(Tết Canh Tý)
Hoang Phong




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Công đức phóng sinh


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.92.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...